Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
ice ❅❅❅❅❅❅ dark
Xem chi tiết
Linh Linh
4 tháng 5 2019 lúc 18:56

TỤC NGỮ: 
- Đất chăng dây, cây cắm sào. 
- Đất chẳng chịu trời, trời chẳng chịu đất. 
- Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay. 
- Đất có gấu thì gấu lại mọc. 
- Đất cũ đãi người mới. 
- Đất đen trồng dưa, đất đỏ trồng bầu. 
- Đất khách quê người. 
- Đất lạ đồng xa. 
- Đất lành chim đỗ, đất ngỗ chim bay. 
- Đất mọc Thổ Công, sông mọc Hà Bá. 
- Đất nặn nên bụt. 
- Đất ruộng be bờ. 
- Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau. 
- Đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt. 
- Đất xấu vắt chẳng nên nồi. 
- Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen. 
CA DAO: 
- Thôi con còn nói chi con 
Sống nhờ đất khách thác chôn đất người. 
- Dưa gang một, chạp thì trồng 
Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo 
Tháng hai đi tậu trâu bò 
Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo. 
- Đất Bình Dương vốn thật quê chàng 
Lánh nơi thành thị tìm đàng du sơn 
Xuân xanh hai tám tuổi tròn 
Hoa còn ẩn nhụy, chờ bình đơm bông. 
- Mưa xuân lác đác vườn đào 
Công anh đắp đất ngăn rào vườn hoa. 
Ai làm gió táp mưa sa 
Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn. 
- Mưa xuân phơi phới vườn hồng 
Ta về đập đất, ta trồng lấy cây 
Trồng lấy cây mong ngày ăn quả 
Can chi mà vất vả như ai.

Nguyễn Vũ Minh Hiếu
4 tháng 5 2019 lúc 18:58

1. Đất lành chim đậu

2. Tấc đất tấc vàng

3. Người ta là hoa đất 

4. Đất lề quen thói

5. Rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu

~ Hok tốt ~

T.Ps
4 tháng 5 2019 lúc 18:59

#)Trả lời :

     - Thôi con còn nói chi con 
Sống nhờ đất khách thác chôn đất người. 
- Dưa gang một, chạp thì trồng 
Chiêm cấy trước tết thì lòng đỡ lo 
Tháng hai đi tậu trâu bò 
Cày đất cho ải mạ mùa ta gieo. 
- Đất Bình Dương vốn thật quê chàng 
Lánh nơi thành thị tìm đàng du sơn 
Xuân xanh hai tám tuổi tròn 
Hoa còn ẩn nhụy, chờ bình đơm bông. 
- Mưa xuân lác đác vườn đào 
Công anh đắp đất ngăn rào vườn hoa. 
Ai làm gió táp mưa sa 
Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn. 
- Mưa xuân phơi phới vườn hồng 
Ta về đập đất, ta trồng lấy cây 
Trồng lấy cây mong ngày ăn quả 
Can chi mà vất vả như ai.

  #)Ca dao hết nha :D

         #~Will~be~Pens~#

02-7A15- Nguyễn Đức Anh
Xem chi tiết
Lê Bá Nhật Minh
2 tháng 3 2022 lúc 12:35

720n9 đầm 9ì đẹp bằng $6n 
Lá %@nk b^n9 72ắn9 laj ck6n nhvj v@`ng 
nhvj v@`ng  b^n9 72ắn9 Lá %@nk 
9a^`n bu`n m@` ck@w?n9 ho^i t@nk mu`i bu`n.

YeonJun Choi
Xem chi tiết
✟şin❖
1 tháng 1 2021 lúc 21:59
Giơ cao đánh khẽ.Một sự nhịn là chín sự lành.Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.Chín bỏ làm mười.Bầu ơi thương lấy bí cùng ,Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàngThương người như thể thương thân.Tha thứ người tức là tự tha thứ mình
ひまわり(In my personal...
1 tháng 1 2021 lúc 21:57

- Bàn tay có ngón ngắn ngón dài - Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài. - Đất có chỗ bồi chỗ lở, ngựa có con dở con hay. - Một cây có cành bổng cành la. - Một nhà có anh giàu anh khó. - Mía có đốt sâu đốt lành. - Những người đức hạnh thuận hoà Đi đâu cũng được người ta tôn sùng. - bảo Chín  làm mười.

Pé Đóm cute
4 tháng 1 2021 lúc 1:38

    Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

 

Phạm Ngọc Bảo An
Xem chi tiết
chuche
18 tháng 12 2021 lúc 7:26

Tk:

 

Ca dao tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo cô giáo:

- Tôn sư trọng đạo

- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

- Một chữ nên thầy

Một ngày nên nghĩa

- Gươm vàng rớt xuống hồ Tây

Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu

- Cơm cha, ao mẹ, chữ thầy

Gắng công mà học có ngày thành danh

- Ở đây gần bạn, gần thầy

Có công mài sắt có ngày nên kim

- Tầm sư học đạo

- Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

- Mấy ai là kẻ không thầy

Thế gian thường nói đố mày làm nên

ducvong
18 tháng 12 2021 lúc 7:26

Tôn sư trọng đạo.

Nguyễn Lê Việt An
18 tháng 12 2021 lúc 7:26
Tiên học lễ, hậu học văn.Bán tự vi sư, nhất tự vi sư.Học thầy không tày học bạnMuốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
phan kiều ngân
Xem chi tiết

Ca dao, tục ngữ dân gian Việt Nam giống như một “bảo tàng” đúc kết bài học kinh nghiệm sống hàng ngàn năm của cha ông. Những bài học đó khi đưa vào ca dao, tục ngữ không hề khô khan, trừu tượng mà ngược lại rất đậm chất thi ca, dễ thuộc, dễ nhớ. Câu tục ngữ:

“Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.”

là một trong những câu như thế.

Đi vào giải thích câu tục ngữ, ta sẽ hiểu được bài học ẩn chứa sau nó. Trước hết, câu tục ngữ được viết dưới dạng thơ lục bát, sử dụng từ chỉ quan hệ “dù” để thể hiện sự liên kết. Trong câu lục, đại từ “ai” là nói đến những đối tượng không xác định, có thể là người thân, bạn bè, thầy cô, hàng xóm… “Nói ngả nói nghiêng” ám chỉ hành động “nói” không nhất quán, có nhiều quan điểm trái chiều hoặc mang tính phản biện ngược lại một vấn đề nào đó nhưng với hàm ý không tích cực. Câu lục lại đề cập ở vị thế “ta” – chính bản thân con người. “Vững” là kiên cố, chắc chắn, khộng bị giao động trước bất kì thứ gì hay điều gì. “Kiềng ba chân” là vận dụng bằng sắt, có hình vòng cung được gắn ba chân, dùng để đặt nồi lên khi nấu bếp. Tóm lại, cả câu tục ngữ có nghĩa là: dù bất kì điều gì bên ngoài tác động nhưng mỗi người phải có quan điểm, chính kiến đúng đắn và giống như chiếc kiềng ba chân kia, luôn giữ vững lập trường đó.

Trong cuộc sống của mỗi người, sự tác động của hoàn cảnh khách quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân là rất lớn. Cánh chim cần bay lượn tự do luôn bị gió trời cản lại. Loài cá thích lội ngược dòng nhưng dòng nước luôn xiết. Con người ưa sống thanh thản nhưng xã hội nhiễu nhương làm phiền. Cuộc sống luôn có nhiều thử thách mà cuộc sống khách quan mang đến, và không phải ai cũng đủ ý chí để không bị xoay chuyển. Đôi lúc cánh chim cũng bị gió bão quật ngã, dòng nước xô loài cá về vạch xuất phát và con người cũng có lúc lao vào vòng xoáy nhiễu nhương của xã hội. Đó là thực tế không ai có thể phủ nhận.

Tuy nhiên, mượn câu nói “quyết chí ắt làm nên” của Bác Hồ, tôi có thể chắc chắn một điều, chỉ cần bạn quyết tâm thì không có gì có thể lay chuyển. Loài cò trắng mỗi năm trở gió vẫn vượt quãng đường hàng nghìn cây số tránh rét. Cá hồi mỗi năm vượt biển Thái Bình Dương bắt đầu cuộc hành trình 3.000 dặm về thượng nguồn đẻ trứng. Đó là những hình ảnh kì diệu của “bà mẹ thiên nhiên mạnh mẽ”.

Trái lại, với con người? Một bác sĩ không có chính kiến dễ dàng đánh mất lương y trước “phong bì” của người nhà bệnh nhân. Một quan chức nhà nước không công tư phân minh dễ dàng trở nên quan liêu, lạm quyền, vụ lợi. Hay một chủ sản xuất thực phẩm nhỏ cũng có thể “đầu độc người tiêu dùng” nếu vì chạy theo lợi nhuận mà bỏ đi đạo đức nghề nghiệp. Đến đây ta mới hiểu, không có cái “kiềng ba chân” trong tâm, tai hại tới nhường nào.

Phải thừa nhận rằng đôi lúc nên nghe người khác đưa ra ý kiến nhưng không đồng nghĩa với việc nghe và làm theo những gì họ nói một cách mù quáng, dập khuôn. Đơn cử như vấn đề một cặp bạn trẻ rất yêu nhau nhưng gia đình hai bên đều phản đối vì lí do lấy nhau sẽ nghèo khổ vì cả hai đều đang thất nghiệp. Trong tình huống này, hai bạn cần tiếp thu ý kiến từ phụ huynh, bởi cha mẹ luôn luôn suy nghĩ những điều tốt nhất cho con cái. Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà hai bạn phải chia tay, thay vào đó có thể cố gắng tìm công việc làm ổn định, đời sống khá lên, dần dần hai bên gia đình sẽ chấp nhận. Lời khuyên của người khác chỉ có tính chất góp ý, cuối cùng bản thân ta phải là người quyết định.

Lê Hoàng Anh
Xem chi tiết
Linh Phương
5 tháng 10 2016 lúc 19:49

-Anh em cốt nhục đồng bào, 
Kẻ sau người trước phải hào cho vui. 
Lọ là ăn thịt ăn xôi, 
Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng. 
- Gương không có thuỷ gương mờ, 
Thuyền không có lái lửng lơ giữa dòng. 
Mong sao nghĩa thuỷ tình chung, 
Cho thuyền cập bến gương trong ngàn đời. 
- Đó nghèo thì đây cũng nghèo 
Hai ta như bọt với bèo dưỡng nhau. 
- Rủ nhau xuống bể mò cua, 
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng. 
Em ơi chua ngọt đã từng, 
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau. 
- Bầu ơi thương lấy bí cùng, 
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn. 
-Anh em như chân tay. 
- Có anh có chị mới hay , 
Không anh không chị như cây một mình. 
- Quen nhau từ thuở hàn vi, 
Bây giờ sang trọng há chi bần hàn. 
- Thương người như thể thương thân. 
-Nhiễu điều phủ lấy giá gương, 
Người trong một nước phải thương nhau cùng. 
- Chia ngọt sẻ bùi. 

Ho Thi Hanh
5 tháng 10 2016 lúc 19:51

- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ 
- Lá lành đùm lá rách 
- Chị ngã, em nâng 
- Thương người như thể thương thân 
- Nhường cơm, sẻ áo 
6/- Nhiễu điều phủ lấy giá gương 
Người trong một nước phải thương nhau cùng 
- Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn 
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no 
-Thương người như thể thương thân. 
-Chia ngọt sẻ bùi. 
-Có anh có chị mới hay , 
Không anh không chị như cây một mình. 
- Chị em một ruột cắt ra 
Chị không em có cũng là như không. 
- Anh đi anh nhớ quê nhà 
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương 
Nhớ ai dãi nắng dầm sương 
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. 
- Thiếp nhớ chàng tấm phên hư nuộc lạt đứt 
Chàng nhớ thiếp khi đắng nước nghẹn cơm. 
- Gío sao gió mát sau lưng 
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này. 
- Người dưng có ngãi thì đãi người dưng 
Anh em không ngãi thì đừng anh em 
- Tuy rằng xứ bắc, xứ đông 
Khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em. 
- Anh em nào phải người xa 
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân 
Yêu nhau như thể tay chân 
Anh em hoà thuận hai thân vui vầy. 
- Anh em cốt nhục đồng bào 
Vợ chồng cùng nghĩa lẽ nào không thương. 
- Vợ chồng là ruột là rà 
Anh em có cửa có nhà anh em 
Sao cho trong ấm ngoài êm 
Như thuyền có bến như chim có bầy. 
- Chị em một ruột cắt ra 
Chị không em có cũng là như không. 
- Đôi ta cùng bạn chăn trâu 
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng 
Bao giờ cho gạo bén sàng 
Cho trăng bén gió cho nàng bén anh. 

Cao Thị Hương Giang
5 tháng 10 2016 lúc 19:57

Anh em cốt nhục đồng bào, 
Kẻ sau người trước phải hào cho vui. 
Lọ là ăn thịt ăn xôi, 
Quý hồ ở nết tới lui bằng lòng. 
- Gương không có thuỷ gương mờ, 
Thuyền không có lái lửng lơ giữa dòng. 
Mong sao nghĩa thuỷ tình chung, 
Cho thuyền cập bến gương trong ngàn đời. 
- Đó nghèo thì đây cũng nghèo 
Hai ta như bọt với bèo dưỡng nhau. 
- Rủ nhau xuống bể mò cua, 
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng. 
Em ơi chua ngọt đã từng, 
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau. 
- Bầu ơi thương lấy bí cùng, 
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn. 
-Anh em như chân tay. 
- Có anh có chị mới hay , 
Không anh không chị như cây một mình. 
- Quen nhau từ thuở hàn vi, 
Bây giờ sang trọng há chi bần hàn. 
- Thương người như thể thương thân. 
-Nhiễu điều phủ lấy giá gương, 
Người trong một nước phải thương nhau cùng. 
- Chia ngọt sẻ bùi. 
Bầu ơi thương nấy bí cùng 
Tuy rằng khác rống nhưng trung một giàn 
Một con ngựa đau cả tầu bỏ cỏ .
 

Anh Đông
Xem chi tiết
minh phượng
9 tháng 10 2018 lúc 18:34

  1,  Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

 Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa

2,    Tầm sư học đạo

3,    Ở đây gần bạn, gần thầy.

  Có công mài sắc có ngày nên kim

4,    Uống nước nhớ nguồn.

5,    Tiên học lễ hậu học văn

6,     Yêu trẻ, trẻ đến nhà

  Kính già, già để tuổi cho.

7,    Công cha như núi thái sơn

  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

    Một lòng thờ mẹ kính cha

  Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

học tốt

Trương Lan Anh
9 tháng 10 2018 lúc 18:34

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy




2.

Tôn sư trọng đạo





3.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư




4.

Trọng thầy mới được làm thầy




5.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh



6.

Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim



7.

Tầm sư học đạo




8.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa




9.

Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui




10.

Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên




11.

Uống nước nhớ nguồn




12.

Đi thưa về trình





13.

Gọi dạ, bảo vâng



14.

Tiên học lễ hậu học học văn




15.

Lời chào cao hơn mâm cổ.




16.

Yêu trẻ trẻ đến nhà
Kính già già để tuổi cho.





17.

Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói không thầy sao nên





18.

Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu




19.

Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên





20.

Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy

Huỳnh Lê Minh
15 tháng 12 2021 lúc 8:02

1. Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

***

2. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước mong.

***

3. Ơn thầy soi lối mở đường

Cho con vững bước dặm trường tương lai

***

4. Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây

Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.


***

5. Mấy ai là kẻ không thầy

Thế gian thường nói đố mày làm nên.


***

6. Vua, thầy, cha, ấy ba ngôi

Kính thờ như một, trẻ ơi ghi lòng.

***

7. Mười năm rèn luyện sách đèn

Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.

***

8. Mẹ cha công đức sinh thành

Ra trường thầy dạy học hành cho hay.

***

9. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

***

10. Bẻ lau làm viết chép văn

Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy.

***

11. Dốt kia thì phải cậy thầy

Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên.

***

12. Đến đây viếng cảnh viếng thầy

Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần.

***

13. Con hơn cha là nhà có phúc

Trò hơn thầy là đất nước yên vui.

***

14. Con ơi ghi nhớ lời này

Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.

***

15. Chữ thầy trong cõi người ta

Dặm dài hoa nắng trời xa biển đầy

***

16. Thời gian dẫu bạc mái đầu

Tim trò vẫn tạc đậm câu ơn thầy

***

17. Dạy con từ thuở tiểu sinh

Gần thầy gần bạn tập tành lễ nghi

Học cho "cách vật trí tri"

Văn chương chữ nghĩa nghề gì cũng thông.

Những câu tục ngữ, thành ngữ về thầy cô nhân ngày 20/11

Tiên học lễ, hậu học vănBán tự vi sư, nhất tự vi sưMột chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầyKhông thầy đố mày làm nênHọc thầy không tày học bạnMột kho vàng không bằng một nang chữMuốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải họcĂn vóc học hayÔng bảy mươi học ông bảy mốtDốt đến đâu học lâu cũng biếtNgười không học như ngọc không màiTrọng thầy mới được làm thầyMột gánh sách không bằng một giáo viên giỏiNhất quý nhì sưMồng một tết cha, mồng ba tết thầyĂn quả nhớ kẻ trồng cây
Khách vãng lai đã xóa
Hà Lê Quỳnh Thư
Xem chi tiết
Phương Trâm
18 tháng 10 2016 lúc 21:31

Ca dao: 
Bề trên ở chẳng kỉ cương 
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa 

Thương em anh để trong lòng 
Việc quan anh cứ phép công anh làm 

Tục ngữ: 
-Đất có lề, quê có thói 
-Phép vua thua luệ làng 
-Muốn tròn phải có khuôn 
Muốn vuông phải có thước. 
-Luật pháp bất vị thân 

Phan Ngọc Cẩm Tú
22 tháng 10 2016 lúc 11:21

Bề trên ở chẳng kỉ cương
Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

Thương em anh để trong lòng
Việc quan anh cứ phép công anh làm

Tục ngữ:
-Đất có lề, quê có thói
-Phép vua thua luệ làng
-Muốn tròn phải có khuôn
Muốn vuông phải có thước.
-Tiên học lễ hậu học văn
Tôn sư trọng đạo
Sư như phụ (đừng quên bỏ dấu nặng)
Kính lão đắc thọ
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên
Không thầy đố mầy làm nên
Ăn cây nào, rào cây nấy
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ người đào giếng
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Anh đâu phải mê bông quế mà bỏ phế cái bông lài
Quế thơm ban ngày, lài ngát ban đêm
Bắc thang lên hỏi ông trời
Bỏ tiền cho gái có đòi được chăng!
Biết thì thưa thốt
Không biết thì dựa cột mà nghe
Luật pháp bất vị thân

Luong Thanh
3 tháng 10 2017 lúc 20:37

Tục ngữ:

Đất có lề,quê có thói

Phép vua thua lệnh làng

Luật pháp bất vị thân

Quốc có quốc pháp,gia có gia quy

Nước có vua,chùa có bụt

Nhập gia tùy tục

Dột từ nóc dột xuống

Ao có bờ,sông có bến

Ăn có chừng,chơi có độ

Vua phạm tội cũng giống thứ dân

Ca dao:

Muốn tròn phải có khuôn,muốn vuông phải có thước

Bề trên ở chẳng kỉ cương,cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

Thương em anh để trong lòng,việc quan anh cứ phép công anh làm

_____Teexu_____  Cosplay...
Xem chi tiết
hinata shouyou
15 tháng 4 2019 lúc 20:30

hỏi google ý nhiều mà 

Linh
15 tháng 4 2019 lúc 20:32

1.

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy


Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo, tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu

2.

Tôn sư trọng đạo


Cha ông ta đã đúc gọn trong câu: "Tôn sự trọng đạo" này rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.


3.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư


Câu tục ngữ này có nghĩa là:người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết tôn trọng lễ phép với thầy cô giáo.

4.

Trọng thầy mới được làm thầy


Câu này muốn nhắc nhở người đời cần phải tôn trọng thầy giáo, người đã dạy bảo mình thì những người khác mới nghe theo và tôn trọng những lời chỉ bảo của mình.

5.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh


Câu này liệt kê rõ ra những thứ được xem là mặc định được đặt ra cho cha, mẹ, thầy. Khuyên nhủ chúng ta cố gắng học hành để không phụ lòng những người đã nuôi náng dạy dỗ.

6.

Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim


Hai câu thơ muốn nhắc chúng ta cần phải tìm tòi học tập cùng thầy cùng. Mặc dù bước đầu sẽ gian nan nhưng sau này sẽ thành công.

7.

Tầm sư học đạo


Câu này có nghĩa là muốn học tập giỏi thì cần phải có một người thầy tốt.


8.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa


Đây là 2 câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý kính trọng. Ai mà không từng có thầy cô giáo, và sau khi thành danh thì nên nhớ ơn công lao dạy dỗ của những người thầy cô khi xưa.

9.

Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui


Câu tục ngữ như một lời dạy quý báu của ông cha ta gửi đến thế hệ đi sau hãy biết gìn giữ những thành quả của lớp người đi trước đồng thời hãy phấn đấu, cố gắng hết mình trong công cuộc xây dựng đất nước để đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, phồn thịnh hơn.

10.

Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên


Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn và câu này lột tả được ý nghĩa đó. Khuyên nhủ chúng ta luôn nhớ về những người đã nuôi nấng dạy dỗ ta thành người.

11.

Uống nước nhớ nguồn


Câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn.

12.

Đi thưa về trình


Câu tục ngữ này căn dặn chúng ta phải biết lễ phép, lễ độ với người lớn, đi đâu thì phải thưa và về nhà phải trình.


13.

Gọi dạ, bảo vâng


Câu tục ngữ là lời khuyên bảo chúng ta về cách dùng các thán từ gọi đáp sao cho lễ phép. Khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Đó cũng là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam.


14.

Tiên học lễ hậu học học văn


Câu tục ngữ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người.


15.

Lời chào cao hơn mâm cổ.


Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống.


16.

Yêu trẻ trẻ đến nhà
Kính già già để tuổi cho.


Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên kính trọng những người già và yêu quý những em nhỏ, vì họ là những người rất dễ bị xúc động, rất dễ bị tổn thương nếu không được quan tâm chăm sóc chu đáo


17.

Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói không thầy sao nên


Hai câu ca dao có ý nghĩa là ai cũng sẽ có thầy cô dạy dỗ, không có thầy cô dạy dỗ chỉ bảo thì chúng ta không thể nên người.


18.

Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu


Câu này dùng biện pháp so sánh công lao của cha thầy với độ sâu độ hồ Tây. Ý muốn nhắn nhủ mỗi người học trò phải quý mến thầy, phải tôn trọng cha.


19.

Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên


Không ai sinh ra đã tài giỏi liền cả. Câu thơ ý muốn nói phải biết ơn những người đã dạy dỗ ta nên người, thành tài.


20.

Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy


Câu ca dao thể hiện tính ham học của người học trò xưa “bẻ lau” làm bút viết, và thầy “dạy răn” tức là nghiêm khắc với học trò thì học trò mới giỏi.

Chúc bn học tốt !

Lan Anh
15 tháng 4 2019 lúc 20:33

1.

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy


Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo, tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu

2.

Tôn sư trọng đạo


Cha ông ta đã đúc gọn trong câu: "Tôn sự trọng đạo" này rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.


3.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư


Câu tục ngữ này có nghĩa là:người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết tôn trọng lễ phép với thầy cô giáo.

4.

Trọng thầy mới được làm thầy


Câu này muốn nhắc nhở người đời cần phải tôn trọng thầy giáo, người đã dạy bảo mình thì những người khác mới nghe theo và tôn trọng những lời chỉ bảo của mình.

5.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh


Câu này liệt kê rõ ra những thứ được xem là mặc định được đặt ra cho cha, mẹ, thầy. Khuyên nhủ chúng ta cố gắng học hành để không phụ lòng những người đã nuôi náng dạy dỗ.

6.

Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim


Hai câu thơ muốn nhắc chúng ta cần phải tìm tòi học tập cùng thầy cùng. Mặc dù bước đầu sẽ gian nan nhưng sau này sẽ thành công.

7.

Tầm sư học đạo


Câu này có nghĩa là muốn học tập giỏi thì cần phải có một người thầy tốt.


8.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa


Đây là 2 câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý kính trọng. Ai mà không từng có thầy cô giáo, và sau khi thành danh thì nên nhớ ơn công lao dạy dỗ của những người thầy cô khi xưa.

9.

Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui


Câu tục ngữ như một lời dạy quý báu của ông cha ta gửi đến thế hệ đi sau hãy biết gìn giữ những thành quả của lớp người đi trước đồng thời hãy phấn đấu, cố gắng hết mình trong công cuộc xây dựng đất nước để đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, phồn thịnh hơn.

10.

Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên


Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn và câu này lột tả được ý nghĩa đó. Khuyên nhủ chúng ta luôn nhớ về những người đã nuôi nấng dạy dỗ ta thành người.

11.

Uống nước nhớ nguồn


Câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn.

12.

Đi thưa về trình


Câu tục ngữ này căn dặn chúng ta phải biết lễ phép, lễ độ với người lớn, đi đâu thì phải thưa và về nhà phải trình.


13.

Gọi dạ, bảo vâng


Câu tục ngữ là lời khuyên bảo chúng ta về cách dùng các thán từ gọi đáp sao cho lễ phép. Khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Đó cũng là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam.


14.

Tiên học lễ hậu học học văn


Câu tục ngữ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người.


15.

Lời chào cao hơn mâm cổ.


Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống.


16.

Yêu trẻ trẻ đến nhà
Kính già già để tuổi cho.


Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên kính trọng những người già và yêu quý những em nhỏ, vì họ là những người rất dễ bị xúc động, rất dễ bị tổn thương nếu không được quan tâm chăm sóc chu đáo


17.

Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói không thầy sao nên


Hai câu ca dao có ý nghĩa là ai cũng sẽ có thầy cô dạy dỗ, không có thầy cô dạy dỗ chỉ bảo thì chúng ta không thể nên người.


18.

Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu


Câu này dùng biện pháp so sánh công lao của cha thầy với độ sâu độ hồ Tây. Ý muốn nhắn nhủ mỗi người học trò phải quý mến thầy, phải tôn trọng cha.


19.

Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên


Không ai sinh ra đã tài giỏi liền cả. Câu thơ ý muốn nói phải biết ơn những người đã dạy dỗ ta nên người, thành tài.


20.

Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy


Câu ca dao thể hiện tính ham học của người học trò xưa “bẻ lau” làm bút viết, và thầy “dạy răn” tức là nghiêm khắc với học trò thì học trò mới giỏi.

Trên đây là bài viết về Những câu ca dao tục ngữ hay về biết ơn, lòng biết ơn, kính trọng, lễ phép, lễ độ? Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm về ca dao về tục ngữ của Việt Nam ta.

#NPT