Những câu hỏi liên quan
Đại An Nguyễn
Xem chi tiết
Đoàn Như Quỳnhh
Xem chi tiết
Trần Thị Ánh Nguyệt
11 tháng 12 2016 lúc 19:50

sau khi đọc xog abif thơ rằm tháng giêng. em cảm thấy xung cảnh thiên nhiên xung quanh Bác hồ trữ tình, đượm buồn và thanh tĩnh biết mấy. Chính ánh trăng trong đêm rằm đã làm cho em hứng thú. Ánh trăng ấy làm cho người ta xao xuyến, nhớ thương cái hư vô và đâu đó sâu thẳm trong mỗi con người. ánh trăng chính là ng bạn, ng tình, ng tri kỉ của mỗi cta. luôn bên ta khi khó khăn gian khổ , là nguồn động viên lớn lao của con ng. Ánh trăng ấy còn gowijk lên vẻ đẹp tạo hóa đã ban tặng cho mỗi con ng và chính mẹ thiên nhiên đã đem nó đến với mỗi cta . ánh trăng như một ng bạn tâm giao ko thể chia rời, là nơi chia sẻ, niềm vui và nỗi buồn. cũng qua bài Rằm Tháng giêng cta thấy đc tình yêu nc, yêu dân của Bác Hồ luôn ấp ủ trong lòng Bác . ta thấy đc khát khao độc lập nơi ng và tình yêu nc chân chính , biểu hiện sâu trong con tim .

mk tự làm! bn có thể tham khảo

Bình luận (3)
Trần Thị Ánh Nguyệt
11 tháng 12 2016 lúc 19:39

mk chỉ làm một doạn thôi nhé

Bình luận (1)
Đăng Đào
11 tháng 12 2016 lúc 19:40

Bn lên google cho nhanh bn

Bình luận (2)
sherrya
Xem chi tiết
︵✰Ah
24 tháng 12 2020 lúc 20:59

1) Việt Bắc bài thơ được Bác sáng tác ở chiến khu Việt Bắc. Trong khung cảnh thiên nhiên đẹp của núi rừng và không thể thiếu ánh trăng, hình ảnh xuyên suốt trong nhiều bài thơ của Bác.

Hai câu thơ đầu tiên Bác giúp người đọc hình dung được không gian cảnh khuya sống động thi vị với tiếng suối và ánh trăng.  Trong bức tranh đó có hình ảnh thi sĩ hòa mình vào thiên nhiên Việt Bắc.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

 

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc đêm khuya thật đẹp, có tiếng suối chảy như bản nhạc từ xa vọng lại. Tiếng suối chảy hệt như tiếng hát của một cô gái. Trong câu thứ hai hình ảnh ánh trăng xuất hiện ấn tượng với sự phân chia ba tầng, trên cao là ánh trắng, tiếp đó là bóng cổ thụ và cuối cùng là hoa. Ánh trăng, bóng cây cổ thụ, hoa giúp cho câu thơ trở nên trữ tính và trở nên ấm áp.

Sau khi miêu tả thiên nhiên và núi rừng, hình ảnh con người xuất hiện, Bác một thi sĩ và là một nhà cách mạng đang lãnh đạo đất nước với trăm ngàn nỗi lo:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Những câu thơ như diễn tả tâm tình thi sĩ và chiến sĩ tại Việt Bắc. Tại sao Người chưa ngủ? Không chỉ bởi xúc động vì cảnh thiên nhiên đẹp mà còn nhiều nỗi lo cho đất nước. Điệp từ “chưa ngủ” lặp lại hai lần như là dòng cảm xúc tâm trạng của Người. Chữ “nỗi” đã nói lên sự trăn trở của Bác khi cuộc chiến giành tự do độc lập vẫn còn dang dở.

Cảnh khuya là bài thơ không chỉ miêu tả khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc mà còn chất chứa nỗi niềm, lo lắng cho vận mệnh tương lai của đất nước. Một con người vĩ đại toàn tâm toàn ý với mục tiêu giải phóng dân tộc.

 

 

Bình luận (1)
︵✰Ah
24 tháng 12 2020 lúc 21:00

 2) Đêm trăng rằm thật đẹp, ánh trăng chiếu rọi khắp núi rừng, có cảm tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời, vạn vật như tràn đầy sức sống của mùa xuân,điệp từ xuân trong bài đoạn thơ lặp lại nhiều lần với mục đích diễn tả cả trời đất và con người đều vui khi xuân về.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

 

Công việc bàn bạc việc quân tuy vất vả khó khăn là vậy nhưng cảm xúc, cảm hứng trong lòng thi sĩ vẫn đong đầy, buổi họp kéo dài và kết thúc cũng là lúc trăng rằm lên cao tròn vành vạnh. Cảnh sông cảnh nước thơ mộng. Con thuyền chờ Bác đi trong đêm tưởng tưởng như chở đầy ắp ánh trăng. Tâm trạng Bác lúc này cũng vui theo đất trời và dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi Cách mạng. Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông là một hình ảnh lãng mạn thể hiện sự lạc quan, vui vẻ tạo ra hình tượng nghệ thuật rất độc đáo.

Với tâm hồn của người thi sĩ yêu và gắn bó với thiên nhiên, kết hợp với sự cảm nhận tinh tế, ngòi bút tả cảnh mang lại bức tranh thiên nhiên sống động đầy màu sắc. Bác Hồ khắc họa vẻ đẹp hình ảnh mùa xuân đang về đồng thời thể hiện sự lạc quan và phong thái ung dung đỉnh đạt.

Bình luận (0)
LA.Lousia
25 tháng 12 2020 lúc 22:09

1) Việt Bắc bài thơ được Bác sáng tác ở chiến khu Việt Bắc. Trong khung cảnh thiên nhiên đẹp của núi rừng và không thể thiếu ánh trăng, hình ảnh xuyên suốt trong nhiều bài thơ của Bác.

Hai câu thơ đầu tiên Bác giúp người đọc hình dung được không gian cảnh khuya sống động thi vị với tiếng suối và ánh trăng.  Trong bức tranh đó có hình ảnh thi sĩ hòa mình vào thiên nhiên Việt Bắc.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

 

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc đêm khuya thật đẹp, có tiếng suối chảy như bản nhạc từ xa vọng lại. Tiếng suối chảy hệt như tiếng hát của một cô gái. Trong câu thứ hai hình ảnh ánh trăng xuất hiện ấn tượng với sự phân chia ba tầng, trên cao là ánh trắng, tiếp đó là bóng cổ thụ và cuối cùng là hoa. Ánh trăng, bóng cây cổ thụ, hoa giúp cho câu thơ trở nên trữ tính và trở nên ấm áp.

Sau khi miêu tả thiên nhiên và núi rừng, hình ảnh con người xuất hiện, Bác một thi sĩ và là một nhà cách mạng đang lãnh đạo đất nước với trăm ngàn nỗi lo:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Những câu thơ như diễn tả tâm tình thi sĩ và chiến sĩ tại Việt Bắc. Tại sao Người chưa ngủ? Không chỉ bởi xúc động vì cảnh thiên nhiên đẹp mà còn nhiều nỗi lo cho đất nước. Điệp từ “chưa ngủ” lặp lại hai lần như là dòng cảm xúc tâm trạng của Người. Chữ “nỗi” đã nói lên sự trăn trở của Bác khi cuộc chiến giành tự do độc lập vẫn còn dang dở.

Cảnh khuya là bài thơ không chỉ miêu tả khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc mà còn chất chứa nỗi niềm, lo lắng cho vận mệnh tương lai của đất nước. Một con người vĩ đại toàn tâm toàn ý với mục tiêu giải phóng dân tộc.

Bình luận (0)
08-Lớp 7/8 Phạm Nguyên B...
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ánh
Xem chi tiết
•๖ۣۜƓiȵ༄²ᵏ⁶
16 tháng 12 2019 lúc 15:00

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và trong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Bùi Hoàng Phương Trang
Xem chi tiết
S - Sakura Vietnam
6 tháng 12 2021 lúc 19:37

Tham khảo nhé!

2 bài văn Cảm nhận về hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ

Bình luận (0)
trần châu
Xem chi tiết
Phương Trâm
19 tháng 11 2016 lúc 19:51
+ Tâm hồn nghệ sĩ: là tâm hồn của con người có tình yêu tha thiết, sống giao hòa với thiên nhiên, có những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên. + Cốt cách chiến sĩ: là lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của người chiến sĩ.
Bình luận (0)
08-Lớp 7/8 Phạm Nguyên B...
Xem chi tiết
Hoàng Trần Mai
Xem chi tiết
Huy Hoang
27 tháng 2 2020 lúc 10:41

Chỉ mình bài Cảnh khuya thôi nhá

 Bài thơ Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua. Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những giây phút thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp cua thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ - chiến sĩ là Bác.

   Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

   Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lặng chìm đi để bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vỗn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ ¾ ngắt ở từ trong sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

   Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

   Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh. Sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng duwois gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa... Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tinh điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.

   Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

   Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp.

   Còn lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

   Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Vòn ở câu dưới, Bac chưa ngủ vì nghĩ đến trác nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà.

   Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào. Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi loogic nhưng thục ra điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.

   Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật miên mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.

   Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của đại dân tộc ta. Bài thơ là một dẫn chứng sinh động chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiens sĩ Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hoàng Trần Mai
27 tháng 2 2020 lúc 20:38

Đoạn văn biểu cảm về tình yêu thiên nhiên nha bạn. 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa