Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Khang1029
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
21 tháng 11 2021 lúc 19:32

* Tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần:

- Về văn hóa:

+ Những tín ngưỡng cổ truyền vẫn phổ biến trong nhân dân và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên, thờ các anh hung dân tộc,…

+ Đạo Phật phát triển, tuy nhiên không bằng thời Lý.

+ Nho giáo ngày càng phát triển, các nhà nho được bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng.

+ Nhân dân ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền,… Các hoạt động này rất phổ biến và phát triển.

+ Các tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến.

- Về giáo dục:

+ Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.

+ Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.

- Về khoa học: Các ngành khoa học lịch sử, quân sự, y học và thiên văn học đều đạt được những thành tựu đáng kể: bộ "Đại Việt sử kí", tác phẩm "Binh thư yếu lược",…

- Về nghệ thuật:

+ Nhiều công trình kiến trúc mới, có giá trị ra đời như: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa),…

+ Phổ biến điêu khắc các hình, tượng hổ, sư tử, trâu, chó và các quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.

* Nhận xét:

- Tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần phát triển mạnh mẽ hơn thời Lý.

- Đã đạt được nhiều thành tựu về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật.

- Có sự phát triển trên là do các chính sách quan tâm của nhà Trần trên tất cả các mặt, tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật phát triển.

=> Chứng tỏ Đại Việt dưới thời Trần là một quốc gia cường thịnh.

Khang1029
24 tháng 11 2021 lúc 17:55

k

Khang1029
24 tháng 11 2021 lúc 17:55

k

02- Trâm Anh
Xem chi tiết
Thư Phan
30 tháng 11 2021 lúc 13:17

Tham khảo

 

+Giáo dục:

* Thời Đinh, Tiền Lê:

- Do những biến động của đất nựớc ở thế kỉ X, sự tồn tại của các triều đại không dài và những người đứng đầu các triều đại hầu hết là các thủ lĩnh quân sự nên giáo dục của đất nước chưa có điều kiện phát triển.

- Thời kì này các nhà sư là tầng lớp trí thức tinh thông cả Nho học, Phật giáo và họ mở trường, lớp tại các chùa để dạy học, đào tạo được nhiều tài năng như sư Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh.

* Giáo dục thời Lý:

- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học, sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước, tổ chức thêm một số kì thi.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

Ho Thi Doan Trang
Xem chi tiết

2. * Giáo dục và văn hoá - Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt. - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. -Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông... - Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý. - Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột... - Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý... Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long. 

 

Goku Ultra Instict
19 tháng 11 2017 lúc 16:33

1. - Khác nhau : Thời Lý - Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội. 

- Giống nhau : giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp quý tộc, địa chủ tư hữu (giai cấp thống trị), nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. - Khác nhau : Thời Lý - Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội. Thời Lê sơ, tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.

nguyen ba thong
19 tháng 11 2017 lúc 16:34

? ai mà biết được lên cốc cốc mà tra

May Doan
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Vân
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
11 tháng 10 2016 lúc 19:04

Đặc điểm khác nhau giữa nhà nước Lê sơ và nhà nước thời Lý -Trần:
- Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
- Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lẽ Thánh Tông hoàn chinh hom, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

 

Nguyễn Trần Thành Đạt
11 tháng 10 2016 lúc 22:29

Giống nhau là:

- Tiền Lê và Lý có tổ chức giống nhau cơ bản.

- Khác nhau: Như bạn dung phan đã làm.

Đúng 100%

Nguyễn Phương Thảo
1 tháng 2 2018 lúc 20:44

dung phan và Nguyễn Trần Thành Đạt không đọc kĩ câu hỏi à ??? Bạn ấy hỏi về tổ chức quân đội mà có phải tổ chức nhà nước đâuhum

Dương Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Nam Nam
1 tháng 11 2016 lúc 19:45

câu 3 tham khảo /hoi-dap/question/115610.html

Dương Nguyễn Hải
Xem chi tiết
Nya arigatou~
2 tháng 11 2016 lúc 20:06

2. *giống: đều do người nước ngoài đến cai trị ấn độ
*khác:
_vương triều hồi giáo Đê-li áp đặt tôn giáo,phân biệt đối xử...nên thời gian tồn tại ngắn
_vương triều Mô-gôn thi hành nhiều chính sách tiến bộ ,đặc biệt là dưới thời hoàng đế A-cơ-ba nên kinh tế ấn độ phát triển mạnh mẽ.tuy nhiên, đến thời con cháu của A-cơ-ba là Sa-gia-han và....(mình quên tên rồi) thì không còn được lòng dân như trước.kết quả là đến thời của Ao-reng-dép,vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn độ,thực dân Anh đã xâm chiếm toàn bộ nước ấn

Nya arigatou~
2 tháng 11 2016 lúc 20:08

3, Khi biết quân Tống có ý định tấn công Đại Việt Lý Thường Kiệt chù trương :Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước, chặn thế mạnh của giặc
Quân Việt bắt đầu tiến công vào đất Tống từ ngày 27 tháng 10 năm 1075. Thoạt tiên, quân Việt phá hủy một loạt các đồn trại biên giới, rồi lần lượt đổ bộ lên cảng và đánh chiếm các thành Khâm, Liêm. Sau đó đại quân tiếp tục tiến sâu vào đất địch.
Ngày 18 tháng 1 năm 1076 áp sát thành Ung. Đây là căn cứ quan trọng nhất trong những căn cứ địch dùng cho cuộc viễn chinh xâm lược vào Đại Việt. Sau 42 ngày vây hãm và tấn công quyết liệt, ta hạ được thành, tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch.

Đánh phủ đầu quân xâm lược khi chúng chưa kịp hành động, phản công nhanh chóng và quyết liệt ngay khi bị kẻ thù tiến công, đánh ngay vào đội quân mạnh nhất của địch, ngay trên hướng tiến công chủ yếu của chúng. Ông khéo kết hợp giữa tiến công và phòng ngự tích cực, giữa các cách đánh tập trung, đánh trận địa và đánh vận động. Ông vận dụng tài tình sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự với công tác chính trị và hoạt động ngoại giao.
Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống (1075-1077) là một minh chứng hùng hồn về sự phát triển vượt bậc của dân tộc Việt sau một thế kỷ giành độc lập, quốc gia Đại Việt đã có đủ sức mạnh để chống lại một đế quốc lớn mạnh.

Chúc bạn học tốt

ok

Nguyễn Hữu Thịnh
Xem chi tiết
Phan Huỳnh Nhật Anh
18 tháng 5 2016 lúc 13:53

Điểm khác về tình hình giáo dục Nho học thời Lý so với thời Đinh - Tiền Lê : trường học Nho học bắt đầu được mỏ, đặc biệt là Trường Quốc Tử Giám được mở năm 1076, có thể xem đây là trường đại học đầu tiên của quốc gia Việt Nam cho con em quan lại và những người học giỏi trong nước vào học. Các kì thi Nho học được thực hiện. Nhiều người tài giỏi đã đỗ đạt.

Nguyễn Văn Bé
18 tháng 5 2016 lúc 14:02

Dưới triều Lý năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử đặt tại Thăng Long. Năm 1075 đã cho mở khoa thi quốc gia đầu tiên. Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử giám tại kinh thành.

 

Minh Lệ
Xem chi tiết

- So sánh:

Tiêu chí

 

Nhà Đinh – Tiền Lê

Nhà Lý

Giống nhau

- Tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền:

+ Vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành. Ngôi vua cha truyền con nối.

+ Dưới vua là hệ thống quan lại phụ trách từng việc.

- Ở địa phương:

+ Chia cả nước thành các lộ, phủ, châu; xã là đơn vị cấp cơ sở.

+ Vua cử những người thân cận trấn giữ những nơi trọng yếu.

Khác nhau

- Bộ máy quan lại ở triều đình trung ương gồm 3 ban: Văn quan, võ quan và tăng quan.

- Cả nước chia làm 10 phủ, lộ, châu.

- Chưa có luật pháp thành văn

- Bộ máy quan lại ở triều đình trung ương gồm 2 ban: Văn quan và võ quan.

- Cả nước chia làm 24 phủ, lộ, châu.

- Đã có luật pháp thành văn (bộ luật Hình thư).

- Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

- Nhận xét: Tổ chức nhà nước thời Lý được kiện toàn và hoàn thiện hơn so với thời Đinh – Tiền Lê