Những câu hỏi liên quan
Nhok Ác Ma
Xem chi tiết
Nguyễn Ý Nhi
12 tháng 10 2019 lúc 17:42

Yen Lap pine hill is located in Minh Thanh ward, Quang Yen town. This is an ideal place to save memories of his instructions to plant trees for planting.

#Châu's ngốc

Bình luận (0)
Username2805
12 tháng 10 2019 lúc 17:43

Yen Lap pine hill is located in Minh Thanh ward, Quang Yen town. This is an awesome place to save memories of "Nguoi" instructions to plant trees for planting.

Bình luận (0)
Hoàng Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Như Lý
Xem chi tiết
minh nguyet
16 tháng 1 2021 lúc 22:40

Tham khảo:

Tức Dụp - người Việt gọi là Tức Dụp - theo tiếng Khmer có nghĩa là nước đêm. Tức Dụp nằm trong dãy núi Cô Tô có độ cao 216m và chu vi khoảng 2.200m. Nhìn từ xa, núi Cô Tô và đồi Tức Dụp trông giống chim phượng hoàng nên còn gọi là Phụng Hoàng Sơn. Chuyện kể rằng, ngày xưa thuở ban sơ của trời đất, các tiên nữ thường dừng chân trên đỉnh Cô Tô, dạo chơi, tắm giặt hay đùa nghịch. Một hôm các nàng bày trò ném đá xuống chân núi. Ðá rơi chồng chất lên nhau thành ngọn đồi con. Dòng suối tắm đổ xuống chảy qua lòng đụn đá rơi. Từ đó suối và đồi có mặt trong trời đất, bên chân núi Cô Tô của vùng Thất Sơn hùng vĩ. Một ngày nọ, những người mở đất đến đây. Gặp mùa nắng hạn, khát cháy ruột gan, đêm nằm không ngủ được, bỗng nghe tiếng nước róc rách phát hiện ra giữa quả đồi khô hạn có dòng suối mát chảy qua. Tên gọi Tức Dụp (nước đêm) có từ đó và ngọn đồi trở thành chốn linh thiêng. Vào các ngày lễ, sư sãi và già làng mang lễ vật đến cúng thánh thần, trời đất rồi rước nước suối về phum sóc. Hiện thực về sơn đạo thép Tây Nam Bộ là vùng đất mầu mỡ phù sa, lắm tôm nhiều cá.mọi thứ ở đây đều được thiên nhiên ưu đãi. Ðồi Tức Dụp được trời đất ban tặng cho một hệ thống hang động chi chít như tổ ong vĩ đại, thông nhau bởi muôn vàn ngõ ngách và kẹt đá. Từ những năm 1940, Tức Dụp đã là nơi ẩn náu của các chiến sỹ cộng sản. Khi bị ruồng bố nhân dân đem bánh trái đến trước cửa hang cúng Trời Phật, nhưng thực ra là tiếp tế cho cách mạng. Từ năm 1960, Tức Dụp là căn cứ của huyện uỷ Tri Tôn và tỉnh uỷ Hà Giang, là chiếc cầu quan trọng đưa các binh đoàn miền Bắc vượt Trường Sơn qua Campuchia toả xuống khắp chiến trường Tây Nam Bộ. Nhiều đám cưới của bộ đội và du kích đã được tổ chức tại đây. Phát hiện ra Tức Dụp - đầu não của căn cứ cách mạng, Mỹ nguỵ đã tập trung đánh phá liên tục như muốn san bằng cả ngọn đồi. Bom đạn không chỉ trút xuống Cô Tô mà còn lan rộng đến nhiều vùng phụ cận, biến cả vùng "trắng" sơ xác tang thương. Dưới những trận bom bi, bom cay, bom râu, bom bướm, bom dầu, bom xăng... đến pháo bầy, pháo chụp, Tức Dụp không còn một mảng rong rêu hay một sợi dây leo chùm gửi; không còn loài thú hay côn trùng nào sống nổi. Tức Dụp như là đất chết. Vậy mà các chiến sỹ cách mạng vẫn kiên trì bám trụ giữ lấy địa bàn. Du lịch Tức Dụp ngày nay Ðã hơn 30 năm từ ngày Tức Dụp im tiếng súng, nhưng các trận đánh phá của kẻ thù vẫn còn hằn sâu dấu tích trên mặt đá. Chỉ cỏ cây là tươi xanh trở lại. Ðồi Tức Dụp thuộc xã An Ninh huyện Tri Tôn, cách biên giới Campuchia 10 km, ngày nay là điểm du lịch kỳ thú. Bốn mùa nước trong xanh và rực rỡ hương sắc của các loài hoa như trong chuyện cổ tích. Ðường lên đồi được lát đá phẳng và đẹp. Các hang động và hàng trăm ngõ ngách vẫn nguyên vẹn như xưa, mở rộng vòng tay gọi mời bè bạn đến với Tức Dụp bạn nhớ ăn mặc gọn nhẹ, đi giày thể thao, nhớ mang theo đèn pin vì trong hang có nhiều đoạn tối, nào là hang của Ban Chỉ huy Quân sự, hang của Ban Tuyên huấn, Hội Phụ nữ, Dân y, nào là hang cơm nguội. .Lại có hội trường C6 với sức chứa trên 150 người. Mỗi hang là một vẻ độc đáo với những khối đá đan xen tài tình đủ kiểu. Sàn nơi này là đá nơi kia là ván và tre ghép lại. Không khí lúc nào cũng mát rượi thông thoáng như có máy điếu hoà. Sau vài giờ tham quan, bạn có thể trở ra theo đường cũ xuống thăm nhà bảo tàng. Nhưng với chút máu phiêu lưu, bạn có thể tự khám phá hàng chục lối đi riêng, vượt qua nhiều mỏm đá. Bạn sẽ tự thưởng cho mình cái thú len lỏi, tìm tòi và sau cùng đứng trên những tảng đá sừng sững như một viên tướng chỉ huy trận mạc đang quan sát toàn cảnh xung quanh. Bạn tha hồ hít thở không khí trong lành và thu vào tầm nhìn bao cảnh quan kỳ thú mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Tức Dụp.

Bình luận (0)
aidkckiđk
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
26 tháng 1 2021 lúc 12:50

Bạn tham khảo :

Những năm 1989 - 1990 của thế kỷ trước, vùng đất ngọc Lục Yên (Yên Bái) từng là thủ phủ của dân tứ xứ về khai thác đá quý. Sau thời hoàng kim, giờ đây đá quý khan hiếm dần, nên người dân địa phương đã tận dụng những viên đá màu còn sót lại để làm tranh đá. Nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, họ đã biến những viên đá vô tri vô giác trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Hiện nay, Lục Yên có gần 50 cơ sở sản xuất tranh đá, tập trung chủ yếu ở thị trấn Yên Thế. Nguyên liệu làm tranh đá phần lớn là đá ruby “mắt tôm” tự nhiên, có màu sắc đẹp, được nhiều khách hàng ưa thích. Dù mới thịnh hành khoảng mấy năm nay, nhưng tranh đá quý Lục Yên đã trở thành một trong những sản phẩm có thương hiệu lớn trên thị trường trong nước và thế giới.

Được biết, người dân trong vùng học được nghề làm tranh đá quý nhờ một người có tên là “Cường bạc” thường xuyên tiếp xúc với những ông chủ cỡ “bự” người Thái mò đến đất Lục Yên để tìm kiếm những viên đá đỏ làm giầu. Những cơ sở chế tác tranh đá quý của người Thái thường giấu nghề. Qua nhiều lần mua bán đá lẻ, ông đã học mót được bí kíp, kinh nghiệm làm tranh đá của người Thái để về truyền dạy lại cho người dân nơi đây.

Bây giờ đến Lục Yên, khác hẳn với sự tĩnh lặng của cảnh mua bán ở chợ đá quý Yên Thế, mà xen vào đó là những âm thanh quen thuộc của cánh giã đá làm nguyên liệu cho tranh đá quý. Công việc chính của họ là cho đá vào cối, rồi dùng chày để giã liên hồi cho nhỏ, nhưng không được để những viên đá đó tan thành bột.

Trong một cơ sở sản xuất tranh đá quý, mỗi người làm một công việc khác nhau. Họ chia thành từng phân xưởng nhỏ như: Phân xưởng rửa đá bằng axít, phân loại đá, giã đá và ghép tranh. Chị Nguyễn Thị Hằng, một người giã đá tâm huyết với nghề gần 20 năm làm tranh đá, chia sẻ: Giã đá phải theo một quy trình. Khâu đầu tiên là rửa đá, tiếp đó là cho đá vào cối giã. Giã xong dùng sàng nhỏ để lọc ra những viên còn to, chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục giã lại. Nhìn đôi bàn tay chai sạn của những người đập đá mới hiểu hết công việc của họ vất vả biết nhường nào. Trung bình mỗi ngày, một người thợ lành nghề chỉ giã được 1 kg đá.

Sau khi giã đá là công đoạn chế tác tranh. Đây là công việc đòi hỏi kỹ thuật hết sức công phu. Sau khi họa sĩ vẽ mẫu bằng bút chì hay phấn mầu trên tấm gỗ phoócmica xong, những công nhân tỷ mỉ rắc đá và bột đá với độ mầu chuẩn để tạo hình, rồi nhỏ keo 502 cho chúng kết dính. Phía dưới đá mầu luôn có một lớp bột đá cẩm thạch làm nền để cho tranh vừa bền chắc vừa khỏa lấp những khiếm khuyết. Cái khó nhất là biến những viên đá mầu nhỏ li ti thành những hình ảnh sinh động, có thần thái riêng biệt. 

 Chị Bùi Thanh Ngoan, thị trấn Yên Thế, Lục Yên (Yên Bái) chủ cửa hàng tranh đá quý cho biết: “Công việc làm tranh đá đòi hỏi phải tỉ mỉ, từ việc sơ chế đá, chọn đá màu đến vẽ tranh, chốt đá, ghép đá... đều thể hiện sự tài hoa, khéo léo. Chọn nguyên liệu là khâu quan trọng nhất. Những viên chuẩn, đẹp mới tạo thành những bức tranh có giá trị. Những viên đá quý được ngâm qua axít sẽ làm dậy màu đặc trưng, long lanh, sắc sảo hơn”

Chị Nguyễn Thị Hạnh, một nghệ nhân ghép tranh đá quý lành nghề ở thị trấn Yên Thế cho hay: “Trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, mỗi bức tranh thành công là sự kết hợp hài hòa giữa ý tưởng và đôi bàn tay tỉ mẩn, tinh tế, chăm chút công phu từng họa tiết do người họa sĩ đã vẽ sẵn. Những người làm tranh phải có sự am hiểu về nghệ thuật điện ảnh như cận cảnh, viễn cảnh, sự phối cảnh. 

 Làm tranh chân dung khó nhất là việc cân đối tỉ lệ của các bộ phận cơ thể, độ đậm, nhạt của da, sự pha trộn gam màu sáng tối. Vì thế chỉ những nghệ nhân cao tay mới rải được những viên đá vô tri vô giác ghép lên bức tranh thành người có hồn”. Những người làm tranh còn cho biết thêm, để có những loại đá quí như đá lông công (đá xanh) để làm lá phải mua tận bên Lào, hay đá opan cũng phải cất công mua ở Gia Lai, Đắk Lắk. Để có màu đen, người làm tranh phải dùng đá téttits (đá cút sao, đá nham thạch), màu vàng là chất liệu đá opan mua từ miền Nam... Theo những người thợ làm tranh đá quý thì khi những bức tranh đá bị bẩn hoặc muốn làm mới chỉ cần lấy dầu bóng tóc, màu sơn xoa trực tiếp lên bề mặt tranh để rửa, bức tranh đá quý sẽ sạch, bóng trở lại.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lục Yên cho biết: Hiện tại, nguyên liệu làm tranh đá tại Lục Yên đang dần khan hiếm do cơn lốc khai thác đá quý những năm gần đây. Vì thế các xưởng tranh đá quý đã nhập nguyên liệu đá quý từ Quỳ Hợp, Đắk Nông, thậm chí từ xứ sở đá quý xa xôi như Mianma. Dù mới hình thành được vài năm gần đây, nhưng làng tranh đá quý Lục Yên đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho rất nhiều người dân trong vùng. Hiện nay, một số cơ sở tranh đá quý Lục Yên vẫn sử dụng những mẫu vẽ sẵn từ một số mẫu tranh dân gian đơn giản như tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) hay Hàng Trống (Hà Nội), những chiếc đĩa, quạt có chữ thư pháp… Do thị hiếu của người chơi tranh mà ngày càng xuất hiện những bức tranh khổ lớn, làm theo đơn đặt hàng của khách phỏng theo các tác phẩm nổi tiếng thế giới.

Trong cái khó đã “ló” cái khôn, người dân Lục Yên bằng bàn tay tài hoa, cần cù lao động, đã biết vận dụng sáng tạo nguồn tài nguyên quý giá từ thiên nhiên, kể cả những thứ tưởng chừng đã bỏ đi, để làm nên những sản phẩm độc đáo. 

Bình luận (0)
Hoàng Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Hoàng Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Minh Cao
Xem chi tiết
Luna đáng iu không quạu...
15 tháng 12 2020 lúc 22:34

Những năm 1989 - 1990 của thế kỷ trước, vùng đất ngọc Lục Yên (Yên Bái) từng là thủ phủ của dân tứ xứ về khai thác đá quý. Sau thời hoàng kim, giờ đây đá quý khan hiếm dần, nên người dân địa phương đã tận dụng những viên đá màu còn sót lại để làm tranh đá. Nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, tài hoa, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, họ đã biến những viên đá vô tri vô giác trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Hiện nay, Lục Yên có gần 50 cơ sở sản xuất tranh đá, tập trung chủ yếu ở thị trấn Yên Thế. Nguyên liệu làm tranh đá phần lớn là đá ruby “mắt tôm” tự nhiên, có màu sắc đẹp, được nhiều khách hàng ưa thích. Dù mới thịnh hành khoảng mấy năm nay, nhưng tranh đá quý Lục Yên đã trở thành một trong những sản phẩm có thương hiệu lớn trên thị trường trong nước và thế giới.

Được biết, người dân trong vùng học được nghề làm tranh đá quý nhờ một người có tên là “Cường bạc” thường xuyên tiếp xúc với những ông chủ cỡ “bự” người Thái mò đến đất Lục Yên để tìm kiếm những viên đá đỏ làm giầu. Những cơ sở chế tác tranh đá quý của người Thái thường giấu nghề. Qua nhiều lần mua bán đá lẻ, ông đã học mót được bí kíp, kinh nghiệm làm tranh đá của người Thái để về truyền dạy lại cho người dân nơi đây.

Bây giờ đến Lục Yên, khác hẳn với sự tĩnh lặng của cảnh mua bán ở chợ đá quý Yên Thế, mà xen vào đó là những âm thanh quen thuộc của cánh giã đá làm nguyên liệu cho tranh đá quý. Công việc chính của họ là cho đá vào cối, rồi dùng chày để giã liên hồi cho nhỏ, nhưng không được để những viên đá đó tan thành bột.

Trong một cơ sở sản xuất tranh đá quý, mỗi người làm một công việc khác nhau. Họ chia thành từng phân xưởng nhỏ như: Phân xưởng rửa đá bằng axít, phân loại đá, giã đá và ghép tranh. Chị Nguyễn Thị Hằng, một người giã đá tâm huyết với nghề gần 20 năm làm tranh đá, chia sẻ: Giã đá phải theo một quy trình. Khâu đầu tiên là rửa đá, tiếp đó là cho đá vào cối giã. Giã xong dùng sàng nhỏ để lọc ra những viên còn to, chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục giã lại. Nhìn đôi bàn tay chai sạn của những người đập đá mới hiểu hết công việc của họ vất vả biết nhường nào. Trung bình mỗi ngày, một người thợ lành nghề chỉ giã được 1 kg đá.

Sau khi giã đá là công đoạn chế tác tranh. Đây là công việc đòi hỏi kỹ thuật hết sức công phu. Sau khi họa sĩ vẽ mẫu bằng bút chì hay phấn mầu trên tấm gỗ phoócmica xong, những công nhân tỷ mỉ rắc đá và bột đá với độ mầu chuẩn để tạo hình, rồi nhỏ keo 502 cho chúng kết dính. Phía dưới đá mầu luôn có một lớp bột đá cẩm thạch làm nền để cho tranh vừa bền chắc vừa khỏa lấp những khiếm khuyết. Cái khó nhất là biến những viên đá mầu nhỏ li ti thành những hình ảnh sinh động, có thần thái riêng biệt. 

 Chị Bùi Thanh Ngoan, thị trấn Yên Thế, Lục Yên (Yên Bái) chủ cửa hàng tranh đá quý cho biết: “Công việc làm tranh đá đòi hỏi phải tỉ mỉ, từ việc sơ chế đá, chọn đá màu đến vẽ tranh, chốt đá, ghép đá... đều thể hiện sự tài hoa, khéo léo. Chọn nguyên liệu là khâu quan trọng nhất. Những viên chuẩn, đẹp mới tạo thành những bức tranh có giá trị. Những viên đá quý được ngâm qua axít sẽ làm dậy màu đặc trưng, long lanh, sắc sảo hơn”

Chị Nguyễn Thị Hạnh, một nghệ nhân ghép tranh đá quý lành nghề ở thị trấn Yên Thế cho hay: “Trải qua nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, mỗi bức tranh thành công là sự kết hợp hài hòa giữa ý tưởng và đôi bàn tay tỉ mẩn, tinh tế, chăm chút công phu từng họa tiết do người họa sĩ đã vẽ sẵn. Những người làm tranh phải có sự am hiểu về nghệ thuật điện ảnh như cận cảnh, viễn cảnh, sự phối cảnh. 

 Làm tranh chân dung khó nhất là việc cân đối tỉ lệ của các bộ phận cơ thể, độ đậm, nhạt của da, sự pha trộn gam màu sáng tối. Vì thế chỉ những nghệ nhân cao tay mới rải được những viên đá vô tri vô giác ghép lên bức tranh thành người có hồn”. Những người làm tranh còn cho biết thêm, để có những loại đá quí như đá lông công (đá xanh) để làm lá phải mua tận bên Lào, hay đá opan cũng phải cất công mua ở Gia Lai, Đắk Lắk. Để có màu đen, người làm tranh phải dùng đá téttits (đá cút sao, đá nham thạch), màu vàng là chất liệu đá opan mua từ miền Nam... Theo những người thợ làm tranh đá quý thì khi những bức tranh đá bị bẩn hoặc muốn làm mới chỉ cần lấy dầu bóng tóc, màu sơn xoa trực tiếp lên bề mặt tranh để rửa, bức tranh đá quý sẽ sạch, bóng trở lại.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Lục Yên cho biết: Hiện tại, nguyên liệu làm tranh đá tại Lục Yên đang dần khan hiếm do cơn lốc khai thác đá quý những năm gần đây. Vì thế các xưởng tranh đá quý đã nhập nguyên liệu đá quý từ Quỳ Hợp, Đắk Nông, thậm chí từ xứ sở đá quý xa xôi như Mianma. Dù mới hình thành được vài năm gần đây, nhưng làng tranh đá quý Lục Yên đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho rất nhiều người dân trong vùng. Hiện nay, một số cơ sở tranh đá quý Lục Yên vẫn sử dụng những mẫu vẽ sẵn từ một số mẫu tranh dân gian đơn giản như tranh Đông Hồ (Bắc Ninh) hay Hàng Trống (Hà Nội), những chiếc đĩa, quạt có chữ thư pháp… Do thị hiếu của người chơi tranh mà ngày càng xuất hiện những bức tranh khổ lớn, làm theo đơn đặt hàng của khách phỏng theo các tác phẩm nổi tiếng thế giới.

Trong cái khó đã “ló” cái khôn, người dân Lục Yên bằng bàn tay tài hoa, cần cù lao động, đã biết vận dụng sáng tạo nguồn tài nguyên quý giá từ thiên nhiên, kể cả những thứ tưởng chừng đã bỏ đi, để làm nên những sản phẩm độc đáo. 

Bình luận (2)
datcoder
Xem chi tiết
datcoder
30 tháng 11 2023 lúc 13:00

Sưu tầm: 

- Dinh Độc Lập - dấu ấn lịch sử tháng Tư (nguồn: http://vtr.org.vn/dinh-doc-lap-dau-an-lich-su-thang-tu.html)

- Ngoài các trình bày thông tin như văn bản Hồ Chí Minh và " Tuyên ngôn Độc lập" và tờ lịch ngày 2/9, còn có những cách trình bày theo mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Bình luận (0)
b. ong bong
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 2 2021 lúc 16:19

Bạn tham khảo :

Tọa lạc tại đường Bãi Sậy, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên – đền Mẫu (hay còn được gọi là Hoa Dương Linh Từ) là một trong những nơi thờ cúng linh thiêng của tỉnh Hưng Yên, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách thập phương. Đây là ngôi đền độc nhất vô nhị nằm trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt phố Hiến, một di tích lịch sử không chỉ đẹp về địa thế, kiến trúc, cảnh quan mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo của Phố Hiến xưa.

Đền Mẫu toạ lạc trên một vùng đất rộng gần 3000m2, phía trước là hồ bán nguyệt, xa hơn một chút là con đê sông Hồng. Đền thờ bà Dương Quý Phi của triều Tống Trung Hoa, đây là điểm khác biệt hiếm thấy trong các ngôi đền cổ của người Việt. Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí” có ghi lại Đền Mẫu được khởi dựng vào thời Trần Nhân Tông, năm 1279. Tuy đã qua các thời kì tu sửa nhưng khi đến Đền Mẫu, du khách vẫn được hưởng trọn vẹn vẻ lâu đời, cổ kính còn vương lại trên từng viên gạch, mái chùa hay những pho tượng.

Bước qua cánh cổng chùa, khách đến chiêm bái như bước vào không gian của cõi Phật - Thánh với khói nhang phảng phất, cảnh sắc thanh bình và tiếng chim muông líu lo. Ngay trước sân Đền là tán cây cổ thụ rủ bóng um tùm quanh Đền, càng tăng thêm vẻ trang nghiêm, u tịch. Hướng dẫn viên Nguyễn Thị Liên giới thiệu: "Tại khoảng sân là sự hội tụ độc đáo của 3 thân cây: cây đa, cây xanh, cây si. 3 thân cây có cách đây khoảng 800 năm tuổi. 3 thân cây này mọc chồng lên nhau. Các nhà khoa học nói rằng cây cổ thụ ở đồng bằng Bắc bộ rất nhiều nhưng cây cổ thụ quý hiếm như ở Đền Mẫu thì không ở đâu có. Các rễ cây mọc ra tạo thành thế kiềng ba chân rất vững chắc như bàn tay của Mẫu giơ tay ra để đón các con về."Nghi môn của Đền được xây dựng khá đẹp, kiến trúc kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, cửa xây vòm cuốn, có một cửa chính và hai cửa phụ. Trên vòm cuốn có bức đại tự ghi kiểu chữ Triện: “Dương Thiên Hậu - Tống Triều” và bức đại tự được ghép bằng các mảnh gốm lam, nét điển hình của kiến trúc thời Nguyễn, theo chữ Hán: “Thiên Hạ mẫu nghi” 

Qua sân Đền là tới toà tiền tế với 3 gian, kiến trúc 2 tầng 8 mái; mái uốn cong mềm mại kiểu rồng chầu; lợp ngói vẩy rồng; chính diện đắp lưỡng long chầu nguyệt, mang đậm nét kiến trúc thuần Việt. Hai bên đại bái là điện Lưu Ly và cung Quảng Hàn. Chị Nguyễn Thị Liên cho biết: "Tại trung tâm tòa Tiền tế của Đền Mẫu, bên trên có bức châm viết bằng chữ vàng của Tiến sỹ Chu Mạnh Trinh được viết năm 1896. Bức châm ca ngợi cảnh đẹp của ngôi Đền và tấm lòng trinh tiết của Thánh Mẫu. Cũng tại gian tiền tế có đặt cỗ kiệu bát cống mang nét điêu khắc thời Hậu Lê. Các đường nét chạm khắc trên kiệu rất tinh xảo. Đây là kiệu ngồi, hay còn được gọi là kiệu Rồng. Tại tòa trung từ có cỗ kiệu thất cống, có 7 tay đòn, là kiệu nằm, còn được gọi là kiệu Phượng."

Kiệu võng, long đình, long sàng, long đại có niên đại thế kỷ 18 - 19 và 15 đạo sắc phong từ triều Lê đến triều Nguyễn, cùng nhiều bức hoành phi, câu đối, đại tự ca ngợi sự trinh tiết và lòng trung thành của Dương Quý phi.Đi qua tòa tiền tế là vào tới Hậu cung, nơi đặt tượng thờ Dương Quý Phi với nét mặt đôn hậu, cùng 2 người hầu là Kim Thị và Liễu Thị, có niên đại từ thế kỷ 17-18. Tất cả đều được sơn son thếp vàng. Tại gian thờ này, dưới ánh sáng mờ ảo của điện nến, trong làn khói hương lan toả, khách tới chiêm bái có thể cảm nhận một không khí tĩnh lặng và linh thiêng của chốn thâm cung.

Du khách thập phương truyền tai nhau rằng khi đến Đền Mẫu xin duyên được duyên, xin điều lành thì ai nấy đều bình an, sức khỏe, công việc làm ăn đều thuận lợi. Đến lễ tại Đền Mẫu, ai cũng phải mang theo cái “tâm” trong sáng, hướng thiện, chớ tham lam, vị kỉ. Anh Dương Xuân Hưng, du khách đến từ Hải Phòng, chia sẻ: "Nhiều lần đi qua đây tôi cũng đều ghé thăm để thắp hương lên đức Thánh Mẫu. Sau khi hành lễ cảm thấy tâm trạng rất thoải mái, nhẹ nhàng. Đền có lối kiến trúc đẹp, bố cục và quanh cảnh của đền rất đẹp."

Hàng năm, lễ hội Đền Mẫu ở Hưng Yên được tổ chức từ ngày 10 đến 15 tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương về tham dự, chiêm bái, cầu mong những điều tốt lành, hạnh phúc. Phần tế lễ diễn ra long trọng với phần rước kiệu, còn phần hội có các trò chơi giân dan, hát chầu văn. Bà Đinh Thị Liên, Ban Quản lý Đền Mẫu, cho biết:     "Ngày 10 là khai hội, ngày 12 là ngày rước mẫu từ đền mẫu đi quanh phố và đến đình Hiến và ngược lại. Lễ rước gọi là rước du. Kiệu của Mẫu đi đến đâu thì nhân dân sẽ lập bàn và dâng hoa quả, các đền tổ chức nghênh đón mỗi khi Mẫu đi qua. Ngày 13 là ngày giỗ Mẫu, ngày 15 là ngày lễ tạ, rước Mẫu từ kiệu vào Hậu cung. Ngày 14 tháng 7 âm lịch cũng là ngày trọng đại của Đền. Hôm đó là ngày mộc dục, tức là ngày thay áo cho Mẫu, cũng là ngày tiệc lớn của Đền."

Đền Mẫu hiện là điểm du lịch văn hoá tâm linh, không chỉ của người dân Hưng Yên, mà còn thu hút đông đảo du khách thập phương đến hành hương chiêm bái cầu phúc, cầu lộc, cầu tài... Không chỉ vào chính hội, mà vào những ngày rằm, mồng 1 âm lịch hàng tháng lượng người đến thắp hương lễ bái và tham quan cũng rất đông.

Bình luận (1)