Những câu hỏi liên quan
╚»✡╚»★«╝✡«╝
Xem chi tiết
NGUYỄN QUỐC KHÁNH
26 tháng 9 2019 lúc 21:29

Dân tộc là gì ? “Dân tộc” là khái niệm đa nghĩa, nhưng có hai nghĩa chính, chỉ cộng đồng dân cư của một quốc gia hoặc chỉ một cộng đồng dân cư của một tộc người sử dụng chung một ngôn ngữ, có đặc điểm chung về văn hoá và ý thức tự giác tộc người, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa. Thế nào là dân tộc thiểu số? Dân tộc thiểu số chiếm số ít so với dân tộc chiếm số đông nhất trong một quốc gia đa dân tộc. Những đặc điểm dân tộc thiểu số ảnh hưởng đến truyền thông dân tộc ? Phần lớn các cộng đồng thiểu số Việt Nam cư trú phân tán, xen kẽ tại vùng núi, địa hình chia cắt, phức tạp tại nhiều địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh, có tầm quan trọng đặc biệt về môi trường sinh thái. Đời sống người dân ở đây còn nhiều khó khăn, trình độ phát triển không đồng đều. Vì vậy, truyền thông dân tộc cần đầu tư thích đáng nguồn nhân lực, vật lực. Theo số liệu thống kê năm 2009, ở vùng dân tộc có một nửa dân số độ tuổi từ trung niên trở lên chưa đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông. Truyền thông bằng tiếng dân tộc là một lợi thế. Thực tế cho thấy, truyền thông trực tiếp, đối thoại ở vùng dân tộc là phù hợp và hiệu quả hơn so với truyền thông gián tiếp. Các dân tộc thiểu số Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng, độc đáo. Tín ngưỡng và tôn giáo cũng khác biệt. Tận dụng được lợi thế về truyền thống văn hóa, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, quan hệ xã hội của mỗi dân tộc thì truyền thông dân tộc sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Hiếu khách, yêu văn nghệ là đặc tính nổi trội, phổ biến ở các cộng đồng thiểu số. Yếu tố này cần được sử dụng triệt để khi thực hiện các sản phẩm truyền thông. HƯỚNG DẪN TRUYỀN THÔNG DÂN TỘC 9 Một đặc điểm khá nổi trội trong các cộng đồng thiểu số, đó là vai trò dẫn dắt, then chốt của những người tiên phong, người có uy tín. Truyền thông dân tộc đem lại kết quả tốt khi đối tượng hóa một cách mạnh mẽ và hướng về cơ sở, đến từng nhóm đối tượng và nhắm đến các đối tượng này. Các phương thức truyền thông dân tộc cần mang đặc trưng thôn bản, dựa trên sự tôn trọng đa dạng văn hóa và sự tham gia tích cực của người dân. Tính gắn kết cộng đồng cao là tác nhân quan trọng để lan tỏa và duy trì các thực hành mới làm tăng hiệu quả truyền thông; Truyền thông sẽ hiệu quả khi tạo được dư luận tích cực. Người dân tộc thiểu số thường có tâm lý tự ti, bảo thủ, mẫn cảm. Vì thế, sự lan tỏa các thực hành mới trong cộng đồng thiểu số là quá trình mang tính lựa chọn, cần một khoảng thời gian nhất định. Quá trình lan tỏa các thực hành mới cần thực hiện từng bước, tạo cơ hội để người dân kiểm chứng và học hỏi từ thực tế. Để truyền thông hiệu quả cần thông qua các kênh khác nhau, từ người tiên phong đến các thành viên khác thông qua mối liên hệ gia đình, dòng họ, sinh hoạt cộng đồng cũng như tất cả các lực lượng truyền thông như trực tiếp, báo in, phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin mới. Ở một số vùng dân tộc hiện nay, du lịch phát triển mạnh, internet, mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông. Thiếu thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin vẫn là tình trạng khá phổ biến ở vùng dân tộc. Đẩy mạnh truyền thông dân tộc, đưa thông tin mạnh mẽ về cơ sở, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng về thông tin, thúc đẩy sự trao quyền cho các cộng đồng thiểu số, giúp họ chủ động tham gia vào các chương trình phát triển. Quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển vùng dân tộc thiểu số Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bảo vệ sự đa dạng văn hoá, tạo điều kiện cho các dân tộc phát huy bản sắc văn hoá, Nhà nước đã thực hiện chính sách phát triển toàn diện vùng dân tộc. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên thực tế, Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu tiên nhằm phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, thông tin, truyền thông, phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 12 2017 lúc 16:37

1. Nội dung:

a) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống hiếu học: Ông tổ nghề thêu (Tiếng Việt 3, tập hai), Văn hay chữ tốt (Tiếng Việt 4, tập một), Bông sen trong giếng ngọc (Truyện đọc lớp 4).

b) Ví dụ về truyện ca ngợi truyền thống đoàn kết: Câu chuyện bó đũa (Tiếng Việt 2, tập một), Đôi bạn (Tiếng Việt 3, tập một), Vì muôn dân (Tiếng Việt 5, tập hai).

2. Tìm câu chuyện ở đâu?

- Những câu chuyện em đã được nghe.

- Báo, truyện đọc xưa và nay. Chú ý truyện của Nhà xuất bản Kim Đồng, sách Truyện đọc lớp 5 của Nhà xuất bản Giáo dục.

3. Giới thiệu tên câu chuyện và kể lại nội dung câu chuyện đã nghe (hoặc đã đọc):

- Mở đầu câu chuyện thế nào?

- Diễn biến của câu chuyện ra sao? (Kể rõ trình tự các việc xảy ra, hành động của nhân vật; chú ý nhấn mạnh những chi tiết liên quan đến đức tính hiếu học hoặc tinh thần đoàn kết.)

4. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Xuân Hòa
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Minh Hiếu
23 tháng 2 2018 lúc 19:25

Giữ gìn an toàn giao thông không chỉ mang lại sự an toàn cho chính bản thân chúng ta mà còn ổn định tình hình giao thông và mang lại hạnh phúc cho mọi người. Trong tuần vừa qua, em đã được tham gia một hoạt động tình nguyện rất có ý nghĩa do liên đội phát động, đó là nhắc nhở các bạn học sinh chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông tại khu vực cổng trường.

Trong buổi chào cờ sáng thứ Hai, chúng em đã được nghe cô giáo tổng phụ trách đọc báo cáo tình hình giao thông khu vực cổng trường em. Do nằm gần trục đường giao thông lớn và gần chợ nên vào giờ đến lớp mỗi buổi sáng và mỗi khi tan trường, các bạn học sinh tập trung ở khu vực cổng trường, đã gây ra tình trạng lộn xộn, tắc nghẽn tuyến đường. Bên cạnh đó, nhiều bạn được bố mẹ đưa đến trường nhưng không đội mũ bảo hiểm, đi bộ dưới lòng đường hoặc đi trên vỉa hè bên trái. Vì vậy, cô giáo đã yêu cầu các bạn học sinh toàn trường cần nghiêm túc thực hiện quy định về an toàn giao thông và phát động chương trình tình nguyện “Em là chiến sĩ giao thông”. Em rất vui khi nghe cô giáo thông báo và đã viết đơn xin tham gia đội tình nguyện, mong muốn được góp chút công sức nhỏ bé của mình vào việc làm ý nghĩa đó.

Theo sự phân công của cô giáo, chúng em được chia thành các đội, thay phiên trực các ngày trong tuần. Đội của em hoạt động vào mỗi buổi sáng và buổi chiều thứ Ba hàng tuần. Từ sáng sớm, em và các bạn đã có mặt, mặc đồng phục nghiêm túc và đeo khăn quàng đỏ. Chúng em nhắc nhở các bạn đi xe đạp cần ghi sát lề đường bên phải, khi sang đường cần quan sát tín hiệu đèn giao thông. Những bác phụ huynh đến đón các bạn đi học về, chúng em lễ phép chào hỏi và nhắc nhở các bạn ngồi sau xe máy cần đội mũ bảo hiểm cẩn thận. Khi vào cổng trường, chúng em yêu cầu các bạn dắt xe đạp vào bãi đỗ xe gọn gàng, không đi xe trong sân trường có thể gây tai nạn. Với những bạn cố tình vi phạm, chúng em sẽ ghi tên vào sổ liên đội.

Trải qua một tuần hoạt động của các nhóm tình nguyện, tình hình giao thông tại khu vực cổng trường em đã ổn định hơn. Không còn tình trạng tắc nghẽn tuyến đường, các bạn học sinh trong trường thực hiện nghiêm túc các quy định giao thông… Cô hiệu trưởng rất vui mừng và tuyên dương chúng em trước toàn trường. Cô mong muốn mỗi bạn học sinh sẽ là một tuyên truyền viên tích cực, không chỉ ở trường mà ở mọi nơi mỗi khi tham gia giao thông.

Hoạt động tình nguyện “Em là chiến sĩ giao thông” của trường em vẫn được duy trì và ngày càng thêm nhiều bạn đăng kí tham gia. Em thấy rất vui và hạnh phúc khi được tham gia một hoạt động có ý nghĩa, góp phần đảm bảo an toàn giao thông. Em mong rằng mỗi bạn học sinh hãy làm thêm được nhiều việc tốt để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng văn minh và thanh bình như lời dạy của bác Hồ:

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

Tùy theo sức của mình…

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh

Bình luận (0)
anh thư
23 tháng 2 2018 lúc 19:44

Là một thương binh nặng được gia đình đón về chăm sóc, anh Quang đã phấn đấu trở thành một kĩ sư nông nghiệp của xã An Bình.

Anh bị thương tại chiến trường biên giới Tây Nam, mất hẳn một chân phải và tay phải; ngực, bụng, lưng còn nhiều mảnh đạn. Năm đó, anh mới 18 tuổi đang học dở lớp 10 cấp Ba.
 
Anh nói: “Có thời kì nằm ở trại thương binh, mấy lần anh định tự tử vì thấy buồn và thất vọng quá ”. Nhưng rồi, các bạn thương binh cùng cảnh ngộ, một số bác sĩ ân cần chăm sóc, an ủi động viên, cuối cùng anh đã tìm ra ánh sáng cuộc đời mình. “Tàn mà không phế”, anh nhớ nhất lời dạy của Bác Hồ.
 
Trở về quê, anh vẫn buồn, nhất là những khi bạn bè cũ đi công tác xa trở về thăm gia đình, đến thăm anh. Nhiều đêm cứ thao thức trằn trọc mãi. Thầy giáo cũ năm học lớp 10 đã đến thăm anh. Rồi được lắp thêm chân giả. Anh chủ động đi lại dễ dàng hơn. Thầy giáo cũ đã giúp Quang ôn tập, anh đã thi đỗ bằng Trung học bổ túc văn hóa.
 
Đọc báo, Quang biết trường Đại học tại chức tỉnh đang chiêu sinh lớp đào tạo kĩ sư Nông nghiệp. Anh viết thư cho Ban giám hiệu nhà trường nói rõ hoàn cảnh và nguyện vọng tha thiết của một thương binh. Chỉ 5 ngày sau, một cán bộ của trường đã đến tận gia đình giúp Quang hoàn chỉnh hồ sơ. Và anh đã xin theo học khoa chăn nuôi.
 
Với chiếc túi vải khoác vai đựng sách vở, tài liệu, có mũ tai bèo Giải phóng quân, dù mưa hay nắng, Quang lặn lội đến trường học tập. Anh vẫn tham gia đầy đủ các đợt thực tập. Có những ngày tháng mùa đông rét buốt, những vết thương cũ đau nhức nhối ê ẩm, nhưng quyển sách, cây bút không rời tay. Đúng là “Không có việc gì khó - Chỉ sợ lòng không bền”, sau 6 năm học tập, Quang đã tốt nghiệp loại Khá, trở thành kĩ sư chăn nuôi duy nhất của xã nhà.
 
Xã An Bình phát triển nghề chăn nuôi đứng đầu huyện. Nhiều trại chăn nuôi lợn quy mô trăm con, nhiều hộ nuôi gà đến mấy trăm con. Mọi việc như chọn giống, kĩ thuật, chăn nuôi, phòng dịch... chỉ một mình anh lo toan tất cả. Danh tiếng “Anh kĩ sư chân gỗ” nức tiếng gần xa. Anh được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn tỉnh. Gương sáng học tập và vươn lên sống đẹp của anh Quang thương binh được nhiều người nhắc đến với bao cảm phục tự hào.

Bình luận (0)
Toàn Nguyễn văn
Xem chi tiết
Nguyễn Giang
Xem chi tiết
Khang Hà
Xem chi tiết
Đại Tiểu Thư
9 tháng 12 2021 lúc 20:15

a) Em không đồng ý với suy nghĩ của Huy.

b) Em sẽ nói rõ với Huy về truyền thống dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Vương Hương Giang
9 tháng 12 2021 lúc 20:48

A)) Em không đồng ý với suy nghĩ của Huy.

 

b) Em sẽ nói rõ với Huy về truyền thống dân tộc Việt Nam.

Bình luận (2)
anh
Xem chi tiết
Lê Trần Anh Tuấn
26 tháng 12 2021 lúc 20:08

D

Bình luận (0)
Long Sơn
26 tháng 12 2021 lúc 20:09

D

Bình luận (0)
Lê Phương Mai
26 tháng 12 2021 lúc 20:09

D

Bình luận (0)
Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
20 tháng 12 2021 lúc 8:16

Chọn D

Bình luận (0)
Đông Hải
20 tháng 12 2021 lúc 8:16

D

Bình luận (0)
Đại Tiểu Thư
20 tháng 12 2021 lúc 8:17
Bình luận (0)
Tùng Hà Huy
Xem chi tiết
Tùng Hà Huy
9 tháng 11 2021 lúc 10:12

giúp e vs ,mn ơi

 

Bình luận (0)