Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 2 2018 lúc 17:36

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

Bình luận (0)
Linh
Xem chi tiết
•  Zero  ✰  •
15 tháng 3 2020 lúc 15:28

Trả lời:

Không thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở bài tập 1 xuống dòng sau dấu gạch ngang đầu dòng. Bởi vì đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn học sinh không phải dạng đối thoại trực tiếp.

# mui #

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngọc ツ
15 tháng 3 2020 lúc 17:45

.Tìm lời nói tực tiếp trong đoạn văn sau. Có thể đặt những lời nói trực tiếp đó xuống dòng, sau dấu gạch đầu dòng không? Vì sao?......

Tl:

Không thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở bài tập 1 xuống dòng sau dấu gạch ngang đầu dòng. Bởi vì đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn học sinh không phải dạng đối thoại trực tiếp.

học tốt~

Min

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngô Kiều Yến Nhi
15 tháng 3 2020 lúc 19:17

lời nói trực tiếp trong dấu ngoặc kép

đây là đề bài không có đối thoại nên ko cần xuống dòng gạch đầu dòng

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Thu Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Linh
1 tháng 5 2020 lúc 9:20

Câu 1:

Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn

Câu 2:

Những người suy sụp tinh thần hay chấp nhận sự thất bại rồi đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.

Câu 3:

Ý kiến của tác giả là "Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó" có nghĩa là đứng trước bất cứ một biến cố, khó khăn hay sự việc nào, con người có quyền được lựa chọn cách đối mặt, cách giải quyết và đương đầu với nó để mà thành công. Những sự việc, biến cố đến bất cứ lúc nào nhưng việc mà chúng ta sẵn sàng dám đối mặt thay vì lấy lí do để mà buông xuôi, thất bại chính là chìa khóa để chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn ấy và sống 1 cuộc sống thực sự.

Câu 4:

Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi". Vì khi đứng trước một biến cố nào đó, con người có thể lựa chọn cách mà mình đối mặt chứ nó không hề phụ thuộc vào việc mya rủi ra sao. Nếu như ta thực sự cố gắng để mà vượt qua thì chắc chắn sẽ vượt qua được còn khi ta chấp nhận thất bại thì ta sẽ phải nhận thất bại. Đó là do cách chúng ta chọn cách để mà đối mặt chứ ko phải do may rủi.

B.PHẦN LÀM VĂN :

Trong cuộc sống, cách mà mọi người chọn để nghĩ, chọn để làm để đối mặt với mọi vấn đề là yếu tố quyết định thành công. Thật vậy, cuộc sống là khoảng 10% những gì mà xảy đến với con người, còn 90% còn lại là thái độ sống mà chúng ta chọn để mà đối diện với những biến cố đó. Đầu tiên, khi đứng trước một vấn đề khó khăn, người lạc quan và có niềm tin vào bản thân sẽ nhìn thấy cơ hội trong chính những khó khăn đó. Họ sẽ trao cho bản thân quyền được thử, được nghĩ và được làm để mà đương đầu với những khó khăn đó. Họ có tinh thần thép và ý chí, nỗ lực kiên cường vượt qua được mọi gian truân khó khăn. Cuối cùng, khi họ thành công, thành quả mà họ nhận được sẽ tương xứng với những công sức bỏ ra. Họ sẽ nhận thấy rằng quyết định dấn thân tiếp tục vào công việc đó của mình là đúng. Trái ngược lại, những người bi quan và thiếu niềm tin vào bản thân sẽ chỉ nhìn thấy toàn là những ngang trái và trắc trở từ những khó khăn của cuộc sống. Những khó khăn ấy làm cho họ không dám làm gì hết. Họ sẽ chẳng bao giờ thành công; vậy là một cơ hội trong đời lại bị bỏ qua. Trên thực tế, để thành công thì phải thấy được cơ hội từ những khó khăn và nhớ rằng lấy lí do thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Tóm lại, con người hoàn toàn có quyền được lựa chọn cách nghĩ, cách làm để mà đương đầu với những khó khăn.
Học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
 huy
Xem chi tiết
Ngữ văn
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Chi
15 tháng 5 2021 lúc 10:20

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau ở chỗ:

“Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân.”

Tức là người có lí thuận theo những điều hiển nhiên đã được thế giới công nhận, còn người vô lí thì ngược lại.

Câu 3.  Dựa vào đoạn trích, người vô lí  được hiểu là người biết phản biện, nghi ngờ những kiến thức sẵn có, biết đẩy xa những giới hạn, biết lật lại những cái mặc định, đương nhiên, biết dũng cảm, can trường khai phá cái mới dù bị chỉ trích, cười nhạo viển vông…

Câu 4.

- Đồng tình vì:

+ Người biết ước mơ dám suy nghĩ đến những điều không tưởng.

+ Người biết ước mơ lớn tưởng như viển vông nhưng có năng lực, ý chí có thể đạt đến những thành tựu…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Khánh Bình
15 tháng 5 2021 lúc 10:22

c1; nghị luận

c2; người có lí...... thế giới,người vô lí...bản thân

c3?

c4?

[ e mới học lớp 7 thôi ko biết có đ ko]

k cho e ạ , mong chị thông cảm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Ngọc Ly
18 tháng 5 2021 lúc 11:09

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận C1: PTBĐ chính là nghị luận C2: Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau ở chỗ: " Người có lí điều chỉnh bản thân theo thế giới, người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân " Tức là người có lí thuận theo những điều hiển nhiên đã được thế giới công nhận, người vô lí thì ngược lại.   C3: Người vô lí được hiểu là người biết phản biện, nghi ngờ những kiến thức có sẵn, biết đẩy xa những giới hạn, biết lật lại những cái mặc định, đương nhiết, biết dũng cảm, can trường khai phá cái mới dù bị chỉ trích, cười nhạo viễn vông...   C4: Em đồng tình với quan niệm trên vì: - Người vô lí biết mở rộng, khám phá những giới hạn nhận thức để tiếp tục đem đến những nhận thức mới tiến bộ - dũng cảm thực hiện những ước mơ lớn tưởng như viễn vông - không đồng nhất với người điên rồ, ảo tưởng, phi thực tế  
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
29 tháng 1 2019 lúc 14:10

1. Mở bài

- Giới thiệu nguyên văn câu nói:

      " Đàn ông chớ kể Phan, Trần

   Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều"

- Một quan niệm cổ hủ của xã hội phong kiến thời xưa.

- Phân tích nét đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều để phản biện nhận định sai lầm đó.

2. Thân bài

∗ Quan niệm đạo đức của xã hội phong kiến theo các nhà nho xưa:

- Lễ giáo phong kiến của xã hội bấy giờ chèn ép, trói buộc quyền con người nhất là phụ nữ.

- Đàn bà phải giữ “tam cương ngũ thường”, “công dung ngôn hạnh”...

∗ Theo các nhà nho Thúy Vân, Thúy Kiều có những hành động ứng xử không phù hợp với lễ giáo phong kiến:

- Tự do yêu đương, thề non hẹn biển, một mình đi khuya, tự đánh ước nhân duyên là điều tối kị trong xã hội phong kiến...

- Là gái lầu xanh...

- Không được lấy nhiều chồng, coi trọng trinh tiết.

→ Quan niệm trên đúng, nhưng phiến diện, không cảm thông thân phận của Thúy Vân, Thúy Kiều.

∗ Nhận định quan điểm đó:

- Đó là cách đánh giá sai lầm, bảo thủ, chỉ nhìn nhận sự việc, con người một cách phiến diện.

- Phân tích nhân cách của Thúy Kiều, Thúy Vân:

   + Là một người con gái tài sắc vẹn toàn, đức hạnh...

   + Lòng hiếu thảo....(dẫn chứng thơ....).

   + Tấm lòng thủy chung....( dẫn chứng thơ phân tích làm nổi bật lên nét đẹp tâm hồn...).

   + Tình yêu cao thượng, hai lần vô lầu xanh nhưng vẫn thủy chung vẹn tình với Kim Trọng nên buộc tội nàng không đoan chính là sai.....

   + Ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình dù sống trong chốn bùn nhơ vì nghịch cảnh số phận...

- Cuộc đời lưu lạc, đau khổ của nàng là do xã hội phong kiến tàn bạo tạo ra.

- Hồng nhan bạc mệnh.

∗ Nhận xét khi đọc tác phẩm:

- Biết được sự tàn bạo của xã hội phong kiến thời bấy giờ, cướp đi quyền sống của con người nhất là đối với phụ nữ.

- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du.

- Nhân cách Thúy Vân, Thúy Kiều vẫn sáng ngời dù đã trải qua biết bao bể dâu.

3. Kết bài

- Khẳng định lại quan điểm trên là sai lầm, phiến diện.

- Thúy Vân, Thúy Kiều là nạn nhân của xã hội phong kiến tàn bạo, cướp đi quyền sống của con người.

- Khẳng định lại tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du, nhân cách của nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 4 2018 lúc 7:26

Bình luận (0)
Phạm Thu Hà
Xem chi tiết
Thu Hiền
1 tháng 2 2016 lúc 14:33

Truyện Kiều từ lâu đã được đánh giá là một kiệt tác, đỉnh cao của nghệ thuật thơ ca tiếng Việt và thi hào Nguyễn Du được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới. Thế nhưng dưới thời phong kiến trước đây, đã có lúc Truyện Kiều bị kết tội là “dâm thư” và trong dân gian lưu truyền câu nói: Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều. Dựa trên cơ sở giá trị bất hủ của Truyện Kiều, chúng ta có thể khẳng định rằng đây là quan điểm sai lầm của một số nhà Nho bảo thủ.

 

Dạng đầy đủ của câu nói đó như sau:

 

Đàn ông chớ kể Phan Trần,

Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều.

 

Ý nghĩa của câu nói này là răn đe nam nữ chớ noi gương Phan Trần trong truyện thơ Phan Trần và Thúy Kiều trong Truyện Kiều, làm những điều trái với lễ giáo phong kiến. Các nhà Nho bảo thủ cho rằng Thúy Kiều là một cô gái hư vì đã dám coi thường chuẩn mực đạo đức phong kiến. Đạo đức ấy quy định người phụ nữ phải đoan chính, phải giữ chữ trinh làm đầu. Trong khi luân lí quy định nam nữ thụ thụ bất thân, vậy mà Thúy Kiều lại dám: Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình sang gặp Kim Trọng để thổ lộ lòng mình. Đã thế, trong quãng đời mười lăm năm lưu lạc, Thúy Kiều phải trải qua: Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần, hết gá nghĩa với Thúc Sinh lại kết duyên vợ chồng với Từ Hải. Chính những điều ấy khiến các nhà Nho thủ cựu phê phán Thúy Kiều mà không cần tìm hiểu, phân tích rõ nguyên nhân.

 

Chúng ta thấy họ đã sai lầm và phiến diện khi đánh giá Thúy Kiều và Truyện Kiều vì Thúy Kiều là người con gái đáng thương và đáng trân trọng. Nàng không chỉ tài sắc vẹn toàn mà còn có phẩm hạnh cao quý hiếm thấy. Trong tình yêu với Kim Trọng, Thúy Kiều là người tình tuyệt vời. Nàng đã dám vượt qua những trói buộc hà khắc của lễ giáo phong kiến để chủ động đi tìm hạnh phúc. Điều đó thể hiện khát vọng sống, khát vọng yêu mãnh liệt. Hành động của Thúy Kiều thật đáng yêu, đáng phục. Thử hỏi các cô gái ngày nay mấy người dám suy nghĩ và hành động mạnh dạn như nàng? Không ngồi chờ số phận, không chấp nhận quy định: Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy của lễ giáo phong kiến cổ hủ, đó là sự dũng cảm, tiến bộ của Thúy Kiều.

 

 Chúng ta hãy trở lại với mối tình khá đặc biệt của lứa đôi Kim Trọng, Thúy Kiều, một trong những nguyên nhân dẫn đến quan niệm cực đoan trên. Nói theo ngôn ngữ hiện đại thì hai người đã bị ‘‘tiếng sét ái tình" đánh trúng ngay từ phút đầu tiên gặp gỡ trong một buổi chiều của tiết Thanh minh, để rồi Người quốc sắc kẻ thiên tài, Tình trong như đã mặt ngoài còn e. Sau lúc chia tay, hình bóng Kim Trọng đã in đậm trong trái tim đa cảm của Thúy Kiều khiến nàng thao thức, băn khoăn suốt canh thâu: Người đâu gặp gỡ làm chi, Trăm năm biết có duyên gì hay không ? Tình yêu chân thành, mãnh liệt đã thôi thúc nàng Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình sang tâm sự với chàng Kim. Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mái tường, cử chỉ hăm hở và mạnh bạo của Thúy Kiều đã gây ngạc nhiên đến sững sờ cùng với phản ứng dữ dội của những người vốn coi trọng luân thường đạo lí Nho giáo. Họ không thể chấp nhận một tiểu thư khuê các như Thúy Kiều mà lại có tư tưởng tự do, tình yêu tự do vượt ra ngoài khuôn khổ của lễ giáo và sợ rằng nàng sẽ là gương xấu cho nữ giới. Đó cũng là điều dễ hiểu dưới thời phong kiến.

 

Thúy Kiều đã tự tìm đến với người yêu, với tình yêu. Tuy chủ động tìm đến với Kim Trọng nhưng Thúy Kiều luôn giữ sự đoan trang, đúng mực. Trong đêm thề nguyền đính ước, khi Kim Trọng: Sóng tình dường đã xiêu xiêu, Xem trong âu yếm có chiều lả lơi thì Thúy Kiều đã tế nhị, nhẹ nhàng khuyên nhủ:

 

Đã cho vào bậc bố kinh,

Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.

Phải tuồng trên bộc trong dâu,

Thì con người ấy ai cầu làm chi!

 

Thúy Kiều không làm gì sai trái với đạo đức mà nàng chỉ không tuân theo những ràng buộc phi lí, cổ hủ của chế độ phong kiến mà thôi.

 

Nếu nhìn nhận và đánh giá tình yêu Kim Trọng – Thúy Kiều theo quan niệm của thời nay thì chúng ta thấy rằng đó là một tình yêu hồn nhiên, trong sáng. Nó không bị chi phối, không vướng bận bởi bất cứ một toan tính vật chất nào mà thuần là tiếng nói của hai trái tim, hai tâm hồn hòa hợp. Cho nên nó nhanh chóng trở thành lời thề nguyền vàng đá trăm năm. Tình yêu ấy dù dang dở nhưng nó vẫn ám ảnh mọi suy nghĩ, cảm xúc của Thúy Kiều trong suốt mười lăm năm lưu lạc: Khi Vô Tích, khi Lâm Tri, Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương với thân phận tủi nhục: Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. Mỗi lần chìm đắm trong đau khổ, Thúy Kiều đều nghĩ tới Kim Trọng với một tình cảm xót xa, nuối tiếc: Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.

 

Như vậy là tình yêu và phẩm giá của Thúy Kiều rất xứng đáng với hai câu thơ ca ngợi của Nguyễn Du: Như nàng lấy hiếu làm trinh, Bụi nào cho đục được mình ấy vay? Hay như nhận xét của Chu Mạnh Trinh, một nhà Nho tiến bộ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX vốn rất mê hình tượng Thúy Kiều thì: Giá này dẫu đúc nhà vàng cũng nên.

 

Đối với cha mẹ, Thúy Kiều là người con hiếu thảo hiếm có. Sau lời vu oan của một thằng bán tơ nào đó, gia đình nàng tan tác. Thúy Kiều đành phải ngậm ngùi gác mối tình đầu trong sáng, thiết tha với Kim Trọng rồi quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh để lấy ba trăm lạng vàng chuộc cha và em ra khỏi chốn ngục tù : Để lời thệ hải minh sơn, Làm con trước phải đền ơn sinh thành. Hành động bán mình chuộc cha của Thúy Kiều khiến người đọc cảm phục và thương xót.

 

Sau khi bước chân lên cỗ xe định mệnh: Đùng đùng gió giục mây vần, Một xe trong cõi hồng trần như bay, Thúy Kiều đã dấn thân vào kiếp đoạn trường. Suốt mười lăm năm lưu lạc, nàng luôn bị những thế lực đen tối vùi dập xuống bùn nhơ. Mấy lần nàng cố gắng vùng vẫy để thoát khỏi đêm tối của số phận nhưng lại càng bị nhấn chìm sâu hơn nữa. Làm sao chúng ta có thể trách một người con gái liễu yếu đào tơ như Thúy Kiều?! Có trách là trách cái xã hội vạn ác đã nhẫn tâm chà đạp lên số phận của người phụ nữ đáng thương ấy.

 

Để thoát khỏi kiếp kĩ nữ tủi nhục chốn lầu xanh nhơ nhớp, Thúy Kiều đành chấp nhận làm lẽ Thúc Sinh. Cuộc hôn nhân tạm bợ này kéo dài chưa được bao lâu thì nàng bị vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bắt cóc về nhà làm con ở, đày đọa cất đầu chẳng lên, đang đêm phải bỏ trốn khỏi Quan Âm Các. Thoát chốn hang hùm, Thúy Kiều lại rơi vào ổ rắn. Lần thứ hai, Thúy Kiều bị Bạc Bà, Bạc Hạnh lừa bán vào lầu xanh. Đau đớn và tuyệt vọng, nàng đã thốt lên những lời bất bình, uất hận:

 

Chém cha cái số hoa đào,

Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi!

Nghĩ đời mà ngán cho đời,

Tài tình chi lắm cho trời đất ghen!

Tiếc thay nước đã đánh phèn,

Mà cho bùn lại vẩn lên mấy lần!

 

Từ Hải yêu vì sắc trọng vì tài nên đã bỏ tiền chuộc Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh và cưới nàng làm vợ. Chàng còn giúp nàng thỏa ước nguyện đền ơn, báo oán, gột rửa bao tủi hờn chất chứa trong lòng bấy lâu nay. Sống sung sướng, đầy đủ bên người anh hùng hiểu mình, thương mình hết lòng nhưng Thúy Kiều vẫn không quên tình cũ, người xưa:

 

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng,

Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng.

 

Xã hội trọng nam khinh nữ quan niệm rằng: Trai năm thê bảy thiếp, Gái chính chuyên chỉ có một chồng, cho nên các nhà Nho căn cứ vào đó để kết tội Thúy Kiều là: đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm mà không xem xét kĩ để tìm ra nguyên nhân nào đã đẩy nàng vào tình cảnh éo le, trớ trêu ấy.

 

Có lẽ chỉ có Nguyễn Du là người thấu hiểu và đồng cảm nhiều nhất với nỗi đau khổ của Thúy Kiều, để từ đó đưa ra lời nhận xét khái quát thấm đẫm cảm xúc chua xót, đắng cay:

 

Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung!

 

Nguyễn Du đã hoàn lương chiêu tuyết cho Thúy Kiều bằng những câu thơ thể hiện thái độ yêu mến và trân trọng:

 

Như nàng lấy hiếu làm trinh,

Bụi nào cho đục được mình ấy vay…

Hoa tàn mà lại thêm tươi,

Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa…

 

Thúy Kiều không chỉ đáng thương mà còn đáng quý. Đọc Truyện Kiều, chúng ta thông cảm với nỗi đau khổ và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người con gái tài sắc ấy.

 

Câu: Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều không chỉ nhận xét sai lầm về nhân vật Thúy Kiều mà còn là nhận định không đúng về Truyện Kiều của Nguyễn Du, khi cho rằng đây là “dâm thư", không nên đọc. Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn học dân tộc, đỉnh cao của thơ ca tiếng Việt, bởi vậy khi đánh giá Truyện Kiều, chúng ta cần phải có thái độ khách quan, đúng đắn.

 

Đọc Truyện Kiều, chúng ta thấy được sự tàn ác của chế độ phong kiến đối với người phụ nữ. Một người con gái tài sắc, hiếu nghĩa đủ đường như Thúy Kiều mà lại bị coi như một món hàng vô tri vô giác: Thoắt mua về, thoắt bán đi, Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi. Cuộc đời Thúy Kiều trầm luân, khổ nhục cũng vì những thế lực đen tối trong xã hội vạn ác. Ma lực của đồng tiền khiến những kẻ bất lương nhẫn tâm đẩy Thúy Kiều từ tình cảnh đau thương này tới tình cảnh đau thương khác. Hơn ở bất cứ đâu, bức tranh về một xã hội nhiễu nhương, đảo điên, thối nát được phản ánh rất rõ trong Truyện Kiều. Nguyễn Du đã ngậm ngùi thốt lên:

 

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!

 

Truyện Kiều còn đạt tới đỉnh cao của giá trị nhân đạo bởi nó là tiếng kêu đứt ruột về số phận của một người con gái tài sắc vẹn toàn, lẽ ra phải được sống trong tình yêu và hạnh phúc thì lại phải chịu toàn là khổ nhục, đớn đau.

 

Về mặt nghệ thuật, Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao của văn chương, đặc biệt là nghệ thuật thơ ca tiếng Việt. Nguyễn Du thành công xuất sắc trên nhiều phương diện như tả cảnh, tả người, thể hiện tâm lí nhân vật… Với Truyện Kiều, Nguyễn Du xứng đáng là đại thi hào của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Linh Mochi
Xem chi tiết