Những câu hỏi liên quan
yencba
Xem chi tiết
ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
16 tháng 12 2018 lúc 11:37

Kể 1 câu chuyện ngắn về sự khoan dung của Bác Hồ 

Tấm lòng khoan dung của Hồ Chí Minh không những đối với đồng bào trong nước, với người Việt Nam mà còn đối với cả kẻ thù. Đối với những người ngã xuống vì chiến tranh, Người thương xót cho sự hy sinh của chiến sĩ mình bao nhiêu thì cũng ngậm ngùi bấy nhiêu trước mất mát của những người đi xâm lược đã tử trận, bởi Người luôn quan niệm một điều rằng máu của người Việt Nam hay máu người Pháp cũng đỏ như nhau.

Trong một bài viết, Người đã xót xa, ngậm ngùi: “Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam, đã vì Tổ quốc mà hy sinh tính mệnh. Tôi cũng ngậm ngùi thương xót cho những người Pháp đã tử vong. Than ôi,  trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cùng đều là máu, người Pháp hay người Việt cùng đều là người”.Bởi vậy, Người luôn tỏ lòng thân ái, bao dung, độ lượng và chủ trương khoan hồng đối với tù binh chiến tranh. Nhân dịp Giáng sinh năm 1950, Người gửi thư cho tù binh Pháp với lời nhắn nhủ: “Nhân dân Việt Nam xem các bạn như những người bạn và tìm mọi cách để cuộc sống các bạn được tốt hơn”. Sau này, đối với tù binh Mỹ, người Việt Nam cũng đã đối xử với họ rất nhân đạo mà bộ phim Những tù binh Mỹ tại nhà tù Hỏa Lò Hilton của một đạo diễn người Pháp đã lột tả đầy đủ. Ngay cả đối với nước Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chủ trương xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Trong kháng chiến chống Mỹ, khi Mỹ thất bại và phải ngồi vào bàn đàm phán, Người đã có căn dặn: “Mỹ là nước lớn đứng đầu thế giới tư bản, buộc phải ngồi đàm phán, thương lượng đã là thất bại rồi, vì thế Bác yêu cầu là không được làm Mỹ mất mặt. Phải tế nhị, khéo léo, lúc cương, lúc nhu thì mới gọi là đàm phán hòa bình, mới đạt kết quả”…Trong bài phát biểu tại hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội, Tiến sĩ Ahmed, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đại diện đặc biệt của Tổng giám đốc UNESCO, đã phát biểu: “Trong lịch sử có rất ít nhân vật đã trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay từ khi còn sống, Hồ Chí Minh là một người trong số đó, Người sẽ được ghi nhớ không chỉ đã giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một hy vọng và viễn cảnh mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng trên trái đất này”. Lòng khoan dung Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của truyền thống hòa bình, hòa hiếu, hữu nghị của Việt Nam.
Bình luận (0)
yencba
Xem chi tiết
nguyển danh thiện
16 tháng 12 2018 lúc 22:19

mình ko biết

Bình luận (0)
yencba
Xem chi tiết
Mario DaiVy
Xem chi tiết
Phạm Thị Thanh Huyền
29 tháng 10 2016 lúc 14:17

Ngày xửa ngày xưa, tại một làng nọ, có tới năm ông thầy bói cùng hành nghề. Thầy thì đông, người xem thì ít nên thầy chẳng mấy khi bận rộn.Một hôm nhân buổi hàng họ ế ẩm, các thầy rủ nhau về sớm. Đi đường thầy nào cũng phàn nàn, từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa biết hình thù con voi nó thế nào. Về tới gốc đa đầu làng, đang ngồi tán gẫu, bỗngcác thầy nghe người đi chợ về kháo nhau có con voi đi qua. Băn khoăn một lúc, các thầy bàn nhau góp tiền chi viên quản tượng để được một lần xem con voi nó thế nào.Khi voi đứng lại, năm thầy đều tiến lại gần. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy lại sờ chân, thầy lại sờ đuôi. Được một lúc, năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.Thầy sờ vòi nhanh nhảu nói trước :Ôi giời ! Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó sun sun như con đỉa.Thầy nói sai bét rồi, thầy sờ ngà lên tiếng.Nó chần chẫn như cái đòn cànThầy sờ ta đứng ngay cạnh vội tiếp lời.Các thầy nói thế nào ấy chứ, tôi thấy nó bè bè như cái quạt thóc.Các thầy nói đều không đúng cả ! Thầy sờ chân đứng chống gậy vuốt râu.Tôi thấy nó sùng sững như cái cột đình.Thôi các thầy đừng cãi nhau nữa ! Thầy sờ đuôi vội can.Thực tế nó tun tủn như cái chổi sể cùn.Mỗi thầy một ý chẳng thầy nào dám vác mặt ra ngoài chợ, đi đâu các thầy cũng bị ngưởi ta chế giễu : Đến đánh giá một con vật còn không đúng thì bói toán ai dám tin. Thế là từ đó dân gian mới có thành ngữ thầy bói xem voi để chỉ những kẻ xem xét sự vật hiện tượng nhưng chỉ nhìn từ một phía mà thôi



 

Bình luận (0)
Trần Kim Yến
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
10 tháng 10 2016 lúc 21:09

Cuộc sống của con người mỗi ngày một thay đổi, của cải vật chất ngày càng nhiều nhưng tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Nếu chúng ta không biết tiết kiệm thì làm ra bao nhiêu cũng hết. C. Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”. Câu nói của Cac Mac khẳng định thời gian là quý nhất.
Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là tiết kiệm ?. Tiết kiệm là một trong những phẩm chất cơ bản của con người. Tiết kiệm là sử dụng tiền bạc, của cải vật chất, sức lao động, thời gian… một cách hợp lí, đúng mức, không lãng phí.
Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng, việc cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp lúc cần đóng góp cũng không đóng góp.
Tiết kiệm cũng không phải là dè xẻn, để dành, cất kín tiền bạc dư thừa mà ngược lại, cần làm cho nó sinh sôi nảy nở. Người dân nào cũng có tiền chưa dùng đến, nên đem gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm, sẽ ích nước lợi nhà, theo tinh thần của câu khẩu hiệu : “Tiết kiệm là quốc sách”.
Cac Mac nói : “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian” bởi vì thời gian gắn liền với từng con người và từng việc cụ thể. Muốn hoàn thành một công việc nào đó, dù lớn hay nhỏ, chúng ta đều cần phải có thời gian. Ví dụ : học sinh học năm năm thì hết bậc Tiểu học, bốn năm thì hết bậc Trung học cơ sở, ba năm mới hết bậc Trung học phổ thông. Người nông dân sau ba tháng gieo trồng, chăm sóc mới thu hoạch được một vụ lúa. Không có thời gian thì chúng ta không làm được việc gì cả. Từ xưa, dân gian cũng đã khẳng định : “Thì giờ là vàng bạc”.
Vậy thời gian là yếu tố quan trọng không thể thiếu để chúng ta học tập, lao động và tạo ra những của cải vật chất, tinh thần quý giá cho cá nhân, cho xã hội. Sử dụng một khoảng thời gian cho một công việc nào đó nhưng không đạt kết quả theo ý muốn thì ta buộc phải làm lại từ đầu. Như vậy là ta đã đánh mất thời gian, đánh mất một phần của cuộc đời mình.
Trong quãng đời đi học, nếu chúng ta lười biếng, không chịu nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô thì liệu khi bước vào đời, chúng ta có đủ năng lực để tự nuôi sống bản thân và đóng góp cho xã hội ?. Lúc ấy, dẫu có muốn học lại từ đầu thì chắc cũng không dễ dàng gì.
Sử dụng thời gian để học tập tốt, lao động tốt thì chúng ta sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất và tinh thần, góp phần dựng xây đất nước ngày càng giàu đẹp.
Có thời gian là có tất cả. Thời gian qua đi không lấy lại được. Mỗi con người chỉ có một quỹ thời gian nhất định để sống, học tập và lao động. Vậy trong suốt thời gian ấy, chúng ta phải làm gì để đến “khi nhắm mắt xuôi tay, không phải ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí ?” (“Thép đã tôi thế đấy” – Otsterropski).  Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho cả đời người, do đó chúng ta phải biết quý thời gian mình đang sống.
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, câu nói của Cac Mac càng có giá trị như một chân lí. Việt Nam vốn là một nước có nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Sau hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ kéo dài suốt mấy chục năm, nền kinh tế nước ta lại càng nghèo nàn, lạc hậu. Chính vì vậy, chúng ta cần tranh thủ thời gian để khôi phục và phát triển mọi lĩnh vực của đất nước. Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, nhân dân ta đã bắt tay vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong hòa bình theo đường lối đổi mới, mở cửa nên bước đầu đã có cuộc sống ấm no. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo chậm phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, đi đôi với những cố gắng phát triển kinh tế, khoa học, kĩ thuật. Nhà nước ta đã đề cao chủ trương tiết kiệm trong toàn Đảng, toàn dân, coi tiết kiệm là quốc sách, là một trong những biện pháp cơ bản hàng đầu để xây dựng đất nước.
“Tiết kiệm là quốc sách”, bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội. Với một quốc gia như Việt Nam thì tiết kiệm lại càng quan trọng và cần thiết. Tiết kiệm để tích lũy vốn, đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, từng bước đưa đất nước đi lên. Chúng ta có thể huy động vốn từ nhiều nguồn như vay mượn của nước ngoài hay hợp tác đầu tư… nhưng nguồn vốn trong nước vẫn là cơ bản, mà nguồn vốn của nhân dân chỉ có được bằng cách chi tiêu hợp lí và tiết kiệm.
Tiết kiệm là việc làm vô cùng cần thiết. Đảng và Nhà nước kêu gọi các cơ quan, đoàn thể hãy tiết kiệm tối đa, không mua ô tô loại sang, không xây dựng công sở thật lớn, không trang bị những đồ dùng đắt tiền, không tổ chức tiệc tùng lãng phí… Những công trình lớn được xây dựng đúng tiến độ thi công, bảo đảm đúng chất lượng tốt tiết kiệm cho ngân quỹ quốc gia. Những cuộc họp đúng giờ, ngắn gọn là tiết kiệm thời gian. Một dây chuyền sản xuất hợp lí là tiết kiệm công sức lao động.
Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa. Xưa nay, những kẻ có thói xấu ném tiền qua cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận, còn những người biết chi tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã căn dặn toàn dân phải “tiết kiệm thời giờ, sức lao động và tiền của”.
Mỗi người có những cách thức khác nhau để thực hành tiết kiệm. Chủ doanh nghiệp tiết kiệm tiền của, sức lao động, hợp lí hóa sản xuất. Người nội trợ chi tiêu hợp lí để tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Còn học sinh chúng ta phải làm gì để thực hành tiết kiệm ?. Điều quan trọng nhất là nên dành nhiều thời gian để : “Học, học nữa, học mãi”; phải biết sắp xếp một cách hợp lí giờ học, giờ chơi, giờ lao động. Giữ gìn trường lớp, bàn ghế, đồ dùng học tập… là tiết kiệm cho nhà trường. Bảo quản sách vở, quần áo, xe cộ để cha mẹ đỡ tốn tiền mua sắm cũng là tiết kiệm. Chăm chỉ học tập, lao động vừa là giúp đỡ cha mẹ, vừa là giúp đất nước tiết kiệm tiền của để đào tạo một con người. Có muôn ngàn cách để tiết kiệm, miễn là chúng ta phải có ý thức tự giác.
Câu nói của Cac Mac đúng với mọi hoàn cảnh, mọi quốc gia. Trong nhịp sống khẩn trương của thời đại công nghiệp, chúng ta lại càng phải thường quyên rèn luyện ý thức tiết kiệm.
Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí tiền của Nhà nước, nhất là lãng phí thời gian. Tiết kiệm không chỉ là việc làm quan trọng, cấp thiết mà còn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người nếu muốn thành công trong sự nghiệp. Vì thế, ủng hộ chủ trương tiết kiệm của Nhà nước cũng là biện pháp để chúng ta rèn luyện phẩm chất tốt đẹp của con người mới.

Bình luận (0)
Vũ Trần Anh Thư
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
17 tháng 8 2023 lúc 21:41

Dàn ý nhe:

+ Mở đoạn: giới thiệu truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt"

Ví dụ: truyện cổ tích em thích thú,....

+ Thân đoạn:

-> Nội dung truyện cổ tích: tường thuật lại sự việc anh chàng nghèo khó cố gắng tìm cây tre có một trăm đốt theo lời thách đố gian xảo của ông phú hộ gian manh không muốn gả con gái theo lời hẹn cho anh.

-> Chi tiết thần kỳ trong câu chuyện: khi anh chàng hô khắc nhập thì các đốt tre nối lại với nhau đủ một trăm đốt, hô khắc xuất thì đốt tre tách ra.

-> Ý nghĩa của chi tiết: thể hiện nên việc người tốt lòng nhân hóa, siêng năng, chăm chỉ, thật thà chất phát thì luôn được giúp đỡ và cuối cùng có kết quả tốt đẹp. Qua đó truyện cũng khuyên chúng ta - các bạn nhỏ - đọc giả rằng nên sống thành thật, sống hiền lành vì nếu sống ác thì sẽ nhận hậu quả khôn lường.

- Kết đoạn: khẳng định lại ý nghĩa của chi tiết thần kỳ trong truyện trên.

 

Bình luận (0)
Thiên thần phép thuật
Xem chi tiết
Phương Anh (NTMH)
18 tháng 10 2016 lúc 20:36

Tiết kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. - Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà những việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của cũng vui lòng. - Tiết kiệm là tích cực.

Việc làm. mẹ cho em 1 ngày 10 ngàn nhưng e chỉ sử dụng 2 ngàn còn bao nhiu e để dành

4 câu tục ngữ về tiết kiệm là:

- Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói 
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm 
- Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí 
- Ăn phải dành. có phải kiệm

Bình luận (0)
Nguyen Thi Mai
18 tháng 10 2016 lúc 20:37

- Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

- Việc làm của em thể hiện tính tiết kiệm :

+ Tiết kiệm nước trong sinh hoạt;

+ Tiết kiệm điện;

+ Không viết vẽ lên tương, bàn ghế;

+ Sử dụng, giữ gìn đồ dùng học tập sạch đẹp.

4 câu tục ngữ, ca dao nói về tính tiết kiệm :

+ Phí của trời, mười đời chẳng có.

+ Có kiêng có lành, có dành có lúa.

+ Ít chắt chiu, hơn nhiều vung phí.

+ Để một thì giàu, chia nhau thì khó.

Bình luận (0)
Boboiboy Galaxy
18 tháng 10 2016 lúc 20:45

tiết kiệm có trong sách 

Đây là câu tục ngữ :

 Năng nhặt chặt bị 
- Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện 
- Kến tha lâu cũng đầy tổ 
- Tích tiểu thành đại 
- Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói 
- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm 
- Ít chắt chiu hơn nhiều ăn phí 
- Ăn chắc ,mặc bền 
- Ăn phải dành. có phải kiệm

Bình luận (0)
BẢO LINH NGUYỄN
Xem chi tiết
Lê Phạm Bảo Nam
25 tháng 11 2021 lúc 10:40

tham khảo

Trong những ngày tháng, mà người dân ta đang phải cùng chung sống với đại dịch Covid-19, thì những tấm lòng nhân hậu là thứ vô cùng quý giá, và có ở khắp mọi nơi. Và ngày hôm qua em đã may mắn chứng kiến một tấm lòng nhân hậu như thế.

 

Hôm qua, em và mẹ cùng đi chợ để mua lương thực dự trữ cho một tuần tới. Lúc vào mua đồ, em có nhìn thấy một chú mua rất nhiều sữa, bánh và mì tôm. Chất đầy thành ngọn núi nhỏ trên hai chiếc xe đẩy. Nhìn thấy cảnh đó, nhiều người xì xào qua lại. Khiến em vô cùng khó hiểu. Sao chú ấy lại mua nhiều đến vậy. Chừng đấy mì tôm, sữa, bánh thì phải ăn đến bao giờ, rồi xếp trong nhà thì sẽ chật lắm. Mãi đến lúc tính tiền xong, ra khỏi siêu thị, em vẫn băn khoăn suy nghĩ ấy.

Trên đường về, em chờ mẹ ghé vào đổ xăng, thì lại tình cờ nhìn thấy chú vừa nãy đang đứng gỡ đồ đã mua xuống khỏi yên xe máy. Em cảm thấy rất lạ. Bởi sau chú không đi về nhà, mà dừng ở đầu ngõ như thế. Nhưng rồi, hành động của chú đã khiến em rất bất ngờ và cảm động. Chú ấy chia mì tôm, sữa bánh thành từng suất rồi phát cho những ngôi nhà trọ nhỏ ở trong con ngõ. Từ bên trong, những cụ già, cô cậu bé trạc tuổi em vui sướng đi ra nhận đồ và cảm ơn chú rối rít. Lúc này, em hiểu được rằng, chú ấy mua nhiều đồ như vậy, không phải cho bản thân mình, mà là để dành cho những người khó khăn đang sống trọ trong con hẻm nhỏ.

Về đến nhà, em vẫn nhớ mãi về hình ảnh mình vừa thấy. Chú ấy thực sự là một con người có trái tim nhân hậu, ấm áp. Nhờ những con người như chú ấy, mà mọi người không ai bị bỏ lại phía sau, cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19.

  
Bình luận (0)
Bùi Minh Quang
26 tháng 2 lúc 20:21

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích hay và ý nghĩa dạy cho con cháu những bài học về lối sống tốt đẹp. Trong đó, em rất yêu thích câu chuyện Ba chiếc rìu. Bởi đó chính là câu chuyện mà bà nội kể cho em nghe lúc còn nhỏ, để dạy em về lòng trung thức.

Câu chuyện kể về một anh tiều phu có tính trung thực, thật thà. Tuy cuộc sống gia đình nghèo khó, cả gia tài chỉ có mỗi một chiếc rìu, nhưng anh vẫn luôn vui vẻ, chăm chỉ làm lụng chứ không hề có suy nghĩ xấu. Một hôm nọ, anh đi đốn củi ở sâu trong rừng. Khi đang ra sức chặt một cây khô ở gần hồ nước, thì chiếc rìu bị tuột khỏi tay anh và rơi xuống hồ. Thấy vậy, anh vô cùng hoảng hốt, bởi đó là thứ duy nhất để anh kiếm sống qua ngày. Anh định bụng nhảy xuống hồ vớt chiếc rìu lên, nhưng nước hồ sâu quá, mà anh lại không hề biết bơi. Trong khi anh đang vô cùng lo lắng, di chuyển vòng quanh mép hồ, thì có một xoáy nước lớn xuất hiện giữa mặt hồ. Khi anh chưa kịp phản ứng lại, thì từ trong xoáy nước xuất hiện một ông tiên với bộ râu trắng xóa. Anh tiều phu vội lùi về sau, kính cẩn cúi chào ông tiên. Nhìn anh lễ phép, ngoan ngoãn, ông cất lời chào:

- Chàng thanh niên trẻ tuổi kia, con đang tìm gì ở đây vậy?

- Dạ con đang tìm chiếc rìu của mình bị rơi xuống hồ nước ạ! - Anh tiều phu lễ phép trả lời.

- Được rồi, để ta tìm giúp con! - Nói rồi, ông tiên lặn xuống hồ nước trong ánh mắt vui mừng của anh tiều phụ.

Một vài phút sau, ông xuất hiện, với một chiếc rìu có lưỡi làm từ vàng tỏa sáng lấp lánh trên tay. Lưỡi rìu ấy nếu đổi thành tiền, thì có thể giúp một gia đình sống sung túc trong cả chục năm liền. Tuy nhiên, khi ông tiên đưa cho anh tiều phu, thì anh lại lắc đầu từ chối, và khẳng định đó không phải chiếc rìu của mình. Hành động ấy khiến ông tiên khá bất ngờ. Nhưng rồi, ông lại mỉm cười và lặn xuống nước. Ít phút sau, ông lại xuất hiện với một chiếc rìu có lưỡi bằng bạc. Cũng như lần trước, anh thanh niên lại từ chối chiếc rìu, vì nó không phải của mình. Cả hai lưỡi rìu mà ông tiên tìm ra đều rất có giá trị, đặc biệt là với một người có hoàn cảnh nghèo khó như anh tiều phu. Nhưng anh vẫn đều từ chối. Sự trung thực và thật thà ấy của anh khiến ông tiên rất hài lòng. Ông bật cười thật lớn, rồi hóa phép làm chiếc rìu sắt của anh tiều phu bay ra từ mặt nước. Anh sung sướng đón lấy và cảm ơn ông tiên rối rít. Khi anh định tạm biệt ông để tiếp tục làm việc, thì ông gọi anh lại và tặng cho anh hai chiếc rìu vàng, bạc lúc trước. Ông bảo đó là món quà cho người có lòng trung thực. Nói rồi, ông biến mất, để lại mặt hồ tĩnh lặng như chưa từng xuất hiện. Có hai lưỡi rìu ấy, anh tiều phu trở nên giàu có hơn trước. Cuộc sống sung sướng hơn, nhưng anh ấy vẫn chăm chỉ làm lụng và thường xuyên giúp đỡ bà con như trước. Thật là một người có phẩm chất cao quý.

Câu chuyện Ba chiếc rìu ấy đã khắc họa một người tiều phu nghèo có tính trung thực, không bị của cải làm mờ mắt hay nảy lòng tham. Nhờ vậy, anh có cuộc sống hạnh phúc và giàu sang. Từ đó, câu chuyện gửi gắm bài học người có phẩm chất trung thực thì sẽ được yêu quý và gặp may mắn trong cuộc sống. Bài học vừa ý nghĩa lại dễ nhớ, dễ hiểu nên em luôn ghi nhớ trong lòng.

Bình luận (0)
Phan Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
ღղɕọℭ ɦ¡ếղ ღ
9 tháng 6 2020 lúc 13:33

Em kể lại một câu chuyện em biết về Bác Hồ với thiếu nhi:

1. Bể cá vàng dành cho các cháu. 

Các bạn đều biết ngôi nhà sàn của Bác ở Phủ Chủ tịch rất đơn sơ nhưng khi thiết kế, Bác đã đề nghị các đồng chí xây cho Bác một hàng ghế ximăng bao quanh để các cháu thiếu nhi đến thăm Bác có chỗ ngồi. Thấy các cháu co chỗ ngồi nhưng lại không có gì để chơi, Bác lại đề nghị kiếm 1 bể cá để nuôi cá vàng cho các cháu đến thăm Bác có cá để xem. Thấy các cháu xúm xít xem cá trong bể, Bác rất vui. Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Bác để dành những mẩu bánh mì ăn sáng làm thức ăn nuôi cá. Được Bác chăm sóc, mấy con cá vàng trong bể ngày một lớn và phát triển thành cả một đàn cá. Mùa đông trời lạnh, Bác nhờ mấy chú làm một chiếc nắp đậy bể để bảo đảm độ ấm cho cá.

Mỗi lần đến thăm nhà sàn của Bác, khách thường thích thú ngắm bể cá, nhất là khách thiếu nhi.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
🍀🍧_Nguyễn Minh Hằng_❄...
9 tháng 6 2020 lúc 13:50

 Bác Hồ rất thương trẻ con.
Có lần đang ngủ đến gần sáng, lạnh quá Bác thức dậy. Gió vun vút đập vào cửa kính. Chợt Bác nghe thấy có tiếng trẻ em rao hàng dưới đường, Bác mở cửa ngó xuống nhìn em bé, nhìn mãi cho đến khi em bé đi khuất mới từ từ khép của lại.
Một lần khác, Bác cùng xem phim với cán bộ đồng bào sau Đại hội Chiến sĩ thi đua năm 1952. Buổi chiếu phim tan, mọi người lục đục kéo nhau đứng dậy ra về, Bác vội đứng lên đưa tay ra lệnh trật tự và nói to:
- Xin hãy để các cháu bé ra trước kẻo lộn xộn các cháu sẽ lạc đấy.
Thế là những người lớn lại ngồi xuống chờ các cháu nhỏ ra hết mới đứng lên về.
Có lần Bác bảo đồng chí phục vụ Bác mang cháu nhỏ 5 tuổi đến chơi với Bác. Đồng chí phục vụ dẫn con đến, lúc ấy Bác bận nên đã bảo đồng chí cho cháu ngồi chơi ăn kẹo. Khi Bác trở vào vẫn thấy 2 cha con ngồi chờ và không dám lấy kẹo ăn. Bác tỏ vẻ không bằng lòng, phê bình đồng chí:
- Ở nhà, cháu là con của cô chú, nhưng đến đây, cháu là khách của Bác. Chú phải có nhiệm vụ giúp Bác đãi khách chứ, ai lại để cháu bé ngồi chơi suông hay sao?

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Hồng Trinh
9 tháng 6 2020 lúc 13:51

Một sáng đẹp trời, Bác Hồ đã đến với các cháu Trại Kim Đồng. Ngay từ phút đặt chân đến cổng trại nhìn bờ rào dăng dây thép gai, trong mắt Bác hiện lên sự nhức nhối. Nói với các cán bộ phụ trách, giọng Bác nhẹ nhàng, nhưng vô cùng thấm thía:

- Đây là nơi nuôi dạy các cháu mồ côi, được mang tên liệt sĩ Kim Đồng, sao các cô, các chú lại rào dây thép gai như nhà tù thế này ?

Chú Thuận thưa:

- Dạ thưa Bác, cơ ngơi của thời đại cũ đề lại đấy ạ !

Bác lắc đầu: Các cô, các chú phải tháo gỡ đám dây thép gai ngay. Chế độ cũ nhóm các cháu vào đây, chúng ta tiếp tục nuôi dạy vì tương lai các cháu. Bác đi vào từng căn phòng ở, phòng ăn, phòng học, nơi các cháu vui chơi. Bác khen: “Được cái gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, nhưng còn - Bác hỏi cán bộ phụ trách Trại - còn thế nào, các cô, các chú biết không ?

Mọi người nhìn Bác, vừa xúc động vừa lúng túng. rồi chú Thuận mạnh dạn đáp ?

- Thưa bác, các cháu ở trại còn chật chội ạ.

Bác Hồ mỉm cười:

- Chú nói mới đúng có một phần nhỏ thôi. Đối với các cháu mồ côi, điều lớn nhất là phải bù đắp tình thương. Các cháu đã không còn bố, mẹ thì các cô, các chú ở đây là bố, là mẹ các cháu. Các cô các chú nuôi, dạy các cháu phải đem cả tấm lòng làm mẹ, làm cha mà cư xử, mà săn sóc, mà dạy bảo. Bác thấy ở đây, đối với các cháu còn có vẻ “trại lính”, thiếu cái ấm cúng của gia đình. Dạy bảo các cháu vào khuôn phép, sống có kỷ luật trật tự là đúng. Nhưng không được để các cháu mất cái hồn nhiên, mất cái vui tươi, thoải mái. Đừng biến các cháu thành các “ông cụ non”.Các cô, các chú phải làm sao cho các cháu thấy Trại Kim Đồng là gia đình của các cháu, đi xa các cháu nhớ, lúc ở nhà các cháu vui. Được như vậy thì cần gì phải rào dây thép gai, phải canh phòng nghiêm ngặt với các cháu?

Bác lại hỏi :

- Những cháu kém có nhiều không ?

- Thưa Bác, còn nhiều lắm ạ.

- Nhiều là bao nhiêu ?

Đồng chí phụ trách hơi bối rối. Bác nói ngay:

- Quản lý các cháu thì cần biết cụ thể từng cháu một, biết chắc chắn cái dở, cái hay của mỗi đứa. Có vậy, thì dạy mới có kết quả tốt. Bác bảo chú Thuận đứng bên:

- Cho Bác gặp cháu nào kém nhất trại.

Em Quốc đứng khoanh tay trước mặt Bác, Bác cúi xuống vuốt nhè nhẹ tóc em. Bác hỏi:

- Tên cháu là gì ?

- Thưa Bác, tên cháu là Quốc lủi ạ ! Bác nhìn em, ái ngại:

- Ai đặt cho cháu cái tên ấy ?

- Dạ thưa, các bạn gọi cháu thế ạ.

- Vì sao các bạn gọi cháu là Quốc lủi ?

- Thưa Bác... Cháu... Cháu hay trốn trại. Cháu chui qua hàng rào, lủi vào các ngõ phố ạ.

- Sao cháu không chịu ở trong trại mà trốn ra ngoài ?

 - Thưa Bác…ở trong trại khổ cực lắm ạ.

- Khổ cực thế nào ?

- Dạ chúng cháu bị gò bó đủ thứ ạ.

- Cháu nói rõ sự gò bó cho Bác nghe nào ?

Quốc nhìn Bác Hồ mà nước mắt trào ra, nghẹn ngào không nói lên lời.

Bác xoa đầu em, Bác đã hiểu thấu tất cả, dù em chưa nói ra được những điều muốn thưa với Bác, Bác khuyên Quốc: “Từ nay cháu phải phấn đấu bỏ cái tên “lủi”, giữ lại cái tên Quốc...”. Nước mắt càng giàn giụa trên hai má Quốc.

Bác Hồ cầm tay em Quốc đi ra chỗ cả trại đang tập hợp đón đợi Bác.

Bác thân mật kể cho các em nghe một số gương tốt của thiếu nhi trong kháng chiến chống Pháp, gương tốt của thiếu nhi ở Liên Xô và các nước bạn. Các em đã không cầm được nước mắt khi nghe Bác kể về thời niên thiếu của Bác, Bác đã từng thèm một cái đồ chơi, ước ao một bộ quẩn áo mới để ăn mặc Tết. Bác cũng đã mồ côi mẹ từ năm lên chín, lên mười. Bác đã phải bế em đi xin sữa sau ngày mẹ qua đời.

Bác căn dặn các em như ông dặn cháu:

- Các cháu phải vâng lời các cô, các chú phụ trách. Thiếu nhi thì phải ngoan, phải thật thà, lễ phép với người lớn, kính trọng người già, giúp đỡ người tàn tật yếu đau. Các cháu ở trong tập thể với nhau càng phải thương yêu nhau như anh chị em ruột thịt. Và phải dũng cảm sửa chữa những khuyết điểm, những thói hư tật xấu để lớn lên làm người chủ của đất nước, đừng để mình là cái gánh nặng của xã hội...

Rồi bác bảo:

- Các cháu có hứa làm được điều Bác căn dặn không nào ?

Một tiếng “có” vang lên, đều khắp và sôi nổi. Bác còn dặn thêm các em là, noi gương dũng cảm của liệt sĩ Kim Đồng trong học tập và rèn luyện, em nào đạt kết quả tốt, được ban phụ trách báo lên Bác, Bác sẽ gửi phần thưởng. Và Bác thân mật hẹn: “Nếu cả trại cùng tiến bộ vượt bậc, Bác sẽ còn về thăm các cháu nhiều lần nữa”.

Ngày hôm ấy, Bác đã đề lại rất nhiều quà để chia cho các em. Nhận phần quà của Bác cho, nhiều em đã không ăn, cất làm kỷ niệm.

Từ hôm đó trong từng đôi mắt của các em, ngời lên niềm vui nhận quà Bác. Em Quốc không lủi ra ngoài trại nữa, mà giữ gìn mình như giữ gìn kỷ niệm quà Bác trong trái tim.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa