Những câu hỏi liên quan
buồn
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
29 tháng 3 2019 lúc 10:13

Câu 1. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

a. Mẹ muốn con tự lập và tự bước đi trên con đường của mình. Điều này thực tế mà cũng thể hiện tâm lí của mẹ: Mẹ muốn che chở bao bọc con nhưng cũng muốn con tự bước đi bằng đôi chân của mình.

b. Mẹ tưởng tượng rằng khi đưa con bước qua cánh cổng trường sẽ nói với con: "đi đi con..." => mẹ muốn con bước từ không gian nhỏ hẹp, yên ấm là gia đình tới không gian rộng lớn hấp dẫn và giàu tri thức là nhà trường. Trường học sẽ là nơi mở ra cánh cửa kì diệu: của tri thức, tình bạn, tình thầy trò và sự trải nghiệm. Đó là những điều mà mẹ muốn con tiếp nhận với sự nỗ lực, can đảm và hứng thú nhất. Đó là những điều mẹ muốn nói với con.

Câu 2. CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ

a. Tác giả đặt tên là Cuộc chia tay của những con búp bê mặc dù tác phẩm kể về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy bởi vì:

- Nhấn mạnh sự hồn nhiên, ngây thơ, bé bỏng và đáng yêu của những đứa trẻ (như Thành và Thủy)

- Làm tăng tính khái quát và bi kịch cho câu chuyện. Đó không chỉ là cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy mà còn nói đến cuộc chia tay của những đứa trẻ có cha mẹ li hôn.

=> Từ đó tác giả muốn gửi gắm thông điệp: trẻ em ngây thơ, non nớt và cần được che chở. Đừng vì những mâu thuẫn của người lớn làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ em.

b. Chi tiết tương phản giữa cảnh vật với tâm trạng của Thành cho thấy sự chảy trôi của dòng đời. Hai anh em bất hạnh đến vậy nhưng dòng đời vẫn trôi, không có gì thay đổi.

Câu 3.

a. PTBĐ: Biểu cảm (trữ tình)

b. Nội dung: Công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Qua đó câu ca dao như lời nhắc nhở mỗi đứa con phải biết ơn và kính yêu cha mẹ.

c. Câu ca dao sử dụng phép so sánh. So sánh cái trừu tượng không thể đong đếm với những hình tượng cụ thể, lớn lao: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn. => Nhấn mạnh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái là không thể đong đếm.

Câu 4. 

a. Các câu ca dao thường bắt đầu với cụm từ "thân em" để bày tỏ sự bất hạnh, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bởi những luật lệ hà khắc, những hủ tục khiến họ bị hạn chế nhiều quyền lợi và phải chịu nhiều bất công ngang trái. Việc sử dụng cụm từ này trong nhiều bài ca dao, một mặt tố cáo xã hội bất công, một mặt thể hiện sự thấu hiểu đồng cảm với số phận của người phụ nữ và cũng để thể hiện sự trân trọng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.

b. So sánh:

- Giống: Cả hai cụm từ "thân em" đều được gắn với một đối tượng cụ thể. Việc mở đầu bằng cụm từ này vừa thể hiện sự thấu hiểu cảm thông vừa thể hiện thái độ lên án phê phán tố cáo xã hội còn nhiều bất công ngang trái.

- Khác: 

+ Hình ảnh "trẽn lúa đòng đòng" vừa thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ. Trẽn lúa lên đòng ý chỉ người con gái ở độ đuổi trẻ trung, duyên dáng nhất. Nhưng lại mỏng manh và "phất phơ" giữa dòng đời chảy trôi.

+ Hình ảnh "trái bần trôi" thể hiện sự bèo bọt, trôi nổi của người phụ nữ. Họ long đong, lận đận, sống mà không có quyền được quyết định cuộc đời mình, họ bị xô đẩy, bị vùi dập giữa dòng đời bạc ác.

=> Cả hai hình ảnh "thân em" đều bổ sung vào chùm ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em những hình ảnh, cung bậc khác nhau của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Nguyễn Vũ
Xem chi tiết
minh nguyet
1 tháng 10 2021 lúc 9:04

Em cần đoạn văn hay baì văn?

Nếu đoạn văn thì em tham khảo thử bài này nhé:

Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.

Vũ Hương Trà
Xem chi tiết

1. Nội dung: nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay.

2. 

Quan hệ từ: và, mà, như, của.

Đại từ: chúng tôi, tôi

Khách vãng lai đã xóa
Mai Nguyễn
Xem chi tiết
Melamin Mira
20 tháng 12 2022 lúc 21:03

−- Một biện pháp tu từ đặc sắc là So sánh So sánh  

−- So sánh : Đền đáp nghĩa nặng như là trời cao

 Tác dụng : Giúp tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt . Bài ca dao đã gợi lên những ơn nghĩa sâu nặng mà cha mẹ dành cho ta như trời cao xa với bất tận , bao la . Vậy nên ta phải luôn đền đáp những ơn nghĩa đó , những người mà cha mẹ đã phải nhọc nhằn , vất vả vì ta

Cô Châu Hạnh
21 tháng 12 2022 lúc 10:25

"Đặt một câu văn có sử dụng biện pháp tu từ trong bài ca dao..."

Em có thể trình bày lại yêu cầu được không?

Lê Hoàng Anh
Xem chi tiết
Minh Thu
3 tháng 10 2016 lúc 12:20

Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta ko ai là không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Nguyễn Duy đã viết :

 

“Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” 

 

 

Tình mẹ cao cả và bao la, một thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt.


Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thật chữ tình: thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng ,mang nặng triết lý: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói đi trọn kiếp cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử; là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. ý thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.

Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,…mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời.

 

Vâng, từ xưa đến nay Trong đời sống của mỗi con người có vô vàn mối quan hệ tình cảm hết sức tinh tế, phức tạp và phong phú, nhiều thứ tình cảm cao đẹp như tình cảm với ông bà, tình cảm anh chị em, tình bạn, tình yêu, tình cảm với quê hương đất nước, thì tình cảm cao quý nhất, thiêng liêng nhất và vĩnh cửu nhất, có vị trí đặc biệt, thiêng liêng và sâu nặng nhất có lẽ, bao giờ cũng là tình mẫu tử … Vì đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời. "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào" … 

Lòng mẹ, cũng chính là tình mẫu tử. Đó là một thứ thiêng liêng, quý giá xuất phát từ tâm hồn long lanh như pha lê, dịu ngọt như dòng suối của mẹ dành cho đứa con thân yêu của mình. “Mẫu” là mẹ, “tử“ là con. Hai từ này hầu như chưa bao giờ xa cách, ví như cho dù họ có cách xa bao lâu, bao xa thì tâm hồn của mẹ và con luôn hòa quyện vào nhau

 

Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu. Một chút lớn nữa, mẹ cũng là người đỡ từng bước đi đầu tiên. Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng bà vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều đấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ Mẹ hi sinh tất cả để dành cho con những gì tốt đẹp nhất, mẹ thức trắng đêm trông nom khi con ốm, mẹ lận đận sớm hôm để lo cho cuộc sống con đc trọn vẹn, mẹ long đong sớm chiều vì công việc để lo cho con đủ miếng cơm, manh áo…sự vất vả, tận tụy ấy ko thể kể hết đc bằng lời.

Linh Phương
3 tháng 10 2016 lúc 12:29

Mẹ luôn quan tâm đến con, dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Tình yêu thương cùng những lời chỉ bảo ân cần của mẹ sẽ là hành trang quý báu giúp con vào đời. Chính tình mẫu tử sẽ là sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

Có một nhà văn đã nói: “Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi...Nhưng khi đứng trước mẹ con thấy miình nhỏ bé làm sao”.

Đúng vây, dù sau này ta có vị trí trong xã hội hay...gì gì đó đi chăng nữa, thì khi đứng trước mẹ, con vẫn chỉ là đứa trẻ tội nghiệp, yếu ớt cần sự chở che , đùm bọc. Cuộc sống của con sẽ ra sao nếu không có mẹ Chẳng thể nào nói hết được tình mẹ đối với con cái. Chỉ biết rằng mỗi chúng ta cần biết trân trọng thứ tình cảm thiêng liêng đó.Đất nước ngày càng phát triển, xã hội ngày càng hiện đại, thì vai trò của người mẹ càng được khẳng định. Người mẹ không chỉ chăm lo cho gia đình, tham gia các hoạt động xã hội, với những đứa con tuỏi mới lớn mẹ còn là người bạn , người chị luôn quan tâm, chia xẻ những tâm tư nhiều khi phức tạp của con.Chính điều đó mẹ trở nên gần gũi con hơn bao giờ hết...

 

Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu như không có mẹ. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó... 

Đại văn hào Nga Macxim Gorki đã viết: "Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh hùng, thi sĩ, hỏi còn đâu?".Hãy trân trọng từng giây phút, dẫu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ!!!Hãy luôn là những đứa con ngoan, tu dưỡng đạo đức, học thật giỏi để đền đáp những công lao, những tình cảm mà mẹ đã dành cho chúng ta.

Hiện nay, trong xã hội không hiếm những kẻ bất hiếu, làm cho mẹ pải khóc không thiếu những kẻ sống lạnh nhạt, Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án cần cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta. Câu chuyện "Hoa hồng tặng mẹ" có giá trị hơn nhiều lần những bài luân lí nói về lòng nhân hậu, tình người, tình mẫu tử. Sức mạnh của văn chương nghệ thuật thật cực kì sâu xa Mẹ không thể sống đời với chúng ta vì thế hãy quan tâm mẹ hơn khi còn ở bên cạnh bạn.

 

Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấu lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử“…Tình mẫu tử của mẹ và con là thứ tình cảm đáng quí nhất mà suốt cuộc đời này những đứa con sẽ mãi trân trọng. Dù “ tung cánh muôn phương”, con vẫn sẽ mãi mang theo tình mẫu tử cao đẹp mà mẹ dành cho con. Những ai đang và đã được nhận tình mẫu tử thiêng liêng ấy, hãy cố gắng trân trọng và giữ gìn vì nếu như một ngày nào đó nếu tình cảm ấy không còn thi` cuộc sống này sẽ trở nên tẻ nhạt. Ôi ! Tình mẫu tử thật cao đẹp biết bao.

Thảo Phương
3 tháng 10 2016 lúc 12:31

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ. đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"
câu thơ phải nói đã đi vào lòng của bao con người, lặng đi và sống lại mỗi giây phút nghĩ mình vẫn là một đứa con thơ dù đã trưởng thành. câu thơ đậm chất nhạc, gợi nhắc một tình mẫu tử bao la. và đối với tô
i đó sẽ mãi là vầng trăng đẹp nhất, sáng nhất, và cái ánh sáng nhẹ nhàng, hiền dịu như tình Mẫu tử ấy sẽ mãi mãi soi sáng
cho tôi trong suốt cuộc đời này. Với tôi, bất cứ những điều thuộc về tình Mẫu tử, dẫu bình thường nhưng cũng rất thiêng liêng. Và vì thiêng liêng nên nó là bất diệt, vĩnh cửu, là sợi dây vô hình bền chặt không gì thay đổi nổi kể cả thời gian và khoảng cách của không gian như con dẫu lớn nhưng lòng mẹ mãi theo con.
Tình mẫu tử là sợi dây vô hình mà chúng ta không thể cầm nắm, giữ lại hay vứt bỏ... Nó chỉ đọng lại bởi ý nghĩa, bởi cảm nhận và bao la thứ bởi khác. Tôi không khẳng định chính xác được tình mẫu tử là gì. Nhưng trong tôi, nó như sự hy sinh thầm lặng của mẹ từng ngày, như bao gánh nặng đè lên vai mẹ và như tình yêu thương mênh mông mà mẹ dành cho tôi. Và tôi có thể dùng cả cuộc đời của mình để nói cho bạn biết về tình mẫu tử, bởi nó là đề tài được chú ý nhất hay nói cách khác là một đề tài hot trong tim tôi. 
Mẹ! Đó là tiếng gọi thiêng liêng nhất trong tâm khảm của mỗi con người. Và tiếng gọi ấy như tuyệt vời hơn khi ta lồng ghép vào chữ " yêu thương". Mẹ là người sinh ra và nuôi ta khôn lớn trưởng thành. Có thể nói, k một ai hiểu con như mẹ. Mẹ dõi theo bước ta từng ngày, dạy ta từ lời ăn tiếng nói đến cách hành xử, xử sự. Mẹ yêu ta bằng một ty vĩnh cửu, nâng niu và bảo vệ ta trước mọi hiểm nguy xung quanh. Mẹ là thế, luôn cho đi mà không đòi hỏi nhận lại thứ gì cao sang, chỉ muốn con khôn lớn trưởng thành. Bởi vậy, tôi yêu mẹ hơn yêu chính bản thân mình.
Con người ta dù lớn bao nhiêu vẫn cảm thấy mình thật nhỏ bé khi được trong vòng tay mẹ. Và có lớn thế nào người ta vẫn không rủ bỏ được một sự thật ngọt ngào: " Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con". Mẹ sinh ra ta. Bởi vậy, đi đâu, con vẫn là con mẹ, và mẹ vẫn mong, yêu thương con đến từng phút giây. Mẹ ngày ngày hướng lòng mình về phía con đi, ngóng chờ ở con đường quen thuộc nơi con từ giã mẹ, và đêm đêm mẹ nhớ con mà khóc một mình trong im lặng, chìm đắm giữa tình mẫu tử thiêng liêng. 
Một cuộc sống hạnh phúc không hẳn phải là một cuộc sống có đầy đủ tiền tài, vật chất. Đôi khi, cho dù bạn là một người giàu sang, của cải đếm không hết, nhưng từ tận sâu trong con tim mình, bạn có cảm thấy thật sự hạnh phúc không, đặc biệt là khi mẹ của bạn đã không còn. Tôi nghĩ có lẽ
bên ngoài vỏ bọc hạnh phúc ấy, vào một thời khắc nào đó, sẽ có lúc bạn cảm thấy mình rất cô đơn. Niềm hạnh phúc lớn nhất của một con người là được trải qua một tuổi thơ bên cạnh mẹ, được
mẹ yêu thương, chăm sóc, bảo bọc. Đối với mẹ, bạn sẽ mãi chỉ là một đứa trẻ nhỏ bé luôn cần có mẹ chăm nom, những kí ức về mẹ sẽ mãi là những kí ức vĩnh cửu và nếu thời gian như một cuốn băng quay ngược dòng để trở về với tuổi thơ xinh đẹp ấy thì liệu bạn có còn trân trọng những thời khắc tuyệt đẹp đó nữa hay không? Chắc có nếu bạn biết yêu mẹ thực sự, phải không?
Tôi, tôi luôn sẵn sàng chia sẻ với bạn về tình mẫu tử của chính bản thân mình. Vì tôi tự hào về nó, tự hào về mẹ_ một người giáo viên mà trong tim tôi thì " giỏi việc trường và quá đảm việc nhà". Tôi ca ngợi mẹ và tôi thấy dịu lòng vì sự ca ngợi ấy....
Dù bạn là ai, nhìn mẹ như thế nào thì cũng hãy nhớ yêu thương và kính trọng mẹ. Để 
khi mẹ ra đi, những kỉ niệm yêu mến của quá khứ và cả nuối tiếc sẽ ở lại, cũng như cái tình Mẫu tử bị đứt đoạn sẽ mãi nguyên tươi. Nhớ rằng, dù bạn đi đến đâu hay ở bất cứ nơi nào, mẹ sẽ luôn là người quan tâm, yêu thương, lo lắng cho bạn nhất. Đừng xem những điều gần gũi với trái tim bạn là hiển nhiên. Yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có Người.
Tôi viết những dòng này, thực ra không phải viết mà là tâm sự, tâm sự cùng nỗi lòng một người mẹ. Và tôi hiểu hơn hết câu thơ" con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con". Nó sẽ thành nốt nhạc nhẹ mỗi khi tôi nhớ, nghĩ về mẹ. Và tôi hy vọng bạn trân trọng tình mẫu tử. Để một đêm chợt hình ảnh mẹ ùa về, lắng đọng trong kí ức, bạn sẽ không ân hận và đủ tự tin để mỉm cười thật tươi.
Yêu và trân trọng tình mẫu tử biết mấy!!!

đừng khóc nữa
Xem chi tiết
Xuân Quý Huỳnh
Xem chi tiết
HòΔ ThΔnh
13 tháng 1 2022 lúc 20:05

tham khảo....☺☺

Tôi là đứa con trai duy nhất của bố mẹ tôi. Mẹ tôi chiều tôi lắm. Hễ tôi xin mua gì, mẹ cũng mua cho. Nhưng trái ngược với mẹ, bố tôi rất nghiêm khắc. Bố không cho tôi đi chơi với mấy đứa bạn nghịch ngợm. Mỗi lần đi học về là bố thường kiểm tra lại bài tập, vở ghi của tôi. Cũng chính vì thế mà tôi chỉ quý mẹ, có gì chỉ tâm sự với mẹ.

 
Hôm ấy, tôi đang chơi bi ở sân trường thì thằng Tuấn, thằng Hùng gọi:

– Hoàng ơi, có ăn bàng chín không?

– Nghe đến bàng chín, tôi đã thèm lắm rồi. Tôi hỏi:

– Ở đâu?

– Cứ theo rồi khắc biết.

Hai đứa dẫn tôi đến gốc cây bàng cuối sân. Dạo này có lệnh cấm trèo nên cây bàng chi chít những quả chín vàng mọng. Ba đứa tôi thoăn thoắt trèo lên. Những tia nắng vàng chiếu xuống làm quả bàng thêm vàng, ngon hơn. Ba đứa tôi thi nhau chuyền hết cành này đến cành kia chọn quả chín ăn. Kìa! Một chùm bàn dăm bảy quả trông rất ngon mắt ở cành nhỏ phía xa xa. Tôi vội vàng leo ra. Bỗng "rắc! rắc!" cành bàng nơi chân tôi đứng bị gãy. Tôi hốt hoảng định bám vào cành khác nhưng không kịp nữa rồi. Tôi đã bị lơ lửng trên không và rơi bịch xuống đất, bất tỉnh.

Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm trong bệnh viện. Tôi cảm thấy đầu mình tê tê làm sao ấy mà lại rất nặng khó chịu vô cùng. Tôi từ từ mở mắt ra. Mẹ đang ngồi ở đầu giường. mẹ nhìn tôi, ánh mắt đầy lo âu. Tôi cảm thấy ân hận quá. Thấy tôi tỉnh dậy, mẹ mừng quá reo lên:

– Kìa con! Con đã tỉnh dậy rồi ư? Con có đau lắm không?

– Con chỉ thấy khó chịu thôi mẹ ạ. Thế bố đâu hả mẹ? – Tôi hỏi.

– Bố con… bố con… – Mẹ ngập ngừng, một thoáng bối rối.

– Bố con đâu hả mẹ? trời ơi, tôi cảm thấy người mình nóng ran lên.

– Đầu con ê ẩm lắm, con không chịu được nữa đâu.

Vừa dứt lời tôi lấy tay sờ lên đầu và bứt cả băng ra. Tôi bỗng cảm thấy choáng váng và mê man không biết gì nữa.

Lần thứ hai tỉnh dậy tôi thấy mình nằm ở căn phòng cũ. Trên đầu tôi được thay một tấm băng mới. Vẫn khuôn mặt thân thương, ánh mắt dịu hiền, mẹ ngồi nhìn tôi. Thấy tôi đã tỉnh, mẹ dịu dàng:

– Bây giờ con phải bình tĩnh và cẩn thận hơn trước đó.

– Vâng ạ! – Tôi đáp lời mẹ.

Tuy thế trong thâm tâm tôi vẫn tự hỏi: Tại sao trong lúc mình ốm đau như thế này bố lại không đến nhỉ? Hay là bố ghét mình? Hay là bố bận việc gì? Không hẳn là thế? Vậy tại sao? Câu hỏi đó cứ dằn vặt tôi trong suốt thời gian tôi nằm bệnh viện.

Hôm xuất viện về nhà, tôi thấy bố đang nằm trên giường thiêm thiếp ngủ. Khuôn mặt bố hác, tóc lốm đốm bạc, đôi mắt hõm sâu. Nước da bố xanh xao khác hẳn mọi khi. Tôi ngạc nhiên vô cùng. Tôi vừa ngồi vào ghế thì Hùng, Tuấn xách chiếc làn đỏ bước vào.

– Cháu chào các bác! Kìa Hoàng! Bạn đã thấy đỡ chưa? Tuấn nhanh nhẹn hỏi.

– Chào các cháu. Các cháu vào chơi với Hoàng. Bác trai mệt vừa thiếp đi. Mẹ tôi nó.

– Cảm ơn các cậu, tớ đỡ rồi! – Tôi lên tiếng.

– Hoàng ạ, hôm nay hai đứa mình đến để xin lỗi cậu bởi vì tại chúng mình rủ cậu trèo bàng cho nên mới xảy ra tai nạn đáng tiếc này. Xin hai bác thứ lỗi cho chúng cháu. Vì chúng cháu mà Hoàng đã bị ngã và mất bao nhiêu là máu, bác trai đã phải tiếp máu cho Hoàng nên đã bị ốm!

– Có thật vậy không mẹ? – Tôi thảng thốt hỏi mẹ.

Mẹ khẽ gật đầu. Từ trên ghế tôi chạy vội lại ôm chầm lấy bố. Hai hàng nước mắt tôi từ từ rơi. Ôi! Chính bố đã tiếp máu cho mình, thế mà mình lại nghi ngờ bố.

– Bố! Bố tha thứ cho con. Chỉ vì con mà bố bị suy kiệt!

Bố tôi tỉnh dậy:

– Không sao đâu con ạ!

– Bố!

Tôi và bố ôm chặt lấy nhau. Một tình cảm yêu thương trào lên trong tôi. Căn nhà nhỏ bé tràn đầy hạnh phúc. Mẹ nhìn bố con tôi khẽ mỉm cười.

Phạm Thị Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
Phạm Linh Trang
Xem chi tiết