Những câu hỏi liên quan
Lê Thị Ngọc Yến
Xem chi tiết
Đức Minh
26 tháng 11 2016 lúc 15:05

CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI VỚI ĐỘNG TỪ “TO BE”

Đối với cấu trúc của các THÌ, ta chỉ cần quan tâm đến chủ ngữ và động từ chính, còn các thành phần khác như tân ngữ, trạng từ, … thì tùy từng câu mà có cấu trúc khác nhau.

TA CÓ: “to be” ở hiện tại có 3 dạng: am/ is/ are

1. Khẳng định:

S + is/ am/ are

-Trong đó: S (subject): Chủ ngữ

*CHÚ Ý:

- Khi S = I + am

- Khi S = He/ She/ It + is

- Khi S = We, You, They + are

Ví dụ:

I am a teacher. (Tôi là một giáo viên.)

She is very young. (Cô ấy rất trẻ.)

We are friends. (Chúng tôi là bạn bè.)

Ta thấy với chủ ngữ khác nhau động từ “to be” chia khác nhau.

2. Phủ định:

S + am/ is/ are + not

* CHÚ Ý:

- am not: không có dạng viết tắt

- is not = isn’t

- are not = aren’t

Ví dụ: I am not a good student. (Tôi không phải là một học sinh giỏi.)

She isn’t my sister. (Cô ấy không phải là chị gái của tôi.)

They aren’t Vietnamese. (Họ không phải là người Việt Nam.)

3. Câu hỏi:

Am/ Is/ Are + S ?

Trả lời: Yes, I + am. – Yes, he/ she/ it + is. – Yes, we/ you/ they + are.

No, I + am not . – No, he/ she/ it + isn’t. – No, we/ you/ they + aren’t.

Ví dụ: Are you a student? - Yes, I am/ No, I am not.

Am I a bad person? - Yes, you are./ No, you aren’t.

Is he 19 years old? - Yes, he is./ No, he isn’t.

II- CẤU TRÚC THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG

1. Khẳng định:

S + V(s/es)

 

Trong đó: - S (subject): Chủ ngữ

- V (verb): Động từ

* CHÚ Ý:

- S = I, We, You, They, danh từ số nhiều thì ĐỘNG TỪ ở dạng NGUYÊN THỂ

- S = He, She, It, danh từ số ít thì ĐỘNG TỪ thêm “S” hoặc ES”

* Ví dụ:

- They go to work by bus every day. (Họ đi làm bằng xe buýt hàng ngày.)

Trong câu này, chủ ngữ là “They” nên động từ chính “go” ta để ở dạng NGUYÊN THỂ không chia.

- She goes to work by bus every day.(Cô ấy đi làm bằng xe buýt hàng ngày.)

Trong câu này, chủ ngữ là “She” nên động từ chính “go” phải thêm “es”.

(Ta sẽ tìm hiểu về quy tắc thêm “S” hoặc “ES” sau động từ ở phần sau.)

2. Phủ định:


S + don’t/ doesn’t + V(nguyên thể)

Ta có: - don’t = do not

- doesn’t = does not

CHÚ Ý:

- S = I, We, You, They, danh từ số nhiều - Ta mượn trợ động từ “do” + not

- S = He, She, It, danh từ số ít - Ta mượn trợ động từ “does” + not

- Động từ (V) theo sau ở dạng NGUYÊN THỂ không chia.

* Ví dụ:

- We don’t go to school on Sunday. (Chúng tôi không đến trường vào ngày Chủ Nhật.)

Trong câu này, chủ ngữ là “We” nên ta mượn trợ động từ “do” + not (don’t), và động từ “go” theo sau ở dạng NGUYÊN THỂ.

- He doesn’t visit his grandparents regularly. (Anh ấy không đến thăm ông bà thường xuyên)

Trong câu này, chủ ngữ là “He” nên ta mượn trợ động từ “does” + not (doesn’t), và động từ “visit” theo sau ở dạng NGUYÊN THỂ.

3. Câu hỏi:

Do/ Does + S + V(nguyên thể) ?

Trả lời: Yes, I/we/you/they + do./ No, he/she/it + does.

No, he/she/it + doesn’t./ No, he/ she/ it + doesn’t.

CHÚ Ý:

- S = I, We, You, They, danh từ số nhiều - Ta mượn trợ động từ “Do” đứng trước chủ ngữ

- S = He, She, It, danh từ số ít - Ta mượn trợ động từ “Does” đứng trước chủ ngữ

- Động từ chính trong câu ở dạng NGUYÊN THỂ

* Ví dụ:

- Do you stay with your family? (Bạn có ở cùng với gia đình không?)

- Yes, I do./ No, I don’t.(Có, tớ ở cùng với gia đình./ Không, tớ không ở cùng .)

Trong câu này, chủ ngữ là “you” nên ta mượn trợ động từ “Do” đứng trước chủ ngữ, động từ chính “stay” ở dạng nguyên thể.

- Does your father like reading books? (Bố của bạn có thích đọc sách không?)

Yes, he does./ No, he doesn’t. (Có, ông ấy có thích đọc sách./ Không, ông ấy không thích.)

Trong câu này, chủ ngữ là “your father” (tương ứng với ngôi “he”) nên ta mượn trợ động từ “Does” đứng trước chủ ngữ, động từ chính “like” ở dạng nguyên thể.

II- CÁCH SỬ DỤNG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN

1. Diễn tả một hành động, sự việc diễn ra thường xuyên, lặp đi lặp lại hay một thói quen.

* Ví dụ:

- I brush my teeth every day. (Tôi đánh răng hàng ngày.)

Ta thấy việc đánh răng được lặp đi lặp lại hàng ngày nên ta sẽ sử dụng thì hiện tại đơn để diễn tả. Vì chủ ngữ là “I” nên động từ “brush” ở dạng nguyên thể.

- My mother usually goes to work by motorbike. (Mẹ tôi thường đi làm bằng xe máy)

Việc đi làm bằng xe máy cũng xảy ra thường xuyên nên ta sẽ sử dụng thì hiện tại đơn. Vì chủ ngữ là “my mother” (tương ứng với “she”) nên động từ “go” thêm “es”.

2. Diễn tả một sự thật hiển nhiên, một chân lý.

* Ví dụ:

- The sun rises in the East and sets in the West. (Mặt trời mọc đằng Đông, và lặn đằng Tây)

Đây là một sự thật hiển nhiên nên ta sử dụng thì hiện tại đơn để diễn tả. Chủ ngữ là “the sun” (số ít, tương ứng với “it”) nên động từ “rise” và “set” ta phải thêm “s”.

3. Diễn tả sự việc sẽ xảy xa theo lịch trình, thời gian biểu rõ ràng như giờ tàu, máy bay chạy.

Ví dụ:

- The train leaves at 5 pm today. (Tàu sẽ rời đi vào lúc 5h chiều ngày hôm nay.)

- The flight starts at 9 am tomorrow. (Chuyến bay sẽ bắt đầu vào lúc 9h sang ngày mai.)

Mặc dù việc “tàu rời đi” hay “Chuyến bay bắt đầu” chưa xảy ra nhưng vì nó là một lịch trình nên ta sử dụng thì hiện tại đơn. Chủ ngữ là “the train” và “the flight” (số ít, tương ứng với “it”) nên động từ “leave” và “starts” ta phải thêm “s”.

4. Diễn tả suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác.

Ví dụ:

- I think that your mother is a good person. (Tôi nghĩ rằng mẹ bạn là một người tốt.)

Động từ chính trong câu này là “think” diễn tả “suy nghĩ” nên ta sử dụng thì hiện tại đơn. Vì chủ ngữ là “I” nên động từ “think” không chia và ở dạng nguyên thể.

- She feels very tired now. (Bây giờ cô ấy cảm thấy rất mệt.)

Động từ “feel” có nghĩa là “cảm thấy” chỉ cảm giác nên ta sử dụng thì hiện tại đơn. Vì chủ ngữ là “she” nên động từ “feel” phải thêm “s”.

III- DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THÌ HIỆN TẠI ĐƠN

* Khi trong câu có các trạng từ chỉ tần suất:

- always:Luôn luôn

- usually:Thường thường

- often:Thường

- sometimes:Thinh thoảng

- rarely:Hiếm khi

- seldom:Hiếm khi

- every day/ week/ month/ year: Hàng ngày/ hàng tuần/ hàng tháng/ hàng năm

- once:Một lần (once a week: một tuần 1 lần)

- twice:Hai lần (twice a month: hai lần một tháng)

- three times:Ba lần (three times a day: 3 lần 1 ngày)

* CHÚ Ý:

- Chú ý: từ “ba lần” trở lên ta sử dụng: số đếm + times

Ví dụ: She goes to the cinema four times a month. (Cô ấy đi xem phim 4 lần 1 tháng)

* Vị trí của trạng từ chỉ tuần suất trong câu:

- Các trạng từ: always, usually, often, sometimes, rarely, seldom - đứng trước động từ thường, đứng sau động từ “to be” và trợ động từ .

Ví dụ: - He rarely goes to school by bus. (Anh ta hiếm khi đi học bằng xe bus)

- She is usually at home in the evening. (Cô ấy thường ở nhà vào buổi tối.)

- I don’t often go out with my friends. (Tôi không thường đi ra ngoài với bạn bè)

IV- QUY TẮC THÊM “S” HOẶC “ES” SAU ĐỘNG TỪ

1. Thông thường ta thêm “s” vào sau các động từ.

2. Những động từ tận cùng bằng: -s; -sh; -ch; -z; -x; -o ta thêm “es”.

3. Những động từ tận cùng là “y”:

+ Nếu trước “y” là một nguyên âm (a, e, i, o, u) - ta giữ nguyên “y” + “s”

Ví dụ: play - plays buy - buys pay - pays

+ Nếu trước “y” là một phụ âm - ta đổi “y” thành “i” + “es”

Ví dụ: fly - flies cry - cries fry - fries

4. Trường hợp đặc biêt:

Ta có: have - has

Động từ “have” khi đi với chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít sẽ không thêm “s” mà biến đổi thành “has”.

Ví dụ: They have two children. (Họ có 2 người con.)

She has two children. (Cô ấy có 2 người con.)


 

Bình luận (4)
Trần Thị Bảo Trân
26 tháng 11 2016 lúc 16:14

THÌ HIỆN TẠI ĐƠN ĐỐI VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG

I) Usage ( cách dùng )

1. Thì hiện tại đơn dùng để diễn tả một hành động hay lập đi lập lại ở hiện tại.

Example: - I usually go to school at 7 o'clock a.m

- I usually go to bed at 9 o'clock p.m

2. Thì hiện tại đơn dùng để diễn tả một sở thích.

Example: - I like chicken

- I like bread

3. Thì hiện tại đơn dùng để diễn tả một sự sở hữu.

Example: - I have a new pen.

- I have a new shoes

4. Thì hiện tại đơn dùng để diễn tả một chân lí hay một sự thật hiễn nhiên.

Example: - I live at Ly Nhan Tong street

- I live in Huong Van

* S1:

\(have+\begin{cases}I\\you^2\\we\\they\end{cases}\)

* S2:

\(has+\begin{cases}He\\She\\It\end{cases}\)

II) Form ( công thức )

1. Câu khẳng định (+):

S1:

I You 2 We They + V (nguyên mẫu)

Example: They dance and sing at school

S1 V(nguyên mẫu )

S2:

He She It + V + s/es ( o,x,s,ch,sh )

Example: - Phương An sings at school

- He watches TV

2. Câu phủ định (-)

I You 2 We They + do not don't + V (nguyên mẫu )

Example: - I do not learn Science

- We do not watch cartoon

S2:

He She It + does not doesn't + V (nguyên mẫu)

Example: - My father doesn't cook dinner

- My mother does not go to the supermarket

3. Câu nghi vấn (?)

S1

A: Do + I You We They 2 + V (nguyên mẫu ) B: Yes, + S 1 + do No, + S 1 + do not don't

Example: - A: Do you do your homework?

B: Yes, I do

No, I do not

- A: Do they do their homework?

B: Yes, they do

No, they don't

S2:

A: Does + He She It + v (nguyên mẫu ) B: Yes, + S 2 + does No, + S 2 + does not doesn't

Example: - A: Does your mother cook lunch?

B: Yes, she does

No, she doesn't

- A: Does he watch TV?

B: Yes, he does

No, he does not

Bình luận (1)
Trần Thị Bảo Trân
26 tháng 11 2016 lúc 16:35

THÌ HIỆN TẠI ĐƠN ĐỐI VỚI ĐỘNG TỪ TOBE

I) Form ( công thức )

1. Câu khẳng định (+)

S+ tobe

I + am = I'm

You2 + are = You're

We + are = We're

They + are = They're

He + is = He's

She + is = She's

It + is = It's

Example: I am Tran

My mum is Ha

She is Quynh Mai

2. Câu phủ định (-)

S + tobe + not

I am not

You2 are not

We are not

They are not

He is not

She is not

It is not

3. Câu nghi vấn (?)

A: Tobe + S + ? B Yes, + S + tobe No, + S + tobe + not

Bình luận (0)
Hân Trần
Xem chi tiết
Gia Linh
30 tháng 8 2023 lúc 10:28

1. I am a teacher.

2. He is my father.

3. She is in the living room.

4. You are my best friend.

5. That film starts at 7:45 p.m.

6. She often does her homework in the library.

7. We go to school every day.

8. They never go to school by bus.

Bình luận (0)
Lê Gia Bảo
Xem chi tiết
Đặng Anh Thư
13 tháng 4 2021 lúc 22:02
Theo mk thì: a, cô trang đang nói vs hs về cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động. Cấu trúc khi đc biến hóa : S+ be ( chia theo thì của câu chủ động) + P2+ by + O. b, steal-> stolen; choose-> chosen( P2); steal-> stole, choose -> chose( quá khứ)
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Thị Giang
Xem chi tiết
Ngọc LÊ
19 tháng 12 2016 lúc 21:32

Chia số ít đấy nhé ^^

Bình luận (5)
Phạm Gia Thi
Xem chi tiết
Athanasia Karrywang
7 tháng 9 2021 lúc 20:40

Công thức chuyển câu chủ động sang câu bị động các bạn học theo bảng dưới đây nhé!

Thì

Chủ động

Bị động

Hiện tại đơn

S + V(s/es) + O

S + am/is/are + P2

Hiện tại tiếp diễn

S + am/is/are + V-ing + O

S + am/is/are + being + P2

Hiện tại hoàn thành

S + have/has + P2 + O

S + have/has + been + P2

Quá khứ đơn

S + V(ed/Ps) + O

S + was/were + P2

Quá khứ tiếp diễn

S + was/were + V-ing + O

S + was/were + being + P2

Quá khứ hoàn thành

S + had + P2 + O

S + had + been + P2

Tương lai đơn

S + will + V-infi + O

S + will + be + P2

Tương lai hoàn thành

S + will + have + P2 + O

S + will + have + been + P2

Tương lai gần

S + am/is/are going to + V-infi + O

S + am/is/are going to + be + P2

Động từ khuyết thiếu

S + ĐTKT + V-infi + O

S + ĐTKT + be + P2

và ngược lại

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Võ Nguyễn Hoài Phương
Xem chi tiết
nguyễn trình quỳnh thy
Xem chi tiết
ng.nkat ank
22 tháng 11 2021 lúc 20:10

1. Là hiện tại tiếp diễn

 

Bình luận (0)
lê thục đan
22 tháng 11 2021 lúc 20:12

 Là hiện tại tiếp diễn

Bình luận (5)
camcon
Xem chi tiết
Kochou Shinobu
13 tháng 8 2021 lúc 9:36

ờ limdim

Bình luận (0)
camcon
Xem chi tiết