viết đoạn văn 8-10 câu nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ đầu bài thơ bánh trôi nước
Câu hỏi : Hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ đầu của văn bản " Bánh trôi nước "
Tham khảo:
"Bánh trôi nước" là một trong những tác phẩm viết hay nhất về vẻ đẹp và số phận người phụ nữ thời phong kiến. Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.
c.Hãy viết một đoạn văn khoảng từ 8 – 10 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ bánh trôi nước ( đoạn văn có sử dụng 1 đại từ, 1 từ ghép- gạch chân chú thích).
giúp em với ạ
Đề 1 : viết 1 đoạn văn ngắn ( khoảng 8-15 câu ) nêu cảm nghĩ của em về bài thơ BÁNH TRÔI NƯỚC
Đề 2 : viết 1 đoạn văn ngắn ( khoảng 8-15 câu ) Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ :
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi
Tham khảo!
Đề 1:
Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
Đề 2:
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.
Viết một đoạn văn ngắn (80-100 chữ) nêu cảm nhận của em về hai câu thơ cuối trong bài “Bánh trôi nước”
Em tham khảo:
Hai câu thơ cuối trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương giúp ta hình dung về số phận và sự khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ. Dẫu cho cuộc đời có nhào nặn, bóp méo cũng không khiến họ biến chất. Rắn nắt mặc dầu vì họ không có quyền quyết định chính số phận của mình. Ta vô cùng thương cảm cho người phụ nữ trong xã hội ấy. Kẻ nặn kia có thể là bất cứ ai. Nhưng dù là ai thì thân phận người phụ nữ cũng bé nhỏ, cũng đáng thương vô cùng. Vượt lên trên sự đau khổ ấy thì người phụ nữ vẫn giữ cho mình phẩm chất tốt đẹp. Đó là "Tấm lòng son" đáng trân quý vô cùng. Tấm lòng ấy là lời tuyên thệ khẳng định một trái tim son sắt, một tấm lòng thủy chung của người phụ nữ.
Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về thân phận người phụ nữ thời XHPK thông qua bài thơ " Bánh trôi nước "
Nói đến người phụ nữ là nói đến cái đẹp, tình yêu thương và đức hi sinh. Họ cống hiến hết cho cuộc đời mà không đòi hỏi quyền lợi vật chất nào ngoài sự trân trọng, cảm thông và chia sẻ. Nhưng những cái đó hầu như không được gia đình và xã hội quan tâm vì cho rằng thiên chức của phụ nữ là phục tùng vô điều kiện. Hiểu rõ điều bất công đó nên Hồ Xuân Hương đã viết nên những câu thơ thấm đẫm nỗi xót xa, chua chát như trên. Hồng nhan là cách gọi những phụ nữ đẹp, rộng hơn là để chỉ chung giới nữ. Nhưng gọi là cái hồng nhan có nghĩa là đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác khác. Nỗi hờn tủi, bẽ bàng chất chứa trong câu thơ: Trơ cái hồng nhan với nước non in đậm dấu ấn phong cách diễn tả độc đáo của Xuân Hương.Tâm sự trĩu nặng nỗi buồn thân phận và duyên phận của nữ sĩ không biết ngỏ cùng ai nên càng cuộn xoáy, day dứt trong lòng giữa đêm khuya thanh vắng. Nhưng dù bị phụ phàng hay quên lãng thì nhân vật trữ tình trong bài thơ vẫn không tuyệt vọng, vẫn khao khát sống mạnh mẽ, vẫn ước ao đến cháy lòng hạnh phúc tròn đầy, vẫn mong muốn được san sẻ và bù đắp những tình cảm chân thành nhất giữa người với người.
Trong đó phải có từ đồng nghĩa và trái nghĩa nhé
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
Em hãy viết 1 đoạn văn ( 6-8 câu) nêu cảm nhận về bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, có sử dụng ít nhất 1 cặp quan hệ từ.
Đọc xong tác phẩm bánh trôi nước của hồ xuân hương ,em có rất nhiều ấn tượng về nó.Nghe đến bánh trôi ai cũng sẽ nghĩ là nó là 1 loại bánh vỏ dày có nhân đường phên,nhưng tác giả Hồ Xuân Hương đã gắn ghép nó với thân phận ng phụ nữ trong xã hội xưa.Những ng phụ nữ ấy đc tác giả miêu tả vẻ đẹp đầy đặn ,phúc hậu nhưng số phận éo le,đầy trông gai.Nếu như ng phụ nữ của xã hội nay đc tự quyết định tương lại theo mong muốn của mình thì ng phụ nữ xưa hoàn toàn trái ngược ,ng cha ,ng chồng sẽ là ng quyết định thay .Cha đặt đâu con ngồi đấy,chồng bảo gì vợ phải làm theo.Những tục lệ ấy đã khiến biết bao số phận ng con gái chở nên khổ cực hơn.Cũng vì là phụ nữ nên họ bị đối xử bất công . Họ không đc học hành ,phải làm nụng vất vả.Cha mẹ họ chỉ coi họ là "thứ vịt dời"sau này chỉ đi lấy chồng ,ở nhà chồng chứ ko làm đc j hết .Ko có họ làm sao có các thế hệ trẻ như chúng ta.....Hãy trân trong những ng phụ nữ
cặp quan hệ từ :nếu ....thì
tick nhé !
Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ bánh trôi nước của hồ Xuân Hương trong đoạn văn có Ý nhấ phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ bánh trôi nước của hồ Xuân Hương trong đoạn văn có ít nhất 1 cặp từ trái nghĩa gạch chân dưới các từ đó
Viết đoạn văn khoảng 9 câu nêu cảm nhận của em về người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương là một bài thơ thuộc thể loại thất ngôn tứ tuyệt, mượn hình ảnh chiếc bánh trôi một cách tinh tế để nói về người phụ nữ. "Thân em vừa trắng lại vừa tròn" ý chỉ thân hình trắng trẻo, đầy đặn của người phụ nữ. Có nhan sắc xinh đẹp như vậy, những người phụ nữ xưa vẫn không được hưởng hạnh phúc mà phải "bảy nổi ba chìm với nước non". Long đong, lận đận cả cuộc đời, họ vẫn không thể tự quyết định số phận của mình mà "rắn nát" lại phải phó mặc vào "tay kẻ nặn". Tuy vậy, tâm hồn họ vẫn vô cùng chung thủy, son sắt, giữ được những phẩm hạnh, đạo đức quý giá "mà em vẫn giữ tấm lòng son". Bài thơ còn thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với những người phụ nữ "hồng nhan bạc mệnh". Số phận họ bị định đoạt bởi những tư tưởng "trọng nam khinh nữ" lạc hậu của xã hội đương thời.
Viết đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ bánh trôi nước (gạch chân dưới 1 quan hệ từ mà em sử dụng trong đoạn văn)
Không chép mạng:Đ
Tham khảo :
Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.
Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.
Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.