Nói đến người phụ nữ là nói đến cái đẹp, tình yêu thương và đức hi sinh. Họ cống hiến hết cho cuộc đời mà không đòi hỏi quyền lợi vật chất nào ngoài sự trân trọng, cảm thông và chia sẻ. Nhưng những cái đó hầu như không được gia đình và xã hội quan tâm vì cho rằng thiên chức của phụ nữ là phục tùng vô điều kiện. Hiểu rõ điều bất công đó nên Hồ Xuân Hương đã viết nên những câu thơ thấm đẫm nỗi xót xa, chua chát như trên. Hồng nhan là cách gọi những phụ nữ đẹp, rộng hơn là để chỉ chung giới nữ. Nhưng gọi là cái hồng nhan có nghĩa là đã hạ nó xuống ngang hàng với những vật vô tri vô giác khác. Nỗi hờn tủi, bẽ bàng chất chứa trong câu thơ: Trơ cái hồng nhan với nước non in đậm dấu ấn phong cách diễn tả độc đáo của Xuân Hương.Tâm sự trĩu nặng nỗi buồn thân phận và duyên phận của nữ sĩ không biết ngỏ cùng ai nên càng cuộn xoáy, day dứt trong lòng giữa đêm khuya thanh vắng. Nhưng dù bị phụ phàng hay quên lãng thì nhân vật trữ tình trong bài thơ vẫn không tuyệt vọng, vẫn khao khát sống mạnh mẽ, vẫn ước ao đến cháy lòng hạnh phúc tròn đầy, vẫn mong muốn được san sẻ và bù đắp những tình cảm chân thành nhất giữa người với người.
Trong đó phải có từ đồng nghĩa và trái nghĩa nhé
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
THAM KHẢO
Cũng rất Hồ Xuân Hương, bài thơ có nhiều nghĩa. Có những tổ chức ngôn từ của văn học dẫn đến một cách hiểu (đơn nghĩa ). Nhưng cũng có những tác phẩm làm người đọc hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (hiện tượng đa nghĩa ). Với Xuân Hương thường có ba nghĩa : nghĩa đen, nghĩa bóng ( gắn với tâm sự, nỗi niềm), và nghĩa thứ ba ... rất Xuân Hương. Chuyện bánh trôi thật , muốn chín thả vào nước, nước sôi, bảy nổi ba chìm ... tất cả đều thật. Nhưng cái bánh trôi ấy là “ thân em” . Không phải thân em chung chung mà cái thân ấy đặt vào hoàn cảnh của xã hội đảo điên lúc bấy giờ. Họ muốn người phụ nữ phải thế này, phải thế nọ : Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn ... Đấy là ý của họ. Còn “ em” ?
- Cái thân em xem chừng cơ cực, bị động ( Hai chữ “ thân em” sao mà xót xa ). Có người cho rằng bài thơ ít nhiều mất đi Xuân Hương bởi cái cơ cực, bị động ấy. Thật ra, bài thơ có thấm một ít chua chát, Xuân Hương không muốn dối lòng. Nhưng cái chính vẫn là hai thế lực trong bài thơ : xã hội và con người Xuân Hương. “ Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Trắng hẳn là trong sạch ( mặc dù đời lúc ấy quá nhơ ). Em củng chả góc cạnh, ương bướng gì với đời. Đời đã bóp méo thân em theo ý họ rồi lại đày em trong bảy nổi ba chìm... Tưởng đã biến chất, tưởng đã hết cái nguyên sơ, cái vốn có. Một chữ MÀ ( Mà em vẫn ... ) làm cho bài thơ chia làm hai mảng: ba câu đầu đứng về một bên, câu cuối lời ít, ý nặng. Xem chừng cán cân không giữ ở thế thăng bằng mà đĩa cân trĩu xuống về phía câu cuối.
- Mở đầu bài thơ một từ “ em” khiêm nhường, gần gũi. Trong quan hệ nam nữ dưới thời phong kiến, chữ “ thiếp” dành cho gái có chồng, từ “em” dùng cho nhân tình, nhân ngãi. Nhờ từ em ấy mà sự trong trắng, trẻ trung của các ý trong câu một là hợp lí :
Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
Rồi cuộc đời tàn bạo phũ phàng thân phận em. Trước cuộc đời ấy. lí ra từ nhân xưng trong bài ( em ) phải đổi khác ( Ngô Tất Tố chẳng để cho chị Dậu chuyển từ cháu, đến tôi, rồi bà đó sao? ), nhưng ở đây cuối bài vẫn một từ em tự tin, dịu ngọt.
Ta như thấy câu một mở ra về người con gái đáng yêu ấy; câu 2, câu 3 trải qua bảy nổi ba chìm, rồi khép lại bài thơ : vẫn người con gái ấy. Trên cái nền trong trắng ( câu 1 ) hiển hiện : một tấm lòng son.
Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Bài viết 1
Qua bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. " Trắng " của làn da, " tròn " là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ " tấm lòng son " , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ " Ba chìm bảy nổi " được tác giả biến đổi thảnh " Bảy nổi ba chìm " , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Bài viết 2Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.