Vị trí địa lý của tỉnh Hà Giang và lãnh thổ
Vị trí địa lý phạm vi lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế xã hội ?
trình bày đặc điểm vị trí phạm vi lãnh thổ tỉnh lâm đồng và nêu ý nghĩa của vị trí địa lý phát triển kinh tế xã hội ở Lâm Đồng
hãy trình bày những thế mạnh và hạn chế của vị trí địa lý đối với sự phát triển tế xã hội tỉnh Hà Giang
Trình bày đặc điểm vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ của nước ta. Thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý
Tham khảo
Vị trí và giới hạn lãnh thổ
a. Vùng đất
- Diện tích đất tự nhiên nước ta (bao gồm đất liền và hải đảo) là 331 212 km2.
- Các điểm cực trên đất liền:
b. Vùng biển
- Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2.
- Các đảo xa nhất về phía Đông của Việt Nam thuộc quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa).
c. Vùng trời
- Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
- Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
d. Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
Tham khảo
Thuận lợi:
– Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.
– Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.
– Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.
Khó khăn:
- Vị trí này cùng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.
* Nêu đặc điểm vị trí và giới hạn lãnh thổ Việt Nam
- Điểm cực Bắc: 23023’B , 105020’Đ
- Điểm cực Nam: 8034’B, 104040’Đ
- Điểm cực Tây: 22022'B, 102010’Đ
- Điểm cực Đông: 12040’B, 109024’Đ
a) Phần đất liền:
- Lãnh thổ Việt Nam nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc và Đông.
- Diện tích tự nhiên 329247 km2, nằm trong khu vực múi giờ số 7.
- Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới.
b) Phần biển:
- Biển nước ta nằm ở phía Đông phần đất liền.
- Diện tích khoảng 1 triệu km2 trong tổng diện tích gần 3,5 triệu km2 của biển Đông.
- Gồm 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa).
c) Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:
- Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
- Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Cầu nối giữa đất liền – đại dương, giữa lục địa và hải đảo, giữa các đại dương lớn.
- Nằm trong khu vực gió mùa và nơi di cư của các luồng sinh vật.
* Đặc điểm vị trí địa lí Việt Nam:
+ Vị trí nội chí tuyến. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
+ Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
* Ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên nước ta:
Vị trí địa lí là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên các đặc điểm chung của thiên nhiên nước ta như tính chất nhiệt đới gió mùa, tính chất ven biển, tính chất đa dạng, phức tạp.
- Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km, có tác động đến tự nhiên:
+ Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc - Nam (ranh giới là dãy Bạch Mã) và Đông - Tây.
+ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, các khối khí qua biển tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.
- Đối với giao thông vận tải:
+ Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải theo chiều Bắc -Nam (đường bộ, đường biển, đường hàng không... ).
+ Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai. Đặc biệt là tuyến giao thông bắc - nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông.
* Thuận lợi:
– Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.
– Việt Nam có thể hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng Quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.
* Khó khăn:
– Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn, cháy rừng, sóng biển) và chống giặc ngoại xâm ( xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc…)
REFER
Dựa vào hình 12.1 và thông tin trong bài hãy:
- Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý đến sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực.
Vị trí địa lí:
Nằm ở phía đông nam châu Á.
Nằm ở khu vực nội chí tuyến.
Là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
Phạm vi lãnh thổ:
Kéo dài từ 10oN đến 28oB và 92oĐông đến 142oĐông.
Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp
Diện tích: 4,5 triệu km2
Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tếxã hội của khu vực Đông Nam Á:
Vị trí địa – chính trị quan trọng.
Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn.
Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới do nằm trong khu vực nội chí tuyến
Ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất và đời sống.
Đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội:
- Trao đổi, giao lưu với bên ngoài: Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á... đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
- Phát triển kinh tế: Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế.
- Về văn hóa – xã hội: do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới.
Dựa vào thông tin mục I, và hình 6.1, hãy:
- Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của khu vực Mỹ La-tinh trên bản đồ.
- Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý đến sự phát triển kinh tế, xã hội của khu vực Mỹ La-tinh.
Tham khảo:
Xác định phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý của khu vực Mỹ La-tinh
- Phạm vi lãnh thổ
+ Khu vực Mỹ La-tinh có diện tích khoảng 20 triệu km2;
+ Bao gồm: Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các đảo và quần đảo trong vùng biển Ca-ri-bê, toàn bộ lục địa Nam Mỹ.
- Vị trí địa lí:
+ Lãnh thổ Mỹ La-tinh trải dài từ khoảng vĩ độ 33°B đến gần vĩ độ 54°N, tiếp giáp với ba đại dương: phía đông là Đại Tây Dương, phía tây là Thái Bình Dương và phía nam là Nam Đại Dương.
+ Mỹ La-tinh nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tách biệt với các châu lục khác. Phía bắc giáp khu vực Bắc Mỹ (gồm Hoa Kỳ và Ca-na-đa).
Dựa vào thông tin mục I, và hình 11.1, hãy:
- Nêu đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
- Nêu đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á.
- Phạm vi lãnh thổ: Khu vực Đông Nam Á bao gồm 11 quốc gia, có diện tích khoảng 4,5 triệu km, bao gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
- Vị trí địa lí:
+ Nằm ở phía đông nam của châu Á, trong khoảng vĩ độ từ 28°B đến 10°N và trong khoảng kinh độ từ 92°Đ đến 152°Đ.
+ Vị trí tiếp giáp: phía bắc giáp khu vực Đông Á; phía tây giáp khu vực Nam Á và vịnh Ben-gan; phía đông giáp Thái Bình Dương; phía nam giáp Ôxtrâylia và Ấn Độ Dương.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
- Thuận lợi:
+ Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ôxtrâylia, nơi giao thoa giữa các luồng sinh vật và các vành đai sinh khoáng tạo nên một khu vực có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế.
+ Khu vực Đông Nam Á có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng đi qua, đặc biệt có eo biển Ma-lắc-ca là một trong những đầu mối hàng hải lớn, góp phần vận chuyển hàng hóa từ châu Âu, châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á đến Đông Á và ngược lại.
+ Là nơi giao thoa của các nền văn hóa lớn khiến khu vực Đông Nam Á có nền văn hóa đa dạng và đặc sắc.
- Khó khăn:
+ Thường xuyên chịu ảnh hưởng của các thiên tai, như: bão, động đất, núi lửa, sóng thần,...
+ Vị trí địa - chính trị quan trọng của Đông Nam Á đã ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng trong khu vực.
Câu 1: Trình bày vị trí địa lý và hình dáng lãnh thổ nước ta? Vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?
MỌI NGƯỜI GIÚP EM SỚM ĐƯỢC KHÔNG Ạ
Ý 1:
Phần đất liền của nước ta kéo dài theo chiều bắc - nam tới 1650 km, tuơng đuơng 15° vĩ tuyến. Nơi hẹp nhất theo chiều tây - đông, thuộc Quảng Bình, chưa đầy 50 km. Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km, hợp với hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền làm thành khung cơ bản của lãnh thổ Việt Nam
Ý 2:
Thuận lợi:
Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)
Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
Khó khăn:
Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…
Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.
Dựa vào hình 25.1 và thông tin trong bài hãy cho biết:
- Những đặc điểm nổi bật về lãnh thổ và vị trí địa lí của Trung Quốc.
- Ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ, vị trí địa lý đến phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc.
*Đặc điểm
- Phạm vi lãnh thổ:
+ Trung Quốc có diện tích đất khoảng 9,6 triệu km2.
+ Phần lãnh thổ trên đất liền của Trung Quốc kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°B đến vĩ độ 53°B và từ khoảng kinh độ 73°Đ đến kinh độ 135°Đ.
+ Trung Quốc có vùng biển rộng lớn thuộc các biển Hoàng Hải, Hoa Đông… thuộc Thái Bình Dương và các đảo, quần đảo.
- Vị trí địa lí:
+ Trung Quốc nằm ở khu vực Đông Á.
+ Trung Quốc tiếp giáp với 14 nước (ở phía bắc, phía tây và phía nam) và có đường biên giới trên đất liền dài hơn 21000 km.
+ Phía đông Trung Quốc tiếp giáp với biển.
*Phân tích ảnh hưởng
- Thuận lợi:
+ Đất nước rộng lớn, thiên nhiên có sự phân hóa giữa các vùng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển một nền kinh tế đa dạng.
+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia và vùng biển rộng lớn đã tạo thuận lợi cho việc giao lưu, liên kết kinh tế - thương mại với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, các nước trên thế giới và phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
- Khó khăn:
+ Phần lớn vùng biên giới với các nước có địa hình núi cao, hiểm trở, khó khăn cho giao thương.
+ Tiếp giáp với nhiều quốc gia cũng gây khó khăn cho quốc gia trong việc đảm bảo an ninh - chính trị.
1.trình bày vị trí địa lý và phảm vi lãnh thổ tỉnh Nghệ An
2.em hãy mô tả nét tiêu biểu về địa hình và khí hậu của vùng trung du miền núi và vùng ven biển ở Nghệ An
3.nêu một số thuận lợi và khó khăn của vung trung du miền núi tỉnh Nghệ An
4.địa phương em thuộc khu vực phân hoá nào?khu vực đó có thể phát triển nghành kì gì?
giúp mình đang cần gấp