Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Hưng
Xem chi tiết
Nguyễn Trí Dũng
Xem chi tiết
Văn Lê Hồng
Xem chi tiết
Ahwi
11 tháng 10 2018 lúc 22:31

=.= 

- Thông qua nhiều văn bản ta có thể thấy đc những hình ảnh tiêu biểu của người nông dân VN dưới chế độ xã hội nửa thực dân nửa phong kiến

   +  Họ phải chịu cảnh bóc lột , nghèo đói và bế tắc

   + Họ có những phẩm chất tốt đẹp đáng trân trọng 

    + Trong lúc khó khăn nhất họ vẫn khẳng định đc lòng tự trọng cao độ , giàu nhân cách của mình

Hok tốt ... chỉ nghĩ đc từng này

사랑해 @nhunhope94
11 tháng 10 2018 lúc 22:34

chúng ta cũng đã được tìm hiểu về cuộc sống của nông dân thuộc xã hội xưa , xã hội phong kiến . người nông dân chúng ta đã phải chịu sự bóc lột , chèn ép một cách tàn bạo . nhất là người phụ nữ không được hưởng quyền lợi như bây giờ mà phải chìm nổi , tra tấn của bon cầm quyền , dù thế nào nhưng người con gái vẫn cố gắng giữ đc phẩm chất của mik ; son sắt . em thấy giờ thời điểm hiện tai thì mik thaath hạch phúc và cảm thấy thương cho cuộc đời người nông dân sống trong xã hội xưa

~ không hay thì thôi nha . không nhận brick nha ~

vũ gia anh
11 tháng 10 2018 lúc 22:29

hình ảnh người nông dân Việt Nam hiện lên với những đức tính và phẩm chất đáng quý: giàu tình yêu thương, sống vì tình vì nghĩa, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui, hoạn nạn. Các đức tính tôt đẹp ấy bền vững trong mọi thử thách của thời gian, bất chấp sự ngặt nghèo của cuộc sống. Các đức tính đó chính là vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam, là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, là sợi dây liên kết con người Việt Nam thành một cộng đồng bền vững khiến mọi kẻ thù phải run sợ. Hai tác phẩm cũng cho thấy cảnh sống khổ đau cực nhọc của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Họ phải chịu đủ mọi thứ áp bức bất công, bị bóc lột đến tận xương tủy, bị dẩy đến đường cùng. Chị Dậu và lão Hạc đều bị đẩy đến chỗ bế tắc phải tìm cách tự giải thoát mình. Chị Dậu chọn cách vùng lên phản kháng lại bọn thống trị còn lão Hạc thì tìm đến cái chết để bảo toàn nhân cách của mình. Hai nhân vật, hai cách ứng xử khác nhau trước cuộc sống nhưng đều thể hiện nỗi khổ cực và phẩm chất đáng quý của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.

chúc bạn học giỏi

Lung Linh
Xem chi tiết
Sunn
11 tháng 5 2021 lúc 19:53

Nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa chân thực tình cảnh của người nông dân trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn là người dân đang cùng nhau gắng sức hộ đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le. Trước tình thế thảm hại của người dân, bậc quan phụ mẫu lại ung dung ngồi đánh bài trong tình. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình càng làm rõ sự khổ cực đó. Trong khi nhân dân ra sức chống chọi lại với thiên tai, kẻ làm “cha mẹ” của dân lại chỉ biết ngồi đánh bài thật sung sướng. Như vậy, chúng ta thấy rằng tình cảnh khổ cực của nhân dân không chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

Kieu Diem
11 tháng 5 2021 lúc 19:57

Truyện ngắn '' Sống chết mặc bay '' của tác giả Phạm Duy Tốn đã để lại cho tôi bao dư âm khó quên . Một bên là người dân đang lam lũ , cực chống chọi lại với cơn bão . Còn một bên là viên quan phụ mẫu và những quan khác thì ngồi nhàn nhã trong đình đánh tổ tôm . Ôi ! Con người trong xã hội phong kiến thật là thảm . Cuộc sống của nhân dân có ấm no , có cực khổ đều phụ thuộc vào lương tâm của người làm cha , làm mẹ dân . Trong xã hội cũ , cuộc sống của nhân dân là một vấn đề rất lớn , cuộc sống của họ không chứa đựng sự công bằng mà toàn là những điều bất công . Cuộc sống của những con người trong giai cấp phong kiến là một cuộc sống tràn đầy sự đau thương , mất mát , luôn bị áp bức , bóc lột . Được sống trong xã hội ngày nay , một xã hội có đủ sự công bằng cho một công dân , mọi người dân đều được sống ấm no hạnh phúc mà không bị bóc lột . Tôi cảm thấy rất vui vì điểu đó , vui vì xã hội không còn như trước .

Laville Venom
12 tháng 5 2021 lúc 7:48

tk

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa tình cảnh của người nông dân vô cùng chân thực. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn - mọi người đang cùng nhau gắng sức hộ đê. Thời gian lúc đó là gần một giờ đêm, nước sông Nhị Hà mỗi lúc một cao, trời mưa tầm tã không ngớt. Trong hoàn cảnh đó, người dân ra sức bảo vệ con đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le? Không khí lúc này thật căng thẳng, hãi hùng. Sự đối lập giữa sức người với sức nước đã lên tới điểm đỉnh: “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai cù cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Những lời bình luận của nhà văn gợi cho người đọc cảm nhận được một thái độ đồng cảm, đau xót của tác giả. Vậy mà trong hoàn cảnh đó, viên quan phụ mẫu vẫn thản nhiên ngồi chơi bài, bỏ mặc người dân một mình chống chọi với bão lũ. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình, giữa nhân dân và quan phụ mẫu đã cho thấy rõ nỗi thống khổ của nhân dân. ặc biệt là đoạn cuối truyện, tác giả vừa dùng ngôn ngữ miêu tả, vừa dùng ngôn ngữ biểu cảm để tả cảnh tượng vỡ đê và tỏ lòng ai oán cảm thương của mình đối với những người nông dân khốn cùng. Nhà văn muốn nhấn mạnh với người đọc rằng cuộc sống lầm than đói khổ của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.

  
Nguyễn Văn Tài
Xem chi tiết
minh nguyet
3 tháng 11 2021 lúc 19:52

Em tham khảo nhé:

Trước cách mạng tháng Tám, số phận của người nông dân gặp nhiều đau khổ bất hạnh Hình ảnh chị Dậu và lão Hạc là hai số phận cho chúng ta cái nhìn rõ nhất về sự bóc lột tàn nhẫn. Với lão Hạc, nhà thì nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ quẫn trí bỏ nhà đi đồn điền cao su. Lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu Vàng. Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão. Một trận ốm đã lấy đi hết tiền mà lão dành dụm được suốt bao nhiêu năm qua. Rồi không còn gì, ăn chẳng đủ ăn, không ai mướn lão làm việc, cuối cùng lão đành bán cậu Vàng. Nhưng vì cái nghèo rồi sợ tiêu lạm vào tiền để lại cho con trai, khiến lão chọn cái chết. Và cũng vì sự ân hận với cậu Vàng, lão kết liễu cuộc đời mình bằng cách ăn bả chó. Còn chị Dậu số phận của chị điêu đứng, nghèo khổ bị bóc lột đến tận xương tủy. Vì thiếu sưu của chồng và cả người em chồng đã chết nên chị phải bán đi đứa con của mình. Thấy việc gì thì làm việc đấy, nắng thì cố mà làm mưa thì cũng phải cố. Họ đã làm gì mà để rơi vào hoàn cảnh khốn khổ đến vậy? Tất cả là do xã hội cũ hành hạ. Thật đáng thương cho những con người số phận ấy.

Nhóc Vui Tươi
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
27 tháng 12 2017 lúc 19:13

Tắt đèn với chương Tức nước vỡ bờ là đỉnh cao của mối xung đột ấy, thể hiện rõ cách nhìn con người trên bình diện giai cấp. Trước hết là cách nhìn của tác phẩm đối với bọn tay sai của chế độ thực dân phong kiến đương thời.. Đó là bọn người tàn ác, bất nhân, coi mạng người dân như cỏ rác.

Thực vậy, tính chất tàn ác bất nhân ấy được thể hiện trước hết ở việc dồn người dân vốn đã lâm vào hoàn cảnh khốn khố đến đường cùng. Tức nước vỡ bờ là chương truyện có kịch tính rất cao. Mười bảy chương trước đã thuật lại không biết bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Nhà nghèo lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh, đến vụ thuế, anh Dậu lại bị ốm liệt giường.

Cho nên, vì suất sưu của anh Dậu mà chị Dậu phải bán chó, bán con, phải chịu đựng những lời rủa sả cay độc của vợ chồng Nghị Quế và cũng từng phải nếm cả những đòn roi của bọn lính và người nhà lí trưởng. Cũng vì suất sưu ấy mà anh Dậu bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau.

Sự bất nhân, tàn nhẫn ấy còn thể hiện ở chỗ chẳng những đánh thuế vào người sống, mà còn dựng cả người chết lên để đánh thuế. Cho nên, nộp xong suất sưu của anh Dậu. Chị Dậu những tưởng đã trả được món nợ nhà nước, nào ngờ, bọn hào lí cho biết số tiền vừa nộp ấy chỉ mới tính vào suất của chú Hợi đã chết từ năm ngoái, tiền thuế đinh của anh Dậu vẫn còn phải..nợ! Thế là chị Dậu bị đẩy tới chỗ cùng đường. Anh Dậu tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến ngất xỉu. Nửa đêm, người ta vác anh Dậu rũ rượi như một cái xác trả về cho chị Dậu. Nhờ có hàng xóm đổ đến giúp, chị Dậu đã cứu sống được chồng.

Nhưng trời vừa sáng, bộ mặt cai lệ và người nhà lí trưởng lại hiện ra .Sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng. Tính mạng của anh Dậu bị đe dọa nghiêm trọng. Thế là, “tức nước vỡ bờ", chị Dậu đã vùng lên chống trả một cách quyết liệt. Đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính ấy, tác giả đã phơi bày thành công bộ mặt tàn ác, bất nhân của lũ tôi tớ, tay sai dưới chế độ thực dân phong kiến thời đó.

Cai lệ có lính tráng trong tay để sai bảo. Nhưng cai lệ chưa phải là quan, Đó là một chức hạng bét của chế độ đương thời, một loại cánh tay nối dài của quan phủ quan huyện ngày xưa. Người nhà lí trưởng tất nhiên không có chức quyền gì. Ý chính là đầy tớ của bọn hào lí trong làng. Thậm chí, y có thể là một người nghèo. Có lần chị Dậu năn nỉ hắn: “Bạn nghèo với nhau, bác nói khèo với ông lí cho tôi”, nhưng hắn đã hầm hầm vác gậy bỏ đi và thô lỗ: “Tôi không dám bạn với nhà chị”. Cai lệ và người nhà lí trưởng tuy địa vị có khác nhau nhưng sự tàn ác bất nhân thì không ai kém ai. Chân dung của chúng đã được nhà văn khắc họa khá sắc sảo.

Giữa túp lều tồi tàn như nơi chứa phân tro có một người đàn ông vừa thoát chết, một người đàn bà nuôi con mọn với ba đứa trẻ. Thình lình cai lệ và người nhà lí trưởng xuất hiện, đằng đằng sát khí, sầm sập tiến vào. Tay chúng cầm roi song, tay thước, dây thừng. Đó là những dụng cụ đánh người. Với thái độ ra oai, cai lệ gõ đầu roi xuống đất rất hách dịch, gọi anh Dậu là thằng, chị Dậu là mày, xưng ông, xưng cha mày. Cai lệ mở mồm la thét, quát tháo: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?” Bên cạnh giọng thét, giọng quát còn có giọng hầm hè và trợn hai mắt. Thật là bộ mặt của hung thần! Tên người nhà lí trưởng thì mỉa mai tên cai lệ để tên này càng hung tợn hơn: “Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!” .Anh Dậu đang ốm đau lại bị trói đến ngất xỉu đi, vậy mà họ chẳng hề động tâm. Vừa thấy anh run rẩy cất bát cháo, cai lệ rủa sả: “Ông tưởng mày chét đêm qua, còn sống đấy à?" Anh Dậu sợ lăn ra phản, người nhà lí trưởng còn mỉa mai cười: “Anh ta lại sắp phải gió như đêm hôm qua đấy”. Cả hai tên bất nhân không để ý đến lời van xin tha thiết của người đàn bà khốn khổ ấy. Hắn không để chị nói hết câu mà chỉ giục: "Nộp tiền sưu! Mau. Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thi ông sẽ dỡ cả nhà mày đi".

Hắn càng hung hăng, sai người nhà lí trưởng trói anh Dậu. Người nhà lí trưởng còn không dám hành hạ một người đang ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì. Ấy thế mà hắn dám đùng đùng giật phắt cái thừng, chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát vào mặt chị một cái đánh đốp chân dung của cai lệ và người nhà lí trưởng được khắc họa bằng những chi tiết điệu bộ, giọng nói và hành vi. Không hề có chi tiết nào về suy nghĩ của chúng. Đó là sự sắc sảo của ngòi bút Ngô Tất Tố. Chúng chỉ biết đánh trói, hành hạ người như một cái máy vô tri. Chúng làm gì có lòng trắc ẩn của con người. Đó là bản chất bất nhân của bọn đầy tớ tay sai.

Tóm lại, chân dung của bọn tay sai chế độ thực dán phong kiến thực chất là bọn mặt người dạ thú. Tiếng của chúng chỉ là âm thanh hằm hè, quát, thét. Đầu óc chúng không biết nghĩ suy, trái tim chúng không hề rung động! Hung dữ và thô bạo như vậy, chúng tạo được tình huống kịch tính căng thẳng cho mạch truyện, đây nhân vật chị Dậu đến tình trạng "tức nước vỡ bờ". Thật là những chân dung được khắc họa bằng cái nhìn tinh tế và ngòi bút sắc sảo bậc thầy của nhà văn Ngô Tất Tố.

Bích Ngọc Huỳnh
27 tháng 12 2017 lúc 19:13

Chân dung của bọn tay sai chế độ thực dán phong kiến thực chất là bọn mặt người dạ thú. Tiếng của chúng chỉ là âm thanh hằm hè, quát, thét. Đầu óc chúng không biết nghĩ suy, trái tim chúng không hề rung động! Hung dữ và thô bạo như vậy, chúng tạo được tình huống kịch tính căng thẳng cho mạch truyện, đây nhân vật chị Dậu đến tình trạng "tức nước vỡ bờ". Thật là những chân dung được khắc họa bằng cái nhìn tinh tế và ngòi bút sắc sảo bậc thầy của nhà văn Ngô Tất Tố.

Công Lê
Xem chi tiết
Mỹ Duy
Xem chi tiết
Công Lê
Xem chi tiết