HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Lập bảng thống kê phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 theo yêu cầu sau:
Giai đoạn | Diễn biên chính | Nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1862 | ||
1863 - trước 1873 | ||
1873 - 1884 |
Làm trong giấy để lấy điểm kiểm tra 15 phút
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)
Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?
A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện
phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người
khuyết tật qua đường.
B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường
đường cho xe đi từ bên trái.
C. Đối với việc sử dụng làn đường, phương tiện tham gia giao thông đường bộ di
chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành
hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Câu 2: Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau
với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một
chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang.
Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông?
A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn.
B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn.
C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe.
D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
2׀4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THCS năm học 2021-2022
Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng.
Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho
kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với
cô chú không?
A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người.
B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi.
C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.
D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm.
Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện
trên đường trơn trượt.
A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp.
B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường
và và không phanh gấp.
C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp
khi trơn trượt.
D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường
và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt
Câu 5. Để chuyển hướng an toàn tại nơi giao nhau chúng ta phải thực thực hiện các bước
theo thứ tự nào sau đây?
(1) Bật tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát an toàn phía trước và sau. Từ từ chuyển làn đường.
(2) Xác định hướng rẽ trước khi tới đường giao nhau.
(3) Quan sát an toàn tại nơi giao nhau trước khi đổi hướng.
(4) Thận trọng đổi hướng tại nơi giao nhau, chú ý quan sát.
A. 2 – 3 – 1 – 4 B. 3 – 4 – 2 – 1
C. 2 – 1 – 3 – 4 D. 1 – 3 – 4 – 2
Câu 6. Nhân dịp vừa sinh nhật tròn 16 tuổi, Nam mượn xe mô tô của anh trai để chở bạn
lên thị trấn chơi, cả hai đều đội mũ bảo hiểm và có cài quai. Theo em, trong trường hợp
trên, ai đã vi phạm quy tắc giao thông an toàn?
A. Nam và bạn của Nam.
B. Nam và anh trai của Nam.
C. Nam.
D. Anh trai của Nam.
Câu 7. Cách ứng xử nào dưới đây thể hiện người lái xe có văn hóa khi tham gia giao thông?
A. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao
thông, tránh xa các vụ tai nạn giao thông.
3׀4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THCS năm học 2021-2022
B. Tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu,
vạch kẻ đường và nhường đường cho người đi bộ.
C. Thường xuyên sử dụng còi, đèn để yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông
khác nhường đường.
D. Đi chậm trên làn đường, phần đường phía bên phải của mình, nhường đường cho
các phương tiện tham gia giao thông khác.
Câu 8. Theo em, quy định nào dưới đây là không đúng quy tắc tham gia giao thông?
A. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề
đường thì người đi bộ được đi dưới lòng đường.
B. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường
hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
C. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành
cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường
khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
D. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện
giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không
gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Câu 9. Biển báo nào dưới đây chỉ dẫn được ưu tiên qua đường hẹp?
Biển 1 | Biển 2 | Biển 3 |
A. Biển 1 B. Biển 2 và 3
C. Biển 3 D. Biển 1 và 2
Câu 10. Biển báo nào dưới đây báo phía trước có chướng ngại vật, người điều khiển
phương tiện cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo?
Biển 1 | Biển 2 | Biển 3 |
A. Biển 1. B. Biển 1 và 2.
C. Biển 3. D. Biển 2 và 3
4׀4 Cuộc thi “ATGT cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh cấp THCS năm học 2021-2022
PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Em hãy chỉ ra các lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong những hình ảnh
sau. Trình bày những quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe
đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn.
2. Em hãy lựa chọn và thực hiện một biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý
thức tham gia giao thông an toàn bằng xe đạp, xe đạp điện cho các bạn học sinh
trong trường em. (Có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền như vẽ tranh, sáng tác
thơ, viết bài tuyên truyền, thiết kế khẩu hiệu, làm video…..)