Viết một đoạn văn tự chọn có thành phần tình thái ( 1 câu ) phân tích phép liên kết câu
Viết một đoạn văn giới thiệu về 1 tác phẩm văn học mà em có ấn tượng sâu sắc, trong đó có sử dụng câu chứa thành phần tình thái, 1 phép liên kết và 1 câu đặc biệt (gạch chân, chú thích).
Viết đoạn văn diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về khổ 4-5 (đoạn văn 12 câu trong đó 1 câu chứa thành phần tình thái, 1 phép liên kết)
Tham khảo:
Phép liên kết: phép lặp (tác giả)
Mùa xuân nho nhỏ - được tác giả sáng tác không lâu trước khi qua đời, tác phẩm nói lên những mong muốn, tâm sự, khát khao của tác giả mong muốn cống hiến cho đời, điều đó thấy rất rõ trong hai khổ thơ 4,5. Trong đoạn đầu tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước qua những vần thơ say đắm lòng người, nhà thơ Thanh Hải đã chuyển giọng thơ sang bày tỏ suy ngẫm về mùa xuân của đất nước và những mong muốn của chính tác giả.
“ Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến ”
Nhịp thơ có phần nhanh hơn, cụm từ “ta làm” thể hiện được những mong muốn cháy bỏng của chính tác giả, mong muốn thực hiện nhiều điều ý nghĩa, ước nguyện của tác giả được làm con chim, cành hoa để góp vào vườn hoa đầy màu sắc,tô điểm cho mùa xuân. Nhà thơ cũng mong trở thành một “nốt trầm” nhẹ nhàng hòa mình vào khúc ca của mùa xuân. Nên nhớ tác giả đang trong thời gian bị bệnh nặng và những điều đơn giản, bình thường nhưng lại trở nên quá xa vời với tác giả, ước nguyện của Thanh Hải lúc này trở nên giản dị, thể hiện lối sống cao đẹp. Than ôi! (thành phần tình thái) Đó chính là khát vọng cống hiến sức lực của bản thân vào mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.
" Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
Giọng thơ lúc này vẫn nhẹ nhàng, sâu lắng như lời tâm sự từ tận đáy lòng, dẫu rằng đã qua mùa xuân của tuổi trẻ nhưng tác giả vẫn mong muốn hòa mình vào mùa xuân chung, cụm từ “dù là” thể hiện thái độ bất chấp tuổi tác vẫn kiên quyết cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự phát triển của đất nước. Đó chính là tấm lòng chân tình đáng quý biết bao của nhà thơ Thanh Hải.
Khổ 4, 5 của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ giọng thơ trở nên sâu lắng, cảm xúc như lời tâm tư, ước nguyện cuối đời. Ông đã giải bày những khát khao, mong muốn giản dị và cao cả của mình: sống là phải cống hiến hòa mình vào mùa xuân chung của thiên nhiên, đất nước đến giây phút cuối cùng.
Viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng hợp-phân tích-tổng hợp (khoảng 12 câu) làm rõ ước nguyện tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong khổ thơ thứ 4 trong bài, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và câu có thành phần biệt lập tình thái (gạch chân và chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần biệt lập tình thái).
Em tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Trong khổ thơ, nhà thơ đã nguyện làm con chim hót, làm một nhành hoa, làm một nốt trầm trong bài hát. Cấu tứ của mỗi câu thơ được lặp đi lặp lại, qua đó bộc lộ một ước nguyện giản dị mà chân thành, khiêm nhường. Thanh Hải đã đem đến cho người đọc cái giai điệu ngọt ngào, êm ái của những thanh bằng liên tiếp "ta"-"hoa"-"ca". Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm "một nốt trầm" nhưng phải là "một nốt trầm xao xuyến" để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước..Động từ "làm"-"nhập" ở vai trò vị ngữ biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ - hoá thân để sống đẹp, sống có ích. Chắc hẳn (TPBL tình thái) nhà thơ đã lựa chọn những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống để bày tỏ ước nguyện: "con chim", "một cành hoa", "một nốt trầm". Không ồn ào, cao giọng, nhà thơ chỉ muốn làm "một nốt trầm" nhưng phải là "một nốt trầm xao xuyến" để góp vào bản hoà ca chung. Nghĩa là nhà thơ muốn đem phần nhỏ bé của riêng mình để góp vào công cuộc đổi mới và đi lên của đất nước. Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng "tôi" sang "ta" cũng có ý nghĩa sâu sắc.Khổ thơ chính là khát vọng sống có ích, cống hiến, là ước nguyện, tâm sự của một cuộc đời muốn gắn bó, cống hiến cho đất nước.
viết đoạn văn tổng phân hợp nêu suy nghĩ tinh thần tự học trong đó sử dụng phép liên kết và thành phần tình thái
Xã hội ngày càng phát triển, con người cũng vậy, phải không ngừng nỗ lực để có thể theo kịp sự thay đổi của cuộc sống. Có thể ngày hôm nay như vậy, nhưng tương lai không biết sẽ ra sao. Chính vì vậy, chúng ta phải có ý thức tự chủ động tìm hiểu kiến thức, tự học, tự trau dồi bản thân để có thể bắt kịp với guồng quay của nhịp sống xã hội.
Khái niệm của việc tự học rất đơn giản. Đó chính là tự vận động bản thân mình, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, tiếp thu những kiến thức mới, những điều ta được trải nghiệm trong cuộc sống mà không phải chờ đợi người khác chỉ bảo, dạy dỗ lại. Tự học có lẽ là điều rất cần thiết bởi với nhịp sống xã hội không ngừng phát triển ngày nay, nếu không tự học, chúng ta sẽ bị thụt lùi so với thời đại. Không chỉ thế, kiến thức là điều vô hạn, chỉ có con người là hữu hạn. Không phải điều gì chúng ta cũng biết, cũng thông thạo am hiểu. Cần phải có một quá trình học tập, trau dồi mới có thể học được những thứ ta cần, để phục vụ cho công việc. Nhưng khi ta chưa kịp nắm vững về lĩnh vực này, thì ngày mai xã hội lại có những ý tưởng, những sáng kiến mới, do đó buộc chúng ta phải luôn không ngừng rèn luyện, học tập để có được những hiểu biết, cũng như kiến thức nhất định để phục vụ cho công việc cũng như cuộc sống.
Nhưng tại sao lại phải tự học, vì khi có điều kiện, chúng ta có thể đi học trường nọ lớp kia. Điều này đúng nhưng chưa đủ, bởi những gì ta tự học, tự mày mò tìm hiểu, chắc chắn sẽ để lại trong chúng ta ấn tượng sâu sắc hơn, so với những kiến thức khô khan trên lớp. Chúng ta đam mê một điều gì đó, rồi tự khám phá, tìm hiểu, vấn đề sẽ được giải quyết một cách triệt để hơn. Tất nhiên trong quá trình tự học, ta có thể tham khảo từ những người xung quanh, bạn bè, thầy cô, trường lớp… nhưng quan trọng nhất vẫn phải là bản thân chúng ta, bởi chẳng ai có thể học và ghi nhớ thay bản thân ta được.
Bên cạnh những người đã biết chủ động học tập, thì thế hệ trẻ hiện nay một số đông đang có tính ỷ lại, học tập một cách bị động, học gạo, không mang lại hiệu quả cao. Các em học tập theo một cách đối phó, chỉ để chống đối với cha mẹ, thầy cô, hoặc để có thành tích tốt, bảng điểm đẹp, nhưng kết quả thực chất lại không có gì. Lý do bởi các em đâu có đam mê, đâu có hứng thú, chỉ học cho có, vì trách nhiệm mà thôi. Cũng có những người lại tự mãn, quá tin vào bản thân. Họ cho rằng những gì họ biết đã là quá đủ, đủ để phục vụ cho cuộc sống, nhưng họ đâu biết rằng, đến một ngày cuộc sống, cũng như xã hội thay đổi, những gì họ biết đã không còn là đủ. Khi đó, họ sẽ trở thành những con người đi chậm lại so với xã hội, dẫn đến tình trạng chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống.
Có rất nhiều tấm gương về tinh thần tự học, tiêu biểu chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta. Người đi khắp nơi, làm mọi nghề, tự học mọi thứ mà không cần thầy cô, trường lớp nào. Mỗi người hãy noi theo những tấm gương sáng đó, ngày đêm trau dồi, rèn luyện bản thân học tập thật tốt, để trở thành người có ích cho xã hội, cũng như tạo được những niềm vui cho riêng bản thân nhờ vào việc học.
Chú thích :Có lẽ : thành phần biệt lặp tình thái
Chính vì vậy : Phép liên kết ( phép nối)
Viết một đoạn văn ngắn về đề tài em tự chọn. Trong đoạn văn, có sử dụng phép liên kết câu và liên kết đoạn. ( Viết xong, gạch dưới các từ ngữ có phép liên kết câu liên kết đoạn)
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương. Người mẹ thứ hai của em ở trường là cô Dung. Cô là người đã dạy em từng con chữ, dạy em cái hay của văn chương, sự kì diệu của những con số. Cô cũng là người dạy em biết cách ứng xử, biết sống đúng mực. Mỗi điều đáng quý ấy em đều khắc sâu trong lòng. Chúng là hành trang để em có thể phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn nữa trong cuộc sống. Sau này dẫu có đi đâu bao xa em vẫn sẽ luôn nhớ về cô, người phụ nữ dịu dàng đã dạy chúng em biết bao điều quý giá trong cuộc sống.
Viết đoạn văn theo cách quy nạp phân tích 6 câu đích Kiều ở lầu Ngưng Bích, trong đoạn văn có sử dụng một câu có thành phần khởi ngữ và phép nối để liên kết
Viết 1 đoạn văn 10-12 câu theo cách T-P-H phân tích khổ cuối của bài thơ Sang Thu. Trong đó có sd phép thế và thành phần tình thái
Hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 12 câu) phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con từ sau những ngày ông về thăm gia đình. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ và phép nối để liên kết câu (gạch chân, chú thích rõ thành phần khởi ngữ và phương tiện liên kết thuộc phép nối)
Tham khảo :
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm quý giá trong đó không thể không nhắc đến "Chiếc lược ngà". Tác phẩm đã thể hiện thành công hình tượng nhân vật ông Sáu. Không chỉ là người chiến sĩ cách mạng mà còn là người cha yêu thương con hết mực. Ngay từ những dòng đầu tác phẩm, người đọc đã biết đến ông Sáu là người lính, là người chiến đấu hết sức mình để đem lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc. Cũng chính bởi vậy mà ông phải hi sinh nhiều thứ, trong đó có gia đình. Khi ông được nghỉ phép về thăm nhà, chúng ta đã bắt gặp thấy một ông Sáu vui mừng, hớn hở được về nhà sau bao nhiêu năm xa cách. Đặc biệt, điều ông mong ngóng nhất là gặp được bé Thu. Tuy nhiên, khi xuống tàu, ông đã không khỏi buồn rầu khi Thu không chịu nhận ông là cha, khi Thu không chịu gọi "Ba". Đau đớn hơn, những ngày ở nhà, dù ông có làm đủ mọi cách nhưng cô bé ấy vẫn thờ ơ, dửng dưng. Điểm mở nút của câu chuyện chính là khi ông Sáu phải trở về đơn vị, bé Thu đã bật khóc, gọi to tiếng "Ba...ba". Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. Ông như vỡ òa trong cảm xúc. Đối với những người đọc, ông Sáu đã hiện lên trong mắt người đọc với biết bao phẩm chất cao đẹp.
=> Phép nối: Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. => Phương tiện liên kết: từ "và"
=> Khởi ngữ: Đối với những người đọc
Tham Khảo
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng tác phẩm quý giá trong đó không thể không nhắc đến "Chiếc lược ngà". Tác phẩm đã thể hiện thành công hình tượng nhân vật ông Sáu. Không chỉ là người chiến sĩ cách mạng mà còn là người cha yêu thương con hết mực. Ngay từ những dòng đầu tác phẩm, người đọc đã biết đến ông Sáu là người lính, là người chiến đấu hết sức mình để đem lại hòa bình, độc lập cho Tổ quốc. Cũng chính bởi vậy mà ông phải hi sinh nhiều thứ, trong đó có gia đình. Khi ông được nghỉ phép về thăm nhà, chúng ta đã bắt gặp thấy một ông Sáu vui mừng, hớn hở được về nhà sau bao nhiêu năm xa cách. Đặc biệt, điều ông mong ngóng nhất là gặp được bé Thu. Tuy nhiên, khi xuống tàu, ông đã không khỏi buồn rầu khi Thu không chịu nhận ông là cha, khi Thu không chịu gọi "Ba". Đau đớn hơn, những ngày ở nhà, dù ông có làm đủ mọi cách nhưng cô bé ấy vẫn thờ ơ, dửng dưng. Điểm mở nút của câu chuyện chính là khi ông Sáu phải trở về đơn vị, bé Thu đã bật khóc, gọi to tiếng "Ba...ba". Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. Ông như vỡ òa trong cảm xúc. Đối với những người đọc, ông Sáu đã hiện lên trong mắt người đọc với biết bao phẩm chất cao đẹp.
=> Phép liên kết: Tiếng gọi như xé tan bầu trời ảm đạm, hiu hắt và nó như thỏa niềm mong muốn của ông Sáu. => Phương tiện liên kết: từ "và"
=> Khởi ngữ: Đối với những người đọc
hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp bức tranh mùa xuân xứ Huế trong khổ thơ một của bài thơ mùa xuân nho nhỏ đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và phép thế dùng để liên kết