Những câu hỏi liên quan
Lưu Phúc
Xem chi tiết
Phan Hải Lâm Nguyên
Xem chi tiết
thuy cao
21 tháng 12 2021 lúc 16:51

Những địa danh: Đông Khê, Cao Bằng gợi đến chiến dịch là: Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Hương Thảo
21 tháng 12 2021 lúc 16:55

C

Bình luận (0)
hương giang
21 tháng 12 2021 lúc 18:10

Những địa danh: Đông Khê, Cao Bằng gợi đến chiến dịch là: Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Hquynh
9 tháng 2 2021 lúc 10:46

* Diễn biến chiến dịch Biên giới thu đông (1950)

- Sáng 16 - 9 - 1950, ta tấn công vào căn cứ điểm Đông Khê, mở màn cho chiến dịch.

- Sáng 18 - 9, quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập. Hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.

- Pháp một mặt cho quân đánh lên Thái Nguyên nhằm giảm bớt sự chú ý của ta. Thất Khê cũng được lệnh đánh Đông Khê để đón quân từ Cao Bằng xuống (cuộc “hành quân kép”).

- Quân ta mai phục chặn đánh địch trên Đường số 4, hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng nên không liên lạc được với nhau. Thất Khê cũng bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm, rồi Lạng Sơn và đến ngày 22 - 10 thì rút khỏi Đường số 4.

- Sau hơn một tháng chiến đấu quân ta đã giành được nhiều kết quả to lớn, kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản.

 

Bình luận (0)
Đăng Khoa
9 tháng 2 2021 lúc 10:46

- Sáng 16 - 9 - 1950, ta tấn công vào căn cứ điểm Đông Khê, mở màn cho chiến dịch.

- Sáng 18 - 9, quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập. Hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.

- Pháp một mặt cho quân đánh lên Thái Nguyên nhằm giảm bớt sự chú ý của ta. Thất Khê cũng được lệnh đánh Đông Khê để đón quân từ Cao Bằng xuống (cuộc “hành quân kép”).

- Quân ta mai phục chặn đánh địch trên Đường số 4, hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng nên không liên lạc được với nhau. Thất Khê cũng bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm, rồi Lạng Sơn và đến ngày 22 - 10 thì rút khỏi Đường số 4.

- Sau hơn một tháng chiến đấu quân ta đã giành được nhiều kết quả to lớn, kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản.

Bình luận (0)
Nguyễn Duy Khang
9 tháng 2 2021 lúc 10:47

-16/9/1950, chiến dịch bắt đầu, ta tiến công cụm cứ điểm Đông khê. Sáng ngày 18/9/1950, ta tiêu diệt hoàn toàn cụm cứ điểm Đông khê, đẩy địch vào tình thế nguy khốn: Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, thế phòng thủ trên đường số 4 lung lay.

- Mất Đông khê, quân pháp buộc phải rút khỏi Cao Bằng bằng kế hoạch ‘’hành quân kép”: một cánh quân đánh lên Thái nguyên để thu hút chủ lực của ta, một cánh quân khác từ Thất khê tiến lên chiếm lại Đông khê để đón quân từ Cao Bằng về.

- Đoán trước ý định của địch, quân ta mai phục, kiên nhẫn chờ đánh quân tiếp viện. Từ 1 đến 8/ 10/1950, quân ta liên tục chặn đánh địch, diệt gọn 2 binh đoàn, làm sụp đổ hoàn toàn kế hoạch rút quân của địch.

- Từ 10 đến 22/10/1950, địch phải rút khỏi đường số 4: Thất Khê, Na Sầm, Đồng đăng, lạng Sơn, Đình Lập. Đến 23/10/1950 chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi.

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Toàn
Xem chi tiết
Mai Thị Xuân Bình
2 tháng 2 2016 lúc 14:19

* Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947 :

- Tháng 4/1947, Chính phủ Pháp cử Bôlae vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhă,f đánh phá căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não và quân chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta. Chúng âm mưu giành thắng lợi, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

- Khi địch vừa tiến công Việt Bắc, Đảng đã có chỉ thị "Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp". Trên các mặt trận, quân ta đã anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.

- Ở Bắc Cạn, quân ta chủ động bao vây và tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã....... buộc Pháp rủt lui Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã....  vào cuối tháng  11/1947.

- Ở mặt trận hướng đông, quân ta tiến hành nhiều trận phục kích, tiêu hao nhiều lực lượng địch. Đặc biệt, trận phục kịch ở đèo Bông Lau, tiêu hao nhiều lực lượng địch, tịch thu nhiều vũ khí và quân trang quân dụng.

- Ở mặt trận hướng tây, quân ta chặn đánh địch nhiều trận trên sông. Nổi bạt là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến và cano của địch.

- Như vậy, hai gọng kìm Đông và Tây của địch đã bị bẻ gãy, không khép lại được.

- Sau hai tháng chiến đấu, chiến dịch Việt Bắc đã kết thúc bằng cuộc rút lui của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19/12/1947.

- Ta loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 tên, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca nô....Cơ quan đầu não của ta được bảo toàn. Bộ đội chủ lực ta đã trưởng thành. Với chiến thắng Việt Bắc, cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới.

* Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 :

- Bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến có thêm nhiều thuận lợi nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức mới.

- Chính phủ Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới.

- Về phía Pháp, có sự đồng ý của Mĩ, Chính phủ Pháp đề ra kế hoạch Rơve, tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4, thiết lập "Hành lang Đông - Tây"; Pháp chuẩn bị mở cuộc tiến công quy mô lớn trên Việt Bắc lần thứ 2.

- Tháng 6/1950, Đảng và chính phủ ta quyết định mở chiến dịch biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phân quan trọng sinh lực địch, mở đường liên lạc với Trung Quốc và thế giới dân chủ; mở rộng và củng cố căn cứ Việt Bắc, đồng thời tạo thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận để cùng bộ chỉ huy chỉ đạo và động viên bộ đội chiến đấu.

- Ngày 16/9/1950, quân ta mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào Đông Khê và giành thắng lợi. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp đã buộc phải rút khỏi Cao Bằng theo Đường 4 và cho quân từ Thất Khê lên Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng về nhưng bị quân ta chặn đánh dữ dội nên phải rút về.

- Ngày 8/1/0/1950, địch chạy khỏi Thất Khê về Na Sầm. Ngày 13/10/1950, địch rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn. Trong khi đó, cuộc hành quân của địch lên Thái Nguyên cũng đã bị ta chặn đánh. Quân Pháp trở nên hoảng loạn. Ngày 17/10 rút khỏi Đồng Đăng. Ngày 18/10 rút khỏi Lạng Sơn. Đường số 10 được giải phóng ngày 22/10/1950.

- Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, ta giải phóng tuyến biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 van dân, chọc thủng "Hành lang Đông Tây" của Pháp. Kế hoạch Rơve bị phá sản.

- Với chiến thắng biên giới, con đường nối nước ta với các nước XHCN được khai thông, quân đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.

Bình luận (0)
Nguyễn Quý
Xem chi tiết
✎﹏ϯǜทɠ✯廴ěë︵☆
12 tháng 3 2022 lúc 5:29

Tham Khảo

 

1. Hoàn cảnh sáng tác:

Sau 10 năm kháng chiến gian khổ và quyết liệt, tháng 1 năm 1428, nhân dân ta dưới ngọn cờ của Lê Lợi, đã đánh đuổi giặc Minh ra khỏi đất nước.Sau chiến thắng, Lê Lợi tổ chức phong thưởng cho tướng lĩnh và chính thức lên ngôi hoàng đế. Nguyễn Trãi thay mặt nhà vua viết Bình Ngô đại cáo (Đại cáo bình Ngô) để tuyên bố cho toàn dân biết rõ công cuộc cứu nước, trải qua nhiều nguy nan đã thắng lợi, từ đây dân tộc bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hòa bình, thống nhất.

2. Tựa đề:

Tác phẩm của Nguyễn Trãi có tên là Đại cáo bình Ngô, nghĩa là tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô. Tên Bình Ngô đại cáo là cách đảo lại tựa đề cho ngắn gọn, chứ chưa hẳn là dịch. Chữ Ngô ở đây là cách gọi của người Việt xưa đối với thế lực phong kiến phương bắc, với sắc thái coi khinh. Trong tác phẩm, quân Ngô chính là giặc Minh.

3. Thể loại:

- Bài văn được viết theo thể cáo, thể văn biền ngẫu, thường ra đời nhằm công bố sự kiện trọng đại của quốc gia hoặc sau một cuộc kháng chiến lâu dài. Đây là văn kiện chính luận, không phải lúc nào người ta cũng dùng.

 

- Kiểu câu trong văn biển ngẫu: Tứ tự, bát tự, song quan, cách cú, gối hạc.

4. Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến chứng cớ còn ghi): nêu chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

- Phần 2 (Vừa rồi … chịu được): Tố cáo tội ác của giặc Minh

- Phần 3: Thuật lại quá trình kháng chiến bao gồm hai đoạn nhỏ:

+ Tiểu đoạn 1 (Ta đây … lấy ít địch nhiều): Lược thuật những chiến thắng vang dội của nghĩa quân Lam Sơn.

- Phần 4 (Xã tắc …Ai nấy đều hay): Tuyên bố kết thúc chiến tranh mở ra kỷ nguyên hòa bình, khẳng định địa vị, tư thế của đất nước.

5. Phân tích:

5.1. Nêu lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến:

- Tư tưởng nhân nghĩa:

Việc nhân dân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Đập lại luận điệu của quân Minh

Cuộc chiến của ta vì dân -> nội dung khác, cụ thể hơn (liên hệ)

Giải thích -> chiến đấu vì trừ bạo -> quân Minh, bọn tay sai.

=>Quan niệm nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là quan niệm đạo đức hạn hẹp mà là một lý tưởng xã hội phải chăm lo cho dân được sống có hạnh phúc , yên bình .

- Từ cách độc lập của dân tộc.

+ Biểu hiện: tên đất nước, nền văn hóa riêng, bờ cõi, phong tục, nền chính trị, nhân tài.

=>Khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia (so với các tác phẩm trước Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ).

 

+ Giọng văn: Sảng khoái, tự hào.

+ Cách viết: câu văn biền ngẫu “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần ... Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ..” -> Bình đẳng, ngang hàng (đế).

=>Cuộc chiến đấu của ta là chính nghĩa.

5.2.Tố cáo tội ác của giặc Minh:

- Liệt kê hàng loạt:

Khủng bố (thui sống, chôn sống), bóc lột (thuế má: nặng thuế khóa; phu phen: những nỗi phu phen nay xây ma đập đất ...; dâng nạp: dòng lưng mò ngọc, đãi cát tìm vàng, bắt dò chim trả, bắt bẫy hươu đen...; diệt sản xuất: tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ; diệt sự sống: Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng...

- Tội ác man rợ nhất của giặc Minh được miêu tả trong câu:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.

Đây là hình ảnh vừa cụ thể, lại vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội.

=>Lột tả tội ác tày trời của giặc, làm rõ sự bất nhân phi nghĩa của bọn chúng. Đó cũng là lý do vì sao nhân dân ta phải kháng chiến.

5.3 Lược thuật cuộc kháng chiến:

5.3.1 Buổi đầu dựng cờ khởi nghĩa.

- Hình tượng trung tâm là anh hùng Lê Lợi (Ta đây).

+Tập trung miêu tả về nội tâm: ngẫm, đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai, giận, suy xét, đắn đo, trằn trọc, băn khoăn.

=>Chân dung tâm trạng Lê Lợi: lòng yêu nước, căm thù giặc, quyết tâm cao, nung nấu nghiền ngẫm chí lớn, là người nhìn xa trông rộng.

+ Hình tượng Lê Lợi có sự gởi gắm tâm trạng của Nguyễn Trãi, của toàn dân -> chân thực, xúc động.

- Khó khăn trong buổi đầu kháng chiến:

+ Chênh lệch về lực lượng: ta yếu, địch mạnh.

+ Thiếu thốn về vật chất .

+ Hiếm nhân tài.

- Vì sao vượt qua được?

 

+ Ý chí, tấm lòng cầu hiền.

+ Có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, đánh bất ngờ, đánh nhanh.

+ Dựa vào sức mạnh nhân dân .

+ Lấy nhân nghĩa làm cơ sở.

- Giọng điệu: trầm lắng, suy tư.

5.3.2.Lược thuật chiến thắng:

- Diễn tả của trận đánh qua 3 bước

+ Phản công:

Bồ Đằng – Trà Lân -> bất ngờ; câu văn ngắn, chắc, hình ảnh bất ngờ: Sấm vang chớp giật, Trúc chẻ tro bay.

Giặc: Sợ hãi.

+Tiến công:

Tây Kinh, Đông Đô -> nơi đầu não của giặc.

Trận chiến ác liệt -> hình ảnh máu chảy thành sông, thây chất đầy nội, giặc thất bại thảm hại.
Mưu phạt tâm công dùng ngọn cờ chính nghĩa, dùng mưu trí và thu phục lòng người.

+ Đánh quân cầu viện:

Giặc tiến sang rầm rộ (câu văn dài) 2 mũi tiến công từ Khâu Ôn và Vân Nam.

Ta: đánh bất ngờ, dứt khoát: chặt, tuyệt.

Nhịp văn ngắt bất ngờ.

Liệt kê -> chiến thắng dồn dập.

Hình ảnh đối lập giữa ta và giặc.

=>Khắc họa sự thất bại thảm hại của kẻ thù và sức mạnh, khí thế của quân ta.

Giọng điệu: sảng khoái, hào hùng khi khắc họa tư thế của người chiến thắng.

- Thái độ nhân nghĩa yêu chuộng hòa bình:

Giọng văn chậm rãi, khoan thai. Tha chết cho kẻ thù, cấp ngựa và thuyền để về nước.

Muốn nhân dân nghỉ sức.

Tính kế lâu dài.

5.4 Tuyên bố hòa bình:

- Giọng văn hả hê, vui mừng tin tưởng vào hòa bình lâu dài (Giang sơn từ đây đổi mới ... Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu).

- Một loạt các từ tả vũ trụ -> cảm hứng độc lập dân tộc được nâng lên gắn liền với cảm hứng vũ trụ bao la vĩnh hằng. Mặt khác thể hiện ý thức về sự thiêng liêng tôn kính lịch sử.

6. Chủ đề:

Bình Ngô đại cáo là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại, nêu cao lòng tự hào, niềm hân hoan vô hạn trước thắng lợi của chính nghĩa, ca ngợi tài năng lãnh đạo và khí phách hào hùng của dân tộc.

7. Kết luận:

- Bình Ngô đại cáo tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có nên được mãi mãi là thiên cổ hùng văn.

- Bài cáo thể hiện năng lực cấu trúc tác phẩm nghệ thuật đạt đến trình độ hoàn chỉnh năng lực duy hình tượng sắc sảo, biến hóa, hấp dẫn phù hợp với cảm hứng chủ đạo của tác phẩm.

 Thuyết minh về Nguyễn Trãi và Bình Ngô Đại CáoPhân tích Đại cáo bình ngô mẫu 1

Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà quân sự tài ba của dân tộc mà ông còn là nhà thơ, nhà văn chính luận kiệt xuất của nền văn học trung đại Việt Nam với nhiều tác phẩm xuất sắc được viết bằng cả chữ Nôm và chữ Hán. Đặc biệt, nhắc tới những áng văn chính luận của Nguyễn Trãi chúng ta không thể nào không nhắc tới “Bình Ngô đại cáo” - một tác phẩm được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết sau cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Tác phẩm đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc và được xem là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.

“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được viết theo thể cáo - một thể loại văn học cổ có nguồn gốc từ Trung Quốc với bố cục, kết cấu chặt chẽ. Mở đầu bài cáo, tác giả Nguyễn Trãi đã nêu lên luận đề chính nghĩa làm nền tảng tư tưởng cho toàn bộ bài cáo của mình.

Từng nghe: việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Chỉ với hai câu mở đầu bài cáo của mình, tác giả đã nêu lên tư tưởng xuyên suốt bài cáo đó chính là nhân nghĩa - một phạm trù tư tưởng có nguồn gốc từ Nho giáo, dùng để thể hiện cách ứng xử và những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Và với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa đó bắt nguồn từ tư tưởng “yên dân”, “trừ bạo’. Có thể nói, đây chính là cơ sở nền tảng xuyên suốt bài cáo, xuất phát từ quan điểm lấy dân làm gốc, từ lòng yêu thương nhân dân và vì nhân dân mà diệt bạo, mà đánh đuổi các thế lực xâm lược. Đồng thời, cũng trong phần mở đầu của bài cáo, tác giả Nguyễn Trãi còn nêu lên những chân lí độc lập khách quan, làm sơ sở lí luận vững chắc để khẳng định độc lập dân tộc cũng như nêu lên tư tưởng của bài cáo.

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Dù mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Chỉ với một đoạn văn ngắn nhưng dường như tác giả Nguyễn Trãi đã tái hiện lại một cách chân thực và rõ nét những truyền thống vẻ vang từ ngàn đời nay của dân tộc. Trước hơn hết, nước ta có một nền văn hiến, phong tục Bắc Nam từ ngàn đời nay. Đồng thời, nước ta còn là nước có bờ cõi, lãnh thổ riêng, được mọi người thừa nhận. Đặc biệt hơn cả, thông qua việc so sánh các triều đại phong kiến của nước ta với các triều đại phong kiến phương Bắc, tác giả đã đặt các triều đại của ta, dân tộc ta ngang hàng với các triều đại phong kiến phương Bắc, điều đó không chỉ là cơ sở cho nền độc lập mà còn thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc của tác giả Nguyễn Trãi. Không dừng lại ở đó, để nêu lên chân lí khách quan cho nền độc lập của nước ta, tác giả còn tái hiện lại những trang sử vẻ vang, hào hùng với những chiếc thắng vang dội khắp non sông của quân và dân ta trong suốt chặng đường lịch sử trước đó.

 

Lưu Công tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi.

Thêm vào đó, từ cơ sở luận đề chính nghĩa đã nêu, trong phần tiếp theo của bài cáo, tác giả Nguyễn Trãi đã đi sâu vạch rõ những tội trạng man rợ, gian ác của kẻ thủ. Trước hết, tác giả đã vạch rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh đối với nước ta.

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa
Bọn gian tà bán nước cầu vinh.

Như vậy, chỉ với bốn câu văn song tác giả đã vạch rõ cho người đọc âm mưu xâm lược của giặc Minh. Quân Minh đã lợi dụng tình hình rối ren ở trong nước ta dưới thời nhà Hồ, với luận điệu xảo trá “phù Trần diệt Hồ”, bọn chúng đã tiến vào và thực hiện âm mưu xâm lược nước ta. Hơn thế nữa, không chỉ vạch rõ âm mưu xâm lược của giặc Minh, tác giả Nguyễn Trãi còn tố cáo, vạch rõ những hành động, những tội ác dã man của bọn giặc trên hầu khắp tất cả các lĩnh vực bằng những hình ảnh, những từ ngữ độc đáo. Tội ác đầu tiên của giặc Minh đã được tác giả Nguyễn Trãi kể ra đó chính là tàn sát, giết hại những người dân vô tội.

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Với nghệ thuật đảo ngữ cùng với việc sử dụng những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, tác giả đã vạch rõ hành động giết người mạn rợ, tàn ác của giặc. Ngay đến cả những “dân đen’, “con đỏ” - những người vô tội, chúng cũng không nương tay. Tất cả những điều đó đã cho thấy hành vi giết người không ghê tay của bọn giặc. Thêm vào đó, chúng còn tàn sát những người dân vô tội bằng cách đẩy những người dân đen kia vào những nơi rừng thiêng, nước độc với đầy rẫy những hiểm nguy, những nơi mà khi đã bước vào đấy sẽ không biết có ngày trở lại hay không.

Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng thiêng nước độc.

Đồng thời, tội ác của bọn giặc còn được thể hiện ở những chính sách thuế khóa nặng nề và hết sức vô lí cùng với những chính sách hủy hoại môi trường sống, cảnh quan tự nhiên, tiêu diệt sự sống của vạn vật trên đất nước ta.

Nặng thuế khóa sạch không đầm núi

....
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới giăng
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt

Tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ.

Như vậy, với hàng loạt các hình ảnh chân thực, giàu tính biểu tượng, đoạn hai của bài cáo như một bản cáo trạng đanh thép mà ở đó, tác giả Nguyễn Trãi đã vạch rõ những tội ác, những hành động man rợ, ghê người của bọn giặc minh xâm lược. Và để rồi, tất cả những tội ác ấy được tác giả khái quát lại trong câu thơ giàu tính khái quát và biểu tượng. Đồng thời, qua những lời thơ ấy cũng giúp chúng ta thấy được thái độ căm phẫn đến tột cùng của tác giả.

Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Độc ác thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được?

Không chỉ dừng lại ở vạch rõ những tội ác của kẻ thù, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi còn tái hiện lại một cách chân thực và sâu sắc quá trình kháng chiến và giành chiến thắng của quân và dân ta. Mở đầu cho đoạn văn chính là hình ảnh vị chủ tướng, người anh hùng Lê Lợi:

Ta đây:

Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình

Đại từ “ta” đặt ở đầu đoạn văn như một lời khẳng định, thể hiện rõ lai lịch, nguồn gốc, lai lịch, xuất thân của người anh hùng Lê Lợi. Xuất thân từ nhân dân, nên chắc có lẽ hơn ai hết Lê Lợi hiểu được những nhọc nhằn và cả sự căm phẫn, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân ta - “căm thù giặc thề không cùng chung sống”. Nhưng người anh hùng ấy không chỉ có lòng căm thù giặc sâu sắc mà còn mang trong mình bao nỗi niềm suy tư, trăn trở, đến nỗi “đau lòng nhức óc”, “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận” để suy tính con đường đánh đuổi quân xâm lược và cuối cùng người anh hùng ấy đã dấy binh khởi nghĩa, mang theo trong mình tất cả niềm tin và một con đường đấu tranh kiên định, góp phần đi đến thắng lợi cuối cùng của quân và dân ta. Song, không dừng lại ở việc tái hiện chân dung vị chủ tướng Lê Lợi, đoạn ba của bài cáo còn tái hiện lại những khó khăn, gian khổ và cả những chiến thắng vang dội của quân và dân ta. Trước hết, trong buổi đầu khởi nghĩa, nghĩa quân của ta gặp phải muôn vàn những khó khăn, thử thách cả về nhân lực và vật lực. Đó là những ngày quân giặc còn rất mạnh, nhân tài của ta còn nhiều hạn chế, “nhân tài như lá mùa thu”, “việc bôn tẩu lại thiếu kẻ đỡ đần”,... Thế nhưng, với tất cả ý chí, lòng quyết tâm và với một đường lối đấu tranh đúng đắn, kiên định “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân để thay cường bạo”, nghĩa quân của ta đã vượt qua muôn vàn những khó khăn thử thách ấy để đạt được nhiều thắng lợi vang dội. Tác giả đã kết thúc đoạn ba của bài cáo với một giọng văn đầy từ hào khi tái hiện lại những thắng lợi vẻ vang, liên tiếp của nghĩa quân trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Mở đầu của những chiến công ấy là chiến thắng Bồ Đằng, Trà Lân, rồi đến cả vùng Trần Trí, Sơn Thọ, Lí An,... và hàng loạt, hàng loạt những chiến thắng cứ thế liên tiếp nhau diễn ra.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
15 tháng 7 2019 lúc 9:36

Chọn đáp án C.

- Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947: Pháp tấn công ta trước -> ta phản công Pháp (Đây là cuộc phản công lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp).

- Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950: Ta tấn công Pháp trước ở Đông Khê (Đây là cuộc tiến công lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp)

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
9 tháng 3 2017 lúc 8:03

Đáp án C

- Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947: Pháp tấn công ta trước -> ta phản công Pháp (Đây là cuộc phản công lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp).

- Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950: Ta tấn công Pháp trước ở Đông Khê (Đây là cuộc tiến công lớn đầu tiên của ta trong kháng chiến chống Pháp)

Bình luận (0)
Dương Việt Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Anh
5 tháng 2 2016 lúc 21:41

*Những nét chính :

- Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951, quân ta liên tiếp mở các cuộc tấn công vào phòng tuyến của địch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

   + Chiến dịch trung du ( Chiến dịch Trần Hưng Đạo) từ 25/12/1250 đến 17/1/1951, quân ta đánh vào hệ thống phòng ngự của địch ở Vĩnh Yên, Phúc yên. 

   + Chiến dịch đường số 18  (chiến dịch Hoàng Hoa Thám)  từ 20/3 đến 7/4/1951, quân ta tấn công từ Phả Lại đến Uông Bí, tiêu diệt 14 vị trí của địch.

   + Chiến dịch Hà - Nam - Ninh (chiến dịch Quang Trung) , từ 28/5 đến 20/6/1951, quân ta tấn công địch ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

 - Từ năm 1951 đến năm 1953, quân ta mở chiến dịch ở miền núi.

   +  Từ giữa tháng 11/1951 đến tháng 2/1952, ta mở chiến dịch phản công địch ở Hòa Bình. Chiến dịch Hòa Bình kết thúc sau hơn 3 tháng (từ 14/11/1951 đến 25/2/1952). Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 tên địch, giải phóng hoàn toafnkhu vực Hòa Bình.

   + Từ ngày 14/10/1952 đến ngày 10/12/1952, ta mở chiến dịch Tây Bắc. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ở Mộc Châu, Thuận Châu, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái. Kết thúc chiến dịch, ta đã loại hỏi vòng chiến đấu hơn 13.000 địch, giải phóng 28.500km vuong với hơn 25 vạn dân, gồ toàn tỉnh Nghĩa Lộ, gần hết tỉnh Sơn La.

   + Đầu năm 1953, quân ta phối hợp với quân dân Lào mở chiến dịch Thượng Lào. Trong ơn 1 tháng chiến đấu, quân dân Việt _ Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu 2.800 địch; giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxali với  30 vạn dân. 

* So sánh

- Các chiến dịch ta mở ở trung du, đồng bằng chưa phải là sở trường của ta nên kết quả chiến đấu bị hạn chế.

- Các chiến dịch ta mở ở miền núi  đúng với sở trường của ta nên thu được những thắng lợi to lớn, tiếp tục đẩy địchvào thế bị động đối phó, tiếp tục đưa cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước phát triển mới.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 2 2019 lúc 2:28

Đáp án A

Bình luận (0)