Những câu hỏi liên quan
Thuỳ Lê Minh
Xem chi tiết
Phùng khánh my
1 tháng 12 2023 lúc 20:34

 

Khi nhìn lại quá khứ, có một kỷ niệm đẹp mà tôi không thể quên được. Đó là khoảng thời gian tuyệt vời mà tôi đã trải qua cùng với bạn thân của mình. Trong kỷ niệm đó, chúng tôi đã trải qua nhiều trải nghiệm thú vị và tạo dựng mối quan hệ đáng trân trọng.

Một trong những yếu tố quan trọng trong kỷ niệm đó là miêu tả. Chúng tôi thường xuyên đi dạo quanh khu phố nơi chúng tôi sống. Tôi nhớ rõ những chiều hè nóng bức, khi chúng tôi cùng nhau đi qua những con đường nhỏ, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ xưa và ngắm nhìn những bông hoa đầy màu sắc. Mỗi chi tiết nhỏ trong cảnh vật đều được miêu tả kỹ lưỡng, từ màu sắc của bầu trời đến hương thơm của hoa. Những miêu tả này giúp chúng tôi tạo ra một không gian thực tế và sống động trong kỷ niệm của chúng tôi.

Ngoài ra, miêu tả nội tâm cũng đóng vai trò quan trọng trong kỷ niệm đó. Chúng tôi thường xuyên chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc và ước mơ của mình với nhau. Tôi nhớ rõ những buổi tối dài, khi chúng tôi ngồi bên nhau và trò chuyện về cuộc sống, tương lai và những điều quan trọng trong trái tim chúng tôi. Những miêu tả nội tâm này giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về nhau và tạo dựng một mối quan hệ thân thiết và chân thành.

Kỷ niệm đó không chỉ là những miêu tả và miêu tả nội tâm, mà còn là những trải nghiệm thú vị mà chúng tôi đã trải qua cùng nhau. Chúng tôi đã cùng nhau khám phá những địa điểm mới, thử những món ăn lạ và tham gia vào những hoạt động thể thao. Mỗi trải nghiệm đều là một cảm xúc đáng nhớ và tạo dựng thêm những kỷ niệm đẹp trong tâm trí chúng tôi.

Kỷ niệm đó đã giúp tôi hiểu rõ hơn về tình bạn và giá trị của một người bạn thân. Nó đã cho tôi những trải nghiệm đáng nhớ và những bài học quý giá về tình yêu thương, sự chia sẻ và sự đồng hành. Tôi biết rằng những kỷ niệm đó sẽ mãi mãi ở trong trái tim tôi và tôi sẽ luôn trân trọng mối quan hệ đặc biệt này.

Trong cuộc sống, chúng ta luôn gặp gỡ và chia tay với nhiều người. Nhưng những kỷ niệm đẹp với bạn thân sẽ mãi mãi ở trong trái tim chúng ta. Hãy trân trọng những kỷ niệm đó và tạo dựng những mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống của bạn.

Bình luận (0)
My Lai
Xem chi tiết
Ẩn danh
21 tháng 10 2021 lúc 21:20

1. Mở bài

Giới thiệu về thời gian, hoàn cảnh xảy ra sự việc. Cảm nhận chung của người viết về sự việc đã xảy ra.

2. Thân bài

Hoàn cảnh gây ra lỗi lầm.Diễn biến của sự việc.Kết quả của lỗi lầm đó.Suy nghĩ của bản thân về lỗi lầm. 

3. Kết bài

Bài học rút ra sau lỗi lầm mà bản thân mắc phải.

 

Bình luận (0)
Ẩn danh
21 tháng 10 2021 lúc 21:21

Tuổi thơ của ai cũng sẽ có thật nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Chính nhờ những kỉ niệm muôn hình muôn vẻ đó, đã tạo nên một tuổi thơ nhiệm màu. Bản thân em cũng vậy. Và trong vô số kỉ niệm đó, em nhớ nhất vẫn là một lần em nói dối mẹ.

Kỉ niệm lần đó xảy ra khi em đang học lớp năm. Em được nhận xét là một cô bé thông minh nhưng lười biếng và thích nói dối. Ngày hôm đó, sau khi ngủ dậy, em cảm thấy chán nản, không muốn đi học. Vì vậy, em đã giả vờ như mình bị đau bụng. Khi thấy em đã muộn vẫn chưa xuống ăn sáng, mẹ liền chạy lên phòng kiểm tra. Mẹ đã rất lo lắng. Ngay lập tức, mẹ đi tìm dầu nóng xoa bóp bụng cho em. Trong giây phút, em cảm thấy hối hận vì đã lừa mẹ. Nhưng rồi em vẫn im lặng và lắc đầu. Một lát sau, thấy em mãi không đỡ. Mẹ liền bảo em hãy nằm nghỉ để mẹ gọi xin cô nghỉ buổi học hôm nay.

Chờ mẹ ra khỏi cổng, em liền sung sướng bật dậy, chạy ngay ra phòng khách ngồi chơi. Em mở tủ lạnh, lấy bánh kẹo ra, vừa xem phim vừa ăn trong sung sướng. Đúng lúc đó, em nghe thấy tiếng mở cửa, vội nhìn sang thì em thấy mẹ đứng đó. Khuôn mặt đỏ bừng, trên tay là một túi thuốc và lồng đựng cháo ấm. Dường như quá ngạc nhiên, mẹ đứng sững người lại, chỉ thốt lên “Sao con…”. Nhưng dường như đã hiểu ra vấn đề, mặt mẹ trở nên buồn bã, ánh mắt thất vọng nhìn về em. Rồi mẹ im lặng tiến về phía phòng bếp, đặt cháo và thuốc lên bàn rồi trở về phòng. Em cảm thấy hối hận vô cùng. Em liền lên phòng để xin lỗi mẹ:

 

- Con xin lỗi mẹ ạ, con đã nói dối mẹ để được nghỉ học hôm nay. Hành động đó thật là sai lầm, nhưng con mong mẹ hãy bỏ qua cho con nhé. Con xin hứa từ nay về sau sẽ không bao giờ nói dối nữa. Nếu con phạm sai, thì mẹ đánh con thật đau vào là được.

Mẹ vẫn tiếp tục im lặng. Khiến em nghĩ rằng mình không được tha thứ, nước mắt cứ thế mà lăn dài trên má. Lúc này, rốt cuộc mẹ cũng phản ứng lại. Mẹ đưa đôi tay lên, lau đi dòng nước mắt của em, vuốt nhẹ lên trán em mà nói rằng:

- Con biết nhận lỗi như thế này mẹ vui lắm. Hãy nhớ mãi lời hứa này của con nhé. Mẹ sẽ giám sát con thật kĩ.

- Vâng ạ - Em trả lời với niềm hạnh phúc khôn cùng.

Từ sau lần đó, em như trở thành một con người hoàn toàn khác, em không nói dối và lười biếng nữa. Mà trở nên chăm chỉ, trung thực hơn. Sựt thay đổi tích cực đó, chính nhờ hành động giáo dục bằng tình thương của mẹ ngày hôm đó. Bài học này em sẽ ghi lòng tạc dạ mãi về sau

 

Bình luận (0)
Ẩn danh
21 tháng 10 2021 lúc 21:23

Ngày hôm nay, em có dịp về thăm trường cũ. Trường vẫn như xưa, đến cả hàng cây xanh cũng không có gì thay đổi. Nhìn khung cảnh đó, những kỉ niệm ngày xưa lại ùa về. Đặc biệt, chính là kỉ niệm một lần em trốn học thể dục.

Hôm đó là một ngày mùa hè nóng bức, chúng em học thể dục ở trên sân. Và tất nhiên, em và các bạn ai cũng cảm thấy khó chịu. Như thường lệ, sau khi tập hợp điểm danh xong, thầy sẽ cho cả lớp tự khởi động rồi đi lấy dụng cụ thể dục, và phải mười lăm phút sau thầy mới quay lại. Thế nên, ngay khi bóng thầy đi xa, em liền dừng tập, chạy vào bóng râm phía sau sân trường ngồi chơi. Vừa ngồi hóng mát, em vừa yên chí rằng chắc chắn sẽ trở lại kịp khi thầy vừa trở về. Bởi như mọi hôm, khi nào thầy gần trở lại, lớp trưởng sẽ yêu cầu cả lớp đứng lại thành các hàng ngang. Đó như là một tín hiệu để em trở về hàng ngũ.

 

Tuy nhiên hôm đó, khi em đang say sưa nằm trong gió mát thì chợt cảm thấy có gì đó thật kì lạ. Đã khá lâu rồi, nhưng chưa nghe thấy hiệu lệnh tập hợp của lớp trưởng. Chẳng lẽ thầy lại đi lâu đến như vậy. Hơn nữa, tiếng hô, tiếng chạy ồn ã của cả lớp cũng im bặt, không gian yên tĩnh đến lạ lùng. Cảm giác khó hiểu, em vội rời khỏi bóng râm, chạy vòng về sân thể dục. Đến lúc đó, em nhận ra rằng, mình đã bị thầy phát hiện trốn phần khởi động rồi. Thì ra hôm nay, thầy để quên chìa khóa phòng dụng cụ trong cặp nên quay lại lấy. Khi trở về, vừa liếc qua thầy liền nhận ra thiếu mất năm bạn so với lúc điểm danh nên thầy đứng lại chờ đợi. Bốn bạn kia trở về rất nhanh và xin lỗi thầy, riêng em thì đến lúc này mới xuất hiện. Nhìn ánh mắt nghiêm nghị của thầy, em hèn nhát mà cúi gằm mặt xuống đất, lí nhí trong miệng “Em xin lỗi thầy”. Thế nhưng, thầy chẳng hề trả lời mà lướt qua em ra hiệu cho cả lớp tập hợp lại rồi bắt đầu tiết học như thường lệ. Tuy ngạc nhiên nhưng cả lớp vẫn hoạt động theo hướng dẫn của thầy. Chỉ riêng em đứng ở góc sân bóng lẻ loi như người bị thừa ra. Đứng im lặng nhìn các bạn tập ở trong sân. Lần đầu em nhận ra tiết học thể dục kia thì ra không chỉ có mệt mỏi và nóng bức, mà còn rất thú vị nữa. Và việc đứng trong bóng râm một mình lúc các bạn đang học như em luôn khát khao thì ra cũng là một cách tra tấn. Nó khiến em khó chịu và bứt rứt. Mấy lần em lên tiếng xin thầy vào lớp, nhưng thầy không trả lời, giả vờ như không nghe thấy. Suốt bốn mươi lăm phút thể dục hôm đó, em cảm giác dường như đã mấy thế kỷ trôi qua vậy. Cuối cùng, đến hết giờ, thầy giáo mới tiến về phía em, và nói:

- Em đã nhận ra lỗi sai của mình chưa?

- Em nhận ra rồi ạ. Em xin lỗi thầy, từ nay về sau em sẽ không bao giờ lười biếng và trốn học nữa. Nên thầy cho em vào học với các bạn thầy nhé? - Em vội vàng trả lời thầy.

Nhìn thái độ hối lỗi của em, cuối cùng trên gương mặt nghiêm nghị của thầy cũng hiện lên một nụ cười dịu dàng. Thầy gật đầu:

 

- Ừ, tiết sau em hãy vào học cùng các bạn đi!

Câu nói ấy của thầy như một cơn gió mát thổi bay đi những mệt mỏi, muộn phiền trong em nãy giờ. Tiết thể dục sau đó là tiết học hay nhất mà em từng học, và cũng là giở thể dục mà em năng nổ nhất từ trước đến nay. Chính cách xử lí tinh tế của thầy đã khiến em nhận ra được niềm vui của việc học tập cùng bạn bè. Giúp em thay đổi được tính xấu trốn học.

Từ đó đến nay đã hơn hai năm trôi qua, nhưng sự việc lần đó em vẫn còn nhớ rõ. Bởi tuy là một kỉ niệm chẳng vui vẻ gì, lại còn là về thói xấu của bản thân, nhưng nó đã thực sự giúp em thay đổi, trở thành một học sinh tốt, được thầy cô, bạn bè yêu quý.

Bình luận (0)
Van Le
Xem chi tiết
lạc lạc
26 tháng 11 2021 lúc 7:18

tham khảo nhé

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới. Trong lòng tôi hết sức bồi hồi, lúc thì vui vui, lúc lại hơi buồn khi không có bố mẹ ở bên. Tới lúc vào lớp, khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm ''lận đận'' với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:''chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học''. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến, nỗi sợ hãi trong lòng không còn nữa, tôi an tâm phần nào...

Bình luận (0)
Vũ Giang
Xem chi tiết
MiNe
6 tháng 9 2020 lúc 15:49

Bài làm:

Bốn mùa một năm,mùa nào cũng vậy,tôi yêu từng mùa vì từng vẻ đẹp của nó.Chắc có lẽ,tình yêu dành cho mùa hạ của tôi là hơn cả.Khoảng thời gian mùa hè luôn làm tôi mến bởi cái nóng đến gay gắt mà khi có cơn mưa rào ghé qua mơn man từng tia nắng.Cảm giác bình yên ấy lớn lên trong tôi qua từng mùa ve kêu,cái tiếng râm ran nhộn nhịp ấy làm tôi cứ nhớ mãi khi hè về,cái âm thanh mà có lẽ thành phố không thể nghe thấy vì bị vùi lấp bởi tiếng xe máy ô tô....Bây giờ,đã cuối hè rồi,hoa phượng cũng không còn nở,lòng tôi lại cứ nỡ nhớ mãi về những ngày hè có tiếng ve kêu rộn cả góc trời ...

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Thị Mai Anh
7 tháng 9 2020 lúc 16:54

Sau khi hai cô chị xấu hổ bỏ làng đi biệt xứ, vợ chồng Sợ Dừa sống khá yên ổn và hạnh phúc trong ngôi nhà của mình. Một thời gian sau người vợ có mang, nàng sinh ra được một bé trai rất khôi ngô, gia đình họ làng ngày càng hạnh phúc hơn. Trong cuộc sống bình yên ấy nhiều khi cô út cũng chạnh lòng nghĩ tới hai cô chị không biết giờ tha phương nơi xứ nào. Dù sao họ cũng là chị em ruột, sống với nhau yêu thương gắn bó hơn chục năm trời, thế nhưng hai người chị vẫn bặt vô âm tín, chẵng có tin tức gì.

Thế rồi cô út lại mãi mê với con cái và công việc, bẵng đi khoảng mười năm sau, lúc này vợ chồng Sọ Dừa đã sinh thêm một bé gái nữa. Sọ Dừa được lên chức quan cao hơn, và dù bận trăm công nghìn việc nhưng chàng vẫn lo toan cho vợ con hết lòng và đôi lúc chàng cũng mong hai chị hãy quay trở về.

Một hôm, hai vợ chồng chàng đi vắng, chỉ còn hai đứa trẻ ở nhà, bỗng chúng thấy gia nhân đang đuổi bắt ai đó liền chạy ra. Hóa ra họ đang đuổi hai người đàn bà ăn xin. Thấy họ rách rưới và đói khổ, hai đứa trẻ vốn tốt bụng và thương người nên sai gia nhân mang cơm canh cho họ ăn, sau đó chúng đến gần và hỏi:

– Hai bà chắc từ nơi xa đến, hai bà còn đói nữa không?

Thấy hai đứa trẻ lại gần, hai người đàn bà tỏ ra xấu hổ, sợ hải che nón trước mặt và xin lui. Và ra đến cổng hai người đàn bà lủi đi đâu mất.

Đến chiều khi vợ chồng Sọ Dừa trở về nhà, chúng cũng quyên không kể cho cha mẹ nghe câu chuyện xảy ra lúc sáng. Mọi chuyện vẫn diễn ra êm đẹp. cho đến một ngày kia, vào một buổi sáng đẹp trời, cô út đưa hai con ra chợ chơi, ba mẹ con đang mãi mê dạo chợ bỗng nghe tiếng huyên náo ở góc chợ, họ đang đánh mắng hai người đàn bà tội nghiệp, cô xen vào can ngăn thì những người trong chợ nói:

– Hai người này sáng ra ăn quà mà không chịu trả tiền.

– Nhưng chúng tôi không có tiền. một người đàn bà thều thảo nói.

Bỗng nhiên cô út nhìn vào hai người đàn bà, cô cảm thấy rất quen:

– Ôi, hai chị! Cô vui mừng và đầy xót xa khi nhận ra chính hai người đàn bà khốn khổ kia là chị của mình.

Hai người đàn bà nghe gọi như vậy đứng sững lại, họ cũng nhận ra đó chính là cô em út mà mình đã từng hại. Xấu hổ quá, hai người chị định bỏ đi nhưng cô út đã kịp ngăn lại, cô tha thiết nói:

– Các chị ơi, dù sao chúng ta cũng là người một nhà, những chuyện năm xưa em đã quyên rồi. Các chị hãy về nhà đi, cha chúng ta cũng đang mong đợi các chị trở về.

Trước tấm lòng chân tình của cô út, hai cô chị đồng ý về nhà. Hai đứa trẻ thấy vậy nói với mẹ:

- Mẹ ơi, hai bà này hôm trước vào ăn xin ở nhà ta đó.

- Họ khốn khổ vậy sao!…

Cô út thốt lên lòng đầy chua xót, cảm thương cho các chị của mình. Về đến nhà, Sọ Dừa cũng vui mừng đón tiếp. Trước tấm lòng nhân hậu của vợ chồng Sợ Dừa, hai cô chị không còn ngại ngùng mấy nữa. Họ kể lại chặng đường đã qua:

- Sau khi gây chuyện xấu với em, chúng ta vô cùng xấu hổ và đã bỏ đi đến một nơi thật xa. Thế nhưng cuộc sống ở đó vô cùng khó khăn, ốm đau liên miên, tiền của dự trở hết đàn và chúng ta rơi vào cảnh khó khăn khốn cùng, phải đi ăn xin. Âu đó cũng là cái giá mà chúng ta phải trả. Chúng ta rất ân hận vì hành động nông nổi của mình, mong các em hãy rộng lòng tha thứ.

Trước những lời hối cải của hai người chị, vợ chồng Sọ Dừa đã rộng lòng tha thứ. Họ mời hai người về ở cùng. Một thời gian sau phú ông qua đời, Sọ Dừa nhường tất cả dinh cơ đó lại cho hai chị. Họ cùng các con sống thuận hòa với hai chị đến cuối cuộc đời.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đào Nam
Xem chi tiết
Huong Giang Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn
11 tháng 10 2021 lúc 21:58

Tham khảo :

Trong thơ cổ viết về giai nhân thì đoạn thơ Chị em Thúy Kiều trích trong Đoạn trường tân thanh tức Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một trong những vần thơ tuyệt bút. Hai mươi tư câu thơ lục bát đã vẽ nên sắc, tài, đức hạnh của hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.

 

Với ngòi bút của một kì tài diệu bút Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung hai nàng giai nhân tuyệt thế:

 

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

 

Vân là em, Kiều là chị. Hai chị em Vân và Kiều (con đầu lòng của gia đình Vương viên ngoại) đều là những ả tố nga - những người con gái đẹp. Vẻ đẹp của hai nàng là vẻ đẹp thanh tao của mai, là sự trắng trong, tinh sạch của tuyết:

 

Mai cốt cách tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

 

Bút pháp ước lệ cùng phép ẩn dụ đã gợi lên vẻ đẹp hài hoà, hoàn hảo cả về hình thức lẫn tâm hồn. Vẻ đẹp của hai nàng đều đến mức tuyệt mĩ mười phân vẹn mười nhưng mỗi người lại mang một vẻ riêng. Nguyễn Du đã lấy những gì đẹp đẽ nhất của thiên nhiên để miêu tả hai chị em. Thuý Kiều và Thuý Vân đều mang vẻ đẹp lí tưởng, theo khuôn mẫu và vượt lên trên khuôn mẫu.

 

Sau những câu thơ giới thiệu về hai chị em, ngòi bút Nguyễn Du lại có chiều hướng cụ thể hơn trong bức chân dung quý phái của Thuý Vân:

 

Vân xem trang trọng khác vời,

 

Hai chữ trang trọng trong câu thơ đã nói lên vẻ đẹp đài các, cao sang của Vân. Vẻ đẹp ấy của thiếu nữ được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời:

 

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

 

Chân dung của Vân được miêu tả một cách khá toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc đến nụ cười, tiếng nói. Vân có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, có đôi lông mày sắc nét như con ngài, có miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc và mái tóc của nàng bồng bềnh hơn mây, làn da của nàng trắng hơn tuyết, sắc đẹp của Vân sánh với những nét kiều diễm, sáng trong của những báu vật tinh khôi của đất trời. Tất cả toát lên vẻ đẹp trung hậu, êm dịu, đoan trang, quý phái. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên nhưng tạo sự hoà hợp, êm dịu: mây thua, tuyết nhường. Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ và một tính cách điềm đạm. Qua bức chân dung này, Nguyễn Du đã gửi tới những thông điệp về tương lai, cuộc đời chính bởi vậy mà bức chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận.

 

Tả Vân thật kĩ, thật cụ thể song Nguyễn Du chỉ vẽ Kiều bằng những nét phác hoạ thông thoáng bởi ông không muốn là người thợ vẽ vụng về:

 

Kiều càng sác sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn.

 

Sắc đẹp của Kiều được đặt trong sự so sánh với vẻ đẹp đoan trang, quý phái của Vân để thấy được sự hơn hẳn của Kiều về vẻ sắc sảo của tài năng trí tuệ, bởi cái mặn mà của nhan sắc. Không tả khuôn mặt, giọng nói, tiếng cười, làn da, mái tóc như Thuý Vân mà Nguyễn Du đã thật tài tình khi chọn đôi mắt Kiều để đặc tả bởi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ:

 

Làn thu thủy nét xuân sơn,

 

Câu thơ tả đôi mắt mà gợi lên bức tranh sơn thuỷ, diễm lệ. Bức tranh ấy có làn thu thủy - làn nước mùa thu, có nét xuân sơn - dáng núi mùa xuân. Cũng như khuôn mặt Kiều có đôi mắt trong sáng, long lanh, có đôi lông mày thanh tú mà khiến:

 

Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh.

 

Vẻ đẹp của Kiều không chỉ như thiên nhiên mà còn vượt trội hơn cả thiên nhiên khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Thiên nhiên không còn thua, nhường mà cau mày, bặm môi tức giận, mà đố kị hờn ghen. Nếu vẻ đẹp của Vân là những gì tinh khôi, trong trắng nhất của đất trời thì Kiều lại mang vẻ đẹp của nước non, của không gian mênh mông, của thời gian vô tận. Cái đẹp ấy làm cho nghiêng nước, đổ thành:

 

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

 

Nguyễn Du đã sử dụng những điển tích để cực tả Kiều với vẻ đẹp của trang giai nhân tuyệt thế. Và cũng chính vẻ đẹp không ai sánh bằng ấy như tiềm ẩn những phẩm chất bên trong cao quí là tài và tình rất đặc biệt:

 

Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

 

Kiều có cả tài cầm - kì - thi - hoạ của những bậc văn nhân quân tử và tài nào cũng đến mức điêu luyện. Nàng giỏi về âm luật đến mức làu bậc. Cây đàn nàng chơi là cây hồ cẩm, tiếng đàn của nàng ăn đứt bất cứ nghệ sĩ nào và đã trở thành nghề riêng. Để cực tả cái tài của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng hàng loạt các từ ngữ ở mức độ tuyệt đối: vốn sẵn, pha nghề, làu bậc và đủ mùi. Không những giỏi ca hát, chơi đàn mà Kiều còn sáng tác nhạc nữa. Cung đàn nàng sáng tác là một thiên Bạc mệnh. Bản đàn ấy đã ghi lại tiếng lòng của một tâm hồn đa sầu đa cảm. Nguyễn Du cực tả tài năng của Kiều chính là ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Tài năng của Kiều vượt lên trên tất cả và là biểu hiện của những phẩm chất cao đẹp, trái tim trung hậu, nồng nhiệt, nghĩa tình, vị tha. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của sắc - tài - tình và đạt đến mức siêu phàm, lí tưởng. Nhưng nhan sắc đến mức hoa ghen, liễu hờn để tạo hóa phải hờn ghen đố kị và tài hoa trí tuệ thiên bẩm làu bậc, đủ mùi cái tâm hồn đa sầu, đa cảm như tự dưng mà có của nàng khó tránh khỏi sự nghiệt ngã của định mệnh. Chính bởi Kiều quá toàn mĩ, hoàn thiện nên trong xã hội phong kiến kia khó có một chỗ đứng cho nàng. Và cung đàn Bạc mệnh nàng tự sáng tác như dự báo một cuộc đời hồng nhan bạc mệnh khó tránh khỏi của Kiều. Cuộc đời nàng rồi sẽ sóng gió, nổi chìm, truân chuyên. Cũng giống như bức chân dung Thúy Vân, bức chân dung Kiều là bức chân dung mang tính cách số phận.

 

Nguyễn Du hết lời ca ngợi Vân và Kiều mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười nhưng ngòi bút tác giả lại đậm nhạt khác nhau ở mỗi người. Vân chủ yếu đẹp ở ngoại hình còn Kiều là cái đẹp cả về tài năng, nhan sắc lẫn tâm hồn. Điều đó tạo nên vẻ đẹp khác nhau của hai người thiếu nữ và hé mở hai tính cách, dự báo hai cuộc đời khác nhau đang đón chờ hai ả tố nga. Hai bức vẽ chân dung của chị em Thuý Vân và Thuý Kiều đã cho thấy sự tài tình trong ngòi bút tinh tế của Nguyễn Du.

 

Kết thúc đoạn thợ là bốn câu lục bát miêu tả cuộc sống phong lưu khuôn phép, mẫu mực của hai chị em Kiều:

 

Phong lưu rất mực hồng quần,

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.

 

Hai người con gái họ Vương không chỉ có sắc - tài - tình mà còn có đức hạnh. Sống phong lưu đến mực hồng quần. Cả hai đều đã tới tuần cập kê - tới tuổi búi tóc, cài trâm nhưng vẫn sống trong cảnh:

 

Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

 

Hai câu thơ như che chở, bao bọc cho hai chị em, hai bông hoa vẫn còn phong nhụy trong cảnh êm đềm chưa một lần hương toả vì ai. Nguyễn Du đã buông mành, gạt tất cả mọi vẩn đục cho cuộc đời khỏi cuộc sống phong lưu của hai chị em để đề cao hơn đức hạnh của hai nàng.

 

Với cảm hứng nhân đạo và tài nghệ thơ, Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung Thúy Vân, Thuý Kiều bằng những gì đẹp đẽ, mĩ lệ nhất. Hai bức tranh mĩ nhân bằng thơ đã thể hiện bút pháp ước lệ tượng trưng và các biện pháp tu từ trong ngòi bút tinh tế của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

 

 

 

Bình luận (0)
Thư Lê
Xem chi tiết
Rosie dễ thương
Xem chi tiết
Phạm Thị Thu Hà
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 9 2021 lúc 22:42

Em tham khảo nhé:

Đối với mỗi người dân VN thì cây chuối chính là loại cây bình dị mà quen thuộc, không thể thiếu ở những vùng quê yên bình, dân dã. Cây chuối là loại cây có rễ chùm ăn sâu dưới lòng đấy và lớn dần theo thời gian, để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. Lá chuối to bản và dài, có màu xanh ngà vàng, thường được dùng để gói bánh chưng hoặc lót các vật dụng ở nông thôn. Trên thân cây, có những buồng chuối xanh đang chín dần và ngả màu vàng đẹp mắt. Tùy buồng chuối mà mỗi cây có số lượng quả khác nhau, có thể chục, hoặc thậm chí là trăm quả. Buồng chuối xếp tầng đẹp mắt treo trên cây tựa như một đàn lợn con tí hon. Ta thường thấy cây chuối mọc ở vùng bên sông, bên hồ vì đó là loài cây ưa ẩm. Đồng thời, cây chuối còn mọc thành khóm, có sức sống phát triển rất nhanh. Họ hàng nhà chuối cũng vô cùng đa dạng: chuối sứ, chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối cảnh,... Cây chuối đem đến rất nhiều công dụng cho con người. Lá chuối dùng để gói bánh, quả chuối là nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin, hoa chuối để làm nộm, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc,...Tóm lại, cây chuối chính là loại cây gần gũi, bình dân và dân dã đối với người dân VN, bên cạnh tre nứa.

*** yếu tố miêu tả: Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. 

Bình luận (0)
nthv_.
18 tháng 9 2021 lúc 22:42

Tham khảo:

Đối với mỗi người dân Việt Nam thì cây chuối chính là loại cây bình dị mà quen thuộc, không thể thiếu ở những vùng quê yên bình, dân dã. Cây chuối là loại cây có rễ chùm ăn sâu dưới lòng đấy và lớn dần theo thời gian, để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. Lá chuối to bản và dài, có màu xanh ngà vàng, thường được dùng để gói bánh chưng hoặc lót các vật dụng ở nông thôn. Trên thân cây, có những buồng chuối xanh đang chín dần và ngả màu vàng đẹp mắt. Tùy buồng chuối mà mỗi cây có số lượng quả khác nhau, có thể chục, hoặc thậm chí là trăm quả. Buồng chuối xếp tầng đẹp mắt treo trên cây tựa như một đàn lợn con tí hon. Ta thường thấy cây chuối mọc ở vùng bên sông, bên hồ vì đó là loài cây ưa ẩm. Đồng thời, cây chuối còn mọc thành khóm, có sức sống phát triển rất nhanh. Họ hàng nhà chuối cũng vô cùng đa dạng: chuối sứ, chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối lùn, chuối hột, chuối cảnh,... Cây chuối đem đến rất nhiều công dụng cho con người. Lá chuối dùng để gói bánh, quả chuối là nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin, hoa chuối để làm nộm, thân chuối, củ chuối làm thức ăn cho gia súc,...Tóm lại, cây chuối chính là loại cây gần gũi, bình dân và dân dã đối với người dân VN, bên cạnh tre nứa.

Yếu tố miêu tả: Thân cây chuối mềm, hình trụ, tán lá dài to bản và xanh mướt. 

Bình luận (0)
Phạm Thị Thu Hà
18 tháng 9 2021 lúc 23:02

Đề: Hãy viết một đoạn văn ngắn thuyết minh 1 bộ phận của cây chuối trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả (Chỉ một đoạn văn ngắn và thuyết minh 1 BỘ PHẬN CỦA CÂY CHUỐI thôi ạ, không phải thuyết minh CÂY CHUỐI )

Bình luận (0)