Những câu hỏi liên quan
Lê Quang	Dũng
Xem chi tiết
5.Trương Gia Bình
Xem chi tiết
29. Bùi Thị Cẩm Ly Lớp 8...
Xem chi tiết
Khang1029
Xem chi tiết
Lương Đại
19 tháng 11 2021 lúc 14:49

Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu nhằm tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại.

Bình luận (0)
Hằng Nguyễn Thị Minh Hằn...
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
11 tháng 1 2022 lúc 19:34

 thống nhất được đất nước ,non sông quy về một mối

Bình luận (0)
Nhân Phan
11 tháng 1 2022 lúc 19:34

- Giải phóng người dân khỏi ách thống trị tàn ác của chú nguyễn và chúa trịnh

- Giúp thống nhất được đất nước ,non sông quy về một mối

Bình luận (0)
fanmu
11 tháng 1 2022 lúc 19:52

* Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong:

- Biết quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.

- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.

- Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước.

* Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh ở Đàng Ngoài:

- Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.

- Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

* Sự sụp đổ của chính quyền vua Lê ở Đàng Ngoài:

- Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ.

- Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn.

- Sau khi giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng.

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.

 


 

Bình luận (0)
lê khánh linh
Xem chi tiết
Tâm Trần Huy
16 tháng 3 2017 lúc 14:05

trong ba anh em Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ,Nguyễn Lữ thì Nguyễn Huệ lại lên ngôi là vì ông có công dẹp loạn tình hình rối loạn ở Bắc Hà , ông còn có công đánh bại cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh

Bình luận (3)
Nguyễn Trúc Anh
Xem chi tiết
nthv_.
11 tháng 4 2022 lúc 22:08

Nối lại với nhau á

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
8 tháng 12 2018 lúc 8:19

Lời giải:

Sở dĩ Nguyễn Huệ lại sử dụng khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh” khi tiến quân ra Bắc vì nhà Lê là vương triều phong kiến thịnh trị nhất trong lịch sử Việt Nam, uy tín của nhà Lê với dân Đàng Ngoài rất lớn, trong khi vua Lê lại bị chúa Trịnh tiếm quyền => “Phù Lê diệt Trịnh” thực chất là khẩu hiệu để tập hợp lực lượng lật đổ chúa Trịnh dễ dàng

Đáp án cần chọn là: A

Bình luận (0)
Trần Đức Huy
Xem chi tiết
Trần Thùy Dương
21 tháng 5 2018 lúc 23:08

Vì sao năm  1788 , Bắc Ninh Vương và Nguyễn Huệ lại chọn vùng đất kiên trường để xây dựng ?

Vì vùng đất đó có thuận lợi thời tiết , kinh tế , có thể nói là vùng đất " thiên thời địa lợi nhân hòa " . Hơn nữa đó là vùng đất kiên trường , vững mạnh , có nhiều thợ giỏi , rất thuận lợi cho việc ngoại thương , buôn bán .

Đất rộng lớn , màu mỡ , dễ xây dựng và phát triển.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thanh
21 tháng 5 2018 lúc 23:12

Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, tên thật là Nguyễn Huệ.

Mà làm gì có vùng đất nào tên Kiên Trường?

Bình luận (0)
Vũ Anh Thư
1 tháng 9 2018 lúc 22:07

(Baonghean) - Tại Thành phố Vinh có một phường được đặt tên là phường Trung Đô. Đó là tên của một kinh đô được xây dựng dưới triều đại Quang Trung - Nguyễn Huệ cách đây hơn 200 năm. 

Toàn bộ kinh đô được xây dựng sát chân núi Quyết, ngọn núi có dáng dấp tên tuổi của một bậc võ công hiển hách. Toàn bộ thân núi như hình con rồng uốn khúc quanh co đang vượt đàn để bay sang núi Hồng Lĩnh, thân rồng có 4 chi: đầu rồng, cánh phượng, con mèo, cồn rùa. Người xưa gọi địa thế này có đủ tứ linh (long, ly, quy, phượng). Bởi vậy tên kinh đô cũng được gọi “Phượng hoàng Trung Đô”.

Dù đã trải qua nhiều biến động của thiên tai, binh lửa hơn 200 năm, nhưng di tích của thành nội, thành ngoại đến nay vẫn còn khá rõ. Thành ngoại được dựa vào địa thế tự nhiên và xây đắp bằng đất. Điểm xuất phát từ đầu núi Quyết chạy theo hướng Tây Nam, vòng qua núi Kỳ Lân đến sát mỏm đá dựng dưới chân núi, chu vi khoảng 2800 mét. Thành nội được xây dựng bằng đá o­ng và gạch gồ, chu vi khoảng 1000 mét. Tuy bị sạt lở nhưng bờ thành còn khá rõ, có chỗ cao trên 1 mét. Trong thành nội được xây dựng toà lầu rồng ba tầng dùng đến trong lúc có lễ triều hạ. Xung quanh thành được xây các đồn bốt, núi con Mèo ở phía Nam có xây vọng gác chính, dưới chân núi có xây các kho cất giấu lương thực, súng đạn.

Vì sao vua Quang Trung chọn vùng đất này để xây dựng đế đô? Như ta đã biết, Thành phố Vinh ngày nay, xưa gọi là vùng đất Yên Trường. Từ thời Lê - Trịnh chống nhà Mạc và Trịnh chống Nguyễn (1627-1672), tướng Trịnh đã lập doanh ở Yên Trường và chính cái doanh trại tướng Trịnh đóng tại đây để chống Mạc đã hình thành tên gọi Vĩnh Doanh. Từ đó, nhiều lúc Vĩnh Doanh thay thế cho tên gọi là Yên Trường. Vĩnh Doanh là một vị trí quân sự nổi bật lúc bấy giờ. Để đủ sức kháng cự quân Nguyễn, Trịnh Toàn đã cho xây đắp bức lũy gọi là phòng tuyến bắc sông Lam. Vì tước của Trịnh Toàn là Ninh quận công nên luỹ cũng được gọi là luỹ Ông Ninh. Địa đầu của lũy xuất phát từ núi Quyết. Để chiến đấu lâu dài, Ninh quận công đã cho xây dựng trên núi một kho lương gọi là kho lương Dũng Quyết, đồng thời với  kho Cồn Mộc, kho Vĩnh Yên. 

Tại đây, dưới sự chỉ huy của các tướng nhà Trịnh, họ đã đánh lui các cuộc tấn công đánh chiếm bắc sông Lam của quân Nguyễn. Nhờ biết cố thủ ở Vĩnh Doanh mà quân Trịnh buộc quân Nguyễn phải giảng hoà nhiều lần. Vùng Yên Trường với địa thế có đồn Thủy, núi Quyết, sông Vịnh Giang nổi tiếng “chín khúc hội nai, mười hai khúc vịnh’’ là nơi quy tụ của nhiều đầu mối giao thông. Nơi án ngữ hai chiều đường thuỷ, một chiều theo dòng Lam ra cửa biển Hội Thống (Cửa Hội) rồi theo đường biển ra Bắc vào Nam; một đường ngược lên bến Phù Thạch (Lam Thành) rồi lên Sa Nam (Nam Đàn) theo dòng Lam lên miền Tây Nghệ An sang nước Lào; phía Tây thông với con sông Vịnh Giang và phía Đông Nam vượt qua sông Lam là dãy Hồng Lĩnh như bức tường thành che chắn cho vùng đất này. Điều quan trọng nữa là vùng Yên Trường án ngữ con đường bộ từ Nam ra, Bắc vào. Vì thế Yên Trường có một vị trí quân sự hiểm yếu quan trọng.

Trong những năm vua Quang Trung thân chinh đánh Nam, dẹp Bắc để tiêu điệt thù trong giặc ngoài, nhà vua đã qua lại nhiều lần nơi quê cha đất tổ Nghệ An và vùng Yên Trường. Trong thư gửi Nguyễn Thiếp (ngày 3/9 năm Thái Đức 1788), Quang Trung nói: “Nhớ buổi hồi loạn ly ngày trước, lúc qua Hoành Sơn, quả cung đã mở bản đồ xem thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn xây dựng đế đô mới. Thực là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy”.

Không những thế còn là do hoàn cảnh của đất nước ta hồi đó thù trong giặc ngoài chưa dẹp xong, nên Quang Trung cho rằng chỉ đóng đô ở Yên Trường là có “độ đường vừa cận”. Phải lấy Yên Trường (Nghệ An) thay cho Phú Xuân (Huế) để “có thể khống chế được trong Nam ngoài Bắc”. Vua Quang Trung làm được điều đó vì với tài năng, dũng lược và tấm lòng nghĩa khí cao cả của mình, nhà vua thuyết phục được mọi tầng lớp nhân dân ở tất cả mọi miền đất nước.

Ngoài vị trí chiến lược thế đất, việc Yên Trường được Quang Trung chọn làm nơi đóng đô còn xuất phát từ cơ sở thứ hai là lòng người Nghệ An mà trong thời gian qua đã ủng hộ nhà vua: “Lúc đầu mới lấy được nước lòng người mới theo. Nếu không lấy được Nghệ An thì lấy đâu để khống chế trong ngoài’’. Nhà vua đã nhận thức được điều mà lịch sử suốt thời gian dài công nhận: Nghệ An là đất phên dậu, đất đứng chân, đất thang mộc của nhiều triều đại. Nhân dân Nghệ An, trong đó có nhân dân Thành phố Vinh anh dũng yêu nước, sẵn sàng chiến đấu hy sinh cho sự trường tồn của đất nước - đó là trả lời cho câu hỏi lớn vì sao vua Quang Trung chọn Vinh xây dựng đế đô.

Bình luận (0)