Hãy phân tích nghệ thuật tương phản đối lập trong bài ca dao "Cái cò lặn lội bờ ao..."
"Chú tôi" được giới thiệu đáng yêu như thế nào ?Trong bài ca dao 'Cái cò lặn lội bờ ao'
+ Là người nát rượu nghiện ngập - > hay tửu hay tăm
+ Là người thích hưởng thụ ăn chơi - > hay chè đặc, hay ngủ trưa
+ Là người lười biếng lao động - > ước ngày mưa, ước đêm thừa
= > Đây là một người chú đầy những thói hư tật xấu, nhìn vào chân dung này ai cũng lắc đầu ngán ngẩm…
CON CÒ TRONG CA DAO
(1) Trong ca dao dân ca Việt nam, có rất nhiều bài nói đến con cò. Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò…”: con bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kì, con cò quăm,… Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động Việt Nam lại hay nói nhiều đến loài chim ấy mà không nói đến loài chim khác?
(2) Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò thường gần nhiều với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Namthường thấy con cò bên họ: con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân làm lụng
(3) Bạn thân nhất của người nông dân trong lao động và sản xuất là con trâu. Nhưng trâu phải cái nặng chình chịch, đi đứng vững vàng thật, nhưng chậm chạp, sống một cuộc đời gò bó, vất vả không mấy lúc thảnh thơi, cho nên chỉ những lúc nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn, cực khổ của mình, người nông dân mới liên hệ đến con trâu, con vật tiêu biểu nhất cho sức sản xuất nơi đồng ruộng. (4) Còn những lúc người dân lao động Việt Nam xúc cảm, tâm trí muốn vươn lên, muốn ca hát cho tâm hồn bay bổng thoải mái trong khi làm lụng, thì chỉ có con cò gợi hứng cho họ nhiều. Con cò trắng bạch kia tuy ngày đêm lặn lội, nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh. Nó cũng vất vả, nhưng có vẻ trong trắng, thanh cao, có những lúc nó vẫy vùng thoải mái, nó sống một cuộc đời mà người dân lao động nước ta thời xưa hằng mong ước. Mong các bạn giúp
Câu 2: Bài ca dao Cái cò lặn lội bờ ao thuộc chủ đề nào trong số các chủ đề sau đây?
Những câu hát về tình cảm gia đình
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Những câu hát than thân
Những câu hát châm biếm
Nêu cảm nhận về bài ca dao "Cái cò lặng lội bờ ao..." có sử dụng từ láy hoặc quan hệ từ (viết ngắn gọn trong khoảng bốn dòng)
Trong những dòng dưới đây, dòng nào kể đủ đặc điểm của “chú tôi” trong bài ca dao châm biếm: "Cái cò lặn lội bờ ao.../Đêm thì ước những đêm thừa trống canh"? *
A. Hay rượu, hay chè, hay ngủ trưa, lười lao động.
B. Hay rượu, hay chè, hay hát, hay làm dáng.
C. Hay rượu, hay ngủ trưa, hay giàu mơ ước.
D. Hay rượu, hay chè, hay ngủ muộn.
cảm nhận về nội ca dung nghệ thuật của bài ca dao sau bằng một đoạn văn:
Nước non lặn dặn một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con
Em tham khảo:
Bài ca dao là tiếng lòng chua xót, là những giọt nước mắt hóa thành chữ cho số phận của "thân cò". Hình ảnh "cò" là ẩn dụ cho người phụ nữ lam lũ cùng với những đứa con thơ của họ. Giữa "nước non", giữa những gian nan, trắc trở, giữa những xô đẩy của cuộc đời, thân cò vẫn một mình chịu đựng bao bủa vây. Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" kết hợp với hai cặp từ đối lập "lên", "xuống" đã thể hiện những khó khăn, gian nan của người phụ nữ thời xưa. Cuộc đời "lận đận" ấy đâu chỉ sớm mai mà đã rất lâu rồi "bấy nay"! Đại từ phiếm chỉ "ai" như một câu hỏi rằng ai đã làm cho "bể đầy", cho "ao cạn" để khổ thân cò thế này? Đến đây ta lại bắt gặp cặp từ đối mang nghĩa trái nhau hoàn toàn: "đầy" và "cạn" - cảnh tượng ngang trái, làm họ phải sống trong nỗi thống khổ điêu linh. Đó là những tên cường hào, ác bá, những tên giặc ngoại xâm thời phong kiến, những tội ác của chúng đã làm "gầy cò con", làm "gầy" những người phụ nữ tội nghiệp và những đứa con vô tội của họ. Hai câu ca dao đã khắc họa hình ảnh "cò" đáng thương, tội nghiệp giữa những con sóng xô của cuộc đời, đồng thời là tiếng lòng ai oán, não nùng khóc thương thay cho phận đời lận đận một mình.
Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật người chú trong bài ca dao:
'' Cái cò lặn lội bờ ao,
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đèm thì ước những đêm thừa trống canh.''
Kho tàng ca dao dân ca của nước Việt ta vô cùng phong phú và độc đáo. Nó phản ánh rất rõ tâm tư tình cảm và đời sống sinh hoạt của người dân lao động nước ta. Ca dao có những câu hát trữ tình nhưng cũng có những câu hát châm biếm hướng vào những thói hư tật xấu của con người. Bài ca dao dưới đây là một bài như thế:
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh
Những câu hát châm biếm là sự biểu hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian. Nó thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các biện pháp nói ngược, phóng đại để lập ý nhằm phơi bày và phê phán những thói hư tật xấu như tham ăn, lười làm, hay ngủ, mải chơi… trong dân gian. Bài ca dao này là một bài ca phê phán người lười. Nó có cách đặt vấn để rất hay và độc đáo:
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Hai câu đầu vừa là lời giới thiệu lại vừa giống một câu đưa đấy dẫn mối. Tác giả dân gian giới thiệu cô gái nọ, một cô gái xinh đẹp nết na (nghĩa ẩn dụ của yếm đào và chịu thương chịu khó (thân cò lặn lội). Nhưng không phải là chỉ lời giới không. Lời giới thiệu ấy hướng đến một cái đích khác (lấy chú tôi chăng). Lời dẫn mối ấy khiến người đọc và cả cô gái kia nữa phải tò mò, phải tìm hiểu ngay xem người chú là một trang nam tử ra sao? Và thế là lời ca dao lại tiếp tục rất tự nhiên và liền mạch:
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
Đọc đến đây người đọc đã thấy thật ngỡ ngàng. Hóa ra hai câu đầu không phải là lời dẫn mối. Nó chỉ là bước đệm cho cái ý định châm biếm mà thôi. Tưởng rằng người chú thế nào hóa ra lại là một anh rượu chè đủ cả, mà không chỉ nghiện rượu không, anh còn hay ngủ. Một cô gái thông minh chắc đã nhận ra một anh chồng mê rượu tăm, chè đặc và lại ham ngủ ngay giữa ban ngày thì anh chồng ấy chắc chắn chẳng bao giờ là một người đáng yêu đáng lấy.
Nhưng không chỉ thế, cái bản chất của anh còn được giới thiệu rõ hơn thêm:
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh
Vậy là đã quá rõ rồi. Một anh mà cả ngày lần đêm đều cứ nghĩ, cứ ước đến chuyện ăn, chuyên ngủ thì chắc chắn là một anh lười đích thực và nhất quyết không thể chọn làm chồng cho được. Bài ca dao khép lại cũng chính là lời phủ định mạnh mẽ, sâu xa.
Có thể nói những câu hát châm biếm dân gian là những nụ cười dí dỏm. Nó không nhằm vùi dập đối tượng nhưng nó làm cho đối tượng phải xấu hổ mà tự thay đổi bản chất đi. Chính vì thế mà những câu hát châm biếm dân gian đã góp phần làm trong sạch xã hội con người
Nội dung và nghệ thuật của câu:
Cái cò lặn lội bờ ao,
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đên thừa trống canh.
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm ,
Hay nước chè đặc , hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
*** Nội dung bài ca dao: Nói lên những lời phê phán đối với người chú suốt ngày chỉ ham mê rượu chè, sống một cách lười biếng và chỉ biết nghĩ cho bản thân. Qua đó, cũng nói lên những sự chê trách đối với một số người có lối sống rượu chè và biếng nhát trong xã hội nói chung.
→ Nghệ thuật bài: Sử dụng phép điệp ngữ '' hay - ước những '' để nhấn mạnh ý mỉa mai, phê phán với đối tượng trong bài ca dao là người chú.
Bạn HT
Nêu cảm nhận của em về bài ca dao sau :
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng
Chú tôi hay tỉu hay tăm
Hay nước chè đặc , hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh
Những câu hát châm biếm là sự biểu hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian. Nó thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các biện pháp nói ngược, phóng đại để lập ý nhằm phơi bày và phê phán những thói hư tật xấu như tham ăn, lười làm, hay ngủ, mải chơi… trong dân gian. Bài ca dao này là một bài ca phê phán người lười. Nó có cách đặt vấn để rất hay và độc đáo:
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Hai câu đầu vừa là lời giới thiệu lại vừa giống một câu đưa đấy dẫn mối. Tác giả dân gian giới thiệu cô gái nọ, một cô gái xinh đẹp nết na (nghĩa ẩn dụ của yếm đào và chịu thương chịu khó (thân cò lặn lội). Nhưng không phải là chỉ lời giới không. Lời giới thiệu ấy hướng đến một cái đích khác (lấy chú tôi chăng). Lời dẫn mối ấy khiến người đọc và cả cô gái kia nữa phải tò mò, phải tìm hiểu ngay xem người chú là một trang nam tử ra sao? Và thế là lời ca dao lại tiếp tục rất tự nhiên và liền mạch:
Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
Đọc đến đây người đọc đã thấy thật ngỡ ngàng. Hóa ra hai câu đầu không phải là lời dẫn mối. Nó chỉ là bước đệm cho cái ý định châm biếm mà thôi. Tưởng rằng người chú thế nào hóa ra lại là một anh rượu chè đủ cả, mà không chỉ nghiện rượu không, anh còn hay ngủ. Một cô gái thông minh chắc đã nhận ra một anh chồng mê rượu tăm, chè đặc và lại ham ngủ ngay giữa ban ngày thì anh chồng ấy chắc chắn chẳng bao giờ là một người đáng yêu đáng lấy.
Nhưng không chỉ thế, cái bản chất của anh còn được giới thiệu rõ hơn thêm:
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh
Vậy là đã quá rõ rồi. Một anh mà cả ngày lần đêm đều cứ nghĩ, cứ ước đến chuyện ăn, chuyên ngủ thì chắc chắn là một anh lười đích thực và nhất quyết không thể chọn làm chồng cho được. Bài ca dao khép lại cũng chính là lời phủ định mạnh mẽ, sâu xa.
Có thể nói những câu hát châm biếm dân gian là những nụ cười dí dỏm. Nó không nhằm vùi dập đối tượng nhưng nó làm cho đối tượng phải xấu hổ mà tự thay đổi bản chất đi. Chính vì thế mà những câu hát châm biếm dân gian đã góp phần làm trong sạch xã hội con người.
bài ca dao phê phán những người đàn ông siêng ăn nhác làm, loại ngườ đàn ông vô dụng .
nhân vật"chú tôi"là một người nghiện rượu nghiện uống nước chè đặc,thích nằm ngủ trưa ngày thì ước những ngày mưa để khỏi đi làm việc đêm thì ước đêm thừa trống canh để ngủ cho lâu dài