Những câu hỏi liên quan
ntd1412
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 2 2019 lúc 12:22

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới (chiến dịch Cao – Bắc – Lạng). Trong chiến dịch, Bác Hồ đến thăm đơn vị chúng tôi và nghỉ lại nơi trú quân. Trời lạnh, thêm cơn mưa lâm thâm càng tăng thêm cái lạnh lẽo nơi núi rừng. Chính đêm ấy, tôi đa được chứng kiến vị chủ tịch vĩ đại cuẩ nhân dân trằn trọc thức cả đêm vì lo lắng, săn sóc cho những người chiến sĩ chúng tôi.

Đêm khuya, cảnh vật chìm trong bóng tối, tiếng mưa rơi tí tách trên từng cành cây, ngọn lá. Mọi vật dường như đang say sưa với giấc ngủ sau một ngày dài, cả tôi và những người đồng đội cũng yên giấc ngủ say. Ấy vậy mà khi tôi trở mình tỉnh giấc, lại thấy “người cha già” ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm với những nếp nhăn sâu hơn trên vầng trán rộng. Bác khơi cho đám lửa cháy bùng lên, hơi ấm lan tỏa khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người từng người một như sợ chỉ một tiếng động nhỏ sẽ làm cho chúng tôi tỉnh giấc. Bác ân cần săn sóc như người mẹ già chăm lo, yêu thương đàn con nhỏ, sợ chúng bị lạnh, bị ốm đau.

Từng cử chỉ, hành động của Bác càng sưởi ấm trái tim tôi, trong lòng tôi trào lên niềm yêu thương và biết ơn vô hạn, tôi cảm thấy mình được bao bọc, che chở dưới đôi cách rộng lớn tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi buồ hồi, rưng rưng trong niềm xúc động, rồi tôi thì thầm hỏi Bác:

- Bác ơi! Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác ân cần nói:
- Chú cứ việc ngủ ngon để ngày mai đi đánh giặc.

Lòng tôi bồn chồn nhưng vẫn nghe theo lời Bác nhắm mắt ngủ. Trong cơn mơ màng, tôi lo Bác bị ốm, mệt mỏi bởi chiến dịch vẫn còn dài, còn nhiều khó khắn, Bác mà ốm thì lấy sức đâu mà chiến đấu với quân thù.

Tôi hốt hoảng, giật mình sau lần thứ ba thức giấc. Bác vẫn ngồi đó, bên bếp lửa hồng đang cháy rực, chòm râu im phăng phắc tựa như pho tượng vậy. Đôi mắt sáng trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn bếp lửa. Lòng tôi đau xót, lo lắng lên tiếng:

- Bác ơi! Bác ngủ đi ạ. Trời sắm sáng mất rồi.

Giọng Bác trầm ngâm vang lên trong không gian:

- Chú cứ ngủ đi, đừng bận tâm về Bác. Ngày mai quân ta phải ra trận, Bác lại không yêu lòng. Bác thương mọi người đêm nay ngủ ngoài rừng, không có tấm chăn, chiếc gối, lại phải lấy lá cây làm chiếu, manh áo mỏng làm chăn. Trời mưa như thế này làm sao mà khỏi ướt, Bác chỉ mòng cho trời sáng mau mau để mọi người đỡ khổ.

Nghe Bác nói, lòng tôi càng thêm yêu quý Bác. Người lo cho chiến sĩ dẫn công, lo cho cuộc chiến dịch ngày mai. Tình thương của Người bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Tôi vui sướng, tự hào vì là một người chiến sĩ dưới lá cờ Tổ quốc. Bác khơi dậy trong tôi tình yêu Tổ quốc, đồng bào, đồng đội. Vậy nên làm sao tôi có thể tiếp tục ngủ yêu trong chiếc chăn ấm áp cạnh ngọn lửa hồng trong khi dân tộc đang chịu bao gian khổ, tôi xin thức luôn cùng Bác. Ngọn lửa lại càng cháy rực như hiểu được lòng tôi, sau một đêm bên cạnh Bác Hồ, tôi càng quyết tâm cùng những đồng đội của mình dành lại đọc lập tự do cho Tổ quốc.

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Nhật Anh
12 tháng 2 2019 lúc 21:22

Ai dó viết bài văn NGẮN đê

Bình luận (0)
Chuong Du Hi
Xem chi tiết
bùi thị diệu hương
22 tháng 2 2018 lúc 21:15

Sau những ngày hành quân vất vả, đơn vị dừng chân ở một cánh rừng vàghỉ lại trong túp lều tranh trống trải, đơn sơ.

Hôm đấy trời mưa lâm thâm, những hạt mưa dày phủ lên trên mái lều. Gió lùa qua khe cửa, rút từng hồi, hú từng cơn. Không gian lạnh tái tê, thỉnh thoảng có những làn gió thôi vào lạnh buốt như cứt da cắt thịt, Đêm tối sâu thăm thẳm, đêm đã khuya, các anh chiến sĩ đều đã ngủ sau.

Bên bếp lửa, Bác vẫn thao thức chưa ngủ. Ánh lửa bập bùng, ngọn lửa hồng cháy rực sưởi ấm, xua tan đi cái lạnh giá của mùa đông. Dáng Bác ngồi trầm ngâm, vẻ mặt suy tư nghĩ ngợi. Bác mặc bộ quần áo xanh đã sờn, bạc màu theo thời gian.

Người đã già đi nhiều, đôi mắt sáng như sao đã có nhiều nếp nhăm, thâm quầng trũng sâu của những đêm thao thức không ngủ.

Bác cho thêm củi vào lửa, tiếng nổ lách tách, , bếp lử hồng rực lên. Rồi Bác đứng lên đến chố các anh ân cần, nhẹ nhàng đặp lại chăn cho từng người. Bác nhón chân nhẹ nhàng sợ các anh thức giấc. Bác yêu thương, lo lắng cho các anh bộ đội như tình cảm của người Cha đối với các con. Chợt, một anh đội viên thức dậy, thấy Bác vẫn chưa ngủ thổn thức cả nỗi lòng anh hỏi nhorL "Bác ơi, sao bây giờ Bác vẫn chưa ngủ, ngoài trời vẫn mưa, Bác có lạnh không?"
Giọng Bác ấm áp, hiền từ nói: "Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai còn đi đánh giặc, chú không phải lo đâu!".

Anh nhỏ nhẻ: "Vâng ạ, nhưng trong lòng vẫn bồn chồn.
Được ở bên Bác anh bộ đội cảm nhận tình yêu thương bao lao vô bở bến còn ấm hơn mọi ngọn lửa.
Chiến dịch vốn còn dài, còn nhiều gian khổ, khó khăn, đường đi thì hiểm trở, lắm dốc, lắm ụ. Bác không ngủ lấy sức đâu mà đi? Cuộc kháng chiến còn trường kì, vì vậy Bác không thể ngủ được.

Gà đã gáy canh ba, rừng khuya sâu thăm thẳm, vắng lặng, vậy mà Bác vẫn chưa ngủ. Thức dây sau lần thứ ba, anh bội viên hốt hoảng giật mình vì Bác vẫn chưa ngủ. Bác vẫn ngồi đó, vẻ mặt đinh ninh, chòm sâu im phăng phắc. Anh đội viên quá lo lắng, nằng nặc mời Bác ngủ: "Mời Bác ngủ Bác ơi, trời sắp sáng rồi" 

Lần này, Bác mới thổ lộ rõ tâm tình của mình: " Chú cứ việc ngủ ngon đi, Bác thức thì mặc Bác, Bác mà ngủ thì thấy không anh lòng, Bác lo cho dân, cho nước, lo cho các anh đối mặt với nhiều khó khăn" "Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng không đủ chăn chiếu, trời thì mưa rét làm sao cho khỏi ướt" Bác chỉ mong trời mau sáng để các anh đỡ lạnh. Giọng nói của Người xót xa đầy yêu thương. 

Anh đội viên cảm động, thức luôn cúng Bác. Bên ngoài, trời sắp sáng, bếp lửa cũng sắp tàn. Vậy là trọn cả một đêm Bác không ngủ.

Tấm lòng của Bác bao la, rộng lơn như biển cả mệnh mông. Suốt một đời Bác vì dân vì nước, hi sinh hết thảy chỉ quên mình. Em rất yêu quý và kính trọng Bác - vị cho già kính yêu của dân tộc.

Đêm nay chỉ là một trong vô số đêm Bác không ngủ nên đối với Bác chỉ là lẽ thường tình.

Bình luận (0)
Võ Công Đoàn
22 tháng 2 2018 lúc 21:01

nhung hom nay bac ko ngu vi bac lo cho cac anh chu bo doi tịt

Bình luận (0)
9718hth yenhi
Xem chi tiết
Trang Thùy
9 tháng 9 2018 lúc 22:21

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cha già dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, trong đêm trường đen tối của cách mạng Việt Nam cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường đi mới cho Cách mạng Việt Nam, đưa người dân từng bước tiến lên và chạm vào được ánh sáng của hòa bình. Tuy nhiên, người không chỉ là một người dẫn đường tài ba, xuất chúng mà đối với mỗi người Việt Nam, Bác còn là một người cha, một người Bác thân yêu, luôn quan tâm đến những người dân bằng tất cả tình yêu thương chân thành nhất.

Để đưa Cách mạng Việt Nam thoát ra khỏi bóng đêm nô lệ, sau khi bôn ba khắp năm châu bốn bể trong suốt hai mươi năm ròng rã, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước mới có thể đưa cách mạng Việt Nam cập bến thắng lợi. Người trực tiếp về nước lãnh đạo cách mạng, không những vậy, trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc, trước sự dáo diết, điên cuồng của Thực dân Pháp, Người đã luôn ở bên, chỉ ra từng đường đi nước bước đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam, hình ảnh của Người trong đêm khuya không ngủ suy tính vận nước, thức dậy dùng chăn của mình đắp cho người cháu chiến sĩ khiến cho ai nấy đều vô cùng cảm động về tấm lòng nhân từ, hết lòng vì dân vì nước của Người.

Trong một đêm mùa đông, khi cùng Bác hoạt động ở chiến khu Việt Bác, anh đội viên đã vô cùng xúc động trước những tình cảm yêu thương, chăm sóc của Bác dành cho mình, đồng thời cũng vô cùng đau lòng vì đã khuya Bác vẫn không thôi trăn trở về vận nước, suy tính đường lối, chiến lược sao cho Cách mạng Việt Nam có thể đi đến thắng lợi cuối cùng. Thức dậy vào giữa đêm, anh đội viên vô cùng bất ngờ vì trời đã khuya lắm rồi, vầng trăng cũng đã lên cao, soi sáng vằng vặc trong không gian, nhưng Bác vẫn chưa ngủ, Bác ngồi bên bàn làm việc của mình, khuôn mặt trầm tư, suy nghĩ. Có lẽ đêm nay Bác đã ko ngủ

Bên bếp lửa bập bùng, gương mặt suy tư nghiêm túc, những nếp nhăn trên trán của Người khiến cho anh đội viên vô cùng xúc động, mà trên hết là đau lòng. Vì dù cả ngày lãnh đạo kháng chiến vô cùng mệt mỏi, căng thẳng, ngỡ như đêm về Hồ Chí Minh có thể nghỉ ngơi lấy lại sức lực. Nhưng không, Người không hề chợp mắt, vận nước đang khó khăn, Người không thể yên tâm nên đêm rồi vẫn trầm ngâm suy nghĩ, mong muốn tìm ra con đường đúng đắn nhất cho cách mạng Việt Nam. Anh đội viên xúc động trước tấm lòng cao cả, vĩ đại của Bác dành cho dân tộc, cách mạng Việt Nam, nhưng cũng đau lòng khôn nguôi vì Bác không ngủ.

Bên ngoài trời bắt đầu mưa lâm thâm, bên trong mái nhà tranh xơ xác là một trái tim vị tha, cao cả của Người, anh đội viên càng nhìn hình ảnh hao gầy của Bác lại càng thương, mái tóc của người vì dân vì nước mà đã điểm nhiều sợi bạc. Nhưng lo lắng cho chính sự là vậy nhưng Bác khiến cho anh đội viên vô cùng ấp áp, cảm động. Chỉ vì sợ đứa cháu nhỏ bị lạnh mà đêm đến Người vẫn ngồi đốt lửa sửa ấm cho cháu, mong cháu có một giấc ngủ ngon. Không chỉ vậy, Người còn dịu dàng đi đắp chăn cho từng người một, vì sợ những đứa cháu giật mình tỉnh giấc mà Bác nhón chân đi nhẹ nhàng.

Nhìn thấy Bác, anh đội viên thấy cay khóe mắt, ngỡ như mình đang nằm mộng, bóng Bác ngồi đó bỗng trở nên cao lớn, vĩ đại. Tấm lòng thương yêu vô bờ bến của Bác còn ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng kia. Nỗi lòng thổn thức, xúc động, anh đội viên đã đến bên Bác, ân cần mà hỏi nhỏ : “Bác ơi! Bác chưa ngủ ư?”, “Bác có lạnh lắm không?”. Khẽ quay qua nhìn anh đội viên, Bác khuyên anh đội viên đi ngủ sớm lấy sức ngày mai còn đánh giặc. Vâng lời Bác, anh đội viên nhắm mắt nhưng lòng thì không thể yên tâm, bụng bồn chồn lo lắng.

Lần thứ ba thức dậy, đội viên vô cùng hốt hoảng vì Bác vẫn chưa ngủ, khuyên Bác đi ngủ thì Bác nói thương cho đoàn dân công ngòai rừng sẽ vô cùng khó khăn, dải lá cây làm chiếu, manh áo làm chăn thì làm sao có thể ngủ ngon, trời lại không ngừng mưa lâm thâm. Thương các cháu vất vả nên Bác không cho phép mình chợp mắt, chỉ ngồi lặng im bên bếp lửa mong trời mau sáng. Anh đội viên cũng không thể ngủ nữa mà ngồi cùng Bác bên bếp lửa. Dù không có một giấc ngủ ngon nhưng anh đội viên vẫn thấy vô cùng vui sướng vì anh được thức cùng Bác. Và anh cũng không còn trăn trở nhiều nữa, những hành động vĩ đại của Bác bởi một lẽ đơn giản, người là Hồ Chí Minh.

Bình luận (1)
tran le quyen
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
23 tháng 2 2018 lúc 9:33

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
25 tháng 2 2018 lúc 10:45

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: Bác Hồ như một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng đã bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ vĩ đại đối với bộ đội như tình cha - con, tình ông - cháu. Anh đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên: bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh phảng phất không khí cổ tích… Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo, trong mái lều xơ xác, suốt đêm, Bác vẫn Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm”. Anh đội viên chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nhưng khi hiểu ra, anh đội viên vui sướng mênh mông khi biết cả giấc ngủ của mình Bác cũng lo cho bộ đội, dân công, lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình.Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ. “Anh đội viên nhìn Bác – Bác nhìn ngọn lửa hồng”. Bác đã truyền sang cho anh một sức mạnh, tiếp sức cho anh để ngày mai người lính – người con ấy lên đường và giành lấy thắng lợi. Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả, không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình. Cuộc đời Bác đã dành trọn vẹn để lo cho dân ,cho nước,Bác thức vì tình yêu thương và sự lo lắng cho vận mệnh của nước nhà, cho hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

Bình luận (0)
nguyen hao thao
Xem chi tiết
NGUYỄN THỊ MINH TÂM
20 tháng 4 2019 lúc 11:14

SS:Anh đội viên mơ màng,như nàm trong giấc mộng,bõng bác cao lồng lộng,ấm hơn ngọn lửa hồng.

AD:Người cha mái tóc bạc,đốt lửa cho anh nằm

Bình luận (0)
danghoang2345
Xem chi tiết
Đào Trần Tuấn Anh
19 tháng 4 2019 lúc 22:27

Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao:
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng​"
Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.​

Bình luận (0)
Do Thi Hong
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
21 tháng 3 2017 lúc 16:19

T/dụng của từ láy '' trầm ngâm '' : Miêu tả được dáng vẻ lặng lẽ, đang ngẫm nghĩ, suy tư của Bác vì lo cho dân ở ngoài kia không được ấm, không ngủ được ngon -> Làm cho chúng ta cảm thấy thương Bác trong tiết trời giá rét mà Bác ko ngủ, Bác thức để trông ngọn sưởi cho dân công, ko quản ngại việc gì.

Bình luận (0)
qwerty
21 tháng 3 2017 lúc 16:20

- Có tác dụng miêu tả ngoại hình.

- Làm tăng giá trị biểu cảm.

Bình luận (0)
Ridofu Sarah John
Xem chi tiết
Bùi Thị Thùy Linh
12 tháng 3 2016 lúc 9:15

iu nc thương dân

Bình luận (0)
Vương thị tâm
12 tháng 3 2016 lúc 12:33

Dưới ngòi bút tài tình của nhà thơ Minh Huệ, tác giả đã làm nổi bật đức tính cao đẹp của Bác Hồ:

Bạn lo cho các anh bộ đội, bác"nhón chân nhẹ nhàng" đi dém chăn cho các anh , bác thương đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng vì thế qua 2 câu thơ

               "Càng thương càng nóng ruột 

               Mong trời sáng mau mau"

nhà thơ đã cho chúng ta thấy bác muốn trời sáng mau để xua đi cái giá lạnh của đêm rừng và đêm hơi ấm đếm với các anh chị. Khổ cuối bài thơ khẳng định t/c của Bác thật thiêng liêng vĩ đại với phẩm chất cao quí. chính vì vậy cái thuường tình trở thành cái thần tình.

 

 

Bình luận (0)
Thời Sênh
19 tháng 2 2019 lúc 18:23

- Lần thức dậy thứ ba:
+ Tâm trạng từ hoảng hốt tới tha thiết lo lắng: mời Bác ngủ
+ Anh đội viên cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác đối với bộ đội và nhân dân
+ Cuối cùng “anh thức luôn cùng Bác”
- Trong bài không đề cập tới lần thức dậy thứ hai của anh đội viên, vì:
+ Lần thứ ba “Bác vẫn ngồi đinh ninh”chứng tỏ, trong đêm ấy anh đội viên thức dậy nhiều lần, lần nào cũng chứng kiến Bác không ngủ.
+ Trong lần thứ ba anh không nén được cảm xúc nên “nằng nặc” mời Bác đi ngủ.
Hình ảnh Bác gần gũi, thân thương, tấm lòng bao dung, vĩ đại của Bác được khắc họa chân thực qua lời kể của anh đội viên.

Bình luận (0)
dohaivan
Xem chi tiết
Nguyễn Đinh Huyền Mai
13 tháng 4 2017 lúc 21:29

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.



Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.



Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

Bình luận (5)