quán từ ngữ xưng hô là gì
từ ngữ xưng hô là gì ?
Giúp mk vs nha!
xưng hô
Tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau.Lễ phép khi xưng hô với người trên.Xưng hô với nhau thân mật như anh em.tao ,tớ,cậu,mk ,bn ,..............
tk cho mk nha
Từ loại dùng làm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích sau là gì? *
1 điểm
A. Động từ
B. Phó từ
C. Danh từ
D. Tính từ
Hãy nêu một số từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó.
Một số từ ngữ thường dùng để xưng hô trong tiếng Việt: tôi - chúng tôi; bạn - các bạn; nó - chúng nó (họ); ta - chúng ta; anh, bác, ông - các anh, các bác, các ông; tao - chúng tao; mày - chúng mày; anh ấy, chị ấy, …
- Tao - chúng tao, mày - chúng mày, anh ấy, chị ấy…
Người nói cần căn cứ vào điều gì để lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp?
A. Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp
B. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp
C. Dựa vào mục đích giao tiếp
D. Cả 3 đáp án trên
Chọn đáp án: D.
Giải thích: Khi xưng hô cần căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng, mục đích, nội dung giao tiếp.
Trong tác phẩm, tác giả gọi Lượm bằng nhiều từ ngữ xưng hô khác nhau. Hãy tìm và cho biết mỗi từ ngữ đó thể hiện thái độ và tình cảm gì?
- Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ.
- Việc lựa chọn những từ ngữ xưng hô đó cho thấy tình cảm yêu thương, quý mến và trân trọng, cảm phục của tác giả dành cho Lượm. Với tác giả Lượm vừa là đứa cháu nhỏ đáng yêu và cũng là một người đồng chí, đồng đội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong câu “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” từ ngữ xưng hô thuộc từ loại gì?
A. Danh từ
B. Phó từ
C. Động từ
D. Tính từ
Chọn đáp án: A.
Giải thích: Từ ngữ xưng hô ở đây: ông- mày, đều là những danh từ được sử dụng làm đại từ xưng hô.
Việc thay đổi từ ngữ xưng hô ở khổ thơ 4 bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" có ý nghĩa gì ?
Thanh hải viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ khi đang nằm trên giường bệnh. Dù đang ở những giây phút cuối cùng của cuộc đời, ông vẫn tâm niệm gắn kết cuộc đời mình với cuộc đời chung của dan tộc, của đất nước trước và sau khi chết. Tâm nguyện ấy thể hiện rõ ràng ở cách nhà thơ dùng đại tù xung hô trong bài thơ.
Đến gần cuối bài thơ, nhà thơ chuyển sang xưng “ta” đầy tự hào:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Điều ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà thơ trong sự vận động mạch cảm xúc và tư tưởng của bài thơ. Chữ “tôi” trong câu “Tôi đưa tay tôi hứng” biểu hiện một cái tôi cụ thể, rất riêng của nhà thơ trong sự nâng niu, trân trọng vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân. Ở đây, nếu dùng đại từ “ta” sẽ mất đi vẻ đẹp khiêm nhường – một cái “ta” có vẻ phô trương, làm mất đi giọng tâm tình đằm lắng của bài thơ.
Chữ “ta” trong hàng loạt hành động: “ta làm…”, “ta nhập…”, “ta xin hát…” được gợi sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước. Hơn nữa, đại từ “ta” sẽ tạo được sự lan tỏa và đồng cảm của mọi người – tác giả nói thay cho nhiều cái “tôi” khác. Mà cái “chúng ta” là sự cộng hưởng, chia sẻ, đóng góp phần tinh túy nhất mỗi cái “tôi”. Điều độc đáo là chữ “ta” này vẫn mang một giọng điệu nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái “tôi” Thanh Hải.
# mui #
Bạn tham khảo nhé
- Tôi và ta đều là đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất.
- Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ "tôi" sang "ta". Điều này không phải hoàn toàn là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ "tôi" trong câu "tôi đưa tay tôi hứng" ở khổ thơ đầu vừa thể hiện một cái "tôi" cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ "ta" thì hoàn toàn không thích hợp nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương.
-Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến giá trị tinh quý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ "ta" lại tạo được sắc thái quan trọng, thiêng liêng của một lời nguyện ước.
- Hơn nữa, điều tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ, mà của biết bao thế hệ người Việt Nam đang sống và cống hiến cho sự nghiệp chung, cái "tôi" của tác giả đã nói thay cho nhiều cái "tôi" khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái "ta". Nhưng "ta" mà không hề chung chung vô hình, mà vẫn nhận ra được một giọng nhỏ nhẹ, khiêm nhường, đằm thắm của cái "tôi" Thanh Hải.
Tìm những từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết?
Một số từ ngữ xưng hô mang sắc thái riêng của địa phương mình và những địa phương khác mà em biết, ví dụ:
- Đồng bằng Bắc Bộ: thầy u ( bố mẹ).
- Vùng trung du Bắc Bộ: bá ( bác gái), bầm (mẹ).
- Vùng Trung Trung Bộ: eng (anh), mệ (bà), mi (mày).
so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ
Về số lượng thì từ xưng hô tiếng việt nhiều hơn từ xưng hô ngoại ngữ.Còn về biểu cảm thì từ xưng hô ngoại ngữ không mang tính chất biểu cảm