TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA EM VỀ phong tọc ngày tết
Trình bày suy nghĩ của em về ngày tết quê em khoảng 150chữ
Qua đọc hiểu văn bản “Bánh chưng bánh giầy”, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.
- Dân tộc Việt ta có một thứ thức ăn mang đậm tính truyền thống vừa độc đáo, vừa ngon lành, vừa bổ, vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời. Đó chính là hai loại bánh xuất hiện từ ngàn đời nay: bánh chưng và bánh giầy. Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng Trái Đất. Bánh giầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời. Hai thứ bánh ấy thể hiện triết lý Vuông Tròn của người Việt Nam . Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ.
- Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc, thờ cúng tổ tiên; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của của bánh chưng, bánh giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
Viết 1 đoạn văn khoảng 12 dòng trình bày suy nghĩ của em về ngày Tết cổ truyền
Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược… muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn… xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?
Mk cảm ơn bạn Trương Tố Phàm nhiều nhé
Em có suy nghĩ gì về những phong tục trong ngày tết
Ngày Tết Nguyên Đán là ngày lễ cổ truyền được người dân ngóng đợi nhất trong cả một năm.
Từ tháng chạp, nghĩa là trước Tết cả một tháng là người ta đã rục rịch chuẩn bị cho Tết rồi. Đó là những tự định, những tính toán. Nào là Tết này đi đâu chơi, Tết này mua hoa gì, làm mứt gì. Dù chỉ mới là trong những câu nói, những cuộc chuyện trò, nhưng không khí đã rất xôm tụ.
Làng em cũng vậy. Dù giàu hay nghèo, người ta đều mong Tết. Từ độ mười ngày trước Tết, bà con làng xóm đã bảo ban nhau làm sạch đường phố. Nhổ cỏ, dọn rác, trồng hoa. Rồi cả treo cờ đỏ sao vàng nữa chứ. Chờ qua hai ba đưa ông Táo về trời. Tết mới thực sự dạm ngõ. Khắp nơi, mọi người rạo rực hẳn lên. Đến như là một cái lễ hội dọn nhà. Từ nhà trong nhà ngoài, nhà trên nhà dưới, từ cái bát cái chén đến bộ bàn ghế, cái gì cũng mang ra chà rửa. Chăn ga áo quần giặt phơi đầy trên các sào tre. Dọn dẹp xong xuôi, ấy là bắt đầu đến sắp Tết. Tầm này hàng quán bày đủ các mặt hàng. Mà lạ cái là toàn là màu vàng màu đỏ thôi. Nghe bảo đó là màu của may mắn. Áo quần mới nè, giày dép mới nè, tóc mới nè. Rồi cả bánh kẹo, hạt mứt nữa. Nhà nào có điều kiện thì mua cây quất, cây mai, cây đào, nhà nào kém hơn xíu thì mua cành, mua bó. Kiểu gì thì cũng phải có hoa. Rồi sát nữa, người ta bắt đầu gói bánh chưng, bánh tét. Ở phố người ta thường đi mua, chứ ở quê em, mọi người thích tự làm lắm. Má bảo, phải tự làm mới có không khí Tết. Thế là gói bánh, rồi làm mứt. Đám con nít vui tít mù cả lên. Vui nhất mấy ngày này, phải nói đến sự trở về của những người con xa quê. Tay xách nách mang, rồi con rồi cháu. Chao ôi! Vui chả kể xiết.
Qua đêm giao thừa pháo hoa bắn tưng bừng, Tết thực sự đã về. Ai cũng thay áo quần mới xinh đẹp. Nhà cửa đã được trang hoàng từ trước. Tươi vui rạng rỡ với khay bánh mứt kẹo là vài bài nhạc xuân rộn ràng. Rồi trong sự ngóng đợi của mấy đứa trẻ, người ta bắt đầu đi chúc Tết nhau, lì xì cho nhau, chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Chẳng cần lo lắng chuyện học hành hay tiền bạc. Chỉ cần vui xuân mà thôi.
Đó chính là những ngày Tết hạnh phúc ở quê em đó. Tuy không to và hào nhoáng như thành phố lớn, nhưng vẫn vui vẻ vô cùng.
- Thể hiện văn hoá, lỗi sống, phong tục tập quán của đất nước ta
- Dành nhiều thời gian bên gia đình hơn
- Là dịp nghỉ ngơi sau 1 năm bận rộn vất vả
- v.v...
Bạn tham khảo nhé !!
Hàng năm, Tết cổ truyền có lẽ là ngày lễ lớn nhất từ lâu đời trong phong tục tập quán của người Việt Nam. Tết cổ truyền thực sự có ý nghĩa quan trọng trong tiềm thực của người Việt. Thứ nhất, ngày tết cổ truyền chính là đánh dấu kết thúc một năm cũ và đón chào một năm mới, một khởi đầu mới. Vào lúc này, mọi sự cũ, buồn phiền trong cuộc sống sẽ bị gạt qua một bên và mọi người cùng nhau đón năm mới sang, một sự khởi đầu mới cho vạn vật, vạn việc được tốt đẹp và thuận lợi. Thứ hai, ngày tết cổ truyền chính là ngày tết đoàn viên. Vào ngày này, anh em con cháu tụ họp về 1 nhà sau bao tháng ngày để cùng nhau sum họp, ăn những mâm cơm tình thân. Thứ ba, tết cổ truyền mang ý nghĩa của sự hiếu thảo. Khi tết sang, bàn thờ phải là nơi được dọn dẹp sạch sẽ nhất, khang trang nhất để thể hiện được sự tôn kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên của mình. Tóm lại, ngày tết cổ truyền của VN mang ý nghĩa của một sự khởi đầu mới cũng như những giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp khác của thế hệ trước.
Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của mùa xân và tết cổ truyền
hellp T.T
Đối với mỗi người dân Việt Nam, ngày tết cổ truyền của dân tộc có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Tết là dịp để mọi thành viên trong gia đình sum vầy bên nhau thật hạnh phúc.
Mỗi khi Tết đến, mỗi người trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều cảm thấy vui vẻ. Thích nhất vẫn là lúc cả nhà ngồi gói bánh chưng. Những chiếc lá rong xanh, hạt đỗ vàng, thịt mỡ và gạo trắng thơm. Tất cả được bàn tay khéo léo của bà, của mẹ gói thành những chiếc bánh chưng vuông vức.
Chiều ba mươi Tết, cả nhà cùng ăn bữa cơm đoàn viên ấm áp. Để chuẩn bị đón giao thừa mà khoảnh khắc ai cũng mong đợi. Khoảnh khắc giao thừa với nhau thì mọi người chúc nhau sức khỏe với công việc tốt. Tất cả ai cũng vui vẻ ăn uống cười nói. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Sáng mùng một, tôi thức dậy, khi bước ra cửa cảm giác khác với những ngày bình thường. Trời trong lành thời tiết ấm áp khác lạ.
Thế là một năm cũ đã qua, một năm mới đã đến, mọi người đều chúc nhau những điều may mắn cho một năm mới đã đến. Những ngày tết trôi qua thật nhanh khiến tôi cảm thấy có chút tiếc nuối. Yêu biết bao ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Trình bày bày suy nghĩ của em về bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão
Bài thơ "Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão" của nhà thơ Đặng Trần Côn đã thể hiện rất rõ tình cảm của một đứa trẻ khi mẹ vắng nhà trong cơn bão. Hình ảnh mẹ và các hoạt động của mẹ trong cuộc đời gia đình được miêu tả chân thực và cảm động, đồng thời cũng nhấn mạnh sự vắng mặt của người mẹ khiến những gì xung quanh càng trống trải và chấp nhận nỗi đau thực sự .
Đối với tôi, bài thơ này chứa đựng nhiều thông điệp ý nghĩa. Đầu tiên, nó nhắc nhở ta về tình mẫu tử và sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ đối với con cái, nó cho thấy những điều mà người mẹ phải làm để đảm bảo cuộc sống của gia đình trong mọi hoàn cảnh. Bài thơ cũng giúp chúng ta nhận ra rằng cuộc sống đôi khi không rạng rỡ chia sẻ như chúng ta mong đợi, ở những thời điểm khó khăn nhất, điều quan trọng là ta phải biết vượt qua và tự biết cách bảo vệ và giữ kín tình yêu yêu thương, gia đình của chúng ta.
Từ bài thơ, tôi cũng hiểu thêm rằng để có được niềm hy vọng và niềm tin trong cuộc sống, chúng ta cần phải luôn biết đến những giá trị gia đình, sự quan tâm và tình thương của người thân trong cuộc sống của mình. Đây không chỉ là sự cần thiết, mà là chìa khóa giúp ta vượt qua mọi khó khăn, giữ gìn và tôn vinh những giá trị thật sự của cuộc sống.
Tổng kết lại, bài thơ "Mẹ Vắng Nhà Ngày Bão" vô cùng ý nghĩa vì nó giúp người đọc nhìn lại và cảm thông được giá trị cuộc sống, tình cảm gia đình, niềm tin, hy vọng và niềm tin trong cuộc sống. Những thông điệp được đưa ra từ bài thơ này chắc chắn sẽ giúp mỗi người chúng ta ý thức được trách nhiệm của mình đối với gia đình, đất nước, cũng như hướng đến những giá trị tốt đẹp để xây dựng một xã hội hạnh phúc , bình yên và phát triển.
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ảnh hưởng của covid trong dịp Tết Nhuyên Đán vừa qua.
Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ảnh hưởng của covid trong dịp Tết Nhuyên Đán vừa qua.
Để mở đầu cho bài viết của mình, mình không copy mạng nhé:
[Mình tâm sự đôi chút để bạn có ý tưởng viết văn thôi, chứ bạn ko nên viết vào bài nghen]
- Mình biết, từ khi dịch bệnh covid bùng phát, nhiều người lâm vào tình trạng hoản loạn. Vì họ nghĩ rằng nó sẽ làm họ không thể sống sót.... Các bác sĩ-những anh hùng áo trắng vẫn ngày đêm chăm sóc, cố gắng cứu chữa những bệnh nhân.... Thời gian trôi... và rồi, cũng đến với cái tết Nguyên Đán. Một cái tết khác lạ bao nhiêu...
Bài văn dựa vào 1 số tâm sự của mình nữa nhé
Dịp tết NGUYÊN ĐÁN vừa qua tạo cho chúng em một cảm giác mới lạ. Như: Không được tụ tập đông vui như năm ngoái, không được về quê, không được đi chơi.... Nhưng, nó vẫn làm cho em một cảm giác hạnh phúc, đầm ấm. Cả ngày, em không đi ra ngoài để không bị bệnh dịch, cả ngày, em không đi chơi đâu cả để phải lo học khỏi ăn bánh chưng nhiều quá mẹ lại dọa em: '' ăn bánh chưng nhiều quá là quên hết chữ.''còn cả ngày, em không về quê em ở lại để đảm bảo an toàn cho em và mọi người... Ôi! Cái Tết của em khác lạ bao nhiêu, nhưng đó vẫn là cái tết đáng nhớ nhất trong cuộc đời em.
Bạn nghĩ ra ý nào hay bạn có thể thêm vào bài văn của mình nhé
Tuy nhiên, bạn không làm mất ý chính là được
HT nhé bạn
Mỗi người sẽ có 1 suy nghĩ khác nhau nha bạn
Năm nay, hẳn nhiên mọi người sẽ có một mùa Xuân, một cái Tết rất khác. Bởi vì, thành phố thân yêu của chúng ta đã trải qua gần nửa năm gồng mình chống chọi với đại dịch Covid-19 với nhiều tổn thất, mất mát. Và hiện tại, mặc dù thành phố đang dần thích ứng với trạng thái bình thường mới với tâm thế “thích nghi chủ động”, để ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch, thành phố vẫn đang triển khai các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, cụ thể hóa các giải pháp thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 08/12/2021; Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022 và đã triển khai kế hoạch số 4314/KH-UBND ngày 20/12/2021 tổ chức các hoạt động đón chào năm mới tại TPHCM, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần với nhiều phương án đối với từng cấp độ dịch.
Trong suốt 2 năm qua khi đại dịch diễn ra, Đảng bộ, chính quyền TP luôn dành mọi tình cảm, tâm trí để chăm lo người dân khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất - kinh doanh,... Và những điều này sẽ tiếp tục được thực hiện trong dịp Tết này; với rất nhiều nội dung chăm lo an sinh của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, để đảm bảo rằng không một người dân nào bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là những cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh.
Để chúng ta có một cái Tết, một mùa Xuân trọn vẹn, với tinh thần “An toàn, Tiết kiệm, Ấm áp, Vui tươi”, các cấp ủy, chính quyền cần tập trung nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan lơ là, mất cảnh giác; đề cao trách nhiệm người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, sẵn sàng mọi kịch bản ứng phó mọi tình huống, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 tại ngay các cơ sở xã, phường, thị trấn.
Sau những gì đã trải qua trong năm 2021, chắc chắn rằng Nhân dân sẽ tiếp tục đồng tâm, đồng lòng, chung sức cùng Đảng bộ và chính quyền TPHCM trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Hiện nay, biến thể mới Omicron của virrus SARS-CoV-2 đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho công tác chống dịch, bởi vậy hơn lúc nào hết, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân, bình tĩnh trước dịch bệnh, chủ động đón một năm mới với tinh thần không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác ngay trong từng gia đình, từng ngõ hẻm, từng khu nhà trọ, từng cơ quan,… Thực tế những ngày qua, tại một số nơi, vẫn còn nhiều người dân khá thờ ơ, chủ quan; điều này rất đáng lo ngại. Bởi thời gian gần Tết, tiệc tùng - liên hoan - họp mặt - tất niên nhiều, quán xá đông đúc, mọi người vui vẻ quá đà là một trong những nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng. Bên cạnh đó, việc hiếu - hỷ là hai sự kiện quan trọng của đời người, nhưng trước diễn biến ngày càng phức tạp với biến chủng mới, thiết nghĩ, thực hiện việc cưới - tang trong giai đoạn này cần có sự tự giác điều chỉnh theo hướng an toàn - tiết kiệm, tránh tụ tập đông người, đảm bảo quy định 5K + vaccine. Để làm được điều đó, đòi hỏi sự tự giác của từng cá nhân, đó cũng là cách thức hữu hiệu để bảo vệ bản thân và gia đình chúng ta trước sự tấn công của dịch Covid-19.
Tiêm vaccine cho học sinh tại huyện Củ Chi. Ảnh: Đan Như
Dịp này, tại các cơ sở thờ tự, địa điểm tâm linh, các nghĩa trang cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh bởi sự tập trung đông người thực hành các nghi lễ cúng bái để thể hiện sự tôn kính của mình với ông bà tổ tiên, với thế giới tinh thần. Chính vì vậy, các hoạt động văn hóa cũng cần được kiểm soát quy mô tổ chức một cách khoa học; trong quá trình tổ chức phải dự liệu và xây dựng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nghiêm ngặt. Chúng ta nên ủng hộ sự tương tác gián tiếp hoặc trực tuyến thông qua internet và truyền hình. Tất cả các hoạt động trên phải có phương án phòng chống dịch và ngay tại đó phải bố trí nhân viên hướng dẫn người tham gia đeo khẩu trang, đo nhiệt độ cơ thể, đăng ký thông tin, nhắc nhở ra vào rửa tay, quét mã y tế.
Trong mùa xuân này, chúng ta cần cân nhắc việc chọn tour du lịch bằng hình thức tham khảo thông tin qua báo chí, mạng internet để tránh sự quá tải lượng người ở những khu tham quan, vui chơi, giải trí. Chúng ta vẫn chúc Tết, thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè thân hữu… nhưng nên quan tâm hình thức trực tuyến qua mạng xã hội, điện thoại… Chúng ta phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là vào các trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ và các địa điểm công cộng, cũng như khi sử dụng xe buýt và các phương tiện giao thông công cộng khác, và lưu ý đeo khẩu trang trong suốt hành trình. Nếu cần ra ngoài khám chữa bệnh, cần chọn nơi khám chữa bệnh gần nhất; tìm hiểu trước quy trình khám chữa bệnh, làm quen với bố trí của bệnh viện, hạn chế tối đa thời gian lưu trú tại bệnh viện; và vẫn phải lưu ý đeo khẩu trang y tế trong suốt quá trình khám chữa bệnh.
Chúng ta cũng nên ủng hộ phong cách đón Tết mới, trên tinh thần tiết kiệm - văn minh. Trong đó, hãy dành một phần tiết kiệm để giúp đỡ, san sẻ yêu thương cho người lao động nghèo, trẻ em mồ côi, người già neo đơn, người khó khăn,… do ảnh hưởng bởi dịch bệnh (không nên lãng phí vào những vấn đề tặng quà, trong tiệc tùng tất niên, tổng kết đình đám, thờ cúng hoang phí không văn minh,...). Vừa qua, những câu chuyện cảm động nghĩa đồng bào, ấm áp tình quân dân đã có tác động mạnh mẽ, lan tỏa cảm xúc tích cực đến toàn xã hội về những nghĩa cử nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam chúng ta. Các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp đến các tổ chức, cá nhân thiện nguyện chung tay giúp đỡ người nghèo, người khó khăn do dịch bệnh là một điểm sáng, là chất keo gắn kết mọi người trong xã hội cùng đoàn kết vượt qua đại dịch. Tinh thần đó rất cần được phát huy, nhân rộng trong thời khắc này để ai ai cũng được đón Tết.
Chúng ta trông đợi vào cái Tết ấm áp nghĩa cử cao đẹp, lan tỏa tình người, an toàn vượt qua dịch bệnh; vì vậy mỗi người dân cần thực hiện tốt nguyên tắc “5K + vaccine + công nghệ thông tin + lan tỏa ý thức của từng người dân” phòng, chống dịch Covid-19. Làm được tất cả những điều đó thì cái Tết Nhâm Dần năm 2022 của chúng ta sẽ AN TOÀN, TIẾT KIỆM, ẤM ÁP, VUI TƯƠI, thể hiện đúng ý nghĩa Tết của người Sài Gòn – TPHCM, Tết vì mọi người, Tết vì chính mỗi người.
Trình bày suy nghĩ của em về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa
Tham khảo:
Trong kho tàng văn học trung đại có rất nhiều những tác giả đã dùng ngòi bút của mình để viết về những mảnh đời bất hạnh. Mà tiêu biểu nhất đó là số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Được sinh ra làm người nhưng không sống đúng giá trị của một con người. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Nàng chính là một đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nói riêng và phụ nữ trong xã hội cũ nói chung.
Vũ Nương là một người con gái với xuất thân bình dân và vẻ đẹp dung dị mặn mà. Chính vì thế nàng đã được con trai hào phú trong làng để ý tới. Trương Sinh không tiếc trăm ngàn lạng vàng đến hỏi cưới nàng về làm vợ. Thế nhưng Trương Sinh là công tử ít học, từ bé sống trong nhung lụa nên có tính đa nghi, gia trưởng. Từ sau khi làm dâu ý thức được thân phận nhỏ bé, gia cảnh bần hàn của mình Vũ Nương chưa một lần dám phản kháng hay làm trái ý chồng. Cuộc sống những tưởng êm ả thế nhưng binh biến loạn lạc, Trương Sinh phải lên đường ra chiến trận. Ngày chia tay nàng rót chén rượu đầy cho chồng mà thưa rằng: “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Mong muốn của nàng chẳng phải chức tước công lao chỉ đơn giản là hai tiếng hạnh phúc bình dị. Đó chính là niềm khát khao cháy bỏng của người vợ trong những ngày binh chiến loạn lạc.
Vũ Nương ở lại một tay tần tảo lo lắng việc nhà, chăm sóc mẹ già lại phải cáng đáng thêm đứa con mới lọt lòng. Thế nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ người phụ nữ ấy oán trách nửa lời. Sau khi tiễn con trai lên đường mẹ già vì quá đau buồn mà sinh bệnh nặng. Vũ Nương ngày đêm túc trực thăm nom, đi khắp nơi kiếm thầy tìm thuốc chữa cho mẹ chồng, đồng thời hết lời khuyên lơi nhưng bà không qua khỏi. Mẹ chồng vô cùng cảm động trước tình cảm của con dâu nên trước khi nhắm mắt xuôi tay bà cầm tay nàng mà dặn dò : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.” Sau khi mẹ chồng qua đời nàng hết lòng ma chay, tang chú lễ nghĩa cho trọn đạo dâu hiền.
Về phần con nhỏ, do quấy khóc nên hàng đêm Vũ Nương ẵm con trên tay chỉ vào chiếc bóng mình trên tường và nói “Cha con đến kìa”. Mỗi lần như thế đứa bé lại cười reo thích thú. Lâu dần thành quen nàng cũng chẳng còn nhớ giải thích về “chiếc bóng” trên tường với con nữa.
Giặc tan, Trương Sinh trở về tưởng rằng hạnh phúc sẽ mỉm cười với nàng từ đây thế nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Chỉ vì hiểu lầm nhỏ nhặt mà đã đẩy cuộc đời Vũ Nương vào bế tắc.
Chính chiếc bóng mình trên tường đã khiến Trương Sinh nảy sinh lòng đa nghi đố kỵ. Không nghe vợ giải thích chỉ biết đánh đuổi nàng ra khỏi nhà. Vũ Nương vì quá tủi nhục đã trẫm mình xuống sông tự vẫn kết thúc nỗi oan nghiệt thấu trời. Nguyên nhân đẩy nàng đến cái chết không phải do sự vô tâm của chồng mà chính là sự cay nghiệt của miệng đời.
Số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Luôn bị áp bức và dồn đến đường cùng. Dù họ có xinh đẹp tài hoa hay sang hèn thì đều chung một tiếng đó là “bạc mệnh”. Như nhà thơ Nguyễn Du từng viết:
“Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Họ là những nạn nhân của chế độ cũ, của những hủ tục lạc hậu và định kiến hà khắc. Sống ở đó họ chỉ tồn tại như những món đồ vô tri vô giác, mang đi đổi chác, bán mua và hoàn toàn không có quyền lên tiếng hay thanh minh gì cho mình. Vũ Nương chết mang theo nỗi oan thấu trời xanh thế nhưng kẻ khiến nàng rơi vào đường cùng là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án hay dè bỉu. Thậm chí khi nàng đã được minh oan, Trương Sinh cũng không bị cắn rứt lương tâm, không muốn nhắc lại chuyện cũ mà coi như “nó đã qua”. Phải chăng sự sống và cái chết của người phụ nữ trong xã hội bị coi thường đến mức rẻ rúm? Họ không có quyền thanh minh và lại càng không được bảo vệ đến tính mạng?
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã từng ngậm ngùi khi nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ bằng những vần thơ đầy đau thương:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Thế nhưng mặc dù đã đạp lên số phận, đã khẳng định tiếng nói vị thế của mình song hành động đó của bà chỉ như một điểm sáng vụt qua giữa bầu trời đầy đen tối. Nó không đủ để làm nên một đại cách mạng về quyền sống và quyền làm người của phụ nữ trong xã hội đương thời đầy rối ren và bế tắc.
Vũ Nương chính là một hình ảnh đại diện cho số phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Những con người sinh ra làm con người nhưng không được sống trọn vẹn một kiếp người. Đó cũng là tiếng nói chống lại sự bất công, phân biệt đối xử trong xã hội, và là tiếng lòng nhân ái đầy sâu sắc mà nhà văn Nguyễn Dữ muốn gửi gắm.