viết cảm nghĩ về bài " Hai biển hồ " sách ngữ văn lớp 7 tập 2
Tìm lí lẽ và dẫn chứng trong bài văn "Hai biển hồ" (sgk ngữ văn lớp 7 tập 2)
viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm của LÍ Bạch
( Lí Bạch là tác giả bài thơ cãm nghĩ trong đêm thanh tĩnh trong sách ngữ văn 7 tập 1 nhé )
viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về 1 nv yêu thik trong bài gió lạnh đầu mùa trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 trang 67
THAM KHẢO
Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa gợi cho người đọc ấn tượng sâu sắc về cô bé Hiên. Hiên sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mẹ Hiên làm nghề mò cua bắt ốc kiếm ăn qua ngày nên không có tiền may áo ấm cho con. Cô bé chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Khi đọc đến đây, chắc hẳn bạn đọc sẽ cảm thấy xót xa cho bé Hiên. Nhưng cô bé không cô đơn, mà nhận được tình yêu thương của chị em Sơn. Lan và Sơn đã quyết định đem chiếc áo của em Duyên cho Hiên. Chiếc áo mà Hiên nhận được gửi gắm tấm lòng nhân ái, thảo thơm. Hiên hiện lên là một cô bé đáng thương, nhưng em không bất hạnh. Vì Hiên luôn có tình yêu thương của người mẹ tảo tần, và cả tình yêu thương của chị em Sơn.
cảm nghĩ về sách ngữ văn 7 tập 1
Bài làm
Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối
hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách
vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong
đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô
cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.
Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người
thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em
còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường,
thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi
cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức
trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn
sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn
luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho
em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên
trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng
tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách
Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua
việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm
được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người
bạn của em trong cuộc sống.
Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi
đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những
hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức,
kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân
khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy
cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những
trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành
qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn
trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp
hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng
qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay
đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn
những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc
tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ
trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời
Trong con đường học tập, một thứ không thể thiếu đối với mỗi con người đó chính là sách vở.
Nếu con đường học tập là chiến trường thì sách vở chính là vũ khí. Vì vậy, sách vở rất quan trọng. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, bạn ra chiến trường trên tay không một thứ vũ khi nào thử hỏi bạn có thể chiến đấu không? Sách vở không chỉ rất quan trọng mà nhu cầu về sách vở của mỗi con người càng ngày càng cao. Nhất là sách. Sách mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản, những kiến thức mở rộng để chúng ta có thể đến gần được với tri thức hơn. Sách có rất nhiều loại: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện đọc,.. Sách giáo khoa là loại sách cơ bản nhất mà ai cũng được học. Kiến thức trong sách là kiến thức bắt buộc ai cũng phải hiểu và phải nhớ để vận dụng cho đời sống bên ngoài. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về kiến thức bạn có thể đọc sách tham khảo. Sách tham khảo lại có rất nhiều loại: Sách về tự nhiên, sách về khoa học… để bạn có thể tìm được quyển sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của bạn.
Sách còn giúp con người giải trí. Những câu chuyện cười, những bộ tiểu thuyết,… sẽ giúp đầu óc bạn thanh thản hơn, giúp bạn qua đi mệt mỏi của mình.
Sách còn dạy bạn kinh nghiệm sống. Những quyển sách dạy nấu ăn, dạy cắm hoa, dậy cách làm thế nào để có mái tóc đẹp… sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.
Sách rất đa dạng. Sách giúp con người ta hướng thiện. Sách luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Sách giúp con người có thể đên với thành công, đến với đỉnh cao của tri thức.
Vở cũng quan trọng không kém. Vở cũng là hành trang không thể thiếu trên hành trình học tập của học sinh. Vở giúp bạn ghi chép, tóm tắt lại những ý có trong sách. Người ta thường có câu: “Học đi đôi với hành”. Bạn không thể học mà không thực hành được. Và vở sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.
Ôi, bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu trên đời này không có sách vở thì sẽ ra sao? Thế giới này sẽ chỉ toàn những người vô học, sẽ chỉ toàn là màu đen, màu đen của sự mù chữ.
Các bạn ơi, chúng ta hãy dang rộng vòng tay đón chào sách vở nhé!Bài làm 1
Trong con đường học tập, một thứ không thể thiếu đối với mỗi con người đó chính là sách vở.
Nếu con đường học tập là chiến trường thì sách vở chính là vũ khí. Vì vậy, sách vở rất quan trọng. Bạn hãy thử nghĩ mà xem, bạn ra chiến trường trên tay không một thứ vũ khi nào thử hỏi bạn có thể chiến đấu không? Sách vở không chỉ rất quan trọng mà nhu cầu về sách vở của mỗi con người càng ngày càng cao. Nhất là sách. Sách mang đến cho chúng ta những kiến thức cơ bản, những kiến thức mở rộng để chúng ta có thể đến gần được với tri thức hơn. Sách có rất nhiều loại: Sách giáo khoa, sách tham khảo, tiểu thuyết, truyện đọc,.. Sách giáo khoa là loại sách cơ bản nhất mà ai cũng được học. Kiến thức trong sách là kiến thức bắt buộc ai cũng phải hiểu và phải nhớ để vận dụng cho đời sống bên ngoài. Nếu các bạn muốn tìm hiểu về kiến thức bạn có thể đọc sách tham khảo. Sách tham khảo lại có rất nhiều loại: Sách về tự nhiên, sách về khoa học… để bạn có thể tìm được quyển sách đáp ứng nhu cầu học hỏi của bạn.
Sách còn giúp con người giải trí. Những câu chuyện cười, những bộ tiểu thuyết,… sẽ giúp đầu óc bạn thanh thản hơn, giúp bạn qua đi mệt mỏi của mình.
Sách còn dạy bạn kinh nghiệm sống. Những quyển sách dạy nấu ăn, dạy cắm hoa, dậy cách làm thế nào để có mái tóc đẹp… sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.
Sách rất đa dạng. Sách giúp con người ta hướng thiện. Sách luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn ở mọi lúc, mọi nơi. Sách giúp con người có thể đên với thành công, đến với đỉnh cao của tri thức.
Vở cũng quan trọng không kém. Vở cũng là hành trang không thể thiếu trên hành trình học tập của học sinh. Vở giúp bạn ghi chép, tóm tắt lại những ý có trong sách. Người ta thường có câu: “Học đi đôi với hành”. Bạn không thể học mà không thực hành được. Và vở sẽ giúp bạn thực hiện được điều đó.
Ôi, bạn hãy thử tưởng tượng mà xem, nếu trên đời này không có sách vở thì sẽ ra sao? Thế giới này sẽ chỉ toàn những người vô học, sẽ chỉ toàn là màu đen, màu đen của sự mù chữ.
Các bạn ơi, chúng ta hãy dang rộng vòng tay đón chào sách vở nhé!Bài làm 2
Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối
hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách
vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong
đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô
cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.
Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người
thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em
còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường,
thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi
cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức
trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn
sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn
luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho
em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên
trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng
tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách
Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua
việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm
được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người
bạn của em trong cuộc sống.
Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi
đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những
hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức,
kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân
khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy
cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những
trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành
qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.
Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn
trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp
hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng
qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay
đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn
những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc
tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ
trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời
Từ bài thơ '' Xuân về '' bài đọc thêm ( sách giáo khoa lớp 7 tập 1 trang 178 - 179 ) . Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo cách diễn dịch nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc thêm bài thơ ?
Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.Mới
Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”. Cô gái ấy có thấy thi sĩ đang nhìn mình để thấy Xuân Về hay không? Sao cô lại: “ngước nhìn giời” với đôi mắt trong”. Phải chăng chính là “đôi mắt trong” của cô hàng xóm ấy cộng thêm “màu má” ửng hồng khi gió đông thổi về. Cho thi sĩ của chúng ta “Đã thấy xuân về”.
Thi sĩ đưa ta vào chiêm ngưỡng kỹ hơn bức họa của mình. Bằng khung cảnh sống động trong khổ thơ sau:
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi...
Xuân về, tết đến ở các làng quê Bắc bộ, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh đám trẻ với khuôn mặt tươi rói theo mẹ theo chị đi chợ tết hoặc đi xem hội làng hội xuân. Để tô điểm thêm cảnh xuân tác giả miêu tả “mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe”. Nắng mới hoe là nắng sớm, nắng xuân ấm áp sau khi mưa bụi vừa tạnh trả lại bầu trời quang đãng.
Lúc này mới thấy điểm nhấn của mảnh ghép chính của bức tranh: Lá nõn, nhành non. Dấu hiệu của xuân thật sự chính là đây. Lá nõn là mầm lá mới nhú, nhành non là nhành cây vừa mới nảy lộc chưa kịp cứng cáp. Và một phát giác lý thú của thi sĩ khi nhìn thấy “lá nõn, nhành non” dưới nắng mới sau cơn mưa vừa tạnh, đã phải thốt lên câu hỏi: “ai tráng bạc”. Chẳng có ai tráng bạc lên chúng, có chăng là cái lấp lánh của mầm cây mới cựa mình thức dậy dưới ánh “nắng mới hoe” và còn sót lại chút mưa bụi bám vô những giọt li ti long lanh để thi sĩ thấy như “ai tráng bạc” đấy thôi. Mảnh ghép bức tranh thêm sống động ở câu cuối “gió về từng trận, gió bay đi…” gió xuân mà tác giả cảm nhận nó về “từng trận” rồi bay đi cũng “từng trận” phải chăng gió đã nô đùa quá trớn trên những “lá nõn nhành non” của thi sĩ!
Còn đây là khổ thơ làm điểm nhấn cho bức họa Xuân Về của thi sĩ:
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng,
Lúa thì con gái mượt như nhung.
Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng,
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Xuân về cũng là lúc những công việc đồng áng của nhà nông tạm xong. Người dân gác lại mọi việc để đón xuân, vui tết. Xuân về “lúa thì con gái mượt như nhung”. Đây chính là lúc cây lúa bước vào thời kỳ chuẩn bị “ngậm đòng” cây lúa có màu xanh mát dịu làm nao lòng những người con xa quê. Không chỉ có cây lúa, mà mảnh ghép này còn có “đầy vườn hoa bưởi, hoa cam” nhưng là chúng đã “rụng” xuống. chứ không hẳn là còn trên cây. Cho dù hoa bưởi hoa cam ấy đã rụng thì vẫn “ngào ngạt hương bay” hương bay xa còn nhờ từng trận gió về và đi kia nâng cánh, để cho lũ bướm dập dìu về nô đùa trong vườn mà ở đây thi sĩ dùng hình ảnh chúng “vẽ vòng”.
Phải chăng hình ảnh “đầy vườn” hoa rụng, còn có ẩn ý trái đã kết, cánh hoa rụng xuống bướm vẽ vòng, chính là biểu hiện vòng tuần hoàn của trời đất, của cây cối, hoa sau khi khoe hương sắc thì nhường chỗ cho trái ngon quả ngọt lớn lên.
Một mảnh ghép của bức tranh cũng sống động không kém xuất hiện:
Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Tay lần tràng hạt miệng nam mô
Xuân Về tết đến, trên khắp các ngả đường làng luôn dập dìu các cô các chị ăn mặc thật đẹp để tham gia trảy hội. hoặc đi chùa cầu may. Yếm đỏ, khăn thâm là những trang phục truyền thống của các thôn nữ ở những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20.
Đường làng không chỉ có các cô mà còn có các “Bà già tóc bạc” chống cây gậy trúc đi chùa. ở đây tác giả đã để cây “gậy trúc dắt” bà già đi, Bởi bà còn bận “tay lần tràng hạt,miệng nam mô”. Một hình ảnh rất thi vị. Cây gậy đi trước ắt hẳn nó là người dẫn đường. Nhưng không phải ai cũng quan sát kỹ để nhận ra điều ấy.
Bốn mảnh ghép với bốn mảng màu sắc khác nhau, đã được thi sĩ Nguyễn Bính ghép vô bức tranh Xuân Về hoàn hảo. Xuân Về có đôi má ửng đỏ của cô gái chưa chồng, xuân về có đám trẻ xun xoe nô đùa trong xóm, Có “lá nõn nhành non ai dát bạc” Xuân Về có cánh đồng lúa đang thì con gái, có đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, hứa hẹn một mùa trái ngọt phía trước, “Xuân Về” có các cô Thôn nữ bên các bà già tóc bạc đi chùa cầu may.
Bài thơ “Xuân Về” đã ra đời cách nay gần 80 năm. Nhưng những hình ảnh về phong cảnh làng quê thì vẫn như vừa mới viết đây thôi! Xuân về bây giờ ta vẫn gặp những đôi má ửng hồng, của các cô thôn nữ chưa chồng. Xuân về vẫn gặp bầy trẻ ríu rít, theo bà, theo mẹ đi chợ tết, hoặc đi xem hội. Đặc biệt những “lá nõn nhành non” thì càng không thể không gặp. Xuân về vẫn nhiều lắm những cây gậy trúc dắt các cụ đi chùa đầu năm. Duy chỉ có “Yếm đào mỏ quạ đã biệt tăm” thay vào đó là những tà áo dài tha thướt, hoặc những cánh áo hoa dịu dàng của các cô thiếu nữ hôm nay, trên khắp các ngả đường thôn quê hôm nay dù còn “cát mịn”, đường gạch hay đã “bê tông hóa”
Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.
Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”.
viết 1 bài văn nêu cảm nghĩ về cây phượng (bài tập làm văn số 2 lớp 7)
TỰ LÀM NHÉ các bạn !!
Tham khảo nhé bạn
Mở đầu bài hát Phượng hồng của nhạc sĩ Vũ Hoàng có câu: “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?”
Hè về, phượng nở đỏ thắm các con đường, góc phố, sáng rực một góc trời. Cái khoảng xanh lục của lá non và màu xanh biếc của bầu trời lại được điểm xuyết thêm màu hoa phượng đỏ. Hoa nở đỏ thắm các con đường trên phố.
Hè đến nhớ về một loài hoa
Hoa phượng không chỉ đẹp bởi màu sắc, phượng còn là tuổi thơ, là kỷ niệm, là những ngày tháng không phai dưới mái trường của tuổi học trò.
Đất trời sinh ra muôn loài hoa và mỗi loài hoa đều có một cái tên rất đẹp, với những mùi hương quyến rũ. Mỗi loài hoa đều mang một vẻ đẹp riêng. Hoa phượng là loài hoa nở đỏ vào mùa hè, khi các chú ve cất lên bản tình ca mùa hạ.
Hoa phượng không có mùi hương thơm quyến rũ như hoa ngọc lan, hoa lài hay các loài hoa khác. Hoa phượng với những chùm hoa xinh đẹp, sắc hoa rực rỡ giữa trưa hè, biểu trưng cho vẻ đẹp sắc sảo của thời thiếu nữ, sự rực rỡ của tuổi thanh xuân và tô điểm thêm nét đẹp cho tà áo trắng học trò.
Nói đến hoa phượng là nhớ về những ngày vô tư cắp sách đến trường, là mùa chia tay bè bạn, là những đêm hè cùng nhau quây quần trên bãi cỏ ngồi ngắm trăng sao. Trong chúng ta đã có ai không một lần bứt cánh phượng. Nào ép cánh hoa vào vở, nào hái tặng người yêu chùm phượng đỏ...
Hè đến nhớ về một loài hoa
Cúi xuống nhặt cánh phượng rơi, không ai không bùi ngùi nhớ lại những kỷ niệm của một thời áo trắng, vô tư cười, vô tư yêu, vô tư ca hát, vô tư cầm tay nhau mà không hề e ngại hay đỏ mặt.
Cứ đến mùa hè, dù đi đâu trên khắp cả ba miền đất nước, từ đồng bằng lên miền núi, từ thành thị đến nông thôn... ở đâu ta cũng bắt gặp màu đỏ tươi thắm của chùm phượng vĩ.
Không hiểu từ bao giờ và ai đã có ý tưởng thật hay là trồng những cây phượng nơi trường học. Những bông hoa đỏ thắm như nhắc nhở ngày chia tay của niên học đã sắp gần kề. Ở thời điểm không có điện thoại, không có internet, ta mới thấm thía được cái cách xa biền biệt của chia ly.
Có những người bạn cùng lớp khi nghỉ hè trở về quê. Chúng ta chỉ gặp lại được họ trong niên học mới khi những bông hoa phượng bắt đầu rơi rụng khắp sân.
Hè đến nhớ về một loài hoa
Hoa phượng không phải là một loài hoa hiếm. Hoa nở liên tục từ khoảng giữa tháng năm cho đến giữa tháng chín, đôi khi vào tháng 10, người ta còn tìm thấy một vài chùm hoa giấu mình sau những tàn lá xanh. Hoa nở từng chùm.
Mỗi hoa có năm cánh, bốn cánh màu đỏ cam mang những vết loang màu đỏ đậm, cánh thứ năm dày hơn. Hoa phượng mang một dáng vẻ kiêu sa với màu trắng mượt, điểm những vệt đỏ hài hòa như đuôi của một loài chim phượng, cho nên hoa đã được gọi là hoa phượng vĩ.
Khi còn trong nụ, nhất là khi nụ còn non, phải để ý lắm mới phân biệt được sự khác nhau giữa các cánh hoa. Hình như chúng ta ít ra cũng một lần ép cho mình một vài cánh phượng giữa những trang vở học trò mang đầy nét chữ vụng dại.
“Hoa học trò”. Ai đó đã gọi hoa phượng một cách trìu mến và thân thương như vậy. Có lẽ vì phượng đã quá gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi học trò, bởi phượng đơm hoa là báo hiệu mùa hè sắp đến. Cô học sinh nhỏ sớm nay chợt giật mình: “Phượng nở rồi sao?”, rồi cô nhìn mông lung, ánh mắt đong đầy biết bao nhiêu là cảm xúc.
Hè đến nhớ về một loài hoa
Có ai hiểu tại sao phượng nở là chia tay, có ai trả lời được tại sao tuổi học trò lại yêu hoa phượng? Hình bóng thầy cô cứ trải dài theo những trang sách nhỏ, bên tấm bảng đen, và trên cả những buổi sớm mai như thế, những buổi sớm mai có màu hoa đỏ lốm đốm in trên bầu trời, trong khoảng sân trường vắng lặng ươm đầy hoa nắng.
Cánh phượng hồng bất chợt rơi, khẽ chạm vào nụ cười của những cô cậu học trò cuối cấp. Họ nhìn theo, một thoáng ngơ ngác, bâng khuâng… Nhớ lại một thời áo trắng, ngồi bên gốc phượng tung tăng vui đùa, đôi khi vô tình giẫm lên những cánh hoa phượng ngời sắc đỏ, đã đồng hành với tuổi học trò và vời vợi lúc chia xa.
Phượng tỏa hương khác với các loài hoa. Nó hăng hăng, chua chua nhưng không gắt như trái me, trái sấu, mà man mác đượm một nỗi niềm hoài vọng xa xôi. Phượng vừa là sự khởi đầu, vừa là sự kết thúc.
Hè đến nhớ về một loài hoa
Khởi đầu cho đám học trò còn nhiều năm, kết thúc cho lứa học sinh ra trường. Bởi thế mà phượng mang tính cách của học trò, cũng hồn nhiên, sôi nổi, nồng nhiệt mà cũng không kém phần ưu tư…
Mùa phượng đến cũng nhanh, mà đi cũng nhanh như ta vừa chợp mắt mà trời đã sáng. Tuổi trẻ cũng vậy, chỉ khác hơn là mùa phượng còn trở lại những mùa sau, còn tuổi xanh chỉ đến duy nhất một lần. Chúng ta phải làm gì để mùa phượng đi qua không nuối tiếc, tuổi xanh còn lại không trở nên vô nghĩa.
Phượng nở nghĩa là hạ sang. Cái chân lý giản đơn của tuổi học trò đầy mơ mộng làm cho hoa phượng trở thành biểu tượng của những nỗi niềm lưu luyến. Hoa phượng mang sắc màu của những buổi hoàng hôn - màu đỏ thắm, làm cho cả một góc sân chợt bừng sáng những tia lửa của tình yêu thương. Mà không yêu thương sao được khi nó báo hiệu rằng người ta sắp phải xa nhau.
Bùi ngùi, nuối tiếc, ngồi ngắm từng cánh phượng lả tả rơi, cảm thấy trong lòng một nổi niềm bâng khuâng khó tả. Nhìn màu đỏ thắm rực hồng của hoa phượng, ta mới thấy hết cái ấm nồng của mùa hạ, cái phập phồng của những kỳ thi.
Hè đến nhớ về một loài hoa
Có lẽ ai trong chúng ta lại không trải qua cái tuổi học trò và ít nhất không một lần ngân nga câu hát:
“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng.
Em chở mùa hè của tôi đi đâu.
Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám.
Tuổi chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu”.
Liệu rồi, hình ảnh "những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng" có dần trở thành cổ tích?
Bạn tham khảo nhé!
Đề: khu vườn là nơi gắn bó với ký ức tuổi thơ em.Nêu cẩm nghĩ về khu vườn đó.
Ai bk làm chỉ mình vs nha
Câu 5 trang 122 sgk Ngữ Văn lớp 10 tập 1: Điểm giống nhau giữa bài thơ trên với các bài Tự tình (bài 2 – Hồ Xuân Hương) Cảm xúc mùa thu (bài 1 – Đỗ Phủ); Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) là gì?
A. Viết về tình cảm với quê hương
B. Viết về đề tài người phụ nữ
C. Viết về thiên nhiên, mùa thu
D. Làm theo thể thơ Đường luật
Điểm giống nhau giữa bài thơ trên với các bài Tự tình (bài 2 – Hồ Xuân Hương) Cảm xúc mùa thu (bài 1 – Đỗ Phủ); Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) là gì?
A. Viết về tình cảm với quê hương
B. Viết về đề tài người phụ nữ
C. Viết về thiên nhiên, mùa thu
D. Làm theo thể thơ Đường luật
Hãy Viết 1 đoạn văn suy nghĩ của em về Bài văn bài Hai Biển Hồ (khoảng 9 dòng ngắn)
tham khảo
“Ngày hôm nay có thể trở thành một ngày đầy sinh lực với bạn – và với người khác – nếu bạn bỏ thời gian để trao cho ai đó nụ cười, để thốt lên một lời tử tế, để chìa tay ra cho người đang cần giúp đỡ, để viết một lời cảm ơn, để cho đi một lời khuyến khích với người đang cố gắng vượt qua rắc rối, để chia sẻ một phần tài sản vật chất với những người xung quanh”. (William Arthur Ward). Thật vậy, niềm vui lớn nhất trong cuộc sống chính là được giúp đỡ người khác, để ta thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn, thoải mái hơn. Cho đi những gì mình có thể, cái mà ta nhận lại được chính là những món quà mang giá trị tinh thần vô cùng quý giá. Thế nhưng ở thế giới này, đâu phải ai cũng có một tấm lòng yêu thương và biết sẻ chia cho người khác. Và câu chuyện “Hai biển hồ” sẽ làm rõ cho chúng ta hơn về điều đó.
Biển Chết và Biển hồ Galile đều đón nhận nguồn nước từ dòng sông Gioóc Đăng. Biển Chết đón nhận và chỉ giữ cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước luôn mặn chát. Đúng với cái tên của nó, không có một sự sống nào tồn tại xung quanh đó cả. Cá không thể sống, người không muốn đến gần. Ngược lại, Biển hồ Galile sau khi nhận nước rồi tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ đó nước hồ luôn trong sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú, con người. Đây là một trong những Biển Hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất trên thế giới. Một câu chuyện mang đến cho ta những bài học vô cùng thú vị về địa lí và thế giới xung quanh. Nhưng nó cũng dạy cho ta một bài học vô cùng quý giá về quy luật của cuộc sống – đó chính là cho và nhận. Sỡ dĩ Biển Chết bị mọi vật xa lánh là vì nó tham lam, ích kỷ, chỉ muốn giữ lại nước cho nó. Biển hồ Galilê được vạn vật yêu quý chính nhờ nó biết mở lòng mình, san sẻ cho mọi thứ xung quanh. Bởi lẽ, sống là phải cho đi chứ đâu chỉ nhận cho riêng mình.
Cho là cống hiến, nhận là hưởng thụ. Cống hiến những gì mình đang có cho mọi người để rồi hưởng thụ lại được nhiều điều mới mẻ? Đối với bản thân, ta tự cho ta cơ hội, tìm cho ta những điều mới mẻ ắt sẽ nhận lại niềm vui. Ta mở lòng, đón nhận mọi người xung quanh chẳng phải sẽ nhận được tình yêu thương vô hạn. Trong mối quan hệ trong gia đình, nó không chỉ đơn thuần là hai chữ cho và nhận. Mà nó còn là sự chăm sóc, yêu thương giữa người lớn trẻ nhỏ, giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ với con cái, giữa các anh chị em trong nhà. Một gia đình biết yêu thương, san sẻ chắc hẳn là một gia đình có nhiều hạnh phúc. Đi xa hơn trong xã hội, đó là sự đồng cảm, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, những số phận lầm than, kém may mắn. Ta dễ bắt gặp hình ảnh một bạn học sinh giúp cụ già qua đường, một nhóm tình nguyện viên quyên góp ủng hộ cho những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Đó có thể là những đứa trẻ mồ côi, hay những người vô gia cư, các cụ già trong viện dưỡng lão. Không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, miền núi hay đồng bằng, tất cả những nhịp tim đều hòa chung một nhịp đập. Nó gắn kết con người Nó gắn kết người với người. Nó làm cho mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cảm thông và yêu thương nhau hơn. Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy.Con người sống với nhau rất cần sự yêu thương, san sẻ yêu thương, san sẻ chính là hạt giống của tâm hồn mỗi người.
Trong tình hình thế giới đang khủng hoảng vì dịch Covid – 19, thì giá trị của cho và nhận càng thể hiện rõ hơn. Có thể thấy, những nghệ sĩ Trung Quốc, Hàn Quốc… sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu USD để ủng hộ cho người bị nhiễm bệnh. Các nhóm tình nguyện viên phát khẩu trang, nước rửa tay miễn phí cho người dân nghèo. Nhà nước Việt Nam phát suất cơm 200 nghìn và bánh mì cho 22 người Hàn Quốc nằm trong vùng bị nhiễm trong chuyến bay sang Việt Nam, chữa trị khỏi bệnh cho 2 cha con người Trung Quốc dương tính với nCoV. Và thiêng liêng hơn cả, là những bác sĩ, những thiên thần áo trắng đã thầm lặng hi sinh ngoài tiền tuyến, để cứu giúp mọi người. Nhiều người đã lặng lẽ nằm xuống trên chiến trường chống dịch. Họ xứng đáng nhận lại được lòng biết ơn vô hạn của người người trên thế giới. Nghĩa cử cao đẹp đó luôn được tôn vinh mãi mãi. Jean Jacques Rousseau từng nói “Khi một người chết đi, anh ta nắm trong tay chỉ những gì mình đã cho đi khi còn sống”.
“Con ơi, đừng để mẹ ở lại đây mà…” Tiếng khóc của người mẹ xé lòng người nghe. Đứa con đem người mẹ vào viện dưỡng lão chỉ vì ý nghĩ “Già rồi, ở đó cho con cái đỡ cực”. Lại bắt gặp được tiếng khóc của người vợ “Anh ơi, em đau lắm, đừng đánh em nữa anh ơi!” Hóa ra, trong cuộc sống vẫn còn những kẻ tham tham, ích kỷ và thiếu đi lòng yêu thương, thậm chí còn mất đi nhân tính. Con cái không muốn phụ dưỡng cha mẹ lúc về già, có người còn nói: “Già rồi. Chết đi cho khỏi phiền con cháu”. Đau lòng biết mấy, họ là người sinh ra chúng ta, nuôi chúng ta khôn lớn thành người, dõi theo từng bước chân nhưng khi già yếu lại bị chính con của họ hất hủi. Đó là nỗi bất hạnh. Vợ chồng chung sống với nhau, chỉ vì một chút ghen tuông mù quáng mà đánh mất đi người đã yêu thương mình, bên cạnh mình lúc khó khăn. Ta có thể đọc được những thông tin vợ chồng chém giết lẫn nhau vì những tranh cãi nhỏ nhặt đời thường. Sao họ có thể vô nhân tính như vậy? Lại có anh em ruột thịt giết nhau vì mâu thuẫn trong gia đình. Đến đây có lẽ sẽ khiến người ta câm lặng hay thức tỉnh lương tri. Không, đó là những việc đáng để lên án. Bởi vì lòng ích kỷ cá nhân, mà họ đã đánh mất đi những điều quý giá nhất trong cuộc sống. Khi nhìn lại, chắc hẳn những điều đó sẽ làm họ nuối tiếc hay hối hận cả một đời.
Cho đi là tốt, là hành động cao đẹp. Nhưng trong cuộc sống, lòng tốt phải được đặt đúng chỗ. Có những kẻ lợi dụng lòng tốt của chúng ta để làm việc xấu. Lòng tốt rõ ràng là đáng quý, đáng trân trọng nhưng một khi chúng ta đem trao gửi nó ở một nơi không đáng trao thì khi đó lòng tốt sẽ trở thành một con dao sắc nhọn đâm ngược lại trái tim chúng ta. Sẽ đau lắm đấy!
Câu chuyện đem lại bài học có ý nghĩa về Cho và nhận. Biển chết như một biểu tượng cho loại người ích kỷ, thiếu lòng vị tha, nhân hậu, chỉ biết sống cho riêng mình, biết nhận mà không có cho. Cuộc sống như thế chỉ là tồn tại vô nghĩa. Biển Galile là biểu tượng cho những người sống vì người khác, mở rộng tấm lòng cho và nhận, nhờ thế luôn được sống cuộc sống có ý nghĩa, chan hòa và có ích với xung quanh. Chính cách nhìn và thái độ sống đã chi phối hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan hệ với xung quanh, làm cho nó xấu đi và trở nên tốt đẹp hơn.
Quyền lực, tiền bạc không thể cải biến một con người. Nó chỉ có thể bộc lộ tự ngã chân chính của người đó. Hạnh phúc là khi sử dụng thời gian, tiền bạc, niềm vui của bạn thân sản se cho vạn vật, thiên nhiên trong cuộc sống. Cuộc sống cần có sự đồng cảm chia sẻ, có cho và nhận. Đây không chỉ là một thái độ sống cần có để duy trì cuộc sống mà còn là một thái độ sống nhân văn, mang ý nghĩa cao đẹp của xã hội con người.
bạn tham khảo nha.
Câu chuyện đem lại bài học có ý nghĩa về Cho và nhận. Biển chết như một biểu tượng cho loại người ích kỉ, thiếu lòng vị tha, nhân hậu, chỉ biết sống cho riêng mình, biết nhận mà không có cho. Cuộc sống như thế chỉ là tồn tại vô nghĩa. Biển Galile là biểu tượng cho những người sống vì người khác, mở rộng tấm lòng cho và nhận, nhờ thế luôn được sống cuộc sống có ý nghĩa, chan hòa và có ích với xung quanh.Chính cách nhìn và thái độ sống đã chi phối hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan hệ với xung quanh, làm cho nó xấu đi và trở nên tốt đẹp hơn. cuộc sống cần có sự đồng cảm chia sẻ, có cho và nhận. Đây không chỉ là một thái độ sống cần có để duy trì cuộc sống mà còn là một thái độ sống nhân văn, mang ý nghĩa cao đẹp của xã hội con người
Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về một bài ca dao mà em yêu thích trong chương trình Ngữ văn 7, tập 1.
Đáp án
- Cảm nghĩa về bài ca dao: “Công cha như núi ngất trời”
* Hai câu đầu: Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái:
- So sánh “công cha” với “núi”, “nghĩa mẹ” với “nước” - vừa cụ thể vừa trừu tượng làm nổi bật công cha nghĩa mẹ dành cho con cái là vô cùng lớn lao không thể đo đếm được.
- Sử dụng phép đối: “Công cha” – “Nghĩa mẹ” ; “Núi ngất trời” – “nước biển Đông” ⇒ Tạo cách nói truyến thống khi ca ngợi công lao cha mẹ trong ca dao
* Hai câu sau: Lời nhắn nhủ ân tình thiết tha về đạo làm con.
- “ Cù lao chín chữ” là thành ngữ Hán Việt -> tượng trưng cho công lao cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo con cái vất vả, khó nhọc nhiều bề.
- Khuyên những người con biết ghi lòng tạc dạ công ơn to lớn của cha mẹ.