Cho tam giác MNK vuông ở M có MN=5,MK=6. Tính NK và các tỉ số lượng giác của góc N và K
Cho tam giác MNK vuông tại N có MN = 6cm, NK = 8cm
a) Tính MK
b) So sánh các góc của tam giác MNK
c) Cho góc K = 40 độ. Tính góc M
d) Biết NI là đường trung tuyến của tam giácMNK . G là trọng tâm. Tính NG
Cho tam giác MNK vuông tại M . Biết MN=9 cm ; MK = 12 cm
a, Tính NK
b, Trên tia đối của tia MN lấy điểm I sao cho MN=MI . CM : tam giác KNI cân
c, Từ M vẽ MA vuông góc với NK tại A , MB vuông góc với IK tại B . CM tam giác MAK=MBK .Và AB// NI
Áp dụng định lý Py Ta Go vào tam giác MNK ta được:
NK^2=NM^2+MK^2
NK^2=9^2+12^2
NK^2=81+144
NK^2=225
=>NK=15
Cho tam giác MNP vuông tại M,có MN = 6cm MP=8cm
a Tính độ dài cạnh Np và chu vi tam giác MNP
b,Tính đường phân giác của góc N cắt Mp tại K. Vẽ KE Vuông góc NP(E thuộc NP)
Chứng minh Tam giác MNK = Tam giác ENK
c, Chứng minh MK <KP
a: NP=10cm
C=MN+MP+NP=24(cm)
b: Xét ΔMNK vuông tại M và ΔENK vuông tại E có
NK chung
\(\widehat{MNK}=\widehat{ENK}\)
Do đó: ΔMNK=ΔENK
c: Ta có: MK=EK
mà EK<KP
nên MK<KP
Cho tam giác MNP nhọn có góc M= 50 độ, đường cao NK lấy điểm E thuộc đoạn MN sao cho góc MPE = 40 độ. Kéo dài NK cắt PE ở I . Chứng minh
a) góc MNK = góc MPE
b) MI vuông góc NP
c) cho tam giác MNP cân ở M. Tính các góc của tam giác MIP
cho tam giác MNP vuông tại M có MN=5,NP=13. Lấy điểm K trong tam giác MNP soa cho tam giác MNK vuông cân tại K. Gọi H là trung điểm của NP. Tính HK. (Gợi ý: NK cắt MP tại I)
Hình tự vẽ :(
Gọi \(Q\) là giao điểm của \(HK\) và \(MN\)
\(\Rightarrow KQ\) là đường trung tuyến của \(\Delta MNK\Rightarrow QM=QN\)
Xét \(\Delta MNI\) và \(\Delta KNM\) \(\left(\widehat{M}=\widehat{K}=90^o\right)\)
ta có: \(\widehat{N}\) là góc chung
\(\Rightarrow\Delta MNI\sim\Delta KNM\) \(\left(g-g\right)\)
mà \(\Delta KNM\) là tam giác vuông cân tại \(\widehat{K}\) \(\left(gt\right)\)
\(\Rightarrow\Delta MNI\) là tam giác vuông cân tại \(\widehat{M}\)
\(\Rightarrow MN=MI\) \(\Rightarrow MI=5\)
mà \(MK\) là đường cao của \(\Delta MNI\)
\(\Rightarrow MK\) cũng là trung tuyến của \(\Delta MNI\)
\(\Rightarrow KN=KI\)
Xét \(\Delta MNI\) ta có:
\(QN=QM\) \(\left(cmt\right)\)
\(KN=KI\) \(\left(cmt\right)\)
\(\Rightarrow QK\) là đường trung bình của \(\Delta MNI\)
\(\Rightarrow QK=\dfrac{MI}{2}=\dfrac{5}{2}\)
Xét \(\Delta MNP\) ta có:
\(QN=QM\) \(\left(cmt\right)\)
\(HN=HP\) (\(H\) là trung điểm của \(NP\))
\(\Rightarrow QH\) là đường trung bình của \(\Delta MNP\)
\(\Rightarrow QH=\dfrac{MP}{2}=\dfrac{13}{2}\)
Ta có \(QH=QK+HK\)
\(\Rightarrow HK=QH-QK=\dfrac{13}{2}-\dfrac{5}{2}=4\)
Vậy \(HK=4\)
Cho tam giác MNP có góc M= 90° Góc N = 60° MN= 3cm NI là tia phân giác của góc N IK vuông góc với NP tại K a Chứng minh tam giác MNI=tam giác KNI b tam giác MNK là tam giác gì c so sánh MI và IP d Tính NP và MP
a: Xét ΔMNI vuông tại M và ΔKNI vuông tại K có
NI chung
\(\widehat{MNI}=\widehat{KNI}\)
Do đó: ΔMNI=ΔKNI
b: Ta có: ΔMNI=ΔKNI
nên NM=NK
Xét ΔNMK có NM=NK
nên ΔNMK cân tại N
mà \(\widehat{MNK}=60^0\)
nên ΔNMK đều
c: Ta có: ΔMNI=ΔKNI
nên MI=IK
mà IK<IP
nên MI<IP
d: Xét ΔMNP vuông tại M có
\(NP=\dfrac{MN}{\sin30^0}\)
\(=3:\dfrac{1}{2}=6\left(cm\right)\)
Áp dụng định lí Pytago vào ΔMNP vuông tại M, ta được:
\(MN^2+MP^2=NP^2\)
\(\Leftrightarrow MP=3\sqrt{3}\left(cm\right)\)
Cho tam giác MNP có góc M= 90° Góc N = 60° MN= 3cm NI là tia phân giác của góc N IK vuông góc với NP tại K a. Chứng minh tam giác MNI=tam giác KNI b. tam giác MNK là tam giác gì c. so sánh MI và IP d. Tính NP và MP
a: Xét ΔMNI vuông tại M và ΔKNI vuông tại K có
NI chung
\(\widehat{MNI}=\widehat{KNI}\)
Do đó: ΔMNI=ΔKNI
b: Ta có: ΔMNI=ΔKNI
nên NM=NK
Xét ΔMNK có NM=NK
nên ΔMNK cân tại N
Xét ΔMNK cân tại N có \(\widehat{MNK}=60^0\)
nên ΔMNK đều
c: Ta có: ΔMNI=ΔKNI
nên MI=IK
mà IK<IP
nên MI<IP
d: Xét ΔMNP vuông tại M có
\(NP=\dfrac{MN}{\sin30^0}\)
\(=3:\dfrac{1}{2}=6\left(cm\right)\)
Áp dụng định lí Pytago vào ΔMNP vuông tại M, ta được:
\(MN^2+MP^2=NP^2\)
\(\Leftrightarrow MP=3\sqrt{3}\left(cm\right)\)
Cho tam giác MNP vuông tại M, có N = 60 độ và MN = 8cm. Tia phân giác của góc N cắt MP tại K. Kẻ KQ vuông góc với NP tại Q.
a) Chứng minh △MNK = △QNK.
b) Xác định dạng của tam giác MNQ và NKP.
c) Tính độ dài cạnh MQ, QP
a) Xét \(\Delta MNK\left(\widehat{M}=90^o\right)\) và \(\Delta QNK\left(\widehat{Q}=90^o\right)\) có:
\(\widehat{MNK}=\widehat{QNK}\) (giả thiết)
\(NK\) là cạnh chung
\(\Rightarrow\Delta MNK=\Delta QNK\left(ch.gn\right)\)
b) Vì \(\Delta MNK=\Delta QNK\left(cmt\right)\)
\(\Rightarrow MN=QN\) (\(2\) cạnh tương ứng)
\(\Rightarrow\Delta MNQ\) cân tại \(N\)
Mà \(\widehat{MNQ}=60^o\)
\(\Rightarrow\Delta MNQ\) đều
Vì \(NK\) là tia phân giác \(\widehat{MNP}\) (giả thiết)
\(\Rightarrow\widehat{MNK}=\widehat{QNK}=\dfrac{\widehat{MNP}}{2}=\dfrac{60^o}{2}=30^o=\widehat{NPK}\)
\(\Rightarrow\Delta NKP\) cân tại \(K\)
c) Vì \(\Delta NMQ\) đều (chứng minh trên)
\(\Rightarrow NM=MQ=NQ=8cm\)
Xét \(\Delta NMP\left(\widehat{M}=90^o\right)\) có:
\(PN=2MN=2.8=16cm\)
\(\Rightarrow PQ=16-8=8cm\)
a: Xét ΔMNK vuông tại M và ΔQNK vuông tại Q có
NK chung
\(\widehat{MNK}=\widehat{QNK}\)
Do đó: ΔMNK=ΔQNK
b: Ta có: ΔMNK=ΔQNK
nên NM=NQ
=>ΔNMQ cân tại N
mà \(\widehat{MNQ}=60^0\)
nên ΔMNQ đều
Xét ΔNKQ có
\(\widehat{KPN}=\widehat{KNP}\)
nên ΔNKQ cân tại K
c: Xét ΔMNP vuông tại M có
\(\cos N=\dfrac{MN}{NP}\)
=>NP=16(cm)
=>\(MP=8\sqrt{3}\left(cm\right)\)
Cho tam giác MNP vuông tại M, có góc N= 60 độ và MN = 4cm. Tia phần giác của góc N cắt MK tại H. Kẻ EH vuông góc với Nk tại E. a) Chứng minh tam giác MNH = tam giác ENH b) Chứng minh tam giác MNE là tam giác đều c) Tính độ dài cạnh Nk
a: Xét ΔNMH vuông tại M và ΔNEH vuông tại E có
NH chung
góc MNH=góc ENH
=>ΔNMH=ΔNEH
b: Xét ΔNME có NM=NE và góc MNE=60 độ
nên ΔMNE đều