Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 28
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


zed1

zed1

zed1

Hãy tìm luận điểm của bài văn sau

Ông cha ta vẫn thường dạy dỗ con cháu rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Câu tục ngữ sử dụng biện pháp tu từ nói quá (một biện pháp tu từ dân gian phổ biến) để ngụ ý một bài học về việc tiếp thu thêm kiến thức. Rằng, chỉ cần đi một ngày đường xa xôi, thì sẽ học được thêm nhiều điều mới lạ, nhiều kiến thức bổ ích.

Đây là một phương pháp học tập vô cùng đúng đắn dù là trong quá khứ hay hiện tại. Ai cũng quen với việc học ở trường lớp, với các kiến thức đã được biên soạn sẵn trong sách giáo khoa và được thầy cô giải thích lại. Thế nhưng đó đâu phải là tất cả của biển tri thức. Chỉ học tập ở lớp, ở trường thì chưa bao giờ là đủ cả. Chúng ta phải bước ra ngoài kia, gặp gỡ, nhìn ngắm những điều mới lạ khác. Bắt gặp những vấn đề khác để giải quyết và rút ra những bài học kinh nghiệm cho riêng mình. Theo đó, khối lượng hiểu biết của chúng ta sẽ ngày càng nhân rộng hơn. Vốn hiểu biết ấy không chỉ giới hạn ở kiến thức bình thường, mà còn cả về cách ứng xử, cách thực hiện các kĩ năng của cuộc sống hay đơn giản chỉ là cách ta chủ động tìm kiếm cho bản thân các tri thức mới.

Như vậy, câu tục ngữ đã nhấn mạnh về sự chủ động tích cực trong việc học tập. Chúng ta không nên chỉ chờ đợi sự dạy dỗ của thầy cô, mà nên chủ động tìm hiểu thêm những điều mới bên ngoài quyển sách giáo khoa. Đồng thời, câu tục ngữ còn khẳng định sự quan trọng của phần “hành”. Rằng học thì phải đi đôi với hành. Ta học được điều đó trên giấy vở, thì phải bước ra ngoài kia để nhìn ngắm sự thật, cảm nhận sự thật. Đó mới là điều nên làm, chứ không phải suốt ngày giam mình trong bốn bức tường cùng những quyển sách. Cách học ấy không thể khiến ta hoàn toàn chinh phục được kho tàng tri thức.

Qua đó, ông cha ta đã phê phán những người lười học, học thụ động. Chỉ học tập khi bị yêu cầu, bắt buộc và trong một giới hạn rõ ràng. Đồng thời, còn thể hiện sự không đồng tình với những trường hợp gò bó bản thân lại trong giới hạn lý thuyết, mà không giải phóng bản thân, tìm kiếm thêm những kiến thức mới, những chân trời mới.

Như vậy, ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã rất tiến bộ trong cách nhìn nhận về việc học tập và phương pháp học của con cháu. Vì thế, ông cha ta vẫn nhấn mạnh rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

zed1

Đang hiển thị 14:51, ngày 28 thg 3, 2022.png