Những câu hỏi liên quan
YW-ZJ
Xem chi tiết
ღHàn Thiên Băng ღ
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng
24 tháng 11 2018 lúc 20:23

Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng( câu trần thuật). Ngôi trường mới đẹp làm sao! ( câu cảm thán). Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về: trường như một người mẹ luôn dìu dắt và ngày ngày nói với em rằng: Hãy cố ắng hết sức, con yêu!( câu cầu khiến) . Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào. Liệu mái trường này có phải là người ẹm thứ 2 của tôi?

Bình luận (0)
Vanilla Chili Pepper
24 tháng 11 2018 lúc 20:28

Ngôi trường của em đang học là ngôi trường nằm ở ngoại thành thành phố mang tên Bác, em yêu quý trường của em và em đến đây để học hằng ngày.Ở sân trường được thầy cô và chúng em trồng nhiều cây và hoa khác nhau, chúng em cùng nhau chăm sóc cho cây và hoa mau lớn để trường em thêm đẹp. Em rất thích mỗi sáng thứ hai, được cùng các bạn chào cờ ở sân trường. Chúng em cùng lắng nghe lời thầy cô bảo ban hướng dẫn để thực hiện đúng nội quy của trường và học thật tốt.Ba mẹ em nói là đi học con phải ngoan và làm theo lời cô giáo dặn, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.Chúng em rất yêu ngôi trường mới này, chính vì thế chúng em ý thức giữ gìn cho ngôi trường luôn sạch sẽ và tươi mới mãi mãi. Tuần nào ba mẹ cũng đưa em đến trường, em được gặp thầy cô giáo, gặp bạn bè và biết được nhiều điều mới lạ.Còn trường của bạn thế nào ?

Bình luận (0)
Tập-chơi-flo
24 tháng 11 2018 lúc 20:30

Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng( câu trần thuật). Ngôi trường mới đẹp làm sao! ( câu cảm thán). Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về: trường như một người mẹ luôn dìu dắt và ngày ngày nói với em rằng: Hãy cố ắng hết sức, con yêu!( câu cầu khiến) . Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào. Liệu mái trường này có phải là người ẹm thứ 2 của tôi??( câu nghi vấn)

Bình luận (0)
Nguyễn Gia Hân
Xem chi tiết
Quang Nhân
25 tháng 3 2021 lúc 8:29

Em tham khảo nhé !

Hoàng hậu của các loài hoa là hoa hồng. Vì sao hoa hồng được gọi là hoa của các loài hoa ? Cánh hoa khép kín, tròn nụ trong lớp đài hoa xanh tươi. Ôi ! Sương mai và nắng sớm réo gọi nàng hồng hé cười chúm chím lộ sắc hoa đỏ nhung trong cánh đài xanh biếc đã bắt đầu hung nhè nhẹ. Sương chiều lãng đãng lạnh, âu yếm nụ hồng để về sáng nụ hoa hé dần từng lớp cánh mịn như nhung, đỏ thẫm. Hương hoa hồng ngan ngát, thoảng mát như sương thu sớm, nồng dịu như mùi hương nhu pha mật ngọt. Cái ngọt như mật ong của hương hoa gọi ong bướm đến, để nàng hồng kiêu hãnh khoe hết cánh, lộ lấm tấm nhụy vàng. Hoa hồng nghiêng mình đón nắng, hiến dâng cho đời sắc đẹp lộng lẫy của mình, hòa trong gió mùi thơm vô cùng quyến rũ.

Bình luận (0)
Hoai Thuong Nguyen le
Xem chi tiết
minh nguyet
27 tháng 3 2021 lúc 22:20

Tham khảo:

Sinh ra và lớn lên tại quê hương Hải Dương, bánh đậu xanh luôn là đặc sản tôi tự hào muôn phần để giới thiệu với bạn bè muôn phương. Bánh đậu xanh không phải ngẫu nhiên trở thành đặc sản. Nó có vị ngọt đậm đà chứ không phải vị ngọt lợ nên luôn đọng lại dư vị trong lòng người. Nếu kết hợp bánh đậu xanh với một ly trà thì đó quả là mĩ vị nhân gian! Gọi là bánh đậu xanh bởi lẽ nguyên liệu chính của bánh là từ đậu xanh. Đậu xanh giòn, ngon được xay, chế biến qua nhiều công đoạn rồi được hòa trộn với đường tạo màu rồi từ đó cho vào khuôn. Bánh thường được làm thành từng khối vuông nhỏ vừa ăn với màu vàng vô cùng bắt mắt. Nói về thương hiệu bánh đậu xanh Hải Dương thì có muôn kiểu mẫu. Những cái tên Nguyên Hương, Hòa An, Gia Bảo... đã sớm quen thuộc với bạn bè muôn nơi và là niềm tự hào của mỗi người dân Hải Dương. Đặc sản quê bạn là gì? Hãy đến Hải Dương quê tôi để thưởng thức bánh đậu xanh nhé!

Câu nghi vấn+ cầu khiến: In đậm

Bình luận (0)
Trịnh Nguyên Hà
27 tháng 3 2021 lúc 22:33

Đặc sản là phải "độc nhất vô nhị"? Nếu đó là suy nghĩ của bạn thì có lẽ bạn nên xem lại đi.Vì ngày xưa dân ta vốn nghèo,không phải luôn có thịt cá mà qua suốt chặng đường dài, người ta ăn nhiều một món mà trở thành thói quen tập quán.Ở quê tôi thì có rất nhiều món "đặc sản" như vậy.Nhưng có lẽ ngon hơn cả là món canh cua thiên lí. Nó không có mùi gây của mỡ bò,không xao lên những vòng tròn mỡ lợn quá béo,không tanh tưởi mùi lươn vị cá. Nó không nhớt như rau đay mùng tơi,mà cứ thoang thoảng mùi cốm non pha một chút gió đầm sen, một nhánh cỏ mật, một chút hương ngâu,hương cầu, chính xác mùi thiên lí có từ ngàn đời xưa để lại.Sẵn vại cà nén mặn, quả cà đã trong ra và giòn tan,nó chìm đắm bao ngày trong muối,nay là bạn đồng hành nâng vị canh cua thiên lí lên như kẻ tung người hứng,thành đặc phẩm.Ai có dịp một lần về quê hương, được ăn một bát canh cua thiên lí,chỉ mới nâng lên ngang cằm... đã có bao cảm giác thân thương...thì chắc nhớ nó suốt đời.Cứ thử mà xem.

Bình luận (0)
TKT. Minh...^3^
16 tháng 4 2022 lúc 12:39

c

Bình luận (0)
Đặng Vũ Hoài Anh
Xem chi tiết
Thời Sênh
15 tháng 1 2019 lúc 19:25
Ngồi dưới khung cửa sổ chợt những kỉ niễm náo nức nôn nao của tuổi ấu thơ ùa về trong lòng nhớ những lúc đi chăn trâu thả diều cùng các bạn trên đê nhớ những lúc vui buồn hờn dỗi nhưng nhớ nhất vẫn là kỉ niêm ngày đầu tiên đi học. mẹ dắt tay tôi đến trường trên đuòng đi tôik nhớ nổi con đuòng đó có đẹp như con đg trong tác phâm tôi đi học của thanh tịnh k nữa chỉ biết rằng hai bên đường cây cỏ rung rinh như cùng chào đón chúng em trong năm học mới tôi như cảm thấy hoa cỏ tỏa hương thơm đến lạ kì cái hương thơm lạ mà quen. trời ạ mải thả hồn theo đất trời mà tôi quên mất đã đến trương rồi sân trường đông vui hơn tôi tuỏng tuọng nhiều bạn nào bạn nấy cũng dc bố mẹ dua đi quần áo đẹp đẽ tinh tươm. tôcưiết chặt lấy tay mẹ k buông cảm giác bỡ ngỡ hồi hộp cứ vẩn vơ quanh tôi. roồ cô giáo ra đón chúng tôi vào lớp tôi thì cứ òa lên khóc k dám vào lớp k buông tay mẹ cô giao tiừ từ lau nước mắt cho tôi rônhêj nhàng dắt tay tôi vào các bạn làm quen với nhau xếp chỗ ngồi ..... còn mẹ tôi đứng ngoài cửa lớp mãi mới về và cứ thế buổi đầu tiên trong năm học mới trôi qua phẳng lặng và tôi cũng vậy theo dòng thời gian êm đềm giờ đay tôi đã là cô nữ sinh duyên dáng (hoặc cậu hoc trò chững chạc)
Bình luận (0)
trung tín
Xem chi tiết
zero
22 tháng 1 2022 lúc 14:13

tham khảo 

Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi. Nay ta cũng đã biết nghệ thuật là thứ mà con người cho là tuyệt tác. Trong kho tàng văn học cũng đã có rất nhiều nghệ thuật gọi là kiệt tác. Đặc biệt là tác phẩm 'Chiếc lá cuối cùng' của tác giả nước ngoài.
Câu nghi vấn không dùng để hỏiVăn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi

Bình luận (0)
Lê Phương Mai
22 tháng 1 2022 lúc 14:29

Refer:

   Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Thử hỏi nếu không có văn nghệ thì cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào ? Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Bình luận (0)
Vũ Trọng Hiếu
22 tháng 1 2022 lúc 14:37

tham khảo 

Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi. Nay ta cũng đã biết nghệ thuật là thứ mà con người cho là tuyệt tác. Trong kho tàng văn học cũng đã có rất nhiều nghệ thuật gọi là kiệt tác. Đặc biệt là tác phẩm 'Chiếc lá cuối cùng' của tác giả nước ngoài.
Câu nghi vấn không dùng để hỏiVăn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi

Bình luận (0)
Nguyễn ngọc bảo trâm
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
10 tháng 1 2022 lúc 14:48

Tham khảo:

Trong những ngày Tết đến xuân về náo nức trên mọi nẻo đường, người yêu thơ lại khẽ lắng mình trong một nhịp thơ giản dị đầy nhân văn của nhà thơ Vũ Đình Liên: bài thơ "Ông đồ". Bài thơ ra đời khi ông đồ đã trở thành cái di tích của một thời tàn. Nho học đã bị thất sủNgười xưa đã từng nói: “ Thi trung hữu hoạ”. Đọc Ông đồ của Vũ Đình Liên thấy quả không sai. Ngày Tết, trong các gia đình thường treo tranh tứ bình. Riêng Vũ Đình Liên lại trang trí cho phòng của mình bằng những bức tranh thật là độc đáo. Buổi sớm xuân, nhà thơ ra phố. Khắp nơi rực rỡ hoa đào.Về nhà ông lập tức cầm lấy cọ. Đương nhiên không thể thiếu một sắc hoa đào.Nhưng trong các bức tranh của Vũ Đình Liên, hoa đào không phải là biểu tượng mà chỉ là nền phong cảnh để ông đồ xuất hiện:
“ Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua... "

Bình luận (1)
Đăng Trần
20 tháng 1 2022 lúc 21:49

Mở đầu bài thơ Ông đồ là hình ảnh rất nhẹ và kết thúc cũng với hình ảnh rất khẽ khàng. Năm xưa khi đào nở ta thấy ông đồ ngồi bên lề đường và hòa mình vào sự đông vui náo nhiệt của phố phường. Nhưng nay cùng thời điểm đó thì ông đã không còn nữa, hình ảnh xưa cũ cũng dần tan biến vào dòng thời gian. Tết đến xuân về, hoa đào lại nở, người người thì háo hức đi chợ sắm tết để chờ mong 1 năm đầy niềm vui và hy vọng. Tất cả đều rạo rực, tưng bừng. Cảnh còn đó nhưng người thì đâu? Giờ đây hình ảnh ông đồ chỉ còn là cái di tích tiều tụy đáng thương của 1 thời tàn, ông đã bị người đời quên lãng, bỏ rơi ngoài 1 thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời cứ trôi dần và trôi đi cả cuộc sống thanh bình đẹp đẽ, giờ chỉ còn là 1 nỗi trống trải, bâng khuâng để rồi nhà thơ cũng phải bật thành câu hỏi đầy cảm xúc:
Hai câu thơ cuối tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc dâng trào, kết đọng mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh những người muôn năm cũ và thi sĩ hỏi 1 cách xót xa: hỏi mây hỏi trời, hỏi cuộc sống hỏi 1 thời đại, hỏi mà để cảm thông cho thân phận của những người muôn năm cũ đã bị thời thế khước từ. Câu hỏi tu từ đặt ra như 1 lờ tự vấn, tiềm ẩn sự ngậm ngùi, xót thương. Và tất cả những gì của 1 thời hoàng kim giờ cũng chỉ còn 1 màu sắc nhạt phai, tê tái. Với cách sử dụng thành công biện pháp tu từ, nhà thơ Vũ Đình Liên đã tái hiện lên hình ảnh ông đồ với cái di tích tiều tụy đáng thương của 1 thời tàn khiến chúng ta lại càng cảm thương, xót xa cho số phận của ông.

Bình luận (0)
Yuki Nguyễn
Xem chi tiết
Anh Qua
24 tháng 11 2018 lúc 20:35

Tôi yêu ngôi trường, ngôi trường thân thuộc, ngôi trường giản dị mà mộc mạc chất phác, luôn dang rộng cánh tay ôm ấp những cô cậu học trò vào lòng( câu trần thuật). Ngôi trường mới đẹp làm sao!. Từ cánh cổng trước luôn rộng mở đón trào học sinh, đến bác bảo vệ, và cả đến những nhóm bạn cùng chia sẻ vui buồn,… là bao kí ức, bao kỉ niệm. Ngôi trường chính là dòng sông chi thức, mà trên đó các thầy cô giáo đang tận tụy, cần mẫn ngày đêm lái con đò về đích – nơi mà nó thuộc về: trường như một người mẹ luôn dìu dắt và ngày ngày nói với em rằng: Hãy cố ắng hết sức, con yêu!. Có lẽ chính vì vậy mà các thế hệ học sinh luôn dành cho ngôi trường những tình cảm dạt dào, những tình cảm khó phai để rồi bước qua cánh cổng trường, lòng ai cũng đầy sự lưu luyến, bồn chồn mà không dám quay lại. Trong con tim luôn im đậm những ngày còn vui buồn bên bạn bè, những lúc được nghe những lời giảng sâu lắng của các thầy cô, cho đến những mùa hoa phượng nở rực cháy sân trường, từng bông hoa như từng tấm lòng của học sinh, thật sâu sắc. Dù có rời xa quê hương, xa đất nước, nhưng trong trái tim ta luôn còn hình bóng ngôi trường, vẫn thân quen, vẫn trầm ấm như ngày nào. Liệu mái trường này có phải là người mẹ thứ 2 của tôi?

Bình luận (0)
Nguyễn Vân Khương
Xem chi tiết