ý nghĩa câu chuyện việc chi tiêu của bác
Viết 3-5 câu kể về việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn
*Gơi ý
- Em muốn kể về việc nào của Bác Hồ ?
- Bác đã làm việc đó như thế nào ?
- Em có suy nghĩ gì việc làm của Bác ?
Ở vườn nhà Bác có một cây đa tròn đặc biệt do chính tay Bác trồng. (2) Lúc đầu nó chỉ là một nhánh rễ đa bình thường bị gió thổi bay xuống. (3) Nhưng qua đôi bàn tay sáng tạo của Bác, nó đã được cuộn tròn lại, buộc vào hai cái cọc nhỏ rồi trồng xuống đất. (4) Thế là, thay vì lớn lên thẳng đứng, vạm vỡ như mẹ, cây đa lớn lên với thân tròn như cái cổng vòm xinh xắn. (5) Nhờ hành động của Bác Hồ, cây đa đã trở thành nơi vui chơi yêu thích của các bạn thiếu nhi.
Nối cột A với cột B:
A |
B |
1. Mở bài |
a. Những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện. |
2. Thân bài |
b. Giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật...) |
3. Kết bài |
c. Kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa). |
A. 1 – a, 2 – b, 3 – c.
B. 1 – b, 2 – a, 3 – c.
C. 1 – c, 2 – b, 3 – a.
D. 1 – c, 2 – a, 3 – b.
a. Vai trò của chi tiết trong truyện ngắn:
- Chi tiết là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm. Để làm nên một chi tiết có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật.
- Vai trò: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn", tức là chi tiết giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm, quan niệm nghệ thuật của mình.
b. Phân tích chi tiết "vết thẹo":
* Chi tiết “vết thẹo” xuất hiện 3 lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất, phút đầu bé Thu gặp ba; lần thứ hai, qua cuộc trò chuyện với bà ngoại; lần thứ ba, Thu nhận ra ba, hôn cùng khắp, hôn cả vết thẹo.
* Chi tiết này góp phần tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý:
- Chỉ vì "vết thẹo" mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt.
- Khi được bà ngoại giải thích về "vết thẹo" trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba.
- Khi nhận ra ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Thu nhận cha, yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha.
=> Như vậy, chi tiết "vết thẹo" đã tạo nên kịch tính, tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm.
* Chi tiết nghệ thuật "vết thẹo" góp phần quan trọng làm rõ vẻ đẹp của các nhân vật:
- Ông Sáu yêu nước, dũng cảm,dám chấp nhận hi sinh.
- Bé Thu có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt.
* Chi tiết "vết thẹo" còn thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm:
- Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình.
- Chứng tỏ chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm con người: cụ thể là tình cha con, tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng.
Chi tiết độc đáo và sâu lắng trong Chiếc lược ngà là sự mong mỏi một tiếng gọi "ba" của bé Thu :
Cái mong ước của người cha được nghe con mình gọi "ba" tưởng đơn giản nhưng mà thực ra lại vô cùng khó khăn. Ngay từ khi mới trông thấy con từ xa, anh Sáu đã không thể kìm được tình cảm của mình: "không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên… vội vã bước những bước dài, rồi đứng lại kêu to: "Thu ! Con"… anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòn anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh". Nhưng, những phản ứng của bé Thu, con anh, lại hoàn toàn trái ngược với những gì anh nghĩ: "nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Và khi thấy anh vẫn tiếp tục tiến về phía nó, thì "mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má ! Má!". Những hành động cảm xúc của anh Sáu lẫn bé Thu đều rất đúng với tâm lí của mỗi người, ngẫm kĩ thì khó mà khác được. Đó chính là cái tài của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Ý nghĩa của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần là gì nhỉ ?
Bác đánh cá và gã hung thần là truyện cổ dân gian Ả Rập. Câu chuyện kể về một gã hung thần gian ác được bác đánh cá vô tình giải thoát nhưng lại vô ơn định giết người đã cứu mình, nên đã bị trừng trị thích đáng. Đó là tấm gương cho những kẻ bất nhân bất nghĩa, phản bội lại người đã có ơn với mình.
Ý nghĩa: Trong bất kì tình huống nguy hiểm nào nếu bình tĩnh, sáng suốt, mưu trí, gan dạ, con người ta sẽ thoát khỏi nguy hiểm.
Em hãy rút ra nhận xét về cách lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu ?
Ý nghĩa của việc lực chọn là gì?
Dựa vào nội dung câu chuyện cuộc chia tay của những con búp bê để tả lời câu hỏi:
Liết kê những sự việc chính của câu chuyên
Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?
Chi tiết nào trong truyện khến em xúc động nhất? Vì sao?
Nêu ý nghĩa của câu chuyện
- Những sự việc chính của câu chuyện:
+ Thành và Thuỷ chia nhau đồ chơi để Thuỷ mang đi ở cùng mẹ.
+ Thuỷ đến lớp chia tay cô và các bạn.
+ Thuỷ theo mẹ lên xe đi nơi khác.
- Truyện có 4 nhân vật: mẹ Thuỷ, Thành, Thuỷ và cô giáo Thuỷ. Nhân vật chính là Thành và Thuỷ.
- Chi tiết khiến em xúc động nhất là Thuỷ nhường con vệ sĩ lại cho Thành để tối gác đêm cho anh ngủ. Vì chi tiết thể hiện rõ tình yêu thương cao cả mà Thành và Thuỷ dành cho nhau.
- Ý nghĩa :
+ Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Vì vậy bài văn đề cao và nhắc nhở các bậc cha mẹ và con cái phải cố gắng gìn giữ mái ấm gia đình hạnh phúc của mình.
Chúc ban học tốt!
Những sự việc chính trong truyện :
+ Thành và Thủy chia đồ chơi để Thủy mang về cùng mẹ
+ Thủy đến lớp chia tay cô và các bạn
+ Thủy theo mẹ đi về nơi khác
- Truyện có những nhân vật :
+ Cô giáo , mẹ Thủy , Thủy , Thành
- Nhân vật chính là :
+ Thành và Thủy
- Chi tiết khiến em xúc động nhất là :
+ Thủy nhường con vệ sỉ cho Thành để tối gác đêm cho anh ngủ . Vì chi tiết thể hiện rõ tình cảm cao cả mà 2 anh em dành cho nhau.
- Ý nghĩa của câu truyện :
+ Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng . Vì vậy bài văn đề cao và nhắc nhở các bậc cha mẹ và con cái phải giữ mái ấm gia đình hạnh phúc của mình .
chúc bạn hoc tốt !
Bạn học chương trình sách thử nghiệm VNEN phai ko?
1. Hãy liệt kê các sự việc trong câu chuyện Con Rồng Cháu Tiên
2. Tìm các chi tiết nghệ thuật đặc sắc và trình bày ý nghĩa
1.
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.2.Truyền thuyết Con rồng, cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai Thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nồng ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao. Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
Truyện Con Rồng, cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Viêt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi Con Rồng, cháu Tiên, vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
hihi
Nêu những chi tiết tiêu biểu giúp em nhận biết thời gian, không gian của các sự việc xảy ra trong câu chuyện.
Các chi tiết chỉ thời gian, không gian truyện: quanh co trong rừng, một giờ sau, chỗ cây tràm, những ngày nắng ráo, rừng khô.
Bấy giờ, có giặc Ân.... chú bé dặn ( Thánh Gióng )
a) Đoạn văn kể về sự việc gì? Sự việc đó được làm rõ bởi những chi tiết nào ?
b ) Theo em, chi tiết nào là quan trọng trong sự việc kể trên? Chi tiết đó có ý nghĩa gì và giữ vai trò như thế nào đối với sự phát triển của câu chuyện?
a. Đoạn văn kể về sự việc Gióng nghe sứ giả loan tin tìm người tài giỏi trước nạn giặc Ân xâm lược bờ cõi. Gióng bèn bảo mẹ mời sứ giả vào, dặn sứ giả rèn roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để mình đánh giặc cứu nước.
b. Chi tiết quan trọng nhất là Gióng dặn sứ giả rèn cho mình roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để mình đánh giặc cứu nước.
Ý nghĩa của chi tiết này: cho thấy sự lớn lên thần kì của Gióng: từ cậu bé 3 tuổi không biết nói biết cười, đặt đâu nằm đấy trơ trơ mà lại biết đưa ra những yêu cầu để đánh giặc. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc. Những vũ khí mà Gióng yêu cầu chính là phương tiện phò trợ để Gióng đánh thắng giặc Ân trong phần sau của câu chuyện. Bởi vậy chi tiết này có liên quan mật thiết với sự phát triển của câu chuyện.
Xác định người kể chuyện trong văn bản và ý nghĩa của việc triển khai câu chuyện theo lời kể của nhân vật này.
- Người kể chuyện: Nàng Ờm – nhân vật chính.
- Ý nghĩa: Các tình tiết, diễn biến được kể theo lối sinh động, hấp dẫn hơn, giúp người đọc hiểu được tường tận câu chuyện và thông điệp mà nhân vật muốn gửi gắm.