Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn thị Phụng
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
2 tháng 1 2021 lúc 18:34

Bài Quê Hương - Nguyễn Đình HuânQuê hương là một tiếng veLời ru của mẹ trưa hè à ơiDòng sông con nước đầy vơiQuê hương là một góc trời tuổi thơQuê hương ngày ấy như mơTôi là cậu bé dại khờ đáng yêuQuê hương là tiếng sáo diềuLà cánh cò trắng chiều chiều chân đêQuê hương là phiên chợ quêChợ trưa mong mẹ mang về bánh đaQuê hương là một tiếng gàBình minh gáy sáng ngân nga xóm làngQuê hương là cánh đồng vàngHương thơm lúa chín mênh mang trời chiềuQuê hương là dáng mẹ yêuÁo nâu nón lá liêu siêu đi vềQuê hương nhắc tới nhớ ghêAi đi xa cũng mong về chốn xưaQuê hương là những cơn mưaQuê hương là những hàng dừa ven kinhQuê hương mang nặng nghĩa tìnhQuê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vờiQuê hương ta đó là nơiChôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

Bài Bên Em Anh Nhé - Quỳnh LiênCho anh những bữa cơm ngonCho anh khẽ chạm môi son hằng ngàyCho anh giấc ngủ nồng sayCho anh lời đẹp ý hay dịu dàngCho anh dáng ngọc đoan trangCho bầy trẻ nhỏ em càng yên tâmEm xin chia sẻ thăng trầmEm xin xoá bỏ sóng ngầm đời anhEm sẽ là gió mát lànhHôn lên môi mắt để anh vui cườiEm sẽ là đoá hoa tươiCho anh hương dịu, cho người vợ ngoanBề trên hiếu kính vẹn toànBởi yêu dạ cứ hân hoan rạng ngờiAnh à thương lắm anh ơiBên em mãi mãi trọn đời nhé anh.

thu nguyen
Xem chi tiết
Phương Thảo
23 tháng 11 2016 lúc 4:13

đoạn thơ nào v bn ?

Phan Ngọc Cẩm Tú
30 tháng 11 2016 lúc 10:14

a) hum

b)

Cuộc đời bao nỗi đắng cayNhìn về cha mẹ, lệ cay nghẹn ngàoHôm nay nước mắt tuôn tràoNhớ ơn cha mẹ, cả đời cưu mang Cho con cuộc sống vinh quangTương lai tươi sáng, muôn vàng mai sauTóc nay mẹ đã bạc màuVì bao khổ cực, dải dầu sớm trưa Thương con không quảng nắng mưaThức khuya dậy sớm, mưa giông không màngGian lao khổ cực nào thanCho con no đủ, hiên ngang với đời Con đây chẳng nói nên lờiNghẹn ngào nước mắt, lòng này khắc ghiLạy cha lạy mẹ con quỳCông ơn trời biển, đời đời không quên. Khi con cất tiếng chào đờiTrào dâng cảm xúc cha rơi lệ mừngẲm bồng...chăm bón...chìu cưngDẫu thêm vất vã nhưng cha đâu màng Trằn trọc thao thức canh tànLúc con đau ốm cha mang ưu phiềnGian lao khổ cực chuân chuyênĐể con được sống bình yên đủ đầy Cho con cuộc sống sum vầyNên cha gánh hết đắng cay riêng mìnhCả đời chấp nhận hi sinhĐổi lại hạnh phúc gia đình ấm no Đời cha là kiếp đưa đòChở con vượt mọi gió giông bão bùngNắng mưa cha vẫn không chùnHoài luôn vững bước cùng con tháng ngày Thời gian phủ úa thân gầyTóc xanh ngày ấy thay màu bạc phơTình cha son sắc vô bờChỉ cho mà chẳng mơ chi đáp đền Nguyện lòng con mãi không quênMong cha vui khỏe vững bền tháng năm... Mẹ là cơn gió mùa thuCho con mát mẻ lời ru năm nàoMẹ là đêm sáng trăng saoSoi đường chỉ lối con vào bến mơ Mẹ luôn mong mỏi đợi chờCho con thành tựu được nhờ tấm thânMẹ thường âu yếm ân cầnBảo ban chỉ dạy những lần con sai Mẹ là tia nắng ban maiSưởi con ấm lại đêm dài giá băngLòng con vui sướng nào bằngMẹ luôn bênh cạnh ...nhọc nhằn trôi đi Mẹ ơi con chẳng ước gìChỉ mong có Mẹ chuyện gì cũng quaVui nào bằng có Mẹ ChaTình thâm máu mủ ruột rà yêu thương Cho con dòng sữa ngọt đườngMẹ là ánh sáng vầng dương dịu kỳXua đêm tăm tối qua điMang mùa xuân đến thầm thì bên con. Ơn đời con đã sinh raBiển khơi là mẹ, cha là núi nonBao nhiêu vất vả gầy mònMẹ cha đánh đổi cho con nụ cười. Mẹ là tia nắng vàng tươiThắp lên ánh sáng trong người của conMẹ ơi hãy mãi cười giònCon yêu mẹ lắm dáng thon gầy gò. Cha cho những bát cơm noMẹ cho câu hát điệu hò lời ruTóc con mọc tốt đầu xùBố ngồi cắt tỉa chỉnh chu mượt mà. Bây giờ con lớn đi xaThương cha nhớ mẹ tuổi già đơn côiLòng con thấp thỏm bồi hồiNhớ về nơi ấy sục sôi trong lòng.
Xem chi tiết
✰._.✰ ❤teamღVTP
13 tháng 10 2021 lúc 22:02

Cuộc đời nhiều  đắng cay

Nhìn về ba mẹ, lệ cay nghẹn ngào

bao nhiêu tình cảm cha mẹ 

Nhớ ơn cha mẹ, cả đời cưu mang

Cho con cuộc sống  yêu thương 

Tương lai tươi sáng, muôn vàng mai sau

tóc mẹ giờ đã bạc tanh 

cha già ốm yếu 

con thương cả nhà 

mk chỉ nghĩ đc thế thôi

Khách vãng lai đã xóa
✰._.✰ ❤teamღVTP
13 tháng 10 2021 lúc 22:03

câu đầu mk sửa lại là cuộc đời trải nhiều đắng cay nha

Khách vãng lai đã xóa
✰._.✰ ❤teamღVTP
13 tháng 10 2021 lúc 22:08

Khi con cất tiếng chào đời

Trào dâng cảm xúc cha mẹ  lệ rơi

Ẳm bồng…chăm bón…chiều cưng 

Dẫu nhiều  vất vã nhưng cha ko buồn 

chăm no cày cuốc ,nấu ăn

người mẹ thì vẫn ươm thươm ra đồng 

cha mẹ cố gắng cày sức

để lại hạnh phúc gia đình ấm no

Khách vãng lai đã xóa
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Minh Chánh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
23 tháng 12 2021 lúc 15:32

"yêu làng , yêu nước , yêu nhà

cô nào cũng muốn là đồ tham lam"

My Lai
Xem chi tiết
Thái Lê Thanh Huyền
12 tháng 12 2024 lúc 20:31

Từng nét bút đậm mượt mà 

 

Ai ơi có thể cho ta cưới nàng

 

Nàng trông có vẻ hoang mang

 

Tay cầm hoa nụ dát vàng tình yêu

 

(Tự lm mong đừng chê T_T)

 

 

hà quốc vinh
Xem chi tiết
Kirito
7 tháng 12 2023 lúc 21:47
Đoạn văn mẫu số 1

Kho tàng ca dao Việt Nam có rất nhiều câu ngợi ca công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.

Đoạn văn mẫu số 2

“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”

Bài ca dao giúp tôi hiểu được mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình. Câu đầu tiên là câu phủ định - “anh em” không phải người xa lạ, từ đó nhằm khẳng định mối quan hệ thân thiết, ruột thịt. Tiếp đến, điệp từ “cùng” giúp nhấn mạnh vào mối quan hệ gắn bó giữa “anh em” - cùng chung cha mẹ, là người thân một nhà. Hai câu tiếp theo là lời khuyên nhủ giá trị. Giữa anh, em cần có sự yêu mến, hòa thuận. Cách so sánh “như thể tay chân” thật độc đáo, bởi “tay” và “chân” đều là những bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Cũng giống như anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Bài ca dao tuy ngắn gọn nhưng đã đem đến một bài học quý giá cho chúng ta.

Đoạn văn mẫu số 3

Trong kho tàng ca dao Việt Nam, em cảm thấy vô cùng ấn tượng và yêu thích bài:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao có hai lớp nghĩa, nghĩa đen miêu tả vẻ đẹp của hoa sen, nghĩa bóng nói về vẻ đẹp phẩm chất của con người. Mở đầu bài thơ, với việc sử dụng câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” là một lời khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của hoa sen trước những loài hoa rực rỡ khác. Tiếp đến là những đặc điểm nổi bật của hoa sen được khắc họa. Những gam màu chủ đạo của hoa sen là màu xanh của lá, màu trắng của hoa, màu vàng của nhị. Đó đều là những màu sắc tươi sáng, gợi sự thanh nhã. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát giàu cảm xúc, ngôn ngữ mộc mạc kết hợp với các biện pháp tu từ thật đặc sắc. Có thể thấy, đây là một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Đoạn văn mẫu số 4

Ca dao gửi gắm nhiều bài học giá trị, trong đó em đặc biệt ấn tượng với câu:

“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”

Nội dung của câu ca dao nói về mối quan hệ giữa anh, chị và em trong một gia đình. Cụm từ “anh em” mang tính đại diện cho anh, chị và em trong một gia đình. Đầu tiên, tác giả dân gian đã khẳng định rằng “anh em” không phải là những người xa lạ, mà là có máu mủ, ruột thịt. Họ đều cùng một cha mẹ sinh ra, cùng sống trong một gia đình. Đến hai câu tiếp theo, tác giả dân gian khẳng định rằng giữa anh, chị và em cần phải biết “yêu nhau như thể tay chân”. Cách so sánh khá độc đáo, bởi “tay” và “chân” vốn là những bộ phận trên cơ thể của con người, ảnh hưởng lẫn nhau và đều vô cùng quan trọng. Tay có thuận, thì chân mới bước và giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, phát triển. Giống như anh em trong một gia đình, có hòa thuận và yêu thương lẫn nhau. Từ đó, gia đình mới êm ấm, hạnh phúc. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho em một lời khuyên vô cùng hữu ích.

Đoạn văn mẫu số 5

Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công ơn lớn lao của cha mẹ. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể. Đó là “công cha” với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông” giúp chúng ta thấy rõ được công lao to lớn của đấng sinh thành. Họ không chỉ ban tặng cho chúng ta sự sống, mà còn nuôi dưỡng và giáo dục chúng ta nên người. Bởi vậy mà lời nhắc nhở “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” quả thật đúng đắn. Chín chữ cù lao ở đây gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Có biết được chín chữ này, chúng ta mới thấu được nỗi vất vả của người cha, người mẹ. Để từ đó, mỗi người cần sống có trách nhiệm hơn, biết hiếu thảo với cha mẹ. Bài ca dao đã gửi gắm một bài học thật ý nghĩa.

Đoạn văn mẫu số 6

Ca dao Việt Nam có rất nhiều bài nói về công ơn của cha mẹ, nhưng tôi cảm thấy yêu thích nhất là bài:

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Qua bài ca dao, tác giả dân gian đã khẳng định công ơn to lớn của đấng sinh thành, và qua đó khuyên nhủ con cái phải biết hiếu thảo với cha mẹ. Không chỉ nội dung ý nghĩa, mà nghệ thuật được sử dụng cũng khiến tôi cảm thấy ấn tượng. “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn” - một ngọn núi có thật ở Trung Quốc. Đây là ngọn núi cao, có địa hình hiểm trở và từng trở thành cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn nhà thơ. Khi so sánh công ơn dưỡng dục của người cha với núi Thái Sơn, mỗi người mới hiểu hết được sự lớn lao của cha. Trên hành trình của sự trưởng thành, cha chính là người dạy dỗ con những điều hay lẽ phải, hướng con trở thành một người có đạo đức. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” - dòng nước mát mẻ và tinh khiết. Hình ảnh so sánh gợi nhắc về những hy sinh của mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Con lớn lên nhờ dòng sữa trong trẻo và ngọt ngào của mẹ. Ngay cả khi trưởng thành, dù có bất cứ khó khăn gì, đứa con vẫn đều tìm về bên mẹ để được vỗ về, yêu thương. Như vậy, bài ca dao đã đem đến cho tôi bài học suy ngẫm sâu sắc.

Đoạn văn mẫu số 7

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Đoạn văn mẫu số 8

Bài ca dao: “Thân em như trái bần trôi/Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?” giúp người đọc hiểu hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mở đầu bằng mô típ quen thuộc - “thân em” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh và khiêm nhường. Cùng với đó là hình ảnh so sánh “trái bần trôi” mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ. Trái bần có vị vừa chua, vừa chát cũng giống với cuộc đời lận đận của người phụ nữ xưa. Trái bần đến khi già thường rụng xuống sông ngòi, lênh đênh theo dòng nước. Tiếp đến câu thơ “Gió đạp sóng dồi biết tấp vào đâu?” là một câu hỏi từ, hỏi đấy mà như một lời than thân, trách phận nhiều hơn. Nếu như trái bần trôi giữa dòng nước chẳng biết về đâu. Thì cuộc đời của người phụ nữ cũng như vậy. Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ khiến cho người phụ nữ không có quyền làm chủ số phận của bản thân. Họ phải sống phụ thuộc vào những người khác - không có quyền tự do yêu đương, hôn nhân. Bài ca dao giúp chúng ta thêm trân trọng những người phụ nữ hơn.

Đoạn văn mẫu số 9

Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Còn nhắc tới “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn. Bài ca dao giúp mỗi người hiểu hơn về công ơn của cha mẹ.

Đoạn văn mẫu số 10

“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.
Mịt mờ khói toả ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Bài ca dao đã đem đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của khung cảnh hồ Tây. Tác giả dân gian đã vẽ nét một bức tranh đầy thơ mộng, trữ tình. Thiên nhiên hồ Tây hiện lên sinh động, mà lãng mạn. Bầu trời mùa thu trong xanh, khoáng đạt. Những cơn gió khe khẽ đưa làm lay động cành trúc. Âm thanh của tiếng chuông ngân vang hòa cùng tiếng gà gáy báo canh gợi ra một cuộc sống sôi động. Cùng với đó là làn sương khói mờ ảo bao phủ không gian khiến cho khung cảnh thêm thơ mộng. Tiếng chày nhịp nhàng đã gợi ra vẻ đẹp truyền thống của người dân đất Thăng Long xưa với nghề làm giấy ở làng Yên Thái. Cuối cùng là vẻ đẹp của mặt hồ Tây ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Những âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới đã bắt đầu. Sức sống đang trỗi dậy khắp mọi không gian. Bài thơ giúp cho người đọc thêm yêu vẻ đẹp mảnh đất Thăng Long.

Đoạn văn mẫu số 11

“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Đến với bài ca dao trên, người đọc cảm thấy ấn tượng về mảnh đất xứ Lạng. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tư từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” nhưng lại giống như một lời gợi mở. Tưởng rằng con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế lại “cách một trái núi với ba quãng đồng” cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Từ đó, chúng ta thấy được hết sự hùng vĩ, rộng lớn của mảnh đất xứ Lạng. Những địa danh như núi thành Lạng, những sông Tam Cờ đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Khi đọc bài ca dao này, chúng ta càng yêu thêm khung cảnh của mảnh đất xứ Lạng.

Đoạn văn mẫu số 12

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói đến công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Tác giả dân gian đã dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên - đó là “núi”, “biển” để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều điều hay lẽ phải. Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Không chỉ vậy, đứa con sinh ra còn được mẹ chăm sóc, bảo vệ từng miếng ăn, cái mặc. Hình ảnh “cù lao chín chữ” muốn nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Và chín chữ ở đây cù lao gồm có sinh (đẻ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve), súc (cho bú, cho ăn), trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ), cố (trông nom), phục (theo dõi tính tình mà uốn nắn), phúc (che chở). Câu thơ giống như một lời nhắn nhủ, khuyên bảo con cái phải ghi nhớ công ơn của cha mẹ. Qua bài ca dao, người đọc mới thấu hiểu được công ơn của cha mẹ lớn đến nhường nào.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 4 2017 lúc 6:29

Ca dao, dân ca: Các thể loại trữ tình dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được áp dụng vào cuộc sống.

Thơ trữ tình: sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính biểu cảm nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó

- Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó có 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau

Thể thơ dân tộc: bắt nguồn từ ca dao, dân ca, với kết cấu theo từng cặp (câu 6/ câu 8). Vần bằng, lưng, liền, nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; luật bằng trắc: 2B- 2T- 6B- 8B

Thơ song thất lục bát: kết hợp giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát, một khổ 4 câu ( 2 câu 6/ câu 8)

- Phép tương phản nghệ thuật: Sự đối lập giữa các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, để tô đậm và nhấn mạnh đối tượng

Phạm Hoàng Thiên Nga
Xem chi tiết