Làm hộ mk 1 bài thơ 7 chữ 4 câu. câu đầu là: Làng tôi nép mình cạnh bờ sông. các bn có thể đổi câu đầu,miễn là đúng nội dung
các bn làm hộ mk bài thơ 7 chữ. mỗi khổ thơ có câu đầu là:làng tôi ...
Làng tôi cũng có sông cùng núi
Núi nhỏ, con sông chảy lặng lờ
ngày ngày, tàu thuyền về neo đậu
Cảnh vật yên tĩnh tựa trời mây
1 khổ thôi nhé
Các bn làm bài này cho mk nha :
Câu 1 : nêu nội dung bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ " . Bài thơ cho em hiểu thêm điều j về Bác Hồ .
Câu 2 : Tóm tắt văn bản " Bài hok đường đời đầu tiên " . Tác giả và hoàn cảnh ra đời , bài hok rút ra là j ?
Câu 3 : Nêu cảm nhận về 2 NV Kiều Phương và người anh trai .
Ai nhanh nhất mk tick cho . Phải làm hết đó vì mai mk kiểm tra rùi . Mk sẽ tick cho nha 😊 . Nhớ phải đúng nữa đó
CÂU 1 :
-Qua thơ văn,bút ký,hồi ký của rất nhiều người,không chỉ riêng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ,ai cũng đã biết về tấm lòng quảng đại,yêu thương vô bờ của Bác đối với nhân loại,đối với đồng bào,và nhất là với những chiến sĩ trong quân đội giải phóng của mình . Tình cảm đó như của 1 người Cha đối với con,như 1 người Ông với cháu và hơn hết là của 1 vị tư lệnh đối với những người lính của mình trước giờ xung trận . Người Cha,người ông,vị tư lệnh thương yêu binh sĩ hết lòng đó có ngủ ngon được không khi ngày mai con,cháu hoặc những người lính của mình có thể sẽ không trở về? câu trả lời là không! Bác sẽ không ngủ ngon chừng nào quê hương chưa được tự do,đất nước vẫn còn bóng giặc
CÂU 2 :
- tóm tắt văn bản bài học đường đời đầu tiên :
Dế Mèn là một chàng dế khỏe mạnh, cường tráng, nhưng lại tự cao về mình nên anh rất khinh miệt, coi thường với những người hàng xóm. Dế Choắt - cái tên mà Dế Mén gọi cho anh dế sống bên cạnh vì anh ấy quá ốm yếu. Một ngày, Dế Mèn trêu chị Cốc rồi chui vào hang, chị Cốc thò vào hang tưởng là Dế Choắt nên đã mổ đến trọng thương và Dế Choắt không qua khỏi. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn trước khi làm gì cũng phải biết suy nghĩ, bỏ thói hung hăng bậy bạ và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
-tác giả và hoàn cảnh ra đời :
Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là "Con dế mèn" (chính là ba chương đầu của truyện) do nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" (là bảy chương cuối của chuyện". Năm 1955, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" như ngày nay. Truyện đã được đưa vào chương trình học lớp 6 học kì 2 môn Ngữ Văn của Việt Nam.
"Dế Mèn phiêu lưu ký" có thể tạm dịch là "ghi chép về cuộc đời trôi dạt của Dế Mèn" ("phiêu lưu" có nghĩa là "trôi dạt", không phải là "mạo hiểm" theo cách dùng từ của người Việt Nam).
-bài học rút ra :
-không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
-không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
-không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ơt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
-không nên khinh ngưòi,nhất là những kẻ yếu hơn mình
CÂU 3 :
- cảm nhận về người anh trai :
Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.
-cảm nhận về kiều phương :
Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.
chúc các bn hok tốt !
Hãy cho tôi biết hai câu thơ đầu của bài Phò Giá Về Kinh có nghĩa là gì ? Và hãy nêu nội dung của 2 câu thơ đó ?
Tham khảo:
Hai câu đầu của bài thơ thể hiện chiến thắng hào hùng vang dội của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông xâm lược. ... Niềm vui chiến thắng, đi liền với niềm vui được “phò giá” dồn dập nối tiếp cộng hưởng cho nhau
Hai câu đầu của bài thơ thể hiện chiến thắng hào hùng vang dội của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông xâm lược. ... Niềm vui chiến thắng, đi liền với niềm vui được “phò giá” dồn dập nối tiếp cộng hưởng cho nhau.
Nội dung của bốn câu thơ đầu bài “Tôi yêu em” của Pu-skin là:
A. Nhân vật trữ tình thổ lộ tình yêu với người mình yêu.
B. Nhân vật trữ tình động viên, an ủi người yêu của mình.
C. Nhân vật trữ tình khao khát mang lại niềm hạnh phúc lớn lao cho người mình yêu.
D. Nhân vật trữ tình nói với người mình yêu những mâu thuẫn giằng xé trong tình yêu của anh ta.
Câu 1: Bài thơ “Sông núi nước Nam” phản ánh nội dung gì và bồi đắp tình cảm nào trong em?
Câu 2: Học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nêu cảm nghĩ của em về giá trị nội dung, nghệ thuật (đặc biệt là điệp ngữ).
Câu 3: Học thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Qua bài thơ ‘Bánh trôi nước” gợi em hiểu gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa?
Câu 4: Học thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Nêu cảm nhận của em về giá trị nội dung, nghệ thuậtcủa bài.
Câu 5: Dựa vào văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của Thạch Lam, hãy cho biết vì sao Cốm được xem là một thứ sản vật mang đậm nét văn hóa?
Mn giúp em/mih vs ạ
Mai là em phải nộp rồi
mn giúp em/mih vs ạ
cảm ơn mn nhiều ( ^ . ^ )
1. Màu sắc của dòng sông thay đổi liên tục trong một ngày: buổi sáng sông mặc áo lụa đào, buổi trưa sông mặc áo xanh, chiều sông mặc áo màu vàng, tối áo của sông lấp lánh ánh trăng sao, khuya sông mặc áo đen, sáng ra sông mặc áo trắng màu hoa bưởi.
2. Miêu tả
3. Nhân hóa: -Nắng: mặc áo lụa đào
-Sông: mặc áo xanh
Tác dụng: gợi sự uyển chuyển, thơ mộng của cảnh vật thiên nhiên. Cảnh vật (dòng sông, nắng) được nhân hóa như con người, cũng biết làm duyên và tô điểm.
4. Cách nói "dòng sông mặc áo" là cách nói nhân hóa. Tác giả coi dòng sông như một cô gái luôn thay đổi những tấm áo màu. Cách nói này làm nổi bật sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo thời gian, theo màu trời, màu cỏ cây....5. Tham khảo
Viết về dòng sông quê mẹ, Tế Hanh có bài thơ "Nhớ con sông quê hương", Hoài Vũ có bài "Vàm cỏ Đông", Vũ Duy Thông có bài "Bè xuôi sông La"... Đó là những bài thơ hay mang nặng tình quê hương. Bài thơ "Dòng dông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo cũng là một bài thơ đem đến cho ta nhiều thương mến.
"Dòng sông mặc áo" gồm có 14 câu thơ lục bát, làm hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp, gương sông nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sồng quê hương luôn luôn biến đổi.
Con sông làng ta trong ca dao uốn lượn "như hình con long" con sông Cầu "nước chảy lơ thơ"; con sông Thương "bên lở bên bồi... dòng trong dòng đục..." từng làm bao người xưa nay say mê.
Ta hãy đến chiêm ngưỡng "Dòng sông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo.
Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... như áo mới. Chiều tà, sông "cài lên màu áo hây hây ráng vàng". Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Và sáng sớm hôm sau thật bất ngờ, dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, làm"ngẩn ngơ" lòng người:
"Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai..."
Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước.
Và chúng ta hãy khẽ ngân lên những vần thơ đẹp, hãy hát lên những lời ca về các dòng sông trên mọi miền quê:
"Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về đến Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi"...
tóm tắt nội dung của 10 câu thơ đầu trong bài thơ nước Đại Việt ta
lấy câu đã tóm tắt làm câu chủ đề viết đoạn văn về 10 câu thơ đầu trong bài thơ nước Đại Việt ta (sử dụng 1 câu ghép và 1 thành phần cảm thán)
mình cần gấp
II. Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm)
Đọc bài “TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG” (trang 54 – tuần 7 sách Tiếng Việt lớp 3- tập I ) Dựa vào nội dung bài “TRẬN BÓNG DƯỚI LÒNG ĐƯỜNG” để khoanh vào trước chữ cái đầu câu trả lời đúng trong các câu dưới đây:
Quang đã thể hiện sự ân hận trước tai nạn do mình gây ra như thế nào?
A. Quang hoảng sợ bỏ chạy.
B. Quang nấp sau một gốc cây.
C. Quang chạy theo chiếc xích lô, vừa mếu máo xin lỗi.
Mình nghĩ 12 câu không đủ để phân tích 7 câu thơ đầu đâu !!
Tình đồng chí, đồng đội cao quý, trong sáng mà không kém phần thiêng liêng của những người lính được tác giả Chính Hữu tái hiện đầy sinh động trong bài thơ Đồng chí. Trong bảy câu thơ mở đầu, tác giả đã nói về nguồn gốc xuất thân của những người lính. Họ vốn là những con người hoàn toàn xa lạ nhưng lại gắn kết với nhau bởi chiến tranh, cùng chung lí tưởng đó chính là đấu tranh cho độc lập, cho tự do.
“Quê hương anh nước mặn đồng chua”
“Nước mặn đồng chua” là vùng đất bị nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, là những vùng đất khó trồng trọt. Từ đặc điểm về tự nhiên ta có thể xã định những người lính này đến từ miền Trung, miền Nam của tổ quốc.
“Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
Còn “đất cày lên sỏi đá” nói về sự cằn cỗi, tiêu điều của đất đai, đặc điểm này gợi cho ta liên tưởng đến những vùng trung du miền núi Bắc bộ.
Đặc điểm chung của những người lính này là họ đều đến từ những vùng quê nghèo trên khắp cả nước. Trước khi trở thành những người đồng đội họ hoàn toàn xa lạ, không hề quen biết, nhưng họ lại có chung một lí tưởng. Họ đi theo tiếng gọi của tổ quốc mà trở thành những người tri kỉ, những người bạn thân thiết mà theo cách định nghĩa của Chính Hữu thì họ đã trở thành những người tri kỉ.
Những người lính đã sát cánh bên nhau cùng chiến đấu, cùng giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn. Hai tiếng “Đồng chí” vang lên cuối khổ thơ thứ nhất như lời khẳng định về sự gắn bó trong tình cảm, về sự thiêng liêng của mối quan hệ.
Như vậy, qua bảy câu thơ đầu tiên, Chính Hữu đã xác lập được cơ sở của tình đồng đội, đồng chí, làm cơ sở cho sự phát triển tình đồng chí ở những khổ thơ sau đó.