sử dụng 1 thuốc thử nhận biết : CuO , CuS FeS , MnO2 , Ag2O
Có 6 gói bột màu đen CuO, MnO2, Ag2O, CuS, FeS, PbS. Nếu chỉ có dung dịch HCl đặc thì nhận biết được bao nhiêu gói bột?
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Có 5 chất bột riêng biệt: FeS, Ag2O, CuO, MnO2, FeO đựng trong các lọ mất nhãn. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử, trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các chất trên. Viết các phương trình hóa học minh họa
Phương trình hóa học:
2HCl + FeS → H2S ↑ + FeCl2
2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
4HCl đặc + MnO2 → t ∘ MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O
FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất. hãy nhận biết các gọi bột màu đen không nhãn: A g 2 O , M n O 2 , FeO, CuO?
A. NaOH
B. HCl
C. H 2 S O 4
D. B a O H 2
- Đánh số thứ tự các gói hóa chất, trích mỗi gói một ít hóa chất làm mẫu thử.
- Dùng HCl đặc, nóng làm thuốc thử
+ Trường hợp tạo dd màu xanh, vậy chất đầu là CuO:
C u O + 2 H C l → C u C l 2 + H 2 O
+ Trường hợp tạo dd có màu xanh rất nhạt (có thể không màu), vậy chất đầu là FeO:
F e O + 2 H C l → F e C l 2 + H 2 O
+ Trường hợp tạo ra kết tủa màu trắng, thì chất ban đầu là A g 2 O
A g 2 O + 2 H C l → 2 A g C l + H 2 O
+ Trường hợp có khí màu vàng lục thoát ra, mẫu thử là M n O 2 .
M n O 2 + 4 H C l → t 0 M n C l 2 + C l 2 + 2 H 2 O
⇒ Chọn B.
có 5 lọ mất nhãn,mỗi lọ chứa một trong các chất bột màu đen hoặc màu xám sẫm sau: FeS,Ag2O,CuO,MnO2,FeO.Hãy trình bày phương pháp hóa học đơn giản nhất nhận biết tứng chất trên,chỉ dùng ống nghiệm,,1 dung dịch thuốc thử để nhận biết
Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất hãy nhận biết các chất bột chứa trong các lọ bị mất nhãn sau: CuO, Fe3O4, Ag2O, MnO2 (Al + Al2O3). Viết các pt phản ứng xảy ra
- Đổ dd HCl loãng vào từng chất rắn
+) Dung dịch chuyển xanh: CuO
PTHH: \(CuO+2HCl\rightarrow CuCl_2+H_2O\)
+) Dung dịch chuyển màu vàng nâu: Fe3O4
PTHH: \(Fe_3O_4+8HCl\rightarrow FeCl_2+2FeCl_3+4H_2O\)
+) Xuất hiện kết tủa: Ag2O
PTHH: \(Ag_2O+2HCl\rightarrow2AgCl+H_2O\)
+) Không hiện tượng: MnO2
+) Xuất hiện khí: Al
PTHH: \(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\uparrow\)
+) Chất rắn chỉ tan: Al2O3
PTHH: \(Al_2O_3+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2O\)
Lấy mỗi chất một ít cho vào mỗi ống nghiệm riêng biệt
Nhỏ dung dịch HCl dư vào mỗi ống nghiệm nói trên
+ Ống nghiệm có chất rắn tan và sau đó xuất hiện dung dịch màu xanh lam thì sẽ chứa CuO
CuO + 2HCl ➝ CuCl2 + H2O
+ Ống nghiệm có chất rắn tan và sau đó xuất hiện dung dịch màu vàng nâu thì sẽ chứa Fe3O4
Fe3O4 + 8HCl ➝ FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
+ Ống nghiệm có chất rắn tan và sau đó xuất hiện kết tủa trắng thì sẽ chứa Ag2O
Ag2O + 2HCl ➝ 2AgCl↓ + H2O
+ Ống nghiệm có chất rắn tan và sau đó có khí màu vàng lục và mùi hắc thoát ra thì sẽ chứa MnO2
MnO2 + 4HCl ➝ MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O
+ Ống nghiệm có chất rắn tan và sau đó có khí không màu và không mùi thoát ra thì sẽ chứa hỗn hợp gồm Al và Al2O3
2Al + 6HCl ➝ 2AlCl3 + 3H2↑
Al2O3 + 6HCl ➝ 2AlCl3 + 3H2O
có 5 lọ mất nhãn,mỗi lọ chứa một trong các chất bột màu đen hoặc màu xám sẫm sau: FeS,Ag2O,CuO,MnO2,FeO.Hãy trình bày pp hóa học đơn giản nhất nhận biết tứng chất trên,chỉ dùng ống nghiệm,đèn cồn,1 dd thuốc thử để nhận biết
e nay lớp 9 ạ
Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết mỗi chất ? - Hỏi đáp ...
Đề và hướng dẫn giải thi chuyên Hóa ĐHKHTN Hà Nội - Hóa học 9 ...
Bài tập nhận biết nâng cao hóa học 9... - Hóa học thật là đơn giản ...
Tìm trước nhas >.<
Cho 6 lọ hóa chất bị mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các hóa chất rắn sau: Fe; MnO2; Na2SO3; KHCO3; FeS; Na2SiO3. Hãy chọn phương pháp hóa học thích hợp để nhận biết chúng ở trong phòng thí nghiệm (nếu có dùng dung dịch làm thuốc thử thì chỉ sử dụng một dung dịch duy nhất). Viết các phương trình phản ứng nhận biết
Cho dung dịch HCl vào các mẫu thử
+ Tan, tạo thành dung dịch có màu xanh lục nhạt, có khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí thoát ra : Fe
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
+ Tan, tạo thành dung dịch có màu hồng, có khí mùi sốc thoát ra : MnO2
4HCl + MnO2 ⟶ Cl2 + 2H2O + MnCl2
+ Tan, tạo dung dịch trong suốt, khí thoát ra có mùi hắc : Na2SO3
Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2↑ + H2O
+ Tan, tạo thành dung dịch trong suốt, khí không màu thoát ra, nặng hơn không khí : KHCO3
KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O
+ Tan, tạo dung dịch màu xanh lục nhạt, khí thoát ra có mùi trứng thối: H2S
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
+ Không tan : Na2SiO3
Trích mẫu thử:
- Cho dd HCl vào các mẫu thử.
+ Nếu tan, tạo thành dung dịch không màu ( trong suốt ) và có mùi hăng thì là: Na2SO3.
PT: Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2\(\uparrow\) + H2O.
+ Nếu tan, tạo thành dd có màu xanh nước biển nhạt và có khí H2 thoát ra thì là: Fe.
PT: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
+ Nếu tan, tạo thành dung dịch có màu hồng và có khí sộc vào mũi thì là: MnO2.
PT: MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O.
+ nếu tan, tạo thành dd trong suốt và có khí CO2 thoát ra thì là: KHCO3.
PT: KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O.
+ Nếu tan, tạo thành dd màu xanh nước biển nhạt, có mùi thối thoát ra là: FeS.
PT: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.
+ Nếu không tan là: Na2SiO3.
Chỉ dùng một thuốc thử thích hợp, hãy phân biệt 5 chất rắn gồm MnO2, Al2O3, Al4C3, CuO và Ag2O đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
– Dùng dung dịch HCl cho vào các mẫu thử trên, nếu:
+ Tan tạo dung dịch trong suốt là Al2O3.
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
+ Tan và có khí không màu thoát ra là Al4C3.
Al4C3 + 12HCl → 4AlCl3 + 3CH4
+ Tan và có khí màu vàng lục thoát ra là MnO2.
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
+ Tan tạo dung dịch màu xanh là CuO.
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
+ Tan và tạo kết tủa trắng là Ag2O.
Ag2O + 2HCl → 2AgCl + H2O
bài 1: Nhận biết bằng 2 hóa chất đơn giản:
a, 9 chất rắn: Ag2O , BaO, MgO, MnO2, Al2O3, FeO, Fe2O3, CaCO3, CuO
b, nêu phương pháp hóa học để nhận biết các khí : Cl2, CO2, CO, SO2, SO3
bài 2: phân biệt không dùng thuốc thử: AgNO3, CuCl2, NaNO3, HBr
Hai thuốc thử là H2O , HCl đặc nóng
- Nhận BaO tan trong H2O tạo Ba(OH)2
- Dùng Ba(OH)2 nhận Al2O3:
-> Al2O3 tan được trong Ba(OH)2 theo phản ứng:
Al2O3 + Ba(OH)2 -> Ba(AlO2)2 + H2O
- Dùng HCl đặc nóng nhận biết được
+ Ag2O : Ag2O + 2HCl -> 2AgCl (kết tủa trắng hóa đen trong không khí) + H2O
+ CuO : CuO + 2HCl -> CuCl2 (dung dịch màu xanh lam) + H2O
+ CaCO3 : CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 (khí không màu) + H2O
+ MnO2 : MnO2 + 4HCl (đặc, nóng) -> MnCl2 + Cl2 (khí vàng lục) + 2H2O (nếu không là HCl đặc nóng thì sẽ không phản ưng)
-> Còn MgO, FeO, Fe2O3 tan trong HCl tạo thành các dung dịch khó phân biệt màu và không có khí thoát ra là MgCl2, FeCl2, FeCl3. Theo mình đối với các loại dung dịch trên để phân biệt ta cho Ba(OH)2 vào (không tính là 1 thuốc thử vì đây là chất mình có sẵn khi cho BaO vào H2O):
+ Tạo kết tủa Mg(OH)2 màu trắng : MgCl2 -> MgO
+ Tạo kết tủa Fe(OH)2 màu trắng không bị bị hóa nâu đỏ trong không khí ẩm: FeCl2 -> FeO
+ Tạo kết tủa Fe(OH)3 màu nâu đỏ : FeCl3 -> Fe2O3