Viết về làng nghề nón lá
Câu 15: Đây là làng nghề truyền thống nào của Hà Nội?
Làng nón Chuông
Làng quạt Chàng Sơn
Làng lụa Vạn Phúc
Làng rối nước Đào Thục
Nghề không phải nghề truyền thống là: *
A. Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ.
B. Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên, Hà Nội.
C. Nghề lập trình thiết kế các trò chơi qua mạng Internet.
D. Nghề làm nón làng Chuông ở Thanh Oai, Hà Nội.
Cho các câu sau và trả lời câu hỏi
a, Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi, lấy nón che.
b, Cây non vừa chồi, lá đã xòa sát mặt đất.
c, Làng mất vé sợi, nghề vải đành phải bỏ.
d, Tuy miệng cười nói như vậy mà bụng ông cứ rối bời lên.
e, Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân thầy thì sờ đuôi.
f, Tấm nghe lời em, hụp xuống thì Cám chút hết tôm tép của Tấm vào rỏ mình rồi chạy về nhà trước.
g, Ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng cháy.
*Câu hỏi
1, Xác định cấu tạo ngữ pháp của các câu trên
2, Các vế của câu ghép được nối với nhau bằng cách nào ?
3, Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép
viết đoạn văn nói về làng nghề làm lụa
tham khảo
“Em về Vạn Phúc cùng anh
Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người”.
Nhắc đến những làng nghề cổ truyền ở Hà Nội không thể bỏ qua làng Lụa Vạn Phúc một trong những ngành thủ công mỹ nghệ nổi tiếng ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ cốt hồn nét đẹp văn hóa của cả dân tộc mà nó còn là một trong những điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Hãy cùng khám phá vẻ đẹp tinh hoa của làng nghề cổ truyền này.
Làng lụa Hà Đông hay còn có tên gọi khác là Làng Lụa Vạn Phúc nằm ở phường Vạn Phúc thuộc quận Hà Đông cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Đây là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Hà Nội chuyên về làm vải lụa.
Bên bờ sông Nhuệ, làng nghề Vạn Phúc vẫn còn nguyên nét cổ kính của thôn quê ngày xưa với hình ảnh chiếc giếng làng với những bông hoa sen bên cạnh gốc đa cổ thụ và những phiên chợ trước mái đình. Lụa Hà Đông đã có tên tuổi khắp nơi trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca dân gian cũng như các tác phẩm truyền hình nổi tiếng như “Áo lụa Hà Đông”…. Hiện nay tại các gia đình khung dệt cổ vẫn còn được lưu giữ xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại như một cách nhắc nhở về quá khứ, truyền thống của dân tộc.
Làng nghề Vạn Phúc ra đời cách đây khoảng 1200 năm do bà A Lã Thị Nương một người con gái gốc Cao Bằng nổi tiếng xinh đẹp và dệt lụa giỏi theo chồng về làm dâu làng Vạn Phúc. Chính bà cũng là người đã truyền lại ngón nghề cho dân làng cho nên sau khi mất bà được phong làm Thành Hoàng Làng.
Tính đến thời điểm hiện tại làng Vạn Phúc có khoảng 800 hộ dân làm nghề dệt chiếm 60% dân số sinh sống trong làng. Mỗi năm làng nghề sản xuất ra khoảng 2.5 đến 3 triệu m2 vải chiếm tới 63% doanh thu của toàn làng nghề.
Lụa Vạn Phúc có tên tuổi nổi tiếng không chỉ được dân trong nước ưa chuộng mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị tinh thần văn hóa truyền thống lớn lao mà còn góp phần giải quyết việc làm, đóng góp lớn vào ngân sách của nhà nước.
Những miếng lụa được tạo thành dưới bàn tay nghệ nhân tài ba trải qua rất nhiều công đoạn như khâu tơ, khâu sợi, khâu dệt, khâu nhuộm… Mỗi quy trình phải tuân thủ quy định vô cùng nghiêm ngặt. Ngày nay khi đến với làng nghề bạn có thể yêu cầu nghệ nhân thêu tay bất cứ một hình nào theo ý thích, thể hiện sự sáng tạo độc đáo của làng nghề truyền thống này.
Trải qua biết bao nhiêu thế hệ bao nhiêu bàn tay người thợ dệt, đến nay làng nghề Vạn Phúc đã thay da đổi thịt. Những miếng lụa tạo ra không chỉ có chất lượng tốt, đẹp mắt hình thù độc đáo sáng tạo mà nó còn đạt đạt độ hoàn mỹ tới từng mũi kim sợi chỉ. Hoa văn không chỉ tinh tế độc đáo mà còn đối xứng nhau, mềm mại và hài hòa.
Làng nghề Vạn Phúc đến nay vẫn còn nguyên đó những giá trị truyền thống bất diệt. Nó không chỉ nhắc nhở chúng ta về một nét văn hóa, hồn cốt dân tộc mà hơn thế nó còn giúp truyền bá văn hóa Việt Nam vươn xa hơn bên ngoài thế giới.
Câu 3: Dựa và sự hiểu biết của bản thân em hãy viết đoạn văn trên100 từ giới thiệu về một làng nghề truyền thống của địa phương Móng Cái?
* Đoạn Văn đảm bảo các nội dung sau:
+ Giới thiệu tên làng nghề.
+ Địa chỉ làng nghề
+ Những hoạt động, đặc điểm chủ yếu của làng nghề:
- Công việc.
- Sản phẩm.
Giá trị kinh tế, văn hóa làng nghề đem lại.
Viết đoạn văn ngắn nói về các làng nghề truyền thống
Tìm hiểu một làng nghề thủ công nổi tiếng của Đại Việt trong các thế kỉ XVI-XVIII còn duy trì hoạt động cho đến ngày nay. Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về làng nghề đó.
Tham khảo:
Giới thiệu về làng tranh Đông Hồ
- Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, là làng nghề vẽ tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Cách Hà Nội chừng 33 km về hướng Đông và nằm sát bờ Nam đê sông Đuống, làng Hồ hay Đông Hồ là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.
- Xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVI, tranh Đông Hồ được hình thành bằng phương pháp thủ công, là kết tinh của sự khéo léo và nhẫn nại, cộng với nghệ thuật thẩm mỹ đầy tinh tế… Đây không phải là những bức tranh được vẽ theo cảm hứng nhưng được in lại qua những bản khắc, và để có bản khắc đạt đến độ tinh xảo, đòi hỏi ở người vẽ mẫu cũng như người khắc ván phải có lòng yêu nghệ thuật và trình độ kỹ thuật cao. Tranh Đông Hồ có đến 180 loại được phân thành 5 loại chính gồm: tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và truyện tranh.
- Có thể nói giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1944 là thời cực thịnh của làng tranh, với 17 dòng họ trong làng đều tham gia làm tranh.
- Qua những năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), do chiến tranh tàn phá khốc liệt nên nghề làm tranh cũng tạm bị gián đoạn.
- Đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc nhất là khi đất nước thống nhất thì làng tranh mới được khôi phục. Đáng tiếc là qua mấy chục năm đổi mới theo nền kinh tế thị trường và với sự tác động của các trào lưu nghệ thuật phương Tây, nhận thức và xu hướng xã hội cũng có sự thay đổi đẩy dòng tranh Đông Hồ đối mặt với sự tồn vong của chính mình.
viết đoạn văn giải thích về "lá làng đùm lá rách"
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: "Lá lành đùm lá rách".
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể "che chở" cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", hay "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình "Vì người nghèo", "Lục lạc vàng", "Vượt lên chính mình" với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
Trong cuộc sống có rất nhiều những số phận bất hạnh và cần sự giúp đỡ của người khác, lòng tương thân tương ái sẽ luôn luôn được mọi người đánh giá cao, con người với con người cần phải yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Dân tộc ta đã có rất nhiều những truyền thống tốt đẹp để thể hiện được điều đó như lá lành đùm lá rách hay bầu ơi thương lấy bí cùng.
Trong câu tục ngữ này nghĩa đen đơn thuần của nó là nói về chiếc lá lành đùm chiếc lá rách, những chiếc lá to đùm bọc chiếc lá nhỏ, nghĩa đen mang ý nghĩa hiện lên trên bề mặt ngôn từ nhưng ý nghĩa ẩn chứa của nó bên trong câu nói này lại mang những ý nghĩa sâu sắc và sự giáo dục con người một cách mạnh mẽ. Từ xưa đến nay truyền thống này đã được phát huy và ngày càng được củng cố trong đời sống xã hội. Lòng tương thân tương ái giúp đỡ những con người có số phận khó khăn bất hạnh là tấm lòng cao cả và đáng được khen ngợi nhất. Mỗi người chúng ta đã và đang hiểu những điều đó qua cuộc sống và đời sống của mỗi người. Những con người luôn luôn biết yêu thương và chia sẻ đồng cảm với tất cả con người.
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ xưa đến nay đã được dân tộc ta phát huy và giữ gìn nó trở thành những hình ảnh đẹp và vô cùng cao quý, những hình ảnh mang đậm nét giá trị và những ý nghĩa xã hội sâu sắc. Lòng thương người của con người phải ngày càng được giữ gìn và cần phải có tấm lòng nhân hậu thân ái, giúp đỡ người khác. Mỗi người đều cần phải thể hiện được điều đó qua hành động của mình, lòng thương người và sự đối đãi hợp tình hợp lý giữa con người với nhau, mỗi người cần phải làm được điều đó và nó mới mang một ý nghĩa lý tưởng và giúp đỡ tất cả mọi người.
Mỗi chúng ta khi làm được những điều có ích cho xã hội và giúp đỡ được người khác thì tấm lòng của mình sẽ ngày càng được mở ra và nó cải thiện mạnh mẽ mối quan hệ của mình với tất cả mọi người. Câu tục ngữ trên đã được trải nghiệm từ xưa đến nay và nó hoàn toàn đúng, sự giúp đỡ và đùm bọc giữa con người và con người sẽ được làm nên những giá trị ý nghĩa và tốt đẹp nhất. Trong đó sự yêu thương giúp đỡ giữa con người với nhau sẽ ngày càng được phát triển mạnh mẽ, và ý nghĩa của nó để lại rất nhiều biểu tượng và tượng trưng cho những lý tưởng và ý nghĩa chung cho tất cả mọi người. Những việc làm có giá trị như việc giúp đỡ người khác, từ những hành động nhỏ nhất như việc đưa người già qua đường, hay dành những đồ dùng của mình quyên góp cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn, một cử chỉ và nghĩa cử cao đẹp tạo nên một ý nghĩa lớn lao cho cả một xã hội.
Một việc làm tuy nhỏ nhưng ý nghĩa của nó để lại lại vô cùng to lớn, mỗi người nên dành tình yêu thương của mình cho những người có hoàn cảnh khó khăn, những người có số phận bất hạnh hơn mình, biết yêu thương đùm bọc con người họ sẽ trở thành những con người cao thượng và làm được những điều có giá trị rất lớn lao và để lại cho con người những tình cảm yêu mến nhất. Hạnh phúc của mỗi con người là làm được nhiều ý nghĩa và việc làm có ích cho xã hội chính vì vậy mỗi chúng ta nên làm những điều có ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống của mình. Với lòng nhân ái, sự yêu thương của con người với con người tạo nên những tình cảm chân thành và vô cùng đáng quý, mỗi người chúng ta cần tạo nên những điều đó để cuộc sống của mình có nhiều ý nghĩa hơn, cuộc sống sẽ thực sự nở hoa và tràn đầy nhựa sống cho mỗi người.
Lá lành đùm lá rách đã để lại bài học quý giá cho mỗi con người, nó không chỉ để lại những giá trị to lớn cho cuộc sống mà còn lại những tình cảm chân thành và đáng chân trọng nhất. Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những con người có trái tim nhân hậu, lòng nhân hậu đó luôn luôn được thể hiện qua sự thể hiện sự đồng cảm, cảm thông sâu sắc đến mọi người. Trong xã hội của chúng ta nếu xuất hiện những con người như vậy xã hội này sẽ ngập tràn tình yêu thương và lòng nhân ái, sự trừu mến, đoàn kết vì một xã hội giàu tình yêu thương của con người, sự đoàn kết của một dân tộc giàu truyền thống.
Mỗi người chúng ta nên học hỏi và phát huy được truyền thống quý báu của dân tộc để từ đó phát huy mạnh mẽ được giá trị và truyền thống của dân tộc ta, những truyền thống cao cả và cần thiết trong một xã hội hiện đại ngày nay, câu tục ngữ này đã để lại những bài học vô cùng quý giá và cần thiết ở mỗi con người.
Từ bao đời nay dân tộc Việt Nam ta luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Truyền thông tương thân tương ái, bao bọc lấy nhau đúng như câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”
Vậy trước tiên ta phải hiểu thế nào là’’ Lá lành đùm lá rách’’. Lá lành là những người có cuộc sống đầy đủ còn lá rách là những con người nghèo khổ có hoàn cảnh kém may mắn hơn những người khác. Từ đó ông cha ta đã nói về tình thương giữa con người, đưa ra một hình ảnh tự nhiên để nhắn nhủ chúng ta phải biết che chở, nhường cơm sẻ áo với những người có hoàn cảnh khó khăn.
Trong cuộc sống ai cũng muốn có một cuộc sống đầy đủ, no ấm nhưng không phải ai trong số họ cũng đều có được cuộc sống như vậy. Họ phải chật vật kiếm từng bữa cơm qua ngày, họ lo lắng phải chống chọi với nắng, mưa, bão bùng, lo lắng cho cả cuộc sống tương lai của họ, hay cũng có những người ngày ngày lo lắng về căn bệnh luôn dình dập bản thân mình, giành giật giữa sự sống và cái chết, chính vì vậy mà chúng ta phải biết giúp đỡ, giúp họ vượt qua khó khăn mà họ đang phải gánh chịu.
Nói về tinh thần đoàn kết, tấm lòng tương sinh tương ái ông cha ta đã có câu:
Hay
Tất cả đều nói lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để phát huy truyền thống đó rất nhiều chương trình được tổ chức với ước muốn có thể giúp đỡ, chia sẻ với người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn như Chương trình “ Lục Lạc Vàng”, tặng trâu cho những gia đình hộ nghèo, tuy là hành động nhỏ nhưng cũng phần nào sẻ chia phần nào về nỗi lo cơm áo.Các chương trình tổ chức quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung để chia sẻ những mất mát mà bà con phải gánh chịu , đặc biệt các chương hỗ trợ học bổng cho các bạn nhỏ không có cơ hội đến trường như bao bạn cùng trang lứa, đó cũng là trao cho các em cơ hội đến trường, cơ hội để bước đến những thành công. “ Của ít mà lòng nhiều” đó là tất cả để nói về những người biết nhường cơm sẻ áo, biết lấy cái có của mình để san sẻ cho những người cần nó. Với những người có tấm lòng như vậy là cơ sở để xây dựng một xã hội tốt đẹp, là cơ sở tạo dựng nên sức mạnh đoàn kết dân tộc đẩy lùi được bao cuộc tấn công xâm lược của kẻ thù.
Tuy nhiên cũng có những người vì lợi ích của bản thân mới giúp đỡ người khác hoặc thậm chí còn có những kẻ lợi dụng sự thương cảm của người khác để kiếm lợi cho bản thân mình, luôn ỷ lại, không chịu vươn lên trước những khó khăn. Mỗi việc làm nhỏ, mỗi lời động viên thăm hỏi đều sẽ trở thành những động lúc để họ cố gắng, mỗi lần trao đi yêu thương là giúp họ bước gần đến một cuộc sống tốt đẹp.