Phân biệt bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và bộ nhiễm sắc thể đơn bội
Phân biệt nhiễm sắc thể thường và nhiễm săc thể giới tính. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) và đơn bội (n)
Em tham khảo nhé,lần sau nếu muốn tra cứu em cứ gõ đề lên google, em tìm kiếm đủ các dạng văn bản, hình ảnh đều có á ^^
* Bộ NST lưỡng bội (2n) và đơn bội (n)
* Phân biệt NST thường, NST giới tính.
Trong các trường hợp sau đây, có bao nhiêu trường hợp mà một tế bào
không phải là đơn bội có số nhiễm sắc thể là một số lẻ?
(1) Thể tam bội mà bộ nhiễm sắc thể đơn bộ là một số lẻ.
(2) Thể tứ bội mà bộ nhiễm sắc thể đơn bộ là một số lẻ.
(3) Thể không của loài lưỡng bội.
(4) Thể ba của loài lưỡng bội.
(5) Tế bào sinh dưỡng của châu chấu đực.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Có 3 phương án đúng, đó là (1), (4), (5). -> Đáp án D.
Đúng. Vì châu chấu có 2n=24 Ở châu chấu, con đực có nhiễm sắc thể giới tính XO nên bộ NST của châu chấu đực = 23
Ở ong mật, ong cái có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) trong khi ong đực lại có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n). Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự khác nhau về bộ nhiễm sắc thể ở ong đực và ong cái?
Tham khảo:
Vì ở ong có hình thức trinh sản, trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực vậy nên ong đực có bộ NST đơn bội còn trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành ong cái có bộ NST lưỡng bội.
Ở một loài lưỡng bội, khi không có sự trao đổi chéo và đột biến có thể tạo tối đa 4096 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể. Số nhiễm đơn trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là
A. 12
B. 48.
C. 24
D. 8.
Đáp án C
Nếu gọi bộ nhiễm sắc thể là 2n, thì khi không có trao đổi chéo và đột biến số giao tử tạo ra là: 2n
Khi đó ta có: 2n = 4096 => n = 12. Vậy số nhiễm đơn trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là: 2n = 24.
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=24, một loại thực vật khác có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=26. Theo lí thuyết, giao tử tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng nhiễm sắc thể là:
A. 26.
B. 24.
C. 25.
D. 27.
Đáp án C.
Giải thích:
Thể song nhị bội của hai loài nói trên có bộ NST = 24+26= 50
Vì vậy, giao tử của thể song nhị bội có 25 NST.
2. Hình dạng, chiều dài, đương kính của nhiễm sắc thể, cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cấu tạo của crômatit, bộ nhiễm sắc thể đơn bội, lưỡng bội.
- Cấu tạo cromatit: ADN và protein loại histon
-Hình dạng NST: một số hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que, chữ V
- Chiều dài, đường kính NST: tại kì giữa NST đóng xoắn cực đại và có chiều dài từ 0,5-50 μ; đường kính từ 0,2- 2μ
2. Hình dạng, chiều dài, đương kính của nhiễm sắc thể, cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cấu tạo của crômatit, bộ nhiễm sắc thể đơn bội, lưỡng bội.
Hình dạng NST:
+ NST của các loài có hình dạng khác nhau: hình hạt, hình que, hình chữ V và hình móc
Chiều dài NST
+ Chiều dài của nhiễm sắc thể từ 0.2 đến 50 micromet, chiều ngang từ 0,2 đến 2 micromet. Nhờ cấu trúc xoắn cuộn như vậy nên nhiễm sắc thể có chiều dài ngắn lại khoảng 15000- 20000 lần so với chiều dài phân tử ADN
Đường kính NST
Đường kính của các mức cấu trúc xoắn của NST là:
- ADN: 2 nm
- Sợi cơ bản: 11 nm.
- Sợi nhiễn sắc: 30nm.
- Sợi siêu xoắn: 300 nm.
- Cromatit: 700 nm.
Cặp NST tương đồng
+ Cặp NST tương đồng gồm hai chiếc giống nhau về hình dạng,kích thước, trong đó một chiêc có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ
Cấu tao cromatit
+ Nhiễm sắc tử hoặc crômatit là một trong hai bản sao của một nhiễm sắc thể được sao chép, cả hai crômatit vẫn tiếp giáp với nhau thành một nhiễm sắc thể chính thức nhờ tâm động
Bộ NST đơn bội, lưỡng bội
+ NST đơn bội: trong quá trình giảm phân giao tử tạo ra chỉ bằng 1/2 số lượng NST lưỡng bội. bộ nst đơn bội có trong các tế bào sinh ra sau lần phân bào thứ nhất của giảm phân
+ NST lưỡng bội: trong tế bào, các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng nên gội là bộ NST 2n. mỗi loài có 1 bộ NST 2n đặc trưng riêng
Ở một loài thực vật bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Xét ba thể đột biến là thể đảo đoạn, thể lệch bội một đơn và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân là
A. 20:19:30.
B. 40:38:60.
C. 40:19:30.
D. 20:21:30.
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tam bội được phát sinh từ loài này có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n + 1
B. 4n
C. 2n - 1
D. 3n