Hey các tình yêu giúp mình làm bài này với
Em hãy tưởng tượng và viết tiếp kết thúc câu chuyện " Sơn Tinh , Thủy Tinh "Truền thuyết sơn tinh thủy tinh la các giải thích hiện tượng lũ lụt theo quan niện dân gian cổ xưa.Ngay nay khoa học đã chi ra những hiện tượng khí hậu lũ lụt hặn hán, trái đất nóng,băng tan.Em hãy tìm hiểu 1 trong những hiện tượng thời tiết và viết 1 bài văn ngắn nêu những hiểu biết của em về vấn đế này
Truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” là câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh, tức là thần núi và Thủy Tinh- thần nước. Các tác giả dân gian đã thể hiện được ý niệm của mình thông qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặt hai nhân vật có nguồn gốc thần kì này vào một hoàn cảnh thú vị, đó là đi hỏi vợ. Và mọi mâu thuẫn cũng bắt nguồn từ việc hỏi vợ này, bởi cả hai đều tài giỏi, có thể nói là “ngang tài ngang sức” nhưng một người lấy được vợ vì mang sính lễ đến trước, còn người mang sính lễ đến sau không lấy được vợ mà mang lòng thù hận, gây ra một trận chiến lớn nhằm mục đích “cướp vợ”. Và cuộc chiến này cũng chính là cuộc chiến của nhân dân Việt Nam xưa với thiên tai, thời tiết bất thường.
Truyền thuyết không chỉ là nơi các tác giả dân gian gửi gắm những khát vọng về những lẽ công bằng, về những mẫu hình lí tưởng của người anh hùng dân tộc chống ngoại xâm, người anh hùng văn hóa. Truyền thuyết còn là nơi mà các tác giả dân gian giải thích các truyền thống, các phong tục tập quán cũng như những đặc điểm tự nhiên trong cuộc sống. Truyền thuyết “Sơn Tinh- Thủy Tinh” là một câu chuyện như thế, qua câu chuyện về Sơn Tinh và Thủy Tinh, các tác giả đã lí giải cho thế hệ hậu thế cũng như cho các độc giả về hiện tượng lũ lụt, cũng như qua đó thể hiện được sức mạnh cũng như khát vọng của người dân trong cuộc chiến với thiên tai, thời tiết.
Không chỉ những vấn đề về tự nhiên mà truyền thuyết này còn thể hiện được những đặc trưng về văn hóa của dân tộc ta dưới thời các vua Hùng, đó là tục thách cưới. Các nội dung này được đan cài vào nhau tạo ra cho câu chuyện một sự hấp dẫn đến lạ kì. Phong tục văn hóa và truyền thống chinh phục tự nhiên của người Việt được thể hiện một cách tài tình, khéo léo trong một câu chuyện có dung lượng tương đối ngắn này, chưa tìm hiểu tác phẩm mà chỉ nhìn ở phần hình thức thôi ta cũng thấy được sự tài năng của các tác giả dân gian xưa.
Sự xuất hiện của Sơn Tinh và Thủy Tinh gắn liền với một sự kiện, đó là lễ kén rể của vua Hùng “ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền….muốn kén cho một người chồng thật xứng đáng”. Có lẽ ngay phần mở đầu, các tác giả đã lí giải phần nào nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến sau này của Sơn Tinh và Thủy Tinh, bởi công chúa Mị Nương là một người xinh đẹp, dịu hiền. Đây chính là mẫu người lí tưởng để lấy về làm vợ. Chẳng những thế mà ngay sau khi vua Hùng thông báo kén rể thì ngay lập tức có hai chàng trai đến cầu hôn. Cả hai người này đều có tài, mang những sức mạnh kì lạ mà người thường không thể làm được.
Sơn Tinh là người ở vùng Tản Viên, có tài lạ “vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi”, còn Thủy Tinh là người đến từ miền biển, xét về tài năng thì không hề thua kém Sơn Tinh “ gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về”. Cũng chính vì sự ngang tài ngang sức, cân xứng về tài năng này mà vua Hùng vô cùng “băn khoăn”, không biết lựa chọn ai, từ chối ai vì ai cũng đều xứng đáng với vai trò là người con rể của Hùng Vương, chồng của cồng chúa Mị Nương. Và cuối cùng, để lựa chọn ra một người xứng đáng nhất, Hùng Vương đã ra một lời giao hẹn, đó là những lễ vật để cầu hôn, nếu ai mang đến sớm nhất thì có thể cưới Mị Nương về làm vợ.
Lễ vật mà Hùng Vương đưa ra gồm “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Chi tiết sính lễ này cũng thể hiện được phong tục thách cưới của người Việt ta xưa kia, theo đó thì những chàng trai khi muốn lấy cô gái về làm vợ thì phải làm theo những vật thách cưới mà bố mẹ cô gái yêu cầu. Đây là một truyền thống xa xưa, mang đặc trưng cho văn hóa Việt Nam. Và trong “cuộc chiến” để lấy được Mị Nương, Sơn Tinh đã là người chiến thắng, vì ngay sáng sớm ngày hôm sau thì chàng đã mang đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, vì không lấy được vợ mà đùng đùng nổi giận, đem quân đi cướp lại Mị Nương.
Thủy Tinh “hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Thủy Tinh”. Để đáp trả những hành động khiêu chiến của Thủy Tinh, Sơn Tinh không hề nao núng, chàng “dùng phép lạ bốc từng quả núi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ”. Cuộc chiến diễn ra vô cùng ác liệt khi “nước sông dâng lên bao nhiêu đồi núi cao lên bấy nhiêu”, hai bên đánh nhau ròng rã đến mấy tháng. Một lần nữa chiến thắng đã thuộc về Sơn Tinh “Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt”.
Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện mà các tác giả dân gian lí giải hiện tượng lũ lụt hàng năm “ Oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh”. Vì là nước nông nghiệp nên dân ta vô cùng coi trọng những yếu tố về thời tiết. Và muốn sản xuất thì dân ta đã tìm mọi cách để khắc phục tự nhiên, chinh phục tự nhiên. Trong câu chuyện này thể hiện được rõ nét khát vọng chinh phục, khát vọng chiến thắng tự nhiên đó “…Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mỏi mệt, chan schee vẫn không thắng nổi thần Núi, đàn rút quân về”. Như vậy nên có thể nói hình ảnh của Sơn Tinh chính là biểu tượng cho sức mạnh và khát vọng của nhân dân trong chinh phục tự nhiên.
viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện vua tàu thủy bạch thái bưởi
Giờ đọc lại cái tên Bạch Thái Bưởi lại thấy hay:)))
ai giải bài cho em 32 phút nữa em nộp bài rồi
28 phút nữa em nộp bài rồi ai giải bài hộ em với
Tưởng tượng mình là người kể chuyện trong bài thơ , hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) miêu tả lại chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm , đồng thời thể hiện cảm nghĩ của em về nhân vật
Giúp nhanh với
Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi.Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn .Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc. Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật . Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Bạn tham khảo nhé
Hè vừa qua tôi được về thăm quê nội, điều làm tôi vô cùng bất ngờ và sung sướng đó là được ngồi cạnh một người lính mà trước đây chính là người lái xe trong đội xe được Phạm Tiến Duật miêu tả trong bài thơ: Tiểu đội xe không kính năm đó.
Người lính của tiểu đội xe không kính năm đó bây giò đã già, mái tóc đã điểm bạc, ông bùi ngủi kể cho tôi nghe những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến, về những kỉ niệm của tiểu đội xe không kính huyền thoại.
Thời điểm đó cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch luôn được bảo vệ chặt chẽ, bom đạn của kẻ thù cũng tập trung bắn phá ở những nơi đây. Ngày đó chú làm nhiệm vụ lái xe vận chuyển lương thực vũ khí cho tiền tuyến và đi qua con đường Trường Sơn lịch sử.
Với sự đáng phá dữ dội của giắc Mĩ, những chiếc xe ấy đã bị tàn phá, mất kính, mất đèn, thậm chí mất cả mui xe. Bom đạn ác liệt, ngồi trên chiếc xe không được bảo vệ nhưng lúc đó trong người những chiến sĩ chúng tôi chỉ có ý chí chiến đấu, nên vẫn ung dung, thản nhiên. Không có vật chắn, các chú càng dễ dàng nhìn mọi vật xung quanh mình, nhìn trời, nhìn sao, và thấy yêu quê hương hơn, có tinh thần chiến đấu hơn.
Lái xe không có kính nên bụi bám đầy người, mỗi khi dừng lại, đồng đội nhìn nhau thấy người nào cũng trắng xóa thì cứ cười ha ha với nhau. Đến giờ đi, các chú lại ngồi lên những chiếc xe đó. Bom đạn ngày đêm vẫn dội trên đầu, ngay sát chân, sống chết rất mong manh nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn luôn lạc quan, yêu đời, coi cái chết nhẹ nhàng, không có gì đáng sợ cả
Người chiến sĩ ấy đã kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó chú luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của mình. Có những người chỉ gặp một lần rỗi mãi mãi ra đi. Họ bắt tay nhau qua ô cửa kính để sưởi ấm tình đồng đội. Nhiều khi họ dùng bữa cơm cùng nhau bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát,đôi đũa dùng chung,quây quần bên. Người chiến sĩ lặng người đi khi nhắc đến những kỉ niệm nghĩa tình ấy. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa,kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua. Không chỉ kể những chuyện về tiểu đội xe của mình, người chiến sĩ còn cho tôi thấy được sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong. Nhiệm vụ của các cô là luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt.
Tôi hỏi người chiến sĩ rằng, các chú đi trên những chiếc xe trong hoàn cảnh như vậy mà các chú cứ đi phăng phăng được sao? Người chiến sĩ ấy đã nói một câu làm tôi thật sự xúc động. Các chú chạy phăng phăng để dành lại độc lập, chạy về miền Nam ruột thịt đang cần các chú ở phía trước. Tôi thấy những người lính lái xe khi ấy thật dũng cảm, học đã sống và chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Chính ý chí và tinh thần của họ đã góp phần tạo nên thắng lợi vẻ vang cho dân tộc.
Đã đến lúc người chiến sĩ ấy phải xuống xe, tôi chia tay chú trong niềm nuối tiếc và xúc động. Tôi rất khâm phục những người lính lái xe khi ấy, tôi sẽ tỏ lòng biết ơn họ bằng cách học tập thật tốt, để góp phần xây dựng và bảo vệ nước nhà ngày càng giàu mạnh.
Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân và quốc phòng toàn dân, ngày 22 tháng 12, để chúng tôi hiểu thêm về lịch sử chiến đấu cùa dân tộc, nhà trường đã mời đoàn cựu chiến binh về thăm và trò chuyện. Trong đoàn đại biểu đó, tôi bắt gặp một người lính trên ngực gắn nhiều huân chương và trong buổi lễ chú đã giới thiệu mình là người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Cuối buổi, tôi đả lân la đến gặp và có cuộc nói chuyện thú vị với chú.
Các bạn có lẽ không thể hình dung được, người chiến sĩ lái xe trẻ trung, sôi nổi năm xưa giờ đĩnh đạc, oai nghiêm trong bộ quân phục mới. Chú có giọng nói khoẻ, ấm áp và tiếng cười âm vang. Cùng tháng năm, khuôn mặt tuy đã già dặn nhưng vẫn có vẻ hóm hỉnh, yêu đời của người lính. Qua trò chuyện, có thể thấy chú là người rất vui tính, nhiệt tình, đặc biệt là khi chú kể cho tôi về cuộc đời người lính trên tuyến đường Trường Sơn năm ấy. Chú kể với tôi, năm 1969 là năm chú thường cùng các anh em trong tiểu đội lái xe qua đây, cũng là năm mà Mĩ đánh phá rất ác liệt trên tuyến đường này. Bởi đường Trường Sơn, tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử là tuyến đường quan trọng nhất, là đầu mối giao thông, liên lạc hai miền Bắc - Nam
Chúng quyết phá cho bằng được. Chúng thả hàng ngàn tấn bom, cày xới những khung đường, đốt cháy những khu rừng. Hàng nghìn cây đã đổ, muông thú mất chỗ ở. Đã có nhiều người ngã xuống để bảo vệ con đường. Tuy Mĩ đánh phá ác liệt thật, nhưng những đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau trên con đường, đem theo bao lương thực, vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam. Kể một lúc, chú lại mỉm cười và nói với tôi:
- Cháu thấy đấy, cuộc chiến đấu của các chú trải qua biết bao gian khổ, khó khăn. Những năm tháng ác liệt đó đã khắc hoạ cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc ta oanh liệt hào hùng. Trên tuyến đường Trường Sơn giặc Mĩ đánh phá vô cùng ác liệt; bom Mĩ cày xới đất đai, phá hỏng những con đường, đốt cháy những cánh rừng, phá huỷ biết bao nhiêu những rừng cây là lá chắn của ta. Nhưng không vì "bom rơi đạn lạc" như vậy mà các chú lùi ý chí, các đoàn xe vân tải ngày đêm nối đuôi nhau ra tiền tuyến, các chú còn phải đi trong bóng đêm theo sự hướng dẫn của các cô thanh niên xung phong để tiến về phía trước trong màn đêm sâu thẳm của rừng hoang. Có hôm trời tối Mĩ phát hiện ra, ta chuyên chở qua rừng, bọn chúng đã thả bom để không cho ta qua, phá vỡ chiếc cầu nối Bắc - Nam. Nhưng đặc biệt hơn cả là đoàn xe vận tải không có kính vì bị "bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Bom đạn trải xuống hàng loạt khiến nào là kính, nào là đèn vỡ, mui xe bẹp, nào là thùng xe xước... Không có đèn vượt qua dãy Trường Sơn đầy nguy hiểm như thế mà các chú vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh Mĩ, chạy dọc Trường Sơn. Chẳng khác nào "châu chấu đá xe", Mĩ với bao nhiêu thiết bị tối tân đế đánh ta nhưng chúng ta đã vượt qua những gian khổ để đánh chúng. Chú còn nhớ trên các cabin những chiếc xe như thế, bọn chú không cỏ vật gì để che chắn cả, gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi. Gió bụi của Trường Sơn làm mắt cay xè, tóc bạc trắng như người già còn mặt thì lấm lem như thằng hề vậy, thế mà không ai cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc hút ngang nhiên, ai nấy nhìn nhau rồi cười giòn giã vang khắp dãy Trường Sơn.
Với những ngày nắng là như vậy nhưng đến lúc mưa thì các chú còn khổ hơn nhiều, Trường Sơn mỗi lúc mưa là mưa như trút nước cộng thêm vào đó là những giọt sương muối ở rừng hòa vào dòng nước mưa phả vào da thịt cùa các chú tê rát cả da mặt, áo thì ướt hết. Lắm lúc lạnh quá các chú phải tì sát vào nhau mà nghĩ thầm: "Vì bảo vệ Tổ quốc phải vượt qua dược thiên nhiên thì mới là những người lính của bộ đội Cụ Hồ". Vì những lời nhủ thầm đó mà chú và các đồng đội mới trải qua được sự khắc nghiệt được thiên nhiên, thiên nhiên trong thời kỳ đó lắm lúc cũng là kẻ địch của mình đấy cháu ạ. Thế nhưng các chú vẫn cầm vô lăng lái một cách hăng hái hàng trăm cây số nữa có đâu cần thay người lái, gió lùa rồi quần áo lại khô thôi.
Cháu biết không: Người lính Trường Sơn năm xưa giản dị, đơn sơ lắm. Để trải qua những ngày tháng ấy các chú phải vượt qua biết bao nhiêu gian lao vất vả mà đặc biệt là phải biết vượt qua chính mình, có ý chí chiến đấu cao. Vượt qua những khó khăn như thế con người mới hiểu được sức chịu đựng của mình thật kỳ diệu. Xe không kính cũng là một thú vị vì ta có thể nhìn cả bầu trời, không gian rộng lớn khoáng đạt như ùa vào buồng lái, những ngôi sao đều nhìn thấy và những cánh chim chạy thẳng vào tim. Tâm hồn người chiến sĩ vui phơi phới, thật đúng là:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước ,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
Trên con đường Trường Sơn, mỗi khi các chú gặp nhau thì thông qua cửa kính bắt tay. Đó là sự động viên, truyền thêm sức mạnh cho nhau để vượt qua khó khản. Mỗi khi giữa rừng, bên bếp Hoàng cầm sưởi ấm bao trái tim người chiến sĩ, các chú nghĩ từng chung bát chung đũa tức là một gia đình, là người trong một nhà rồi đấy cháu ạ. Một cử chỉ nhỏ của người chiến sĩ cũng làm cho họ gắn bó thêm, xiết chặt tình đồng đội.
Được nghe chú kể những vất vả ấy tôi thật khâm phục hơn tình đồng chí đồng đội, lòng dũng cảm hiên ngang của người chiến sĩ. Tôi thầm mơ ước trên thế giới không còn chiến tranh để cuộc sống mãi thanh bình.
Em hãy tưởng tượng viết một đoạn kết mới cho câu chuyện cây bút thần
Giúp với gấp gấp
Đừng chép mạng nhé
mink chỉ gợi ý thôi
cái kết 1: Mã Lương cất chiếc bút đi vào 1 ngày trong giấc ngủ ông tiên ngày nào hiện lên và nói Mã Lương đưa lại câyy bút thần cho mik
cái kết 2:mọi người ca tụng Mã Lương và muốn Mã Lương lên ngôi vua sau đó thì Mã Lương đồng ý
cái kết 3:Mã Lương ném chiếc bút đi và Mã Lương trở về quê vs những người bạn ấu thơ và cuộc sống cũ
còn rất nhiều cái kết khác nếu bạn cần mik sẽ làm chi tiết hơn vì bài này mik làm rồi
Vì k có time nên mk đưa ra pài tham khảo nha ^^
Hẳn các bạn học sinh như tôi đều đã biết câu chuyện về Mã Lương và cây bút thần: Mã Lương là một em bé giàu lòng thương người và rất có ý chí. Mồ côi bố mẹ từ sớm, em phải tự mình kiếm sống. Tuy nghèo khó nhưng em sẵn sang giúp đỡ mọi người xung quanh. Em được thần ban cho một cây bút, vẽ gì thì lập tức thứ đó biến thành thật. Em dùng bút đó vẽ cho dân làng nhà cửa, bát đĩa, thóc gạo… Nhờ đó, mọi người được sống no ấm, vui vẻ và hạnh phúc. Nhưng vua chúa không muốn vậy. Chúng hãm hại Mã Lương để đoạt cây bút thần. Mã Lương đã dùng chính cây bút đó diệt trừ bọn gian ác. Sau đó, Mã Lương đi đâu, làm gì, không ai rõ.
Mọi người đưa ra các giả thiết khác nhau. Giả thiết nào cũng có lí, và chính vì vậy, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chính xác Mã Lương đi đâu, làm gì?
Gần đây, nhân chuyến du lịch cùng bố mẹ sang Trung Quốc, tôi tìm được một tài liệu nói về đoạn kết cuộc đời của Mã Lương. Tôi kể lại cho các bạn nghe nhé:
Sau khi giết chết tên vua tham lam, độc ác, Mã Lương về quê. Làng quê giờ đã khá hơn xưa. Mọi người hân hoan đón chào em. Một ông già rẽ đám đông đến bên Mã Lương:
– Cháu ơi! Cháu hãy vẽ cho già một con bò và một cái giếng để già đỡ vất vả.
Mã Lương đến nhà ông cụ, chỉ qua vài nét vẽ, một con bò béo múp míp, lông vàng mượt và một cái giếng nước trong leo lẻo hiện ra. Mọi người nhảy quanh con bò reo hò. Nó sợ quá, chạy lung tung chẳng may đâm sầm vào Mã Lương, hất cây bút em đang cầm trong tay ra xa. Mọi người vội vã tìm kiếm. Tìm mãi, tìm mãi, ngày này qua ngày khác mà vẫn không thấy. Tất cả những thứ Mã Lương vẽ trước đây đều biến mất. Làng quê lại xác xơ, tiêu điều như xưa. Nhiều người bỏ quê đi nơi khác sinh sống. Mã Lương lên kinh đô. Ở nơi phồn hoa đó, Mã Lương đã không giữ được ý chí thời thơ bé của mình, em trở nên chán nản, biếng lười,… Ít lâu sau, em ốm rồi mất. Dân làng vẫn nhớ ơn em, lập đền thờ. Trong đền có tượng Mã Lương cầm cây bút thần, đang vẽ.
Tôi không biết giả thiết này có đúng không. Nếu bạn nào tìm được những tài liệu khác về đoạn cuối đời của Mã Lương thì cho tôi biết nhé.
đoạn kết mà,phải thế này
sau khi Mã lương giết chết tên địa chủ,em đã vào ở ẩn trong hang núi.Và sau đó câu chuyện của em được truyền tụng khắp nơi.Nhưng ko ai biết chỗ ở của em.....
đến chỗ này hết cảm xúc rùi
Đề bài: Hãy tưởng tượng và kể về 2 anh em Thành và Thủy sau nhiều năm gặp lại
Mình cần gợi ý mở bài cho bài văn này, cần chú ý:
+ Kể theo ngôi thứ nhất
+ Kể bằng lời của một trong 2 nhân vật Thành và Thủy
rham khảo
Nguồn mạng
Thành đứng dậy khỏi quán, vừa một bước xuống đường thì từ đâu, cái xe lao tới quệt cho một cái khiến anh ngã dúi dụi xuống. Anh không sao nhưng cái ba lô con cóc bạc màu xanh vừa đỡ cho an rách tan, văng ra tận lề đường cỏ mọc um kia. Chị chủ quán bật dậy phần vì chuyện xảy ra quá bất ngờ, phần vì nạn nhân đang bò lồm cồn về cái ba lô rách, lôi từ đó ra hai con búp bê vải cũng đã bạc màu. Chị đỡ Thành dậy, xách cái ba lô lên và ngạc nhiên nhìn hai con búp bê thốt:
- con búp bê, anh có con búp bê này ở đâu vậy?
- của Thuỷ. em gái tôi!
Thành đau đớn trả lời vì đau sau cái cú ngã và như bình thường khi ai đó nhắc lại kỉ niệm buồn đó. Vẻ mặt chị chủ quán dãn ra, rồi vui sướng nói:
- Anh Thành, phải anh không? Em Thuỷ đây! Anh còn nhớ em không?
- Vâng, tôi...- rồi như sực nhớ ra- Chị.. À không, Thuỷ, là em thật sao, em có khoẻ không, sao lại ra đây bán hàng, mẹ đậu rồi?
Thuỷ buồn bã ngước lên nhìn bầu trời chiều với sắc mây nhuộm đỏ mặt trời
- Mẹ ốm, mất lâu rồi anh ạ!
Thành cúi đầu, cái tin ấy không làm anh khóc, nhưng lòng anh chĩu nạng nỗi đau. Anh để Thuỷ dìu vào quán ngồi. Thuỷ rót nước mời anh. Thành đón chén nước, cúi nhìn màu nước trong suốt. Anh nhớ chuyện xưa, trong buổi chia tay ấy, anh nhìn Thuỷ khóc sưng húp hai con mắt, trèo lên xe đi; rồi cả chuyện hai anh em chia đồ chơi, Thuỷ cũng khóc. Đời anh toàn những chuyện buồn, không lúc nào vui vẻ cả. Anh quay lại nhìn Thuỷ, bắt đầu cuộc trò chuyện
- Em làm ăn thế nào rồi,...
Thành trò chuyện với em tới lúc trăng lên tới đỉnh ngọn tre. Anh ngồi ăn với em rồi ngủ luôn trong cái nơi nửa quán nửa nhà đó. Sau khi chia tay, anh nén nỗi đau, cố học hành để thi đố đại học cho vui lòng cha. Rồi anh về tìm gặp Thuỷ nhưng người ta bào Thuỷ theo mẹ đi nơi khác rồi. Lúc đó anh còn tự trách mình. Rồi anh lại về, vào được nghề báo rồi hôm nay về đây viết bài thì gặp Thuỷ. Mãi rồi Thành cũng ngủ được. Anh mơ anh và Thuỷ, cả bố và mẹ nữa, cùng sống hạnh phúc trong lâu đài cổ tích
Sáng hôm sau, Thành dậy khá sớm, để trò chuyện với Thuỷ và khuyên em cùng về với mình để chăm sóc bố. Thuỷ nhận lời, hai ngày nữa, sắp xếp công chuyện xong sẽ về, còn hôm nay, Thành phải lên xe đi trước, lần chia tay này không còn nước mắt
Study well
tham khảo nha bạn
Bài làm
Hè về, tôi tự thưởng cho mình một chuyến du lịch đến vùng quê thanh bình và yên tĩnh này. Cả kỳ nghỉ chỉ có trời xanh gió mát lạnh và tiếng nô đùa của bọn tụi nhỏ trong làng. Trên đường tới đây, tôi đã liên tưởng đến một thời gian nghỉ ngơi thoải mái. Con người nơi đây tuy không biết tôi là ai nhưng vẫn niềm nở chào đón tôi. Tuy nhiên, tới ngày chuẩn bị xa nơi này, tôi lại bị níu kéo bởi một người – một người đã xa tôi suốt năm năm qua.
Buổi sáng mùa hè trong lành và mát mẻ, tôi đi bộ quanh làng và tiện thể tạt vào khu chợ, chợ quê tuy không đủ mặt hàng như siêu thị trên thành phố nhưng rất đông vui và nhộn nhịp, giữa biển người đang mua bán, tôi dặc biệt chú ý đến một cô bé có mái tóc đen và dài bán rau quả ở góc chợ. Tò mò, tôi lân la đến gần, cô bé này cũng chạc tuổi tôi nhưng gầy hơn, gương mặt trái xoan trông rất ưa nhìn. Khi chỉ cách cô ấy vài bước chân, tôi bỗng sững người lại, cô bé này rất giống cô bạn chơi chuyền, chơi chắt với tôi những năm xưa. Thủy! đúng là Thủy thật rồi! nụ cười kia và cách ăn nói đúng là Thủy, tôi không tin vào mắt mình nữa, tới khi Thủy quay mặt về phía tôi, hai chúng tôi mới chính thức nhận ra nhau.
Thủy dẫn tôi về nhà bà ngoại của bạn ấy, một ngôi nhà cấp bốn ọp ẹp và đã khá cũ, khác hẳn với căn nhà cao tầng mà cậu ấy sống vào những năm trước. Tôi còn nhớ năm năm trước tôi còn khóc hết nước mắt vì biết Thủy phải về quê ngoại sống cùng với mẹ. Tôi chưa bao giờ dám mơ có một ngày chúng tôi lại gặp nhau như thế này. Thủy vẫn ngoan và hiền như xưa, bạn ấy kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện. Tôi biết Thủy đã phải đau đớn, chịu đựng rất nhiều khi xa anh trai của mình, Thành cũng thế, cả hai anh em cậu ấy đều mất một thời gian dài để tập cách tự lập một mình, nhắc về quá khứ, mắt Thủy nhìn đăm đăm vào một khoảng không vô định, ngân ngấn nước. Những năm tháng qua không có lúc nào Thủy không nhớ tới anh trai, tới bố, tới những kỉ niệm ấu thơ cùng bạn bè. Tôi thương bạn lắm, trong khi những đứa trẻ khác được sống trong vòng tay ấm áp yêu thương của bố mẹ thì Thủy lại có một tuổi thơ ngập tràn nước mắt vì phải chịu sự chia cắt đau tới xé lòng, thế mà Thủy vẫn có nghị lực để vươn lên, để vừa học vừa kiếm tiền phụ giúp gia đình. Thủy kể, khi mới về đây Thủy phải đi bộ năm cây số tới trường đến chảy máu chân. Cuộc sống chật vật, lam lũ khiến đôi bàn tay của Thủy chai sạm và đầy những vết xước. Tôi chợt nghĩ tới Thành. Liệu cậu ấy sẽ cảm thây như thế nào khi thấy đứa em gái mình yêu thương hết mực phải lao động vất vả để kiếm sống, Giá như bố mẹ cậu ấy không chia tay thì năm xưa hai đứa trẻ vô tội ấy đâu phải rời xa nhau? Thủy sẽ không phải khổ cực như thế này, Nghe câu chuyện của bạn cũ, sao tôi bỗng thấy hối hận khi quên lãng đi hạnh phúc mình đang được hưởng, thấy mình thật vô dụng khi không có được sự dũng cảm vượt lên khó khăn như Thủy, tôi càng cảm thấy phục cô bạn hơn.
Thủy giục tôi kể về Thành, về các bạn, về cuộc sống trên thành phố, về cô giáo… Ánh mắt cậu ấy háo hức, chăm chăm vào tôi chờ đợi. Cô giáo Tâm vẫn đẹp và trẻ như trước, vẫn ngày ngày đến lớp với lũ học trò, thi thoảng rảnh rỗi tôi vẫn đến thăm cô, cô rất lo cho Thủy, vẫn ngày ngày nhớ tới em bé bất hạnh phải nghỉ học kiếm sống, cô vẫn thường nhắc nhở chúng tôi nếu có gặp Thủy thì nhớ báo cho chúng tôi biết. Những năm qua lớp chúng tôi vẫn đoàn kết và gắn bó với nhau như cũ, có nhiều kỉ niệm đẹp và cũng có lúc buồn. Thủy khóc, những giọt nước mắt nhớ thầy cô, nhớ bạn và cũng vì tủi thân. Tội nghiệp Thủy, vì lỗi của người lớn mà bạn phải từ bỏ tuổi thơ, từ bỏ một tương lai sáng lạng. Thành nay đã học đại học, đã là một cậu sinh viên chững chạc và hiểu chuyện. Bây giờ mỗi khi tới nhà cậu ấy chơi, tôi vẫn thấy hai con búp bê cũ ngồi khoác tay nhau và mỉm cười hạnh phúc. Nghe đến đây Thủy bật khóc nức nở, tôi hiểu được phần nào nỗi mất mát của người bạn nhỏ, tôi biết nỗi nhớ da diết của Thủy với Thành, biết sư lo lắng tận tình của cô đối với anh trai yêu quý. Thủy cố kìm nén từng tiếng nấc trong vô vọng. Lòng tôi quặn lại tôi không biết cuộc sống thiếu bờ vai vững chắc của người cha sẽ biến tôi thành con người như thế nào? Vội vã lau đi những giọt nước mắt, Thủy gượng cười, giục tôi kể tiếp. Sau khi Thủy đi, anh Thành không quan tâm gì tới chuyện bài vở nữa, trong một thời gian dài, cuộc sống của Thành gắn liền với thế giới ảo, những buổi bên màn hình máy tính thâu đêm. Nhưng chẳng hiểu sao, Thành lại có niềm tin và dũng cảm thi vào đại học, Thủy mỉm cười hạnh phúc, tôi cũng đã từng nhìn thấy nụ cười mãn nguyện này trên gương mặt Thành, khi anh ấy ngắm hai con búp bê.
Hai anh em Thành và Thủy, hai đứa trẻ bất hạnh vô tình bị cuốn vào vòng xoáy của người lớn đã phải chịu biết bao khổ cực, tuy phải chia xa, phải chịu hoàn cảnh chia tay đau xé lòng nhưng tình cảm của anh em họ vẫn mãi bền chặt, tôi cũng khóc theo Thủy. Cố gắng an ủi bạn cố gắng vượt qua khó khăn, phải vững tin hướng về phía trước. Mong rằng may mắn sẽ mãi mỉm cười với cô bạn nhỏ của tôi. Mong hai anh em sẽ sớm gặp lại nhau, mong sao cả Thành và Thủy đều có một tương lai tốt đẹp đang chờ họ phía trước, Mong rằng trên thế giới sẽ không có những đứa trẻ phải chịu sự khổ đau của nỗi chia ly, mất mát. Trước khi về, tôi ngỏ lời muốn đưa Thủy lên thành phố, nhưng bạn từ chối vì phải phụ giúp gia đình kiếm sống, Thủy còn nhờ tôi gửi cho Thành chút quà quê, khóe mắt bạn lại long lanh những giọt nước mắt, lưu luyến mãi, tôi mới ra về được, Thủy còn dặn tôi nhiều điều gửi tới thầy cô, bạn bè. Thủy nắm chặt tay tôi như bắt tôi phải hứa, phải nhớ những lời nhắn nhủ ấy.
Chiếc xe khách đưa tôi về thành phố, về với cuộc sống bận rộn hàng ngày .Chuyến đi này khiến lòng tôi có thêm một khoảng lặng, tôi đã nhận được nhiều bài học quý giá sau chuyến đi này. Năm sau, tôi chắc chắn sẽ quay lại đây, nhưng không phải một mình nữa mà là với người mà Thủy luôn chờ đợi: Thành.
Nhưng mà đâu có thấy mở bài hay nội dung nào trước đó để liên kết đến sự việc Thành ngồi ở quán đâu :(
Em hãy tưởng tượng và thay kết thúc cho câu chuyện cổ tích ông lão đánh cá và con cá vàng.
Mạng cũng dc nhưng tự nghĩ thì càng tốt nha
Tham khảo nha:
Lần thứ năm ông lão ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ cũng là lần biển cả nổi cơn dông tố kinh khủng nhất như để phản đối sự đòi hỏi quá mức của mụ vợ. Cá vàng thương ông lão - vị ân nhân tốt bụng của mình mà đã đáp ứng nhiều yêu cầu của mụ.
Lòng tham của mụ vợ ngày càng đi quá xa. Từ một nông dân quèn ngồi bên cái máng lợn cũ sứt mẻ thành một bà nhất phẩm phu nhân rồi nữ hoàng với cung điện nguy nga, lộng lẫy và người hầu kẻ hạ tấp nập. Sự tham lam đã làm mụ mờ mắt mà vô ơn quên đi, đối xử tệ bạc với người chồng tội nghiệp. Tưởng rằng đã thoả mãn nhu cầu của mụ vợ thì không ngờ một lần nữa ộng lão lại lóc cóc đi ra biển. Lần này không binh thường như những lần trước, mụ muốn làm Long Vương ngự trên biển và bắt cá vàng hầu hạ theo ý muốn. Có lẽ được hưởng quá nhiều sự sung sướng của cuộc sống trần gian mà mụ ta muốn được đến một không gian mới. Nhưng mụ đã không biết rằng, cá vàng rất tức giận và sẽ không bao giờ đáp ứng yêu cầu của mụ nữa.
Ông lão vẫn kiên nhẫn đứng trên bờ biển chờ đợi câu trả lời của cá vàng. Mặc dù biết lần này mụ vợ của lão đã quá đáng nhưng ông cũng mong cá vàng sẽ giúp như những lần trước để ông không phải khổ sở vì mụ ta. Một lúc lâu sau, cá vàng xuất hiện. Nhìn ông lão với ánh mắt thông cảm, cá vàng lên tiếng: “Ông lão ơi. Tôi rất biết ơn vì ông đã cứu mạng tôi. Nếu không có ông thì tôi cũng không thể vẫy vùng trên biển cả được nữa. Vậy nên tôi rất muốn trả ơn ông, trả ơn thật hậu để đáp đền lòng tốt của ông. Những lần trước tôi đều giúp ông làm cho mụ vợ thỏa nguyện. Nhưng lần này thì không được đâu ông lão ạ. Tôi không thể để mụ vợ ông ngang ngược làm Long Vương, lại càng không thể phục tùng mụ ta. Như thế, danh dự của một cá vàng thần kì của biển cả này sẽ bị xúc phạm. Dù không làm được điều ông mong muốn nhưng tôi có cách này giúp ông không bị mụ vợ la mắng...”. Ông lão khuôn mặt rạng ngời xin cá vàng giúp, ông lão thấy mình cũng không chịu được sự quái ác của mụ ta nữa.
Theo lời cá vàng chỉ dẫn, ông lão đi về nhà. Mụ vợ lúc này đang là nữ hoàng quyền uy nên lớn tiếng quát tháo tất cả mọi người. Thấy ông lão về mà mình vẫn chưa biến thành Long Vương mụ ta lại nổi cơn thịnh nộ, bắt ông đến gần doạ nạt. Ông lão binh tĩnh nhắn lại lời của cá vàng: Mụ đừng đòi hỏi gì thêm nữa, hãy yên vị là một nữ hoàng sang trọng đi. Ngay tức khắc, ông lão bị lôi ra đánh và rồi lại lủi thủi đi ra biển. Cá vàng hiện lên “Ông lão ơi, ông đừng buồn nhé. Nếu mụ ta không biết trân trọng ông, không biết trân trọng những gì đang có thì mụ ta sẽ mất tất cả. Ông cứ yên tâm quay về đi”. Ông lão nghe lời cá vàng ra về. Và ngạc nhiên, mụ vợ ông không còn là nữ hoàng kiêu sa nữa mà giờ đây trở về là bà nhất phẩm phu nhân rồi. Nhưng ông lão cũng không được yên. Mụ ta giày vò ông, nói cá vàng vô ơn, không đáp ứng được mong muốn của ân nhân mình. Mụ vợ nói nhiều quả khiến ông không chịu được đành phải đi ra biển. Cá vàng lại xuất hiện, khuyên ông lão yên tâm ra về. Và lần này mụ vợ ông không còn ngôi vị gì nữa mà trở về với ngôi nhà nhỏ bên bờ biển. Mụ ta bắt đầu thấy lo lắng. Mỗi lúc mụ ta lại mất đi một thứ vô cùng quí giá, mất hết quyền uy. tiền bạc, mất hết cung điện nguy nga, người hầu kẻ hạ, giờ chỉ còn duy nhất một căn nhà. Mụ ta đang thấy sự trừng phạt của cá vàng. Mụ ta lo sợ rằng nếu còn đòi hỏi nữa chắc sẽ phải quay về với căn lều nát và cái máng lợn sứt mẻ. Mụ ta vô cùng hoang mang, mụ không muốn mình nghèo khổ như xưa, đến một tấm lưới lành lặn cũng không có. Sống trong thiếu thốn, cực nhọc gần hết cuộc đời rồi mụ vẫn chưa một lần được sung sướng. Mụ mong muốn một lần trong đời được hưởng thụ tất cả. Thế nên nhân cơ hội cá vàng trả ơn mụ thực hiện điều ước đó. Mụ không ngờ cá vàng lại hào phóng đến thế nên mỗi ngày đòi hỏi cao thêm. Cuối cùng, mụ nhận ra mình đi quá xa rồi và muốn xin cá vàng một căn nhà rộng, đẹp. Như thức tỉnh sau cơn mê dài, mụ khẩn khoản nhờ ông lão dẫn ra biển gặp cá vàng.
Cá vàng xuất hiện. Không chờ mụ nói gì, cả vàng hô biến và trong chốc lát, mụ ta không chỉ còn cái máng lợn mới, tấm lưới đánh cá lành lặn mà còn cả ngôi nhà rộng đẹp, chắc chắn. Mụ ta ngạc nhiên và sung sướng lắm, tha thiết cảm ơn cá vàng. Cá vảng quẫy đuôi rồi lặn mất xuống đáy biển sâu.
Ông lão cùng vợ trở về nhà, trong lòng biết ơn cá vàng tốt bụng. Mụ vợ đã nhận ra lỗi cùa mình và xin ông lão tha thứ. Từ đó, dựa vào những gì cá vàng giúp đỡ hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, sống vui vẻ hoà thuận. Vợ ông lão cũng không còn mơ tưởng đến những gì quá xa xôi nữa.
Lần thứ năm ông lão ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ cũng là lần biển cả nổi cơn dông tố kinh khủng nhất như để phản đối sự đòi hỏi quá mức của mụ vợ. Cá vàng thương ông lão - vị ân nhân tốt bụng của mình mà đã đáp ứng nhiều yêu cầu của mụ.
Lòng tham của mụ vợ ngày càng đi quá xa. Từ một nông dân quèn ngồi bên cái máng lợn cũ sứt mẻ thành một bà nhất phẩm phu nhân rồi nữ hoàng với cung điện nguy nga, lộng lẫy và người hầu kẻ hạ tấp nập. Sự tham lam đã làm mụ mờ mắt mà vô ơn quên đi, đối xử tệ bạc với người chồng tội nghiệp. Tưởng rằng đã thoả mãn nhu cầu của mụ vợ thì không ngờ một lần nữa ộng lão lại lóc cóc đi ra biển. Lần này không binh thường như những lần trước, mụ muốn làm Long Vương ngự trên biển và bắt cá vàng hầu hạ theo ý muốn. Có lẽ được hưởng quá nhiều sự sung sướng của cuộc sống trần gian mà mụ ta muốn được đến một không gian mới. Nhưng mụ đã không biết rằng, cá vàng rất tức giận và sẽ không bao giờ đáp ứng yêu cầu của mụ nữa.
Ông lão vẫn kiên nhẫn đứng trên bờ biển chờ đợi câu trả lời của cá vàng. Mặc dù biết lần này mụ vợ của lão đã quá đáng nhưng ông cũng mong cá vàng sẽ giúp như những lần trước để ông không phải khổ sở vì mụ ta. Một lúc lâu sau, cá vàng xuất hiện. Nhìn ông lão với ánh mắt thông cảm, cá vàng lên tiếng: “Ông lão ơi. Tôi rất biết ơn vì ông đã cứu mạng tôi. Nếu không có ông thì tôi cũng không thể vẫy vùng trên biển cả được nữa. Vậy nên tôi rất muốn trả ơn ông, trả ơn thật hậu để đáp đền lòng tốt của ông. Những lần trước tôi đều giúp ông làm cho mụ vợ thỏa nguyện. Nhưng lần này thì không được đâu ông lão ạ. Tôi không thể để mụ vợ ông ngang ngược làm Long Vương, lại càng không thể phục tùng mụ ta. Như thế, danh dự của một cá vàng thần kì của biển cả này sẽ bị xúc phạm. Dù không làm được điều ông mong muốn nhưng tôi có cách này giúp ông không bị mụ vợ la mắng...”. Ông lão khuôn mặt rạng ngời xin cá vàng giúp, ông lão thấy mình cũng không chịu được sự quái ác của mụ ta nữa.
Theo lời cá vàng chỉ dẫn, ông lão đi về nhà. Mụ vợ lúc này đang là nữ hoàng quyền uy nên lớn tiếng quát tháo tất cả mọi người. Thấy ông lão về mà mình vẫn chưa biến thành Long Vương mụ ta lại nổi cơn thịnh nộ, bắt ông đến gần doạ nạt. Ông lão binh tĩnh nhắn lại lời của cá vàng: Mụ đừng đòi hỏi gì thêm nữa, hãy yên vị là một nữ hoàng sang trọng đi. Ngay tức khắc, ông lão bị lôi ra đánh và rồi lại lủi thủi đi ra biển. Cá vàng hiện lên “Ông lão ơi, ông đừng buồn nhé. Nếu mụ ta không biết trân trọng ông, không biết trân trọng những gì đang có thì mụ ta sẽ mất tất cả. Ông cứ yên tâm quay về đi”. Ông lão nghe lời cá vàng ra về. Và ngạc nhiên, mụ vợ ông không còn là nữ hoàng kiêu sa nữa mà giờ đây trở về là bà nhất phẩm phu nhân rồi. Nhưng ông lão cũng không được yên. Mụ ta giày vò ông, nói cá vàng vô ơn, không đáp ứng được mong muốn của ân nhân mình. Mụ vợ nói nhiều quả khiến ông không chịu được đành phải đi ra biển. Cá vàng lại xuất hiện, khuyên ông lão yên tâm ra về. Và lần này mụ vợ ông không còn ngôi vị gì nữa mà trở về với ngôi nhà nhỏ bên bờ biển. Mụ ta bắt đầu thấy lo lắng. Mỗi lúc mụ ta lại mất đi một thứ vô cùng quí giá, mất hết quyền uy. tiền bạc, mất hết cung điện nguy nga, người hầu kẻ hạ, giờ chỉ còn duy nhất một căn nhà. Mụ ta đang thấy sự trừng phạt của cá vàng. Mụ ta lo sợ rằng nếu còn đòi hỏi nữa chắc sẽ phải quay về với căn lều nát và cái máng lợn sứt mẻ. Mụ ta vô cùng hoang mang, mụ không muốn mình nghèo khổ như xưa, đến một tấm lưới lành lặn cũng không có. Sống trong thiếu thốn, cực nhọc gần hết cuộc đời rồi mụ vẫn chưa một lần được sung sướng. Mụ mong muốn một lần trong đời được hưởng thụ tất cả. Thế nên nhân cơ hội cá vàng trả ơn mụ thực hiện điều ước đó. Mụ không ngờ cá vàng lại hào phóng đến thế nên mỗi ngày đòi hỏi cao thêm. Cuối cùng, mụ nhận ra mình đi quá xa rồi và muốn xin cá vàng một căn nhà rộng, đẹp. Như thức tỉnh sau cơn mê dài, mụ khẩn khoản nhờ ông lão dẫn ra biển gặp cá vàng.
Cá vàng xuất hiện. Không chờ mụ nói gì, cả vàng hô biến và trong chốc lát, mụ ta không chỉ còn cái máng lợn mới, tấm lưới đánh cá lành lặn mà còn cả ngôi nhà rộng đẹp, chắc chắn. Mụ ta ngạc nhiên và sung sướng lắm, tha thiết cảm ơn cá vàng. Cá vảng quẫy đuôi rồi lặn mất xuống đáy biển sâu.
Ông lão cùng vợ trở về nhà, trong lòng biết ơn cá vàng tốt bụng. Mụ vợ đã nhận ra lỗi cùa mình và xin ông lão tha thứ. Từ đó, dựa vào những gì cá vàng giúp đỡ hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, sống vui vẻ hoà thuận. Vợ ông lão cũng không còn mơ tưởng đến những gì quá xa xôi nữa.
Bạn xem phần nào bỏ được thì bỏ bớt để ngắn đi nhé,chúc bạn học tốt
Ông lão cùng vợ trở về nhà, trong lòng biết ơn cá vàng tốt bụng. Mụ vợ đã nhận ra lỗi cùa mình và xin ông lão tha thứ. Từ đó, dựa vào những gì cá vàng giúp đỡ hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, sống vui vẻ hoà thuận. Vợ ông lão cũng không còn mơ tưởng đến những gì quá xa xôi nữa.
HOK TỐT
Kể lại chuyện "sơn tinh,thủy tinh" bằng lời kể của em.
Em hãy tìm 3 chi tiết đặc sắc và trình bày ý nghĩa biểu thị của các chi tiết trong chuyện sơn tinh, thủy tinh.
Tưởng tượng mình là người kể chuyện trong bài thơ Lượm ,hãy viết một đoạn văn(khoảng 10 câu) miêu tả lại chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm,đồng thời thể hiện cảm nghĩ của em về nhân vật
Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử.
Thanks for reading!