Những câu hỏi liên quan
Cry Sin's
Xem chi tiết
Đặng Trung Hiếu
6 tháng 12 2017 lúc 11:11

Đề 1 :

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi.    Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con.   Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.   Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi.   Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà   Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà.   Hãy kể về người bà kính yêu của em   Bà là người bà tuyệt vời nhất   Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên.   Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn.   Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/ke-ve-mot-nguoi-than-cua-em-22-1324.html

Bình luận (0)
Le Gia Anh
6 tháng 12 2017 lúc 11:12
Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi. Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: Trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con. Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: “Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi” luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: “Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui”. Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém “Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào”. Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi. Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà. Hãy kể về người bà kính yêu của em Bà là người bà tuyệt vời nhất Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên. Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn. Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất. Bài tham khảo 2 KỂ VỀ ÔNG Mỗi lần về thăm ông, lòng tôi lại dâng trào một tình cảm yêu thương đặc biệt mà tôi chưa bao giờ khám phá được. Ông đã ngoài bảy mươi nhưng nhìn ông vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Vóc dáng ông bây giờ khác hẳn với hồi ông còn là một chiến sỹ trẻ. Chắc hẳn đồng đội của ông ngày ấy khó mà tin được ông chính là anh Thu, một thanh niên xung phong được xếp vào hạng dẻo dai nhất toàn tiểu đội. Giờ đây, mái tóc xanh của ông đã bị thời gian chiếm đoạt, thay thế vào đó là một màu trắng như những đám mây hiền hoà. Những tháng ngày phục vụ quê hương, gia đình đã để lại cho ông một làn da ngăm ngăm đen. Không chỉ có vậy, tuổi già đã đổi làn da mềm mại của ông với những nếp nhăn và vết đồi mồi trên bàn tay chai sạm ấy. Gương mặt hiền từ như một ông bụt trong truyện thần tiên thì có lẽ chẳng kẻ nào có thể lấy được của ông tôi cả. Đôi mắt ông luôn ánh lên một tia sáng ấm áp, dịu ngọt, sưởi ấm biết bao tim lầm lỗi. Ông với nụ cười tinh khiết như những đoá hoa thơm mát, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi vượt qua khó khăn. Từng bước đi thật dứt khoát, nhanh nhẹn giống hệt đức tính của ông, một anh thanh niên đầy nhiệt huyết. Ông có một vẻ giản dị, đầy phong cách của một người lao động chân chính, với bộ quần áo nâu và đôi dép cao su. Đặc biệt thời còn trẻ, ông có năng khiếu hát nên cũng trở thành một gương mặt quen thuộc của đoàn diễn. Bà tôi lúc đó là một cô du kích xinh đẹp, đã có những cảm xúc đầu tiên khi nhìn thấy ông. Với giọng hát vàng của ông và một khuôn mặt khá bảnh trai, mà ông tôi đã trở thành một thanh niên tốt số. Dù đã sống hơn nửa đời người, nhưng ông vẫn chăm chỉ lắm. Nhất là về việc chăm sóc cây thì ông quả là một thiên tài. Chẳng thế, mà khu vườn xinh xắn của ông lúc nào cũng tươi tốt do bàn tay khéo kéo ấy chăm bón. Ông sống có trước có sau nên ai có tính kênh kiệu, ỷ lại là ông ghét lắm. Biết điều đó, tôi luôn tránh xa những tính nết xấu để ông vui lòng. Ông luôn quan tâm đến việc học hành của con cháu, thể nào mỗi lần tôi khoe điểm mười tươi roi rói là ông lại tặng tôi một cái hôn đầy tình cảm yêu quý. Bài tham khảo 3 KỂ VỀ MẸ Trong đời ai cũng có một người mẹ luôn yêu thương, chăm sóc mình. Dù chúng ta có làm lũng, nghịch phá đi chăng nữa mẹ vẫn tha thứ và căn dặn nhắc nhở. Tôi cũng có một người mẹ như vậy. Mẹ tôi là một người phụ nữ đẹp, nhưng vẻ đẹp của mẹ ít ai nhìn thấy được. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ vẻ đẹp của người mẹ hiền từ. Làn da mẹ không còn hồng hào nữa mà hơi nhợt nhạt đi vì thời gian. Mẹ có mái tóc xõa ngang vai, màu nâu đen và hơi xoăn. Những cuộn tóc nhỏ cài bên vành tai nhỏ nhắn. Đôi môi mẹ không đỏ thắm như các thiếu nữ khác mà luôn nở một nụ cười hiền dịu. Cằm mẹ có nét cương quyết nhưng rất dịu dàng ở tuổi 42, trên gò má mẹ đã có nhiều nếp nhăn, Nhưng mẹ vẫn không đánh mất vẻ trẻ trung của mình. Vầng trán cao tỏ vẻ thông minh nhanh nhẹn. Bàn tay mẹ là một bàn tay rám nắng, những ngón tay gầy gầy. Nhưng nó cũng là một bàn tay đảm đang, khéo léo. Đôi mắt mẹ to, sáng, long lanh và ánh lên những nét hiền dịu, trìu mến. Đối mắt ấy như biết nói, nó an ủi, động viên lúc tôi vui buồn. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Nhưng đẹp nhất vẫn là vẻ đẹp trong tâm hồn mẹ. Trang phục mẹ dạy của mẹ rất giản dị, thường là chiếc áo màu vàng và chiếc quần xám đen. Khi tôi làm văn, từng hàng chữ mềm mại hiện ra với nội dung chứa đựng một tâm hồn sâu sắc và một trí tuệ sáng suốt. Con cảm ơn mẹ, cảm ơn về những gì mẹ đã làm cho chúng con. Mẹ là một người bạn, người thầy của tuổi thơ. Con yêu mẹ lắm, mẹ ơi!
Bình luận (0)
Hot Girl
6 tháng 12 2017 lúc 11:13

(A) Mở bài:

Chọn một câu ca dao, câu nói, câu hát...về mẹ để vào đề (mở bài gián tiếp):

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

"Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào...".

Tình mẹ như núi cao, biển rộng, sông sâu. Mẹ lớn lao mà gần gũi và yêu thương biến mấy. Mẹ không chỉ là tuổi thơ với những câu hát ru ngọt ngào êm ả mà mẹ còn là cây cao bóng cả che chở cho suốt cuộc đời bé nhỏ của con.

(B) Thân bài:

Miêu tả những nét ấn tượng về vẻ bề ngoài của mẹ (dáng người, khuôn mặt,, đôi mắt, đôi tay ...). Tất cả gợi lên những ấn tượng của em về mẹ: mẹ hiền hoà, thân thiết và giàu yêu thương.Cảm nhận chung về cuộc sống và công việc hàng ngày của mẹ: mẹ đảm đang tháo vát, dù bận trăm công ngàn việc (việc đồng áng hay việc cơ quan), mẹ vẫn chăm chút lo lắng chu đáo cuộc sống của cả gia đình (lo bữa ăn, giấc ngủ, lo cho con cái học bài...). Cuộc sống của mẹ bình thường và rất giản đơn nhưng có là một sự hi sinh cao cả.Những tình cảm riêng của mẹ đối với em: Là con út... em được chiều chuộng chăm bẵm nhiều hơn. Nhưng ngoài ra mẹ còn dạy bảo rất nhiều. Và hơn thế chính mẹ là tấm gương sáng về cách ứng xử giao tiếp, về nghị lực để chúng em noi theo.Lời tự nhủ của bản thân: Cố gắng học tập để làm hài lòng cha mẹ. Làm nhiều việc tốt để xứng đáng với những gì mẹ đã hi sinh cho cả gia đình.

(C) Kết bài:

Mẹ là nguồn vui là ánh sáng diệu kì soi đường cho cuộc đời của muỗi chúng ta.Mẹ là nghị lực để ta phấn đấu.

                                               Chúc bạn học tốt Related image

Bình luận (0)
Trần Hà My
Xem chi tiết
Diệp Băng Dao
2 tháng 12 2018 lúc 10:42

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

Bình luận (0)
Diệp Băng Dao
2 tháng 12 2018 lúc 10:43

Đề 2:   Đóng vai nhân vật Sơn Tinh hoặc Thủy Tinh kể lại truyền thuyết Sơn Tinh ,Thủy Tinh.

Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.

Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.

Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.

Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.

Bình luận (0)
Diệp Băng Dao
2 tháng 12 2018 lúc 10:44

Đề 3:   Đóng vai nhân vật Thạch Sanh kể lại chiến công của mình.

Tôi là Thạch Sanh. Chắc mọi người đều nghe câu chuyện kể về tôi rồi. Bây giờ tôi đã lấy công chúa Quỳnh Nga và lên ngôi vua. Đôi khi tôi lại nhớ về kỉ niệm, tôi đã quen hoàng hậu của tôi như thế nào… 

Sau khi nghe lời người anh kết nghĩa – Lí Thông trốn vào rừng, tôi trở lại đời sống như trước đây: một mình, không cha mẹ, người thân. Một sáng, tôi cầm cung và rìu đi săn. Bỗng, tôi nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.

Tôi nghe dân làng nói Lí Thông đang làm quan, hắn mở hội mười ngày ngay gần làng. Hôm đó là ngày cuối cùng. Tôi đến hội, gặp hắn, tôi kể hết mọi chuyện. Lí Thông mừng quýnh lên, hắn nói cho tôi biết, cô gái bị đại bàng quắp chính là công chúa Quỳnh Nga – con gái yêu của đức vua. Hắn còn khoe rằng: vua tin hắn, sai hắn đi tìm công chúa. Hắn mở hội để nghe ngóng tình hình. Hắn thúc tôi đưa đến chỗ công chúa. Tôi liền dẫn hắn và cả một đội lính vào rừng, đến nơi ở của con đại bàng.

Đến nơi, hắn và bọn lính sợ chết nên không dám xuống. Tôi liến bào hắn ở trên, giữ dây thừng để tôi trèo xuống hang. Tôi cầm đuốc đi sâu vào hang, có hai ngả rẽ, tôi đi thẳng vào lối giữa. Đi được một đoạn, tôi thấy một cô cái bị nhốt trong cái lồng rất to. Nhìn dáng vẻ kiêu sa và bộ váy áo lộng lẫy, tôi đoán đây là công chúa. Nàng nhìn tôi bằng đôi mắt đẫm nước đầy vẻ ngạc nhiên. Tôi tự giới thiệu mình là Thạch Sanh, đến đây để cứu công chúa. Theo chỉ dẫn của công chúa, tôi tìm đến được phòng của đại bàng. Sở dĩ công chúa biết đường vì nàng đã bỏ trốn nhưng không thành.

Con ác thú đang nằm trên một tảng đá lớn, nó có vẻ rất đau đớn. Phát hiện ra tôi, nó vùng dậy giao chiến. Con đại bàng này sống lâu, đã thành tinh nên có phép thuật. Sau một hồi giao tranh dữ dội, con quái vật bị tôi hạ gục bằng một mũi tên vào cổ. Tôi chạy về chỗ công chúa, dùng rìu đập tan xích sắt, giải thoát cho nàng. Ra cửa hang, tôi gọi Lí Thông thả thừng xuống. Nhưng khi công chúa thoát ra rồi, Lí Thông đã cắt đứt dây, lấy đá lấp cửa hang, nhốt tôi lại…

Chuyện sau đó thì mọi người đã biết. Giờ tôi không muốn nhắc lại nữa. Dù sao kẻ ác cũng đã bị trừng trị, còn tôi và hoàng hậu sống rất vui vẻ, hạnh phúc.

Đúng là "ác giả ác báo".

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
30 tháng 9 2023 lúc 0:58

1. 

Bài tham khảo:

Đề 1:

1. Mở bài

Giới thiệu về bản thân, nơi ở và những khả năng đặc biệt:

+ Tên: Sơn Tinh

+ Là thần Núi, sống ở Tản Viên

+ Khả năng: Dời non lấp bể

2. Thân bài

- Kể lại việc kén rể của Vua Hùng thứ 18:

+ Hùng Vương có người con gái tên Mị Nương vừa đẹp người đẹp nết.

+ Nghe tin vua kén rể ta liền đến cầu hôn.

+ Vua sai chuẩn bị lễ vật, ta chuẩn bị đầy đủ mang tới trước được rước Mị Nương về.

- Kể lại trận chiến với Thủy Tinh:

+ Thủy Tinh đến sau không cưới được Mị Nương đem quân đánh đuổi.

+ Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm sấm chớp, nước dâng trôi nhà cửa, ngập hết làng mạc.

+ Ta dựng lên thành lũy, bốc cao núi đồi, bảo vệ dân chúng.

+ Hai bên đánh nhau ròng rã nhưng ta vẫn vững vàng.

3. Kết bài

- Kết quả trận chiến và sự trả thù hàng năm của Thủy Tinh:

+ Ta chiến thắng, Thủy Tinh thua trận rút quân.

+ Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, dâng nước đánh ta nhưng đều thua.
2. 

Bài tham khảo:

Sống và cai quản vùng núi Tản Viên đã lâu, ta vẫn mong muốn có người cùng ta xây dựng một mái ấm gia đình, cùng giúp đỡ nhân dân trong vùng. May thay lúc bấy giờ trong thành Phong Châu, Hùng Vương đời thứ 18 đã tổ chức lễ kén rể cho người con gái tên Mị Nương.

Ta vì ái mộ Mị Nương, người con gái vừa đẹp người lại đẹp nết nên đã đến để cầu hôn nàng. Tưởng rằng bản thân ta vốn là Thần Núi được nhân dân tôn thờ sẽ dễ dàng đón được Mị Nương nhưng ai ngờ lại xuất hiện một đối thủ cân tài cân sức, đó chính là Thủy Tinh, là Thần Biển. Nếu như ta có phép thần thông có thể tạo núi, dựng thành lũy và di chuyển đồi núi một cách dễ dàng thì Thủy Tinh lại có thể hô mưa, gọi gió. Hùng Vương vô cùng ngạc nhiên trước thần thông và tài lạ của ta và Thủy Tinh, tuy nhiên chính vì thế nên lại có một điều kiện khác để quyết định ai được cưới Mị Nương. Hùng Vương ra yêu cầu:

- Sính lễ phải đầy đủ: trăm ván cơm nếp, trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Ngay trong ngày mai ai mang sính lễ đến trước thì được rước con gái ta về làm vợ.

Những sính lễ vua yêu cầu thật may là trong rừng của ta đủ cả, ta nhanh chóng chuẩn bị, ngay sáng sớm hôm sau đã mang đầy đủ đến và thành công rước Mị Nương về núi. Đoàn người của ta đang đi bỗng thấy có người báo Thủy Tinh mang quân đuổi theo nhằm cướp Mị Nương. Trong phút chốc hắn đã hô mưa, gọi gió đến làm thành dông bão, nước dâng cuốn trôi nhà cửa, làng mạc, cả thành Phong Châu nổi lềnh bềnh. Ta lo cho an nguy dân chúng lên nâng cao những ngọn núi, quả đồi, dựng lên thành lũy ngăn chặn dòng nước. Hai bên đánh nhau nhưng ta chẳng tốn sức lực là bao, bởi Thủy Tinh cố gắng dâng nước bao nhiêu thì ta lại cho núi đồi cao lên bấy nhiêu. Cuối cùng hắn đành phải chịu thua không rút quân về.

Ai ngờ rằng, từ đó trở đi năm nào Thủy Tinh cũng kéo quân đến trả thù ta, ta vẫn mặc cho hắn làm mưa làm gió, có mưa ngập đến đâu cũng không làm ta nao núng. Ta trăm trận trăm thắng còn Thủy Tinh trăm trận trăm thua rút quân trở về biển.
3. 

Em đọc lại đoạn văn, tự sửa các lỗi về nội dung (như gợi ý ở mục 2) và các lỗi về câu, từ,... 

Bình luận (0)
ka nekk
Xem chi tiết
Bảo Nguyễn
5 tháng 4 2022 lúc 21:12

tham khảo nha https://download.vn/dong-vai-son-tinh-ke-lai-truyen-son-tinh-thuy-tinh-41705

Bình luận (2)
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
5 tháng 4 2022 lúc 21:13

Tham khảo:

https://download.vn/dong-vai-son-tinh-ke-lai-truyen-son-tinh-thuy-tinh-41705

Bình luận (0)
Đỗ Thị Minh Ngọc
5 tháng 4 2022 lúc 21:16

Tham khảo:

https://download.vn/dong-vai-son-tinh-ke-lai-truyen-son-tinh-thuy-tinh-41705

Bình luận (0)
Quy Hang
Xem chi tiết
MIGHFHF
30 tháng 11 2016 lúc 20:20

Cách đây đã lâu, vào thời vua Hùng Vương thứ XVII, vua có một người con gái tên là Mị Nương nổi tiếng là xinh đẹp nết na.

Khi nàng đến tuổi lấy chồng Hùng Vương đã truyền tin kén rể. Tin loan truyền đi khắp nơi một cách nhanh chóng.

Tất cả các chàng trai tới đều đến để xin cầu hôn với Mị Nương. Nhưng vua chẳng vừa ý ai cả. Ta liền chọn một ngày đẹp trời xin cầu hôn. Hôm đó, ta tưởng như chỉ có mình ta nhưng lại có một người nữa đã đến trước ta, người này tên là Thuỷ Tinh. Tài của hắn là: gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Nhưng tài của ta cũng không kém. Ta vẫy tay về phía đông thì mọc lên cồn cát, vẫy tay về phía tây thì mọc lên những dãy núi đồi. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc và phán:

- Cả hai người đều ngang sức, ngang tài và đều vừa ý ta, nhưng ta chi có một đứa con gái mà thôi. Cho nên ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước thì ta gả con gái cho.

Sính lễ gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Sáng hôm sau, khi trời vừa tờ mờ sáng ta đã đến trước và đem đầy đủ lễ vật. Sau đó ta được rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ hắn tức giận sai quân đuổi theo đánh ta hòng cướp lấy Mị Nương. Trận đấu giữa ta và hắn rất quyết liệt. Hắn hô mưa, gọi gió, lẩm thành giông bão rung chuyển đất trời, nước dâng cao mãi tràn ngập cả nhà cửa, ruộng nương. Nước lên đến lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu lúc bấy giờ nổi lềnh trên một biển nước.

Sau đó ta mới dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi để ngăn chặn dòng nước. Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì ta lại biến phép cho đồi núi cao bấy nhiêu. Cuộc đọ sức giữa ta và hắn kéo dài mấy tháng liền. Sau đó Thuỷ Tinh thua cuộc đành rút quân về. Từ đó trở đi cứ hằng năm hắn lại làm mưa gió, bão lụt để đánh ta. Lần nào cũng thua cuộc nhưng có lẽ mối thù xưa mà hắn không thể nào quên được nên hàng năm hắn vẫn thường làm giông bão, dâng nước làm các dòng sông lũ lớn để báo thù ta.

 



 

Bình luận (2)
vuong thi hong hai
9 tháng 2 2017 lúc 17:33

hayhaha

Bình luận (0)
vuong thi hong hai
9 tháng 2 2017 lúc 17:45

hayvui

Bình luận (0)
Nguyễn trung
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
10 tháng 6 2023 lúc 17:14

   Ta là Sơn Tinh sống ở vùng núi Tản Viên. Sau khi nghe tin vua Hùng Vương thứ 18 muốn kén rể cho con gái là Mị Nương xinh đẹp. Ta liền đến tham gia so tài để lấy được nàng. Cùng đến kén rể với ta, còn có Thủy Tinh có khả năng hô mưa gọi gió. Nhưng ta cũng đâu kém cạnh. Chỉ cần vẫy tay về phía đông thì phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Vì cả hai bọn ta đều vô cùng xuất chúng nên vua Hùng phải cân nhắc rất nhiều. Cuối cùng vì không biết chọn ai nên đã đưa ra yêu cầu: ngày mai ai mang được sính lễ đến trước sẽ được rước dâu về. Sính lễ gồm có một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà gà chín cựa ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Ta nhanh chóng sai người chuẩn vị lễ vật thật sớm. Ngay hôm sau, ta mang lễ vật đến trước cả Thủy Tinh. Vua Hùng rất hài lòng liền gả Mị Nương cho ta. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ liền nổi giận lôi đình đem quân đến muốn cướp vợ của ta. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời. Nước ngập khắp các đồng ruộng nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi sườn núi. Thành Phong Châu chả mấy chốc đã nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Làm sao ta có thể để cho hắn tự tung tự tác được. Ta bốc từng quả đồi dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Ta và Thủy Tinh đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng  Thủy Tinh đã cạn kiệt, đành rút quân. Nhưng hắn không chịu chấp nhận thất bại. Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước đánh ta. Nhưng lần nào ta cũng ngăn chặn được âm mưu xấu xa của hắn bảo vệ được bách tính. 

 
Bình luận (0)
Lan Hoa Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Đại
19 tháng 12 2016 lúc 20:21

Đề 1 :I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Nhắc lại nguồn gốc mối thù dai dẳng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

- Thời gian xảy ra cuộc giao chiến. (Ví dụ: Mùa lũ năm 2006 ở đồng bằng sông Hồng)

2. Thân bài:

* Tả cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh:

+ Khung cảnh trước trận đấu:

- Bầu trời tối đen, chớp rạch loang loáng, sấm nổ đì đùng...

- Sơn Tinh bình tĩnh chuẩn bị mọi phương tiện hiện đại để sẵn sàng đánh trả.

+ Trong trận đấu:

- Thủy Tinh hoá phép hô gió gọi mưa. Giông tố nổi lên ầm ầm, mưa như trút. Nước sông Hồng dâng lên cuồn cuộn đe dọa phá vỡ đê...

- Sơn Tinh bày binh bố trận, phối hợp chặt chẽ các lực lượng và phương tiện để chống đỡ, đẩy lùi các đợt tấn công của Thủy Tinh.

+ Kết thúc trận đấu:

- Sau nhiều ngày đêm giao tranh, Thủy Tinh thua trận phải rút quân về.

- Nhân dân vui mừng trước thắng lợi to lớn, càng tin tưởng vào tài năng và đức độ của Sơn Tinh.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh phản ánh ước mơ chế ngự thiên nhiên, chiến thắng thiên tai của người xưa.

- Cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác, đó là chân lí, là ước mơ ngàn đời của nhân dân ta.

Đề 2:

I. DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Truyện xảy ra vào đời Hùng vương thứ sáu, ở làng Gióng, tỉnh Bắc Ninh (cũ), nay thuộc ngoại thành Hà Nội.

- Cậu bé làng Gióng có công đánh đuổi giặc Ân, được nhân dân suy tôn là Thánh Gióng.

2. Thân bài:

* Diễn biến của truyện :

- Hai vợ chổng già không có con.

- Một hôm bà vợ ra đổng, thấy vết chân lạ rất to, liền dặt bàn chân vào ướm thử.

- Bà thụ thai, sinh ra một đứa con trai.

- Lên ba tuổi, đứa bé không biết đi, không biết nói.

- Giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta.

- Vua sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.

- Cậu bé chợt cất tiếng nói, bảo mẹ gọi sứ giả vào, nhờ sứ giả tâu với vua cấp cho mình giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.

- Cậu bé lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi cậu.

- Sứ giả mang các thứ đến. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt xõng lên đánh đuổi quản thù. Roi sắt gãy, cậu nhổ tre đánh tiếp.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ cởi giáp sắt bỏ lại, cưỡi ngựa bay lên trời.

3. Kết bài:

* Kết thúc truyện:

- Vua ghi nhớ công lao cứu nước của Gióng, phong cho là Phù Đổng Thiên vương và lập đến thờ.

- Tháng tư hằng năm, làng mở hội lớn.

- Tre ở làng Gióng có màu vàng óng là vì ngựa sắt phun lửa.

- Ao hồ liên tiếp là do vết chân ngựa phi để lại.

- Một làng có tên là làng Cháy do lửa từ miệng ngựa phun ra.

Bình luận (1)
Nguyễn Trần Thành Đạt
20 tháng 12 2016 lúc 8:58

Vào đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi xong giặc Ân sang xâm lược bờ cõi Văn Lang, ta đã bay về trời.
Vừa về tới cổng ta thấy mọi cảnh vật đều rất lạ so với hạ giới. Ngay lúc ấy, ta được vào yết kiến Ngọc Hoàng. Người có hỏi ta:
- ở dưới trần gian con khoẻ chứ? Sinh hoạt ở dưới đó ra sao? Cơm ở trần gian có ngon hơn ở trên này không? Cảnh trí dưới đó ra sao, có đẹp bằng thượng giới- không con?
- Dạ thưa ngài! ở dưới trần gian cảnh sinh hoạt rất vui, cơm con ăn rất ngon vì các món ăn đều rất lạ miệng. Còn cảnh trí ở trần gian thì thật tuyệt thưa ngài. Đúng là “Sơn thuỷ hữu tình” đấy ạ!
- Ô! Thật là tuyệt! Vậy bây giờ con hãy kể chuyện con đánh giặc giúp dân cho ta nghe đi!
- Vâng ạ!
Thế rồi ta bắt đầu kể:
- Thưa ngài! Từ khi ngài sai con xuống trần gian đế làm những việc tốt, con đã đầu thai vào người vợ ông lão có tiếng là phúc đức mà vẫn chưa có con. Song con đã nghĩ ra cách: một hôm con đã đặt một dấu chân rất to ở ngoài đồng để chờ đợi.
Đúng như mong ước, hôm ấy bà lão đã đi ra đồng, rồi trông thấy vết chân quá to như vậy, thấy lạ, bà bèn đặt chân lên ướm thử xem chân mình thua kém bao nhiêu. Thế là về nhà ít lâu sau bà thụ thai, rồi mười hai tháng sau con đã ra đời. Nhưng đến năm ba tuổi, con vẫn không đi, không đứng, mà cũng chẳng ngồi, cứ đặt đâu nằm đấy. Năm ấy, lũ giặc Ân tràn sang xâm lược bờ cõi Văn Lang. Thế giặc vô cùng mạnh, đi đến đâu chúng đốt phá nhà cửa, cướp bóc của cải, giết hại dân lành đến đó. Trước tình hình nguy kịch và đau lòng như vậy, nhà vua dưới trần rất lo sợ bèn sai sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Khi nghe thấy tiếng loa của sứ giả vang lên ở đầu làng, con bèn ngồi dậy gọi: “Mẹ ơi! Mẹ đi mời sứ giả vào đây cho con.”
Thấy con ngồi được, lại nói được, vợ chồng bà lão vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng khôn xiết và nhanh chóng gọi ngay sứ giả vào. Sứ giả vừa bước vào tới cửa con nói ngay: Ngươi hãy mau mau về bảo với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cái roi sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả trần gian vô cùng ngạc nhiên, xong đã nhanh chóng về tâu vua. Nhà vua lập tức mời các thợ đúc khéo tay nhất ngày đêm gắng sức làm những thứ mà con dặn. Đồng thời, cũng ngay từ khi gặp sứ giả, con ăn rất khoẻ, lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ con ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Thấy vậy, cả làng liền góp gạo nuôi con. Mong con mau lớn khoẻ để giết giặc cứu nước. Hôm ấy, giặc đến chân núi Trâu, người của nhà vua cũng vừa kịp tới mang đủ những thứ con cần. Con liền ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà, rồi mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, vươn vai biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Con nhảy lên lưng ngựa. Xông ra trận, giặc bị con lấy roi sắt quật ngã túi bụi, hồn bay phách lạc, chúng quay đầu bỏ chạy, giẫm đạp lên nhau mà chết. Vừa lúc ấy, roi sắt của con bị gãy, lập tức con nhổ những cụm tre bên đường quật tan lũ giặc. Giặc chết như ngả rạ, đám tàn quân bị con đuối đến chân núi Sóc. Đến đấy, con bèn cởi áo giáp sắt gửi
lại trần gian rồi một mình cùng ngựa từ từ bay lên trời. Con chỉ thương hai vợ chồng ông bà lão.
Kể đến đây, tôi rất buồn, vẻ mặt buồn hướng xuống trần gian. Thấy thế Ngọc Hoàng hỏi ngay:
- Tại sao con ghi được chiến công lớn như vậy lại không ở lại trần gian để được nhân dân tôn sùng, được nhà vua ban thưởng?
- Thưa ngài! giúp dân là bổn phận của con. Song việc con sẽ lại về trời để sớm mong được nhận việc mới mà Ngài giao cho ạ!
- ồ! Ta rất vui mừng vì con đã có lòng với dân. Bây giờ con hãy đi nghỉ đi, ngày mai ta sẽ ban thưởng cho con.
- Đa tạ Ngọc Hoàng! nhưng con muốn xin ngài một điều ạ?
-Điều gì vậy?
Xin Ngọc Hoàng cho con được một lần nữa xuống thăm lại cha mẹ của con - vợ chồng ông bà lão và xem dân làng còn nhớ và nhận ra con không ạ!
- Việc đó con cứ yên tâm, đã có ta lo. Con cứ nghỉ ngơi. Ta sẽ cho người xuống trần gian thăm cha mẹ con và dân làng thay con.
- Cảm ơn Ngọc Hoàng!
Và thế là Ngọc Hoàng đã sai lính xuống trần gian, và tôi đã được biết rằng nhân dân và nhà vua đã phong cho tôi là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Biết được diều này tôi vô cùng sung sướng.
Hiện nay đền thờ tôi vẫn còn được bảo tồn ở làng Phù Đổng hay còn gọi là làng Gióng. Vào tháng tư hàng năm, để nhớ công ơn của tôi dân làng đã mở hội to lắm. Còn những bụi tre đăng ngà ở Gia Bình chính vì bị ngựa của tôi phun lửa thiêu cháy nên mới ngả màu vàng như vậy, những hồ ao liên tiếp kia cũng chính là do dấu chân ngựa năm xưa của tôi để lại. Năm ấy khi sông trận giết giặc ngựa của tôi hí vang trời, phun lửa và đã thiêu cháy một làng, cho nên sau này hạ giới đã gọi làng đó là- làng Cháy.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Trâm Anh
Xem chi tiết
Không Tên
22 tháng 9 2018 lúc 23:21

Mị Nương càng lớn càng đẹp. Đến tuổi trăng rằm, không biết bao nhiêu chàng trai dòng dõi mong được lấy nàng làm vợ. Tiếng tăm về người con gái đẹp người đẹp nết vang xa tới tận núi Tản Viên, nơi Sơn Tinh – vị thần của núi và đất sinh sống. Một buổi sáng, Sơn Tinh quyết định cưỡi hổ trắng oai phong lẫm liệt đến cầu hôn Mị Nương. Cũng ngày hôm đó, một chàng trai cưỡi rồng nước uy nghi to lớn, tự xưng là Thuỷ Tinh cũng đến cầu hôn Mị Nương. Vua Hùng băn khoăn, ai cũng tài giỏi, biết gả con gái yêu cho ai bây giờ ? Cuối cùng, vua quyết định, hai người so tài, ai thắng sẽ được lấy Mị Nương. Lập tức, Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, sấm chớp nổ đùng đùng, cả thành Phong Châu như muốn nổ tung vì lũ quét, khiến cho không chỉ các lạc hầu lạc tướng kinh hãi mà đến ngay cả vua Hùng cũng phải run sợ. Sơn Tinh cũng chẳng thua kém, chàng chỉ tay vể phía Đông, phía Đông mọc núi đồi, chàng chỉ tay về phía Tây, phía Tây nổi cồn bãi. Ai ai cũng đều thán phục. Vua Hùng muốn gả Mị Nương cho Sơn Tinh nhưng lại sợ Thuỷ Tinh nổi giận. Sau một hồi bàn bạc với các lạc hầu lạc tướng, vua phán: "Cả hai chàng đều tài giỏi nhưng ta chỉ có một mụn con, vì vậy, ngày mai, ai đến sớm, mang được đầy đủ một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà. gà chín cựa, ngựa chín hồng mao sẽ được đón Mị Nương về làm vợ".

Bình luận (1)
Nguyễn Ngọc Trâm Anh
17 tháng 9 2018 lúc 22:38

Cần lắm đấy. 

Bình luận (0)
akusiw hsja
18 tháng 9 2018 lúc 8:53

lop may vay ban ?

Bình luận (0)
trần  dương an hy
Xem chi tiết
Hồ Võ Khánh Ly
8 tháng 1 2020 lúc 9:11

sơn tinh thì liên quan gì đến con rồng cháu tiên

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
๖ۣۜ๖ۣۜHoa Hồng✾
8 tháng 1 2020 lúc 9:26

cậu có ghi nhầm đề ko sơn tinh là nhân vật trong truyện cổ tích Sơn Tinh,Thủy Tinh chứ đâu phải truyện cổ tích Con Rồng cháu Tiên.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
màn đêm chết chóc
8 tháng 1 2020 lúc 11:19

Son Tinh thì làm gì liên quan đến chuyện con rồng cháu tiên

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa