Những câu hỏi liên quan
Huỳnh Ngọc Gia Linh
Xem chi tiết
Liên Hồng Phúc
30 tháng 1 2016 lúc 16:59
Nội dung: Cảm nghĩ về anh, chị em
2/ Phương pháp: Kiểu văn bản biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
3/ Dàn ý: 3 phần
a/ Mở bài:
- Giới thiệu chung về anh chị em (hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp)
b/ Thân bài:
- Kể và miêu tả những đặc điểm, phẩm chất tốt đẹp anh chị em (tính tình; tác phong sinh hoạt, làm việc; cách đối xử với em và mọi người trong gia đình, tâm hồn tình cảm đối với người thân và đối với riêng em, …), mỗi chi tiết khơi gợi tình cảm yêu thương.
c/Kết bài:
- Những suy nghĩ cảm xúc trực tiếp của em đối với họ 
Xin Lỗi 1 Tình Yêu
18 tháng 8 2019 lúc 13:35


1. MỞ BÀI
Gia đình em có bốn người, bố, mẹ, em và cậu em trai lém lỉnh của em. Em trai em tên là Khánh, là một cậu bé hiểu động và rất thông minh.
2. THÂN BÀI
- Ngoại hình của em trai
- Tính cách em trai
- Đặc điểm em trai
- Kỉ niệm với em trai
- Tình cảm bản thân

3. KẾT BÀI
Em rất yêu quý em trai của mình. Dù sau này có lớn lên, em tin tình cảm chúng em vẫn sẽ không bao giờ thay đổi.

Xin Lỗi 1 Tình Yêu
18 tháng 8 2019 lúc 13:36

Gia đình em có bốn người, bố, mẹ, em và cậu em trai lém lỉnh của em. Em trai em tên là Khánh, là một cậu bé hiểu động và rất thông minh.

Em trai em kém em năm tuổi, năm nay vừa lên lớp Một. Em trai em cao mét tư, dáng người hơi gầy với nước da bánh mật khỏe khoắn. Nổi bật trên khuôn mặt là đôi mắt to đen thông mình, lanh lợi. Đôi lông mày, đen rậm, nét, làm cả khuôn mặt đậm đà, ấn tượng. Mái tóc được cắt gọn gàng để lộ cái trán trắng, cao, thông minh. Em trai em là một cậu bé hiếu động và có chút nghịch ngợm, đến bố mẹ cũng phải đau đầu với những trò nghịch oái ăm của cu cậu. Có khi nó nghịch tới mức làm chính bản thân bị thương khiến cho cả nhà ai cũng lo lắng, xót xa. Nhưng nó không phải là một đứa trẻ hư mà ngược lại rất biết nghe lời khi cần thiết. Những lúc bố em vắng nhà, chỉ có hai chị em em ở nhà, nó đều không làm cho em phải lo lắng hay vất vả gì về những hành động của nó. Nó cũng rất ngoan ngoãn và lễ phép, chưa bao giờ nó cãi người lớn hay nói những điều sai trái. Mỗi khi bạn bè em đến chơi nhà đều khen em có cậu em trai lễ phép, hiểu chuyện và vui tính. Vì năm nay cu cậu bắt đầu vào lớp Một nên phải dần quen với việc đi học cả ngày và làm bài tập về nhà. Tuy không phải là đứa chăm chỉ nhưng dù ham chơi đến thế nào cũng cố gắng làm nốt bài tập mới đi chơi. Có bài gì khó nó cũng chịu khó suy nghĩ, khi em giảng bài cũng rất chú ý lắng nghe. Em phát hiện ra em trai mình tư duy rất nhanh trong môn toán với những con số và có vẻ nó cũng rất thích học toán. Em mong nó sẽ học tốt môn toán- môn học em yêu thích nhưng chưa thực sự học tốt.

Mọi người thường bảo là hai chị em em rất thân thiết. Quả là hai chị em em rất yêu thương nhau. Mỗi khi ôm nó vào lòng, em thấy lòng mình rất ấm áp. Em nhớ có lần lớp em đi tham quan hai ngày, chiều hôm ấy, vừa về đến nhà thì cu cậu từ đâu chạy nhào đến ôm cổ em làm em vừa vui vừa cảm động. Em rất nhớ nó và chắc nó cũng rất nhớ em, khi còn ở trên xe, em chỉ mong chạy thật nhanh về nhà để ôm lấy em trai của mình.

Em rất yêu quý em trai của mình. Dù sau này có lớn, em tin tình cảm chúng em vẫn sẽ không thể đổi tha

nguyễn anh thư
Xem chi tiết
Hn . never die !
28 tháng 1 2020 lúc 16:03

DÀN BÀI :

I. Mở bài

Giới thiệu nét chung về con đường làng từ nhà đến trường.

II. Thân bài

1. Tả hình ảnh con đường quen thuộc

– Con đường nhìn chung như thế nào? (Rộng hay hẹp? Đường đất hay đường rải đá? Lát gạch, tráng xi măng…?)

– Những nét riêng quen thuộc.

+ Bên đường (những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào dâm bụt, những ngôi nhà).

+ Một nét đặc biệt: một cây bàng hay cây gạo, một giếng nước.

2. Con đường vào buổi sáng khi em đi học

– Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm.

– Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ.

– Cảnh người làng đi làm: người ra đồng, người đi chợ; cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói.

III. Kết luận

Tình cảm của em đối với con đường như thế nào?

BÀI VIẾT :

Có lẽ sau này khi đã lớn, tôi sẽ đi rất nhiều nơi, qua rất nhiều con đường khác có thể to, có thể nhỏ, có thể giàu nhưng trong một góc ở trong tim mình, mọi đường nét của con đường từ nhà đến trường sẽ không bao giờ có thể phai nhòa.

Mỗi sớm mai thức dậy, khi bình minh lên trên thành phố, tôi sải từng bước trên con đường đến trường trong niềm vui hân hoan đón đợi. Nhà tôi ở trong một con ngõ nhỏ hướng ra mặt phố, đi từ ngõ ra là đường lớn và khoảng cách trường vẻn vẹn năm trăm mét đường thẳng. Trên con đường xi măng phẳng lì còn lấp lánh khi ánh mai tỏa rạng ngời, không bao giờ vắng những lượt xe đi ngang.

Dù mỗi sáng, khi tôi đi học còn khá sớm nhưng trên đường vẫn rộn ràng tiếng người, tiếng xe làm cho lòng tôi chợt thấy nhuốm màu mùi vị của cuộc sống tươi vui, nhiệt thành. Hai bên đường là nhà cửa cao tầng mọc san sát nhau với những mảng sơn lúc nào cũng tươi mới, càng rực rỡ hơn trong nắng và gió. Trên hè phố, luôn có thể nhìn thấy những tốp người đi bộ buổi sáng, những tốp học sinh đi học,… hòa mình trong không khí tươi vui nói cười của dòng người trên hè phố trong làn gió nhẹ khiến cho tôi yêu quý cuộc sống này biết bao.

Dọc con đường còn có những hàng ăn sáng rất khang trang và phong phú như hàng phở, bánh mì, bánh cuốn,… Tôi vẫn thường hay tạt vào các quán trên con đường này để mua đồ ăn sáng, có lẽ đã quen nên tôi luôn thấy đồ ăn trên con đường này là ngon nhất. Trên con đường ấy, cách trường khoảng năm mươi mét, sau khi qua một ngã tư đèn xanh đèn đỏ, hai bên đường lúc này chỉ còn là hai hàng cây xanh ngắt tỏa bóng mát khắp con đường, rải màu xanh dẫn đến ngôi trường thân yêu.

Khi đã bước vào cung đường này, nếu là mùa hè thì cái nóng bức ngoài kia không còn đáng lo ngại nữa mà thay vào đó là những luồng gió mát rượi và những tiếng chim hót líu lo trong vòng cây kẽ lá khiến cho ai cũng phải yêu đời hơn.Trong tôi, con đường đi học lúc nào cũng đẹp, cũng thân thương, là con đường vô cùng quan trọng trong cuộc đời tôi. Đây là con đường đưa tôi đến với ước mơ, với niềm vui mỗi ngày, là con đường cả đời tôi không bao giờ có thể quên.

Khách vãng lai đã xóa
Nhi Cấn Ngọc Tuyết
Xem chi tiết
Trần Ngọc Kim Liên
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
24 tháng 11 2018 lúc 16:28

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Bà ngoại của em.

- Hoàn cảnh sống của bà...

2. Thân bài:

* Tả bà:

+ Ngoại hình:

- Tuổi tác, hình dáng, gương mặt...

+ Tính nết:

- Siêng năng, cần cù, giàu tình thương đối với con cháu.

(Thể hiện qua lời nói và hành động).

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Em rất yêu quý, kính phục bà.

- Mong có dịp được ở lâu bên bà.

Trâm Nguyễn
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
17 tháng 2 2023 lúc 19:06

Bạn tham khảo dàn ý sau nhé: 

Giải thích : Gia đình là gì?

Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chề văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục … giữa các thành viên.Gia đình là nơi sinh thành nuôi dưỡng bồi đắp tâm hồn tình cảm cho con người. Nơi đó có những người thân yêu cha mẹ, ông bà, anh chị em…

*Vai trò và ý nghĩa của gia đình:

+ Gia đình như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Chính vì vật, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.

+ Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanh và xã hội.

+ Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái. Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống, chốn về bình yên sau những vất vả gian lao, nơi luôn rộng mở khoan dung sau những sai lầm vấp ngã.

+ Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hội. Sự hạnh phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội. Vì vậy muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ chủ tịch nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”.

+ Gia đình là nguồn động viên, hỗ trợ về tinh thần để mỗi người nỗ lực hơn, mạnh mẽ và vững vàng hơn trong cuộc sống.Bài học :-Phê phán những người mải chạy theo tiền tài địa vị, đuổi theo những thứ phù du mà quên đi gia đình( Nếu bạn cảm thấy chưa đủ ý có thể bổ sung thêm nhé)
Minh Thư (BKTT)
Xem chi tiết
Ngô Châu Bảo Oanh
30 tháng 10 2016 lúc 19:47

tuổi học trò, ai cũng gắn bó với mái trường thân yêu và cây bóng mát. đối vs tôi, cây nào tôi cũng thương, cũng quý. nhưng tôi vẫn thích nhất là cây phượng. 1 cây bóng mát đã gắn bó vs tuổi học trò rất nh`.

vào mùa thu, cây phượng thật giản dị, tươi mới làm sao. ngày khai giảng của năm hok ms. cây phượng đã lớn lên rất nh`. nó cũng đã tỏa ra rất nh` tán lá rộng để che nắng cho chúng tôi. ôi!nhìn cây phượng đáng yêu làm sao. trên cành lá, đã có thêm những chiếc lá xah non trông thật đẹp. lấp ló sau sau những tán lá rộng là những chú chim cùng nhau hội tụ về đây, cùng đón niềm vui vs chúng tôi. mặc dù, nhìn cây phượng rất đáng yêu. nhưng trong những ngày trọng đại của trường tôi thì nhìn nó thật nghiêm túc, uy nghiêm.

khi mùa đông về, nhìn cây phượng trông thật đáng thương. những cành cây đã pải trút hết lá, chỉ cn` trơ trọi những cành cây khẳng khiu đứng giữa thời tiet761 mùa đông lạnh lẽo. lâu lâu, lại có những luồn gió hẹ bay thoảng wa. khi mùa mưa năm trc, vì 1 cơn bão lớn mà đã làm cho những cành lớn của cây phượng bị gãy. ai đi ngang wa cũng pải xót xa.

mùa đông kết thúc thì đến mùa xuân. những tia nắng nhè nhẹ của mùa xuân đã tiếp thêm cho cây 1 năng lượng tràn trề, những cành lá đâm chồi nảy lộc. chi sau vài ngày, cây phượng đã dk phủ 1 màu lá cây xah non trông đẹp vô cùng. vào ngay lúc này, cây phượng thật sum suê, tươi tốt

mùa hè, 1 mùa nóng trong năm. nhưng cây phượng lại đẹp nhất vào thời gian này. mà vào ngay lúc này cũng là mùa thi. những bông hoa phượng đỏ chói nở rộ, những tiếng ve lêu râm ran giữa buổi trưa hè. ôi! tôi thấy nó rất giản dị mà còn mang đâm chất của mùa hè nóng oi ả. những chùm hoa rung rinh trong nắng. mùa hè, khi kết thúc mùa thi. chúng tôi lại pải xa nhau, để lại những kỉ niệm đẹp mà chỉ có tuổi hok trò ms có dk. ôi chao! đúng là cái tuổi hok trò thật đẹp mà

tôi rất quý cây phượng. tôi thật sự ko mún xa nó chút nào. nhưng điều j ko pải là ko thề. vào ngay lúc này, tôi dag hok cuối cấp. pải xa cây phượng thật rồi, pải xa bn bè thật rồi. khi tôi lên THCS, 1 điều ms mẻ đã mở ra trước mắt tôi. lúc ấy, cái j cũng khác trường TH. nhưng dù tôi có xa cây phượng thì hình ảnh của nó và những kỉ niệm sẽ mãi khắc sâu tong tim tôi, ko bao giờ phai nhạt

Ngô Châu Bảo Oanh
30 tháng 10 2016 lúc 19:28

mk ko bik làm cây dừa nên làm cây phượng cho bn tham khảo nha

Trần Đăng Nhất
30 tháng 10 2016 lúc 19:28

Mỗi vùng đất đều có một màu xanh cây cối riêng, có vùng trồng nhiều cây bưởi, cây na, cây nhãn… còn riêng quê tôi ông cha từ đời xưa đã chọn cây dừa và cho đến ngày hôm nay những hàng dừa ấy vẫn xỏa bóng mát xuống bãi cát trên vùng biển tuổi thơ ấy. Tôi cảm thấy thêm yêu những bóng dừa quê tôi, nó không chỉ mát mà nó là một loài cây đặc trưng cho quê hương. Và đương nhiên những gì của quê hương dù xấu hay đẹp ( về hình thức) tôi đều yêu quý hết. Cây dừa quê tôi cũng như thế mà tự hào đi vào biết bao trang thơ khúc nhạc như bài cây dừa của nhà thơ Trần Đăng Khoa:

“Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao”

Về nguồn gốc cây dưa, thì theo các nhà khoa học dừa thuộc họ nhà cau, là một loại cây lớn và có thân đơn trục. chiều cao của nó lên đến 30 mét. Nguồn gốc của loài cây này được nhiều học giả quan tâm và tranh cãi. Người thì cho rằng nó ở khu vực Đông Nam Á, người lại nói nguồn gốc của nó ở miền tây bắc cảu khu vực Nam Mỹ. chẳng biết rõ như thế nào nhưng chỉ biết rằng ở nước ta đặc biệt là quê hương tôi cây dừa đã có từ rất lâu rồi. Cây dừa cao cao đã bao đời đứng chịu mưa chịu gió trên miền cát trắng tinh ấy. Thân dừa cao có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm, cây dừa khỏe cao đến 25m. Còn thân dừa lùn (dừa kiểng) có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra. Nhìn cây dừa thì không thể nào không nhìn thấy chúng mọc lên thành từng khóm một chứ không mọc đơn lẻ một mình. Những tán lá dài như những cánh tay phấp phới trong đên trăng như khẽ với tay gọi chào. Những cánh tay ấy thỉnh thoảng lại đung đưa như múa, khi héo đi thì chúng chuyển sang màu nâu. Những tàu dừa như cái lược, nó hiện lên hiền hòa với cảnh đẹp của quê hương. Thêm nữa là hình ảnh những chùm hoa trắng muốt tinh khôi trong trắng của dừa. Không thể quên kể đến những “đàn lợn con” trên cao. Hình ảnh những quả dừa giống như những chú lợn con nằm trụm vào nhau vậy. Chúng đung đưa theo thân cây mỗi khi gió về. Khi dừa già đi và những quả dừa rụng xuống chúng cứ theo sóng biển mà kéo nhau ra đến ngoài bờ biển kia. Những quả tròn màu nâu đứng cạnh nhau giống như những núi Vọng Phu tí hon vậy. Nhìn cảnh vật thật nên thơ nên tình, khiến ai một lần nhìn thấy thì khó có thể quên được.

 

Dừa có nhiều loại nhưng được chia thành hai nhóm chính là dừa lùn và dừa cao, dừa lùn hay còn gọi là dừa kiểng thường được trồng làm cảnh trong gia đình hoặc khu vui chơi công cộng. còn dừa cao lại gồm rất nhiều loại nữa. Đó là dừa xiêm trái thường nhỏ, màu xanh, nước ngọt, thường dùng để uống; dừa bị trái to, màu xanh đậm, thường được dùng trong chế biến thực phẩm. Dừa nếp: trái vàng xanh mơn mởn; dừa lửa lá đỏ, quả vàng hồng. Tiếp đến là dừa dâu trái rất nhỏ, màu hơi đỏ; dừa dứa trái nhỏ, màu xanh, nước ngọt, thơm mùi dứa. Và cuối cùng là dừa sáp cơm dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp, chỉ có ở vùng Cầu Kè (Trà Vinh). Tất cả những loại dừa ấy đã thể hiện được sự phong phú của cây dừa.

Dừa không những mang lại cái đẹp cho vùng biển, đó là vẻ đẹp lãng mạn nên thơ mà còn mang đến những công dụng tuyệt vời cho đời sống con người. Chẳng có bài hát nào từng cất lên rằng “ cầu dừa trơn trượt lắm em ơi bây giờ không khéo té như chơi”. Lời hát đó đã nói lên công dụng đầu tiên của cây dừa. với đặc điểm thân hình cao đến 30 mét cây dừa được chọn làm thành những chiếc cầu bắc qua sông thay cho những cây cầu bằng gỗ. Thế mới biết được hết sự cứng cáp rắn chắc của cây dừa. không những thế những bông dừa trắng muốt được cắt xuống trang trí trong rất đẹp mắt. Những bông dừa già được mang xuống để làm thành giỏ hoa trông thật lạ. Ngoài ra dừa còn là một loại tốt cho ra vì thế đã không biết bao nhiêu các sản phẩm chăm sóc tóc chăm sóc da được tinh chế tư dừa. Tuy nhiên công dụng lớn nhất của dừa phải kể đến những quả dừa kia. Những quả dừa ấy trở thành một thứ nước giải khát trong những ngày nắng nóng oi ả, vị nước ngọt thanh mát chứ không ngọt lịm khiến cho người ta nhẹ nhàng phấn chấn hẳn lên, rồi khi quả dừa già đi người ta cạo hết phận vỏ khô cứng nâu bên ngoài để lấy phần cùi trắng bên trong ăn với cơm. Thịt kho tàu mà kho với dừa thì hết nói, những tiếng giòn tan khi cắn một miếng dừa, vị ngọt ấy quyện với vị mặn mà của thịt khiến cho chúng ăn ngon miệng hơn. Cùi dừa còn có thể ăn sống nữa, nó vẫn không thể nào mất đi vị ngọt thanh mát ấy. thêm nữa nếu khéo léo người ta còn cạo hết cùi dừa mà không làm vỡ phần vỏ cứng bên ngoài. Những vỏ nâu ấy được các bà các mẹ của chúng ta ngày xưa khoét hai lỗ trên gần miệng vỏ dừa sâu que vào làm thành một chiếc gáo dừa để múc nước tắm. Hẳn là chúng ta đã bắt gặp hình ảnh những người con gái yếm rũ lòa xòa trong cánh đồng hoa sen thơm ngát cầm chiếc gáo dừa tưới nước vào làn da trắng muốt của mình. Không những thế dừa còn có thể nấu lên để lấy dầu có chức năng làm ẩm mi tránh rụng mi, làm đẹp ra và mượt tóc. Về phần lá dừa thì những người dân Nam Bộ thường lấy là để lợp nhà. Có thể nói mọi bộ phận của cây dừa đều mang lại những lợi ích tốt đẹp cho cuộc sống của con người chính vì thế nên nó rất được ưa chuộng.

Như vậy có thể thấy hết được những vẻ đẹp và công dụng của cây dừa. Một loại cây rất đỗi thân quên và mến thương với những người dân Nam Bộ quê tôi. Mỗi khi nhìn thấy bất cứ hình ảnh nào về cây dừa mỗi chúng ta những ai có tuổi thơ gắn với nó thì làm sao không khỏi bâng khuâng chạnh lòng nhớ về quê hương yêu dấu, dưới bóng dừa ấy có những hoạt động vui chơi cũng như lao động của con người. Và để rồi nó đi vào nhạc họa thơ ca, một khúc ca quê hương đã khác họa vẻ đẹp của cây dừa để rồi cả cây dừa và bài hát đó đều là những thứ đi qua năm tháng mà người ta vẫn nhớ mãi “ Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi những hàng dừa xanh xa tít chân trời”.

Ánh Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Anh Nguyễn
Xem chi tiết
Phương Anh (NTMH)
Xem chi tiết
Võ Thị Giang
4 tháng 8 2016 lúc 10:50

my favorite drink is soft drink. It's very great to drink. It has a lot of gases it's season why I love. It is sugar. Every people talks it isn't good for your healthy but I think it isn't harmful for my healthy. I love soft drinks very much

Thu Diễm
8 tháng 12 2016 lúc 20:39

Unit 7: The world of work