Những câu hỏi liên quan
phạm khánh linh
Xem chi tiết

Ở quê hương đất Tổ của em có một lễ hội lớn lắm, đó là Lễ Hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Ba Âm lịch hàng năm. Mọi người đều biết câu ca dao:

Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn, để tưởng nhớ các vua Hùng, những người đã có công dựng nước. Nó đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt chúng ta. Hàng năm, hội Đền Hùng được tổ chức long trọng với sự “hành hương trở về cội nguồn dân tộc” của các địa phương trên cả nước về đất Tổ– Phú Thọ. Lễ hội được diễn ra tại địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, thu hút rất nhiều người dân trên cả nước về tụ hội.

Lễ hội bắt đầu từ ngày mông 8 đến ngày 11 tháng 3 Âm lịch. Trước hết đó là phần lễ, với các nghi thức được tổ chức một cách trang trọng như dâng hương, dâng lễ vật từ các địa phương tưởng nhớ 18 vị  vua Hùng và công lao của các ngài. Năm nào cũng vậy, trong lễ hội Đền Hùng đều có tổ chức cuộc thi kiệu của các làng chung quanh. Chính bởi những lễ rước kiệu này mà không khí lễ hội trở nên náo nhiệt và đông vui hơn. Trẻ con thích thú hò hét chạy theo đoàn người ăn mặc đẹp đẽ rước kiệu. Mỗi làng đều cố gắng bỏ công sức và tiền bạc để tạo ra những chiếc kiệu đẹp nhất bởi người dân tin rằng, nếu kiệu của làng nào giành được giải tức là  họ đã được các vua Hùng tin tưởng và phù hộ.

Phần hội với rất nhiều trò chơi dân gian đặc trưng của địa phương em như ném còn, chơi đu, đấu vật, chọi gà,… Được bố mẹ cho đi hội Đền Hùng thường xuyên nhưng có lẽ phần hát Xoan ở đền Hạ làm em cảm thấy thích nhất. Không khí ở đây vừa mát lại vừa thoáng, được thưởng thức những câu hát mộc mạc, bình dị đậm chất dân tộc thì không gì bằng.Hát Xoan là một trong những di sản của Phú Thọ quê em. Em rất tự hào vì làn điệu dân ca quê hương mình.

 Lễ hội Đền Hùng thật sự rất ý nghĩa và hấp dẫn. Đó không chỉ là tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng mà còn là nét đẹp của dân tộc Việt ta, hướng về cuội nguồn. Đó là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” đã được cả dân tộc mang mình dòng máu Lạc Hồng gìn giữ bao đời. Bởi vậy, hễ là “con Lạc cháu Hồng”, thì hãy về thăm Đền Hùng quê em dịp lễ hội. Đừng quên chính hội vào ngày 10 tháng 3, rất hấp dẫn…

Bình luận (0)
diệp anh nguyễn
4 tháng 3 2019 lúc 20:00

 dù ai đi ngược về xuôi

nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
đấy là câu ca dao mà các cụ đời xưa đã để lại cho chúng ta.
quê em ở phú thọ nên năm nòa em cũng được đi về đền hùng để dự buổi lễn giỗ tổ .
chờ đơi mãi thế là cũng đến ngày mùng mười tháng ba. em được bbó mẹ đưa lên đền hùng
vừa đi được một vài chục cây, em đã thấy ngọn núi cao cao hùng vĩ. xung quanh là những dãy núi cao để bảo vệ dân tộc việt nam.
lễ hội đền hùng thật tưng bừng~
các bà các cụ khăn đóng áo dài thật trang nghiêm. còn các anh các chị với bộ quần áo nẹp đỏ thời xưa cung kính rước kiệu từ các nơi về đền chính trời xuân mát mẻ cây cối tốt tươi. càng lên cao em càng thấy sao ma quê hương mình đẹp thế! không phải đây là lần đầu tiên mà em được lên đền hùng mà mỗi lần lên em lại có những suy nghĩ khác nhau, thế là quê hương mình càng ngày càng thay đổi, đẹp tươi , pháp triển. thật là tuyệt vời. núi ngjĩa lĩnh uy nghi khác thường. em đi theo đoàn rước kiêu, và cũng được nghe tiếng chiêng tiếng trống hòa vang với nhau cùng nhau hòa thành một bản nhạc đẻ dâng lên các vua hùng. tiếng chiêng tiếng chống hòa với nhau như dân tộc việt nam, hòa vào cùng nhau chung sức để đưa dân tộc việt nam càng phát triển hơn.
đi đền hùng em vẫn thích nhất là được đến đền giếng. theo truyền thuyết đây là đền công chiúa thứ 18 đới vua hùng hay xuống đay để tắm. lên cao hơn là đền hạ. và ở nơi đây là nơi mẹ âu cơ sinh ra bọc trăm trứng
và lên cao gần 200 bậc nữa là đền trung. đền trung la nơi rất quan trọng . chính ở nơi đây các vua hùng đã cùng các lạc hầu lạc tướng bàn truyện đát nước rất hệ trọng.
rồi lên cao nưa là núi hùng nơi thờ đát trời thiêng liêng
giỗ tổ hùng vương đúng vào mùa xuân nên đươc dâng lên rất nhiều bánh trưng bánh giầy , vì đây là lời mà Thiên Vương đã chỉ cho lang liêu nên lang liêu mới được lên làm vua.
lễ hội đền hùng là thế đó. là ngày ma chúng ta dâng tỏ tấm lòng của mình về với tổ tiên đất trời , các vị vua hùng đã có công xây dựng đất nước
các vua hùng đã có công dựng nước
bác cháu ta phải cùng nhua giữ lấy nước
đó là câu nói của bác hồ kính yêu vì thế mà em cùng các ban ở lớp luôn cố gắng học tập để đưa việt nam càng ngày càng phát triển hơn

nhớ k nha

Bình luận (0)
Kinen
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 1 2023 lúc 20:49

Gợi ý cho em dàn ý chung:

MB: Giới thiệu về lễ hội đó (Tên lễ hội)

Địa điểm diễn ra

TB: Thời điểm diễn ra lễ hội

Giới thiệu về những hoạt động diễn ra trong lễ hội:

Phần lễ:

+ Bài phát biểu của các lãnh đạo

+ Đánh trống khai hội

+ Ý nghĩa của lễ hội?

...

Phần hội:

+ Gồm các hoạt động giải trí nào?

+ Ý nghĩa của mỗi hoạt động đó?

+ Cảm xúc của mọi người?

=> Đánh giá của em về toàn lễ hội?

KB: Tình cảm của em dành cho lễ hội

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
19 tháng 1 2023 lúc 20:33

Dàn bài cho bạn nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu Lễ hội Đền Hùng.

+ Nguồn gốc của Lễ hội này là gì?

Thân bài: 

+ Đó là ngày trọng đại gì hàng năm?

+ Lễ hội này diễn ra vào ngày nào?

-> 10/3 hàng năm.

+ Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa gì?

-> Tưởng nhớ công lao của những vua Hùng có công lập ra đất nước.

-> Thể hiện lòng biết ơn, giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt.

+ Vào ngày này, mọi người có những hoạt động gì?

-> Đầu tiên là đi đến đền làm lễ dâng hương, nhiều nơi có rước thần và cuối cùng là tế lễ.

-> Mọi người nghiêm túc làm lễ với lòng tưởng nhớ chân thành.

-> ...

Kết bài:

+ Cảm nhận của em về ngày Lễ này.

Bình luận (1)
Thuỳ Dương
Xem chi tiết
9323
29 tháng 1 2023 lúc 17:25

Về j thế bạnhum

Bình luận (0)
Thuỳ Dương
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
29 tháng 1 2023 lúc 17:48

Dàn bài cho bạn nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu Lễ hội Đền Hùng.

+ Nguồn gốc của Lễ hội này là gì?

Thân bài: 

+ Đó là ngày trọng đại gì hàng năm?

+ Lễ hội này diễn ra vào ngày nào?

-> 10/3 hàng năm.

+ Lễ hội Đền Hùng có ý nghĩa gì?

-> Tưởng nhớ công lao của những vua Hùng có công lập ra đất nước.

-> Thể hiện lòng biết ơn, giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt.

+ Vào ngày này, mọi người có những hoạt động gì?

-> Đầu tiên là đi đến đền làm lễ dâng hương, nhiều nơi có rước thần và cuối cùng là tế lễ.

-> Mọi người nghiêm túc làm lễ với lòng tưởng nhớ chân thành.

-> ...

Kết bài:

+ Tình cảm em dành cho ngày Lễ này.

Bình luận (0)
Vũ Huy Hiệu
Xem chi tiết
Lê Quang Minh
19 tháng 5 2021 lúc 16:27

Cần giải BT hãy lên Google

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
N.N.K.H | Nguyễn Ngọc Kh...
19 tháng 5 2021 lúc 16:27

Bạn vào đây và chọn bài mình thích : https://vndoc.com/ke-ve-le-hoi-den-hung-lop-3-199841

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trường Giang
16 tháng 3 2022 lúc 13:14

Hàng năm cứ đến ngày mùng 10/3 âm lịch là quê em lại diễn ra một lễ hội lớn, đó chính là lễ hội Đền Hùng. Trong không khí trang nghiêm những người dân từ khắp miền trên tổ quốc đã kéo về Đền Hùng để thắp hương cho các Vua Hùng thể hiện tấm lòng thành kính của mình. Buổi lễ hội đã để lại cho em những ấn tượng không thể nào quên.

Theo tuyến đường quốc lộ số 2 đi từ Việt Trì lên phải đi qua khu vực Bạch Hạc, rồi vào tới thành phố Việt Trì rồi tới Đền Hùng. Một vùng trung du với những ngọn núi cao, xanh ngút ngàn vô cùng hùng vĩ. Theo truyền thuyết xưa kia để lại có những đàn voi quy phục quay đầu về đất tổ.

Lễ hội Đền Hùng bao gồm những hoạt động nghệ thuật, văn hóa, những nghi thức truyền thống, hoạt động mang tính chất văn hóa dân gian như rước kiệu dân vua, dâng hương. Trong đó, có nghi thức dâng hương, người dân vùng Phú Thọ làm một chiếc bánh chưng và bánh giầy vô cùng lớn để dâng lên Vua cha của mình, thể hiện tấm lòng thành kính.

Đám rước kiệu được xuất phát từ chân núi rồi tới tất cả các Đền từ Đền Thượng tới Đền Trung, Đền Hạ và cuối cùng là Đền Giếng. Đó là một nghi thức dâng hương rước kiệu vô cùng tưng bừng với những tiếng trống, tiếng chiêng, rồi những người nam thanh nữ tú trong bộ quần áo tứ thân đầu đội khăn vấn hoa, hát những bài hát Xoan mang giai điệu cổ truyền dân tộc. Đi kèm đám rước kiệu là vô cùng nhiều cờ hoa võng lọng, đoàn người đi theo khuôn mặt ai cũng tưng bừng, náo nức, hò reo trong niềm vui khôn tả.

Dưới những đám lá xanh vô cùng xum xuê là những cây cổ thụ lâu năm, như cây mỡ, cây trò và âm thanh bay bổng của tiếng trống đồng Đông Sơn của dân tộc Việt Nam. Những tiếng trống vang lên như nhắc người dân chúng ta nhớ về một thời dựng nước đầy khó nhọc của các cha ông ta. Những trò chơi dân gian được tổ chức và lôi kéo nhiều người tham gia, khiến cho không khí lễ hội càng trở nên tưng bừng thiêng liêng hơn bao giờ hết.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
13 tháng 12 2023 lúc 20:08

a) Chuẩn bị (ví dụ với đề 2) 

- Xác định yêu cầu của đề: thuyết trình về lễ hội Ka-tê (Ninh Thuận). 

- Xem lại văn bản thuyết minh về lễ hội Ka-tê trong phần Thực hành đọc hiểu.

- Tim đọc thêm các tài liệu khác về lễ hội Ka-tê (sách, báo hoặc các bài viết trên trang Thông tin điện tử của Chính phủ; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận,..). Sưu tầm một số tranh, ảnh, video có liên quan.

b) Tìm ý và lập dàn ý 

- Tim ý theo các gợi dẫn sau:

+ Tên địa chỉ văn hoá là gì, ở địa phương / vùng miền nào?

→ Khu di tích đền Hùng, xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.

+ Mục đích và nội dung chính sẽ trình bày là gì?

→ Ý nghĩa lễ hội, thời gian tổ chức, quá trình diễn ra lễ hội cụ thể theo từng đền 

+ Đặc điểm của địa chỉ văn hoá đỏ thế nào?

→ Quy mô tổ chức, những nét văn hóa đặc sắc của đền Hùng, Phú Thọ.

+ Ý nghĩa của địa chỉ văn hoá đó đối với cuộc sống, con người là sao?

→ Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào.

- Lập dàn ý cho bài thuyết trình:

Mở đầu

Giới thiệu khái quát về lễ hội Ka-tế của người Chăm ở Ninh Thuận và mục đích của bài thuyết trình. Ví dụ: Thông qua việc giới thiệu những nét đặc sắc của lễ hội Ka-tô, mọi người hiểu rõ về văn hoá, tín ngưỡng, đời sống tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuận, từ đó, cũng góp phần gin giữ và phát huy những giá trị văn hoả tốt đẹp của dân tộc (mục đích).

Nội dung chính

+ Trình bày cụ thể các đặc điểm của lễ hội Ka-tệ, chẳng hạn: Tên gọi: thời gian, không gian tổ chức; phần lễ phân hội, ... Có thể đan cài các cảm nhận, đánh giá riêng của bản thân theo từng phần,

+ Trình bày ý nghĩa của lễ hội Ka-tế đối với cuộc sống, con người. Ví dụ: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bè bạn và cùng nhau tận hưởng những giây phút bình an, hạnh phúc.

Kết thúc

Khẳng định lại giá trị văn hoá chủ yếu của lễ hội Katê (giá trị về vật chất, tinh thần) đối với người Chăm nói riêng và với cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung.

c) Thực hành nói và nghe Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37). 

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
13 tháng 12 2023 lúc 20:08

* Bài nói mẫu tham khảo: 

     Truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của con người Việt Nam có từ nghìn xưa trở thành đạo lý và lẽ sống của các dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc nhưng ở đời nào, triều đại nào nhân dân ta đều không hề quên tổ chức lễ hội Đền Hùng. Đây là một lễ hội lớn mang tính quốc gia để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Như vậy phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta. Đó là ngày hội toàn quốc, toàn dân và trong tâm thức dân gian Việt Nam nó mang tính thiêng liêng cao cả nhất. Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương "trở về cội nguồn dân tộc" của hàng chục vạn người từ khắp các nơi trong nước và kiều bào sống ở nước ngoài.

     Khu di tích đền Hùng là một quần thể kiến trúc đẹp trên núi Nghĩa Lĩnh, tức núi Hùng, thuộc xã Huy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ. Khởi thủy các ngôi đền này đều được làm bằng đá để thờ các vị thần núi và các vị vua Hùng. Và từ đó đến nay, trải qua mấy nghìn năm lịch sử, qua các triều đại, các ngôi đền đều được nhân dân địa phương trông coi, sửa chữa, tôn tạo hoặc xây dựng để chống lại sự phong hoá của thời gian và do các cuộc chiến tranh tàn phá. Để có được những ngôi đền với diện mạo bề thế khang trang như ngày nay là kỳ tích và công sức của bao thế hệ con cháu duy tu bảo dưỡng. Các di tích này từ lâu đã trở thành một di sản văn hóa quý giá và là bảo tàng lịch sử của dân tộc ta.

     Mỗi công trình kiến trúc của di tích đền Hùng đều hàm chứa nội dung huyền thoại hòa lẫn hiện thực, theo dòng lịch sử chảy trôi, làm cho người đi hội hôm nay như thấy quá khứ và hiện tại quyện vào nhau. Khí thiêng sông núi như tôn thêm cho ngày hội non sông thêm rạng rỡ. Từ cổng tiền lớn (Đai môn) dưới chân núi, bức đại tự phía trên mang dòng chữ "Cao sơn cảnh hàng" (Núi cao đường lớn) vui vẻ chào đón mọi người. Vượt 225 ác xi măng, khách tới đền Hạ, nơi bà Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm con trai. Có lẽ đây là sự tích về nguồn gốc của người Việt Nam được cùng sinh ra một bọc. Vì vậy mà trong ngôn ngữ của ta, dân gian vẫn dùng hai tiếng "đồng bào" (cùng một bọc) cho đến tận ngày nay. Khi Âu Cơ sinh bọc trăm trứng thì Lạc Long Quân dẫn 50 người về xuôi còn Âu Cơ dẫn 49 con lên ngược, để lại người con trưởng làm vua, xưng là Hùng Vương, định đô ở Phong Châu. Vượt 168 bậc nữa là tới đền Trung. Tương truyền nơi đền Trung là chỗ xưa kia các vua Hùng thường họp bàn việc nước với các quan đại thần trong triều. Đây cũng là nơi nghỉ ngơi thoải mái của các vua Hùng cùng các tướng lĩnh sau những cuộc viễn du săn bắn dài ngày. Nơi đền Trung còn liên quan đến sự tích "bánh chưng, bánh dày" và cuộc thi cổ do vua Hùng Vương thứ 6 tổ chức nhằm mục đích tìm người nối ngôi. Lang Liêu là con trai út vì lòng hiếu thảo đã chế ra được hai loại bánh từ gạo nếp thơm là bánh chưng và bánh dày. Lại vượt 102 bậc nữa là tới đền Thượng. Tục truyền rằng ở thời Hùng Vương, các vua Hùng thường cùng các vị tướng soái hay tổ chức tế trời trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, để cầu khấn trời phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân chúng được ấm no hạnh phúc. Cũng tại khu vực đền Thượng, vua Hùng Vương thứ 6 đã lập bàn thờ Thánh Gióng để tưởng niệm người anh hùng làng Phù Đổng. Và sự tích Thục Phán dựng hai cột đá thề, khi được vua Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi cho và hứa tiếp tục sự nghiệp của các vua Hùng. Cạnh đền có ngôi mộ nhỏ, cổ kính được gọi là mộ Tổ. Đây chính là phần mộ của Hùng Vương thứ 6, dân gian dựa vào lời dặn của nhà vua lúc băng hà rằng: "Hãy chôn ta trên núi Cả, để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu muôn đời về sau". Từ đền Thượng, phóng tầm mắt về phía trước, khách chiêm ngưỡng 99 ngọn núi lớn nhỏ, hình bầy voi quỳ hướng về núi Mẹ – Nghĩa Lĩnh – uy nghiêm – riêng một con quay lưng lại, "ăn ở ra lòng riêng tư", đã bị mất đầu mãi mãi phải xa lìa bầy đàn, nguồn cội. Bài học bằng đá cho tới nay vẫn có giá trị nhắc nhở hậu thế về lòng hiếu nghĩa ở đời.

     Trở xuống đền Hạ, chếch về phía Đông Nam là đền Giếng. Tục truyền rằng ở thời Hùng Vương thứ 18, có hai nàng công chúa tên là Tiên Dung và Ngọc Hoa, theo vua cha đi kinh lý qua đây thường hay đến giếng nước trong vắt trốn này để soi gương chải tóc. Cả hai nàng công chúa đều đẹp người, đẹp nết đã có công dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, phát triển buôn bán trao đổi, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho muôn dân trăm họ. Nên để tưởng nhớ ơn hai vị công chúa, nhân dân đã xây dựng ngôi đền Giếng để thờ tự cúng lễ.

     Lễ hội đền Hùng là dịp giỗ tổ thiêng liêng. Bởi vì trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt đều tự hào là dòng giống Lạc Hồng, con Rồng cháu Tiên. Để rồi cứ mỗi độ xuân về người Việt lại nô nức hành hương về đất Tổ để tưởng nhớ công lao to lớn trong sự nghiệp mở nước và dựng nước, khai sáng nền văn minh Lạc Việt và lập nên nước Văn Lang cổ đại.

     Hội đền Hùng kéo dài từ mùng 8 đến ngày 11 tháng 3 âm lịch, mà mùng 10 là chính hội. Cũng như mọi lễ hội khác ở đồng bằng Bắc Bộ, ở lễ hội đền Hùng gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội. Phần tế lễ được cử hành rất trọng thể mang tính quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là "lễ tam sinh" (1 lợn, 1 dê và 1 bò), bánh chưng, bánh dày và xôi nhiều màu, nhạc khí là trống đồng cổ. Sau khi một hồi trống đồng vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo đến các cụ bô lão của làng xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương vào tế lễ trong các đền thờ, tưởng niệm các vua Hừng. Sau phần lễ là đến phần hội. Ở lễ hội đền Hùng năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh. Với sự xuất hiện của các đám rước linh đình mà không khí lễ hội trở nên tưng bừng náo nhiệt hơn. Các cỗ kiệu của các làng phải tập trung trước vài ngày thì mới kịp cuộc thi. Nếu như cỗ kiệu nào đoạt giải nhất của kỳ thi năm nay, thì đến kỳ hội sang năm được thay mặt các cỗ kiệu còn lại, rước lên đền Thượng để triều đình cử hành quốc lễ. Vì vậy, cỗ kiệu nào đoạt giải nhất thì đó là niềm tự hào và vinh dự lớn lao của dân làng ấy. Bởi họ cho rằng, đã được các vua Hùng cùng các vị thần linh phù hộ cho nhiều may mắn, nhân khang, vật thịnh… Tuy nhiên, để có được đám rước các cỗ kiệu đẹp lộng lẫy phải chuẩn bị rất công phu và chu đáo từ trước. Những khó khăn vất vả của dân làng đã thôi thúc họ vượt qua được để đến với cái linh thiêng cao thượng và hướng về Tổ tiên giống nòi. Đó là đời sống tâm linh của dân chúng, được biểu hiện rõ nét qua một hình thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian cổ truyền mang tính cộng cảm với cộng mệnh sâu sắc. Sinh hoạt văn hóa dân gian này đã thành nhu cầu không thể thiếu được đối với các cộng đồng làng xã cư trú quanh đền Hùng.

     Mỗi một đám rước kiệu có 3 cỗ kiệu đi liền nhau. Được sơn son thiếp vàng, chạm trổ rất tinh xảo. Sự bày biện trang trí trên cỗ kiệu cũng rất khéo léo và đẹp mắt. Cỗ kiệu đi đầu bày hương hoa, đèn nhang, trầu cau, chén nước và bầu rượu. Cỗ kiệu thứ 2 có đặt hương án, bài vị của Thánh, có lọng và quạt với nhiều sắc màu trang hoàng tôn nghiêm. Cỗ thứ 3 rước bánh chưng và bánh dày, 1 cái thủ lợn luộc để nguyên, đi sau 3 cỗ kiệu này là các vị quan chức và bô lão trong làng. Các vị chức sắc thì mặc áo thụng theo kiểu các bá quan triều đình, còn các cụ bô lão cũng mặc áo thụng đỏ, hoặc mặc quần trắng, áo the, đầu đội khăn xếp. Trong hội đền Hùng, nhân ngày giỗ Tổ có tiến hành nghi lễ hát thờ (tục gọi là hát Xoan). Đây là một lễ thức rất quan trọng và độc đáo. Dân gian truyền rằng hát Xoan xưa kia gọi là hát Xuân và điệu múa hát Xoan có từ thời Hùng Vương và được lưu truyền rộng rãi trong dân cư của các làng xã quanh vùng. Điệu múa hát Xoan này được nhiều người ưa thích, đặc biệt là bà Lan Xuân, vợ của vua Lý Thần Tông. Bà đã cảm nhận được âm hưởng dân ca đặc biệt và độc đáo của nó, nên bà đã cho sưu tầm và cải biên thành điệu hát thờ tại một số đền, đình làng thờ các vua Hùng.

     Ở đền Hạ có hát ca trù (gọi là hát nhà tơ, hát ả đào). Đây cũng là loại hát thờ trước cửa đình trong dịp hội làng, do phường hát Do Nghĩa trình diễn. Ngoài sân đền Hạ, ở nơi thoáng đãng có đu tiên. Mỗi bàn đu có hai cô tiên (cô gái Mường trẻ mặc đẹp) ngồi. Đu quay được là do các cô luân phiên lấy chân đạp đất. Đu tiên là trò chơi đẹp mắt, nhịp nhàng của phụ nữ. Xung quanh khu vực dưới chân núi Hùng là các trò diễn và trò chơi dân gian cổ truyền, diễn ra rất sôi động, được nhiều người tham dự như trò chơi ném côn, chơi đu, đầu vật, chọi gà,… Những trò đánh cờ người và tổ tôm điếm được các cụ cao niên tâm đắc. Còn các đám trai gái tụm năm, tụm ba trên các đồi đó trổ tài hát ví, hát trống quân hoặc hát đối đáp giao duyên…Tối đến có tổ chức hát chèo, hát tuồng ở các bãi rộng ngay cửa đền Hạ hoặc đền Giếng… Không khí ngày hội vừa trang nghiêm phấn khởi, vừa hào hứng sôi nổi đã làm rung động tâm khảm trái tim bao người đến dự hội.

     Lễ hội Đền Hùng là phong tục đẹp trong truyền thống của người dân đất Việt. Và từ rất lâu đời trong tâm thức dân gian, vùng đất Tổ đã trở thành "Thánh địa linh thiêng" của cả nước, nơi phát nguyên nguồn gốc dân tộc. Trải qua bao thời đại lịch sử tuy có lúc thịnh, lúc suy nhưng lễ hội đền Hùng vẫn được tổ chức. Điều này đã thể hiện rõ bản lĩnh phi thường và nền văn hiến rực rỡ, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Người dân hành hương về đất Tổ không hề có sự phân biệt tôn giáo, chỉ cần là người Việt Nam thì trong tâm khảm họ đều có quyền tự hào là con cháu muôn đời của vua Hùng. Bởi vậy, hễ ai là người Việt Nam nếu có sẵn tâm thành và lòng ham muốn hành hương về đất Tổ thì tự mình có thể thực hiện ước nguyện chính đáng đó một cách dễ dàng và thuận tiện.

     Hội đền Hùng hay giỗ tổ Hùng Vương là ngày hội quần tụ, ca ngợi sự hưng thịnh của nòi giống, là biểu tượng của tinh thần cộng đồng. Người đến hội mang theo lòng ngưỡng mộ sâu đậm về quê cha đất tổ, một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức người Việt Nam cho dù họ sống ở bất cứ phương trời nào.

Bình luận (0)
Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
28 tháng 3 2018 lúc 11:11

Nội dung văn bản ngắn gọn, cô đọng

Bình luận (0)
Nguyễn Cảnh Hùng
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Trinh
4 tháng 1 2019 lúc 8:02

Màu nền, vị trí và định dạng văn bản thống nhất trên mọi trang chiếu

Bình luận (0)
Phươngg Phương
Xem chi tiết
lê hà khánh linh
27 tháng 11 2018 lúc 21:07

google

Bình luận (0)
Tập-chơi-flo
27 tháng 11 2018 lúc 21:07

The Hùng Kings' Temple Festival (Vietnamese: Giỗ Tổ Hùng Vương or lễ hội đền Hùng) is a Vietnamese festival held annually from the 8th to the 11th days of the third lunar month in honour of the Hùng Vương or Hùng Kings. The main festival day - which is a public holiday in Vietnam since 2007 - is on the 10th day.
Although the official name is Death Anniversary of the Hung Kings (Vietnamese: Giỗ Tổ Hùng Vương), the date is traditional and does not mark any specific death date of any Hung King.
The purpose of this ceremony is to remember and pay tribute to the contribution of the Hung Kings who are the traditional founders of the nation and became its first emperors. Beginning as a local holiday, the Ceremony was recognized as a national holiday in 2007. In 2016, the total number of visitors to this year’s fest to seven million.
The ceremony takes place over several days, but 10th day of the month is considered the most important. A procession starts at the foot of the mountain, and stops at every small temple before reaching the High Temple. Here pilgrims offer prayers and incense to their ancestors.

Bình luận (0)
♌♋□ 📄&🖰
Xem chi tiết
An Phú 8C Lưu
22 tháng 11 2021 lúc 19:22

THAM KHẢO:

  Mỗi lễ hội có có những đặc trưng, có nét văn hóa riêng biệt. Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày Tuyên Quang là lễ hội như vậy. Lễ hội Lồng Tông “hội xuống đồng” rất phong phú cả về phần lễ và phần hội, có thể xem như một “Bảo tàng sống”, nói lên hoạt động phong phú, sinh động đời sống tâm linh của tộc Tày. Lễ hội Lồng Tông được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 25 tháng Giêng, tùy theo phong tục của từng địa phương mà tổ chức khác ngày nhau và thời gian thường kéo dài trong 3 ngày và tổ chức theo trình tự: Lễ rước, lễ đặt mâm tồng, lễ dâng hương, lễ tế thần, lễ cầu mưa, lễ dâng rượu, lễ hóa dâng văn tế để thể hiện sự biết ơn đối với thánh thần xin cho dân làng được may mắn, sức khỏe, mùa màng bội thu. Phần cuối có lễ Hạ điền, cày những đường cày đầu tiên của năm mới. Phần hội diễn ra với không khí náo nhiệt, vui tươi gồm nhiều trò chơi dân gian đặc sắc: Tung còn, múa lân, hát Then, Sli lượn, biểu diễn nghệ thuật, ... 

      Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày Tuyên Quang là nơi giao lưu giữa các loại hình văn hóa dân gian từ các nghi lễ, những câu truyện dân gian (huyền thoại, thần tích, các vị thần…) các làn điệu hát then, Sli, lượn, các trò chơi dân gian và các nghệ thuật trình diễn khác. Lễ hội này đã trở thành bức tranh mô tả tương đối toàn diện đời sống văn hóa cộng đồng của tộc người Tày Tuyên Quang; trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu được sau một năm làm lụng vất vả trên ruộng đồng. Việc tổ chức Lễ hội là dịp để mọi người nghỉ ngơi và đoàn tụ gia đình; gạt bỏ đi các điều ác để hướng tới cái thiện, làm tan đi những nỗi ưu tư, phiền muộn, lo lắng trong cuộc sống hằng ngày, để có sự thanh thản; đồng thời, cũng qua đó nhắc nhở, răn dạy con cháu biết ơn và tôn kính các vị thánh hiền, tiền nhân có công khai phá, xây dựng bảo vệ bản làng quê hương .     

     Năm 2012, Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày Tuyên Quang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia .

Bình luận (2)
lê thanh tình
22 tháng 11 2021 lúc 19:23

  Mỗi lễ hội có có những đặc trưng, có nét văn hóa riêng biệt. Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày Tuyên Quang là lễ hội như vậy. Lễ hội Lồng Tông “hội xuống đồng” rất phong phú cả về phần lễ và phần hội, có thể xem như một “Bảo tàng sống”, nói lên hoạt động phong phú, sinh động đời sống tâm linh của tộc Tày. Lễ hội Lồng Tông được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 25 tháng Giêng, tùy theo phong tục của từng địa phương mà tổ chức khác ngày nhau và thời gian thường kéo dài trong 3 ngày và tổ chức theo trình tự: Lễ rước, lễ đặt mâm tồng, lễ dâng hương, lễ tế thần, lễ cầu mưa, lễ dâng rượu, lễ hóa dâng văn tế để thể hiện sự biết ơn đối với thánh thần xin cho dân làng được may mắn, sức khỏe, mùa màng bội thu. Phần cuối có lễ Hạ điền, cày những đường cày đầu tiên của năm mới. Phần hội diễn ra với không khí náo nhiệt, vui tươi gồm nhiều trò chơi dân gian đặc sắc: Tung còn, múa lân, hát Then, Sli lượn, biểu diễn nghệ thuật, ... 

      Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày Tuyên Quang là nơi giao lưu giữa các loại hình văn hóa dân gian từ các nghi lễ, những câu truyện dân gian (huyền thoại, thần tích, các vị thần…) các làn điệu hát then, Sli, lượn, các trò chơi dân gian và các nghệ thuật trình diễn khác. Lễ hội này đã trở thành bức tranh mô tả tương đối toàn diện đời sống văn hóa cộng đồng của tộc người Tày Tuyên Quang; trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu được sau một năm làm lụng vất vả trên ruộng đồng. Việc tổ chức Lễ hội là dịp để mọi người nghỉ ngơi và đoàn tụ gia đình; gạt bỏ đi các điều ác để hướng tới cái thiện, làm tan đi những nỗi ưu tư, phiền muộn, lo lắng trong cuộc sống hằng ngày, để có sự thanh thản; đồng thời, cũng qua đó nhắc nhở, răn dạy con cháu biết ơn và tôn kính các vị thánh hiền, tiền nhân có công khai phá, xây dựng bảo vệ bản làng quê hương .     

     Năm 2012, Lễ hội Lồng Tông của dân tộc Tày Tuyên Quang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia .

Bình luận (1)
lê thanh tình
22 tháng 11 2021 lúc 19:34

Each festival has its own characteristics and culture. The Long Tong festival of the Tay ethnic group Tuyen Quang is such a festival. The Long Tong festival, "the festival to the field" is very rich in both the ceremony and the festival, which can be considered as a "living museum", expressing the rich and lively activities of the spiritual life of the Tay ethnic group. The Long Tong Festival is held from January 4 to 25, depending on local customs, the organization is different on different days and usually lasts for 3 days and is organized in the following order: The procession, the laying of the funeral tray, the incense offering ceremony, the worshiping ceremony to the gods, the praying ceremony for rain, the wine offering ceremony, the cultural offering ceremony to express gratitude to the gods, for the villagers to have luck, good health, abundant crops. The last part has the Ha Dien festival, plowing the first plow lines of the new year. The festival took place with a lively and joyful atmosphere, including many unique folk games: Tung con, lion dance, Then singing, Sli luon, art performances, ... The Long Tong Festival of the Tay ethnic group in Tuyen Quang is a place for exchanges between various types of folklore from rituals, folk stories (legends, myths, gods, etc.), then singing tunes, Sli, glide, folk games and other performing arts. This festival has become a relatively comprehensive description of the community cultural life of the Tay ethnic group Tuyen Quang; become an indispensable spiritual and cultural routine after a year of hard work in the fields. The organization of the Festival is an occasion for people to rest and reunite with their families; get rid of evil to move towards good, melt away worries, sorrows, worries in daily life, to have serenity; At the same time, it also reminds and teaches children to be grateful and respectful to the sages and ancestors who have openly discovered, built and protected their homeland. In 2012, the Long Tong Festival of the Tay ethnic group in Tuyen Quang was recognized as a National Intangible Cultural Heritage by the Ministry of Culture, Sports and Tourism.

Bình luận (0)