Trình bày thí nghiệm cho biết thân cây dài ra do bộ phận nào
Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào
Thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào: Gieo một số hạt đậu xanh (đậu tương, đậu đen,…) vào chậu đất ẩm. Chăm sóc bình thường đến khi cây ra lá thứ nhất. Chọn 6 cây có chiều cao tương đối bằng nhau, ngắt ngọn 3 cây. Tiếp tục chăm sóc bình thường. Sau 3 ngày, đo chiều cao thân của 6 cây sẽ thấy cây không bị ngắt ngọn tiếp tục cao lên còn các cây bị ngắt ngọn thì thân không cao lên được. Từ đó cho phép kết luận: thân cây dài ra là do chồi ngọn.
Thân cây dài ra do bộ phận nào?Trình bày thí nghiệm để chứng minh.
Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:" Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân."
(Sinh 6)
a)
Thí nghiệm để biết cây dài ra do đâu. Có thể gieo một số hạt đậu xanh hay lạc vào chậu đất ẩm. Khi cây cao độ 6 - 8cm thì ngắt ngọn một số cây, số cây còn lại đế nguyên. Để cây ra chỗ sáng. Sau vài ngày, quan sát thấy cây không bị ngắt ngọn tiếp tục cao lên còn các cây bị ngắt ngọn thì thân không cao lên được. Từ đó cho phép kết luận: thân cây dài ra là do chồi ngọn.
b)
Ý nghĩa của câu tục ngữ “một hòn đất nỏ bằng giỏ phân” là: Khi được phơi nỏ, nước trong đất bốc hơi hết nhường chỗ cho không khí, tạo điều kiện cho rễ hô hấp tốt, hút được nhiều muối khoáng. Mặt khác, khi đất được phơi nỏ thì nhiều trứng sâu bệnh, mầm cỏ dại cũng bị diệt tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.
mình chỉ hiểu câu thứ hai thôi.
đất nỏ có rật nhiều chất dinh dưỡng gấp trăm lần chất dinh dưỡng của phân nên có câu tục ngữ đó
Thảo luận:
- So sánh chiều cao của hai nhóm cây trong thí nghiệm: Ngắt ngọn và không ngắt ngọn.
- Từ thí nghiệm trên hãy cho biết thân dài ra do bộ phận nào?
- Xem lại bài 8 “Sự lớn lên và phân chia tế bào” giải thích vì sao thân dài ra được?
- Sau khi kết thúc thí nghiệm : Cây không bị ngắt ngọn sẽ cao hơn cây bị ngắt ngọn.
- Từ thí nghệm trên cho thấy thân dài ra là do ngọn cây.
- Thân cây dài do được do sự phân chia của mô phân sinh ngọn.
Câu 1: Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào?
Thí nghiệm để biết cây dài ra do đâu. Có thể gieo một số hạt đậu xanh hay lạc vào chậu đất ẩm. Khi cây cao độ 6 - 8cm thì ngắt ngọn một số cây, số cây còn lại đế nguyên. Để cây ra chỗ sáng. Sau vài ngày, quan sát thấy cây không bị ngắt ngọn tiếp tục cao lên còn các cây bị ngắt ngọn thì thân không cao lên được. Từ đó cho phép kết luận: thân cây dài ra là do chồi ngọn.
Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
Câu 1. Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào.
Câu 2. Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn. những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ.
Câu 1. Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào.
Trả lời:
Thí nghiệm để biết cây dài ra do đâu. Có thể gieo một số hạt đậu xanh hay lạc vào chậu đất ẩm. Khi cây cao độ 6 - 8cm thì ngắt ngọn một số cây, số cây còn lại đế nguyên. Để cây ra chỗ sáng. Sau vài ngày, quan sát thấy cây không bị ngắt ngọn tiếp tục cao lên còn các cây bị ngắt ngọn thì thân không cao lên được. Từ đó cho phép kết luận: thân cây dài ra là do chồi ngọn.
Câu 2. Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn. những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ.
Trả lời:
Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.
* Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.
Ví dụ. bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông... được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.
Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa. ngô, đay. xoan... thì không bấm ngọn.
* Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.
Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tia cành sẽ cho cây mọc thẩng. thân to, gỗ tốt hơn.
1.Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
2.
- Bấm ngọn giúp cây ra nhiều hoa,quả hơn.
- Tỉa cách giúp cây phát triển chiều cao.
Trình bày thí nghiệm để biết được cây dài ra nhờ bộ phận nào?
Các bạn giải giúp mình và cho mình hỏi là khi làm bài thi có cần Kết Quả hay Kết Luận gì không ạ?
Xin hãy giúp mình!!! |
Thí nghiệm : Chuẩn bị 2 cây bạch đàn nhỏ khoảng 7 cm ở trong túi ươm cây dống và phân, nước, dao kéo để chăm sóc cây .
Tiến hành : đặt cây bạch đàn thứ nhất vào nơi không có ánh sáng , và không chăm sóc thường xuyên, Còn cây bạch đàn thứ 2 đặt ra ngoài ánh nắng chăm sóc tưới tiêu cẩn thận .Sau 1 tháng ta thấy cây bạch đàn thứ 1 khô héo chết không phát triển ( không dài ra ), còn cây thứ 2 tươi tốt phát triển to và dài ra .
Kết luận : Cây dài da nhờ các bộ phận lá cây có thể quang hợp , và rễ cây hút chất dinh dưỡng từ đất nên thân cây phát triển khiến cây dài ra .
-Gieo hạt đậu vào khay có cát ẩm cho đến khi cây ra lá thật thứ nhất
-chọn 6 cây đậu cao bằng nhau.ngắt ngọn 3cây (ngắt từ đoạn có 2lá thật)
-sau 3 ngày đo đo lại chiều cao của 3 cây ngắt ngọn và 3 cây ko ngắt ngọn,so sánh chiều cao của cây ở mỗi nhóm.
Cần có kết quả cũng như kết luận nữa bạn nha
So sánh chiều cao của 2 nhó cây
+ nhóm cây ngăt ngọn
+ nhóm cây k ngắt ngọn
- Từ thí nghiệm trên , hãy cho biết thân dài ra do bộ phận nào ?
- Hãy giải thích vì sao thân dài ra đc?- Khi trồng đậu , bông , cà phê trước lúc cây ra hoa , tạo ủa người ta thường ngắt ngọn vì :......................
- Trồng cây lấy gỗ , lấy sợi , lấy vỏ , người ta thường tỉa cành sâu mà k bấm ngọn vì ........
So sánh chiều cao của 2 nhóm cây
+ nhóm cây ngăt ngọn
+ nhóm cây k ngắt ngọn
=> Chiều cao của cây ngắt ngọn thấp hơn cây không ngắt ngọn.
- Từ thí nghiệm trên , hãy cho biết thân dài ra do bộ phận nào ?
=> Thân dài ra do phần ngọn ( Mô phân sinh ngọn)
- Hãy giải thích vì sao thân dài ra đc?
Vì ở phần ngọn có mô phân sinh ngọn, các tế bào ở mô phân sinh ngọn phân chia và lớn lên làm cho thân dài ra. (Ở các cành cũng có hiện tượng như ở ngọn cây).
- Khi trồng đậu , bông , cà phê trước lúc cây ra hoa , tạo ủa người ta thường ngắt ngọn vì :
+ Khi bấm ngọn cây, cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển.
+ Tỉa cành xấu, cành sâu kết hợp với bấm ngọn, để thức ăn dồn xuống các cành còn lại làm cho chồi, hoa, quả, lá phát triển.
- Trồng cây lấy gỗ , lấy sợi , lấy vỏ , người ta thường tỉa cành sâu mà k bấm ngọn vì cây mọc cao mới cho nhiều gỗ, nhiều sợi. Cần thường xuyên tỉa cành xấu, cành sâu để chất dinh dưỡng được tập trung vào thân chính, làm cho thân dài ra.
-Thân cây dài ra là do chồi ngọn
-Vì phần chồi ngọn có mô phân sinh ngọn phân chia và lớn lên làm cho thân dài ra
-Để cây không lên cao, chất dinh dưỡng dồn xuống chồi hoa, chồi lá phát triển
-Đối với cây lấy gỗ, lấy sợi thì không bấm ngòn vì phải để cây cao mới cho gỗ tốt, sợi tốt
-Thân cây dài ra là do chồi ngọn
-Vì phần chồi ngọn có mô phân sinh ngọn phân chia và lớn lên làm cho thân dài ra
-Để cây không lên cao, chất dinh dưỡng dồn xuống chồi hoa, chồi lá phát triển
-Đối với cây lấy gỗ, lấy sợi thì không bấm ngòn vì phải để cây cao mới cho gỗ tốt, sợi tốt
Câu 1: Nêu các điểm giống và khác nhau cuả rễ cọc và rễ chùm
Câu 2: Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây
Câu 3: Kể tên những loại rễ biến dạng
Câu 4: Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào
Câu 5: Bấm ngọn tỉa cành có lợi gì
Câu 6: Những loại cây nào bấm ngọn tỉa cành ? Cho ví dụ
Câu 7: Có mấy kiểu xếp lá trên cây ? Cho ví dụ
Câu 8: Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào ? Nêu chức năng của từng phần
Câu 9: Trình bày thí nghiệm cây thoát hơi nước qua lá
câu 8
Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.
* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.
Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.
Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.
* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.
Câu 1: Trả lời:
Rễ cọc có một rễ chính và nhiều rễ con mọc chung quanh ,thường có ở cây 2 lá mầm như cải, đậu xanh ,mít , ổi.........* Nước: nước rất cần cho các hoạt động sống của cây. Cây thiếu nước các quá trình trao đổi chất có thể bị ngừng trệ và cây chết. Nhu cầu nước của cây luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào các loài cây, các thời kì phát triển của cây và điều kiện sống (nhất là thời tiết).
* Muối khoáng: muối khoáng cũng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cần nhiều loại muối khoáng khác nhau (muối đạm, muối lân. muối kali). Nhu cầu muối khoáng của cây cũng thay đổi tùy thuộc vào các loài cây và các thời kì phát triển của cây Ví dụ, cây lấy quả lấv hạt (lúa, ngô, cà chua...) cần nhiều phôtpho và nỉtơ, cây trồng lấy thân lá (các loại rau. đay. gai..) cần nhiều đạm và cây trồng lấy củ (khoai lang, củ cải, cà rốt...) thì cần nhiều kali...
Câu 3: Trả lời:
Các loại rễ biến dạng:
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
Câu 1
*giống: Đề có chức năng:
-Hút nước và muối khoáng cung cấp cho cây
-Đối với những cây mọc ở trên đất giúp cây bám vững
* Khác
- Rễ cọc là bộ rễ cây có rễ cái to đâm thẳng xuống và nhiều rễ con nhỏ hơn, đâm nghiêng vào đất.
- Rễ chùm gồm nhiều rễ gần bằng nhau mọc toả ra từ một góc thân tạo thành một chùm.
Câu 3. Các bộ phận của hoa? Chức năng của từng bộ phận. Vai trò của hoa.
Câu 4. Thế nào là hoa đơn tính, hoa lưỡng tính?
Câu 5. Thụ phấn là gì? Đặc điểm của hoa thu phấn nhờ sâu bọ.
Câu 6. Trình bày thí nghiệm về sự dẫn nước và chất khoáng của thân.
Câu 7. Trình bày thí nghiệm chứng minh về sự dài ra của thân.
Câu 8. Em hãy mô tả quy trình ươm mầm giá đỗ. Em hãy thực hiện việc ươm mầm giá đỗ
tại nhà để có những cây giá sạch và an toàn cho sức khỏe.
- Yêu cầu: cây giá phải trắng, ngọn lá không có màu xanh, hạt không có màu tím.
- Có thể gieo trong thùng xốp có cát hoặc ươm với nước
mình gửi olm vì cái web hoc24.vn nó bị lỗi đăng nhập rồi
Câu 3 :
Các bộ phận của hoa là :đài , tràng , nhị , nhuỵ.
Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhuỵ
Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.
Nhuỵ có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.
Nhị và nhuỵ là bộ phận quan trọng nhất của hoa vì chúng là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
Câu 4 :
- Hoa lưỡng tính: hoa có cả nhị và nhụy trên cùng 1 hoa.
VD: hoa bưởi, hoa cải,...
- Hoa đơn tính: hoa có nhị hoặc nhụy trên 1 hoa.
VD: hoa mướp, hoa bí,..
Câu 5 :
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
- Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ:
* Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ là: hoa thường có màu sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.
VD: hoa bí ngô, hoa mướp, hoa vừng...
Câu 6 :
2 cành hoa màu trắng vào 2 cốc nước.
- Cốc A: nước có pha mực đỏ.
- Cốc B: nước trong
- Để ra chỗ thoáng gió.
Kết quả:
-Cốc A: Cánh hoa chuyển sang màu đỏ.
-Cốc B: Cánh hoa không đổi màu.
Câu 7 :
Chuẩn bị: Cây xanh con, chậu cây, đất tơi xốp, nước và phân bón.
Tiến hành thí nghiệm:
Đầu tiên đo chiều dài thân cây xanh con là bao nhiêu cm rồi ghi vào một quyển tập , sau đó trồng cây xanh con và chậu cây đã bỏ đất tơi xốp vào, đặt cây ở nhiệt độ ánh sáng thích hợp, hằng ngày chăm bón và tưới nước cho cây. Sau một thời gian ( 1 tuần lễ chẳng hạn), đo lại chiều dài của cây.
Kết quả thí nghiệm:
Chiều dài thân cây đã dài hơn so với khi mới trồng. Chứng tỏ có sự dài ra của thân cây sau một thời gian chăm bón tốt.
Ghi kết quả báo cáo trình bày lên thầy cô.
Câu 8 :
Bước 1: Đỗ xanh ngâm nước lạnh qua đêm từ 6 - 8 tiếng
Bước 2: Cho đỗ xanh đã ngâm vào rổ, dùng khăn phủ lên, lấy 1 chiếc đĩa đặt lên trên sau đó cho cả rổ vào trong nồi hoặc chậu để ủ trong bóng tối. Mỗi ngày sáng, tối nhúng cả rổ vào chậu nước khoảng 5 phút rồi vớt ra để hết nước và lại cho vào chỗ tối.
Bước 3: Thu hoạch giá đỗ sau 2 - 3 ngày. Dùng kéo cắt hết các lớp rễ đâm ra ngoài chiếc khăn để dễ thu hoạch và vệ sinh, chuẩn bị cho mẻ ủ mới.
Giá đỗ ủ bằng rổ nhựa hoặc rổ tre sẽ cho những mầm chắc, to và mập. Khi ủ các bạn nên để chỗ tối, sạch sẽ để có mẻ giá trắng và đẹp.