Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Quang Vinh
Xem chi tiết
Nguyễn Chi Lan
Xem chi tiết
trịnh an khang
27 tháng 11 2019 lúc 21:34

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Đến với nước Nhật Bản có chiếc áo Ki-mô-nô, Hàn quốc có chiếc Han-bok, người Hoa có chiếc xườn xám…Còn với Việt nam chúng ta từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống.

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đấu tranh dựng nước và giữ nước, đố cũng chính là khoảng thời gian tàn phá đi những giá trị văn hóa của dân tộc. Chính bởi vậy mà không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy có từ bao giờ và hình dáng của nó ra sao. Khi đọc đến cuốn “ Kể chuyện chín Chúa mười ba vua thời Nguyễn” của Tôn Thất Bình, người ta đã tìm thấy lịch sử ra đời của chiếc áo dài là vào khoảng thế kỉ thứ 18. Ban đầu chiếc áo dài còn thô sơ nhưng nó rất kín đáo, là sản phẩm có tính chất dung hòa của hai miền Bắc- Nam. Từ đó đến nay chiếc áo dài không ngừng được hoàn thiện và trở thành thứ y phục dân tộc mang tính thẩm mĩ cao.

Bộ áo dài gồm hai bộ phận quần và áo. Áo dài lại gồm ba bộ phận là cổ áo, tay áo, thân áo. Cổ áo trước kia người ta thường may cổ cao từ 4- 5 phân , lót một miếng vải ở trong cho cứng tạo nên sự kín đáo trang trọng của chiếc áo dài.Ngày nay trong chiếc cổ áo đã có nhiều thay đổi tạo nên sự phong phú đa dạng mà thuận lợi cho người đọc. Các nhà thiết kế đã sáng tạo ra nhiều kiểu cổ áo dài khác nhau như cổ ba phân, cổ tròn, cổ thuyền góp phầ tô thêm vẻ đẹp, làn da trắng cho người mặc. Tay áo thường được may tay dài đến mắt cá tay, phần dưới hơi loe ra để tạo cảm giác mềm mại, hiện nay có nhiều chiếc áo dài được thiết kế với nhiều kiểu tay lỡ, tay được may bằng chất liệu vải von rất điệu đà. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Ngày nay các nhà thiết kế còn sáng tạo ra khóa áo ở thân sau vừ thuận tiện vừa kín đáo mà tạo sự mềm mại cho dáng áo. Quần dài được may ống rộng, trùng sát đất. Quần thường được may đồng màu với áo hoặc màu quần được lựa chọn sao cho phối hợp hài hòa và làm nổi bật dáng áo. Chất liệu may áo dài thường là loại vải lụa tơ tằm, lụa tổng hợp, nhung, the, gấm, vải càng nhẹ và mỏng thì khi lên áo càng thanh thoát. Ngày nay áo dài thường được trang trí thêm nhiều phụ kiện như ren, voan, kim tuyến, cườm,…

Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục, mang trong mình quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Các cô gái Việt trở nên đẹp hơn, duyên dáng hơn, tế nhị hơn khi mặc trên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Chính vì thế mà trong những ngày Tết khi đón tiếp khách đặc biệt là khác quốc té, phụ nữ Việt lại tự hào chọn cho mình bộ áo dài đẹp nhất để mặc. Trong các cuộc thi hoa hậu Việt Nam hay hoa hậu thế giới người Việt, khán giả đều có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người phụ nữ khi mặc trên mình bộ áo dài truyền thống. Nhiều trường trung học phổ thông ở miền Nam còn quy định học sinh nữ phải mặc áo dài trắng đến trường, áo dài vì thế trở thành trang phục học đường hết sức hồn nhiên, trong sáng.

Cùng với chiếc nón lá, áo đã trở thành một biểu tượng tôn vinh vẻ đẹp Việt. Nó cũng đi vào thơ ca, nhạc họa như một đề tài khơi gợi cảm xúc cho các nghệ sĩ. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.



 

Khách vãng lai đã xóa
Po Nguyen
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
22 tháng 11 2016 lúc 20:33

Bạn có thể tham khảo tại đây:

http://dethi.violet.vn/present/show/entry_id/10832961

Thời Sênh
26 tháng 12 2018 lúc 13:35

Thấm thoát thời gian trôi qua lặng lẽ ,tôi nhận ra mùa thu đã qua và thay vào đóc là một mùa đong giá lạnh ,tôi bước xuống giường và đôi bàn chân lạnh buốt .Bất chợt mẹ tôi bảo
:”Hôm nay ,trời lạnh con mặc áo đòng phục vào cho ấm”.Nhìn chiếc áo tôi thấy chiếc áo rất đẹp bởi lẽ nó cò màu xanh thẫm ,mà màu xanh thẫm là màu mà tôi thích nhất

Chiếc áo đòng phục của tôi có hai màu phần trên là màu trắng ,phần dưới là màu xanh thẫm.Vải áo mền mại ,mặc chiếc áo lên tôi rất thấy tiện cho các hoạt đọng của trường lớp.Aó có hai lớp lên mặc rất ấm.Chiếc áo đòng phục của tôi ,phần dưới áo có hai túi chéo có viền xanh nổi bật trên nền vải màu trắng.Ở trong áo được bọc bởi lớp vải li –long
Có màu xẫm để giữ sạch sẽ,nách áo rộng,tay áo không quá dài nên đủ đẻ mặc một chiếc áo len ở bên trong.Phía bên tay trái của áo có gắn phù hiệu của trường .Mỗi khi lấy chiếc áo ra khỏi tủ tôi rất hãnh diện vì mình là học sinh của trường THCS Cam Gíá Thành Phố Thái Nguyên .Trên mác có hình hai bông lúa cùng với hình ảnh quyển vở và ngọn đuốc thể hiện ánh sáng niềm tin,tri thức ,khoa học và sự phát triển của nông nghiệp.Đưa tri thức công nghệ hiện đại vào trong nông nghiệp .Tuy đơn giản nhưng phù hiệu là những lời súc tích ,ý nghĩa nhất của trường dành cho chúng ta ,mong chúng ta sẽ thành công trên con đường học tập .Ngoài ra tôi còn dành một chút thời gian đẻ tìm hiểu về nguồn gốc của chiếc áo đồng phục này và tôi tìm hiểu được rằng chiếc áo đòng phục này được sản suất từ công ti may Chiến Thắng.Một việc nữa mà tôi phải phủ nhận rằng chiếc áo đồng phục mùa đông này giảm sự phân biệt giàu nghèo ,đồng phục làm giảm chi tiêu tài chính ,là cách giúp gia đình giảm chi phí cho quần áo đi học .”Nhưng làm thế nào đẻ quần áo sử dụng được lâu nhỉ.”Chúng ta không lên dùng nước nóng đẻ giặt,không ngâm áo với quần áo sẫm màu ,áo giặt xong phải phơi thẳng ra và cuối cùng là không được là áo quá lâu để áo không bị hỏng.

Nhờ có chiếc áo đồng phục mùa đong mà chúng ta có chiếc áo ấm để mặc đến trường trong những ngày thời tiết giá lạnh.Nó luôn là người bạn thân gắn bó với chúng ta trong suốt quá trình mà chúng ta đi học ,tôi sẽ coi nó như mội người bạn và tôi sẽ giữ gìn bảo quản nó mội cách cẩn thận.

Xem chi tiết
Dương Gia Huy
6 tháng 10 2021 lúc 19:36

Mình không biết

Mình sách khác: sách cánh diều

Không có bài này nên không biết, bạn thông cảm

Khách vãng lai đã xóa
Lily Trần
6 tháng 10 2021 lúc 20:10

-Năm sáng tác : 1978

-Xuất xứ của văn bản : In trong tập "Lời ru trên mặt đất"

Khách vãng lai đã xóa
Lộ Yến Nhi
6 tháng 10 2021 lúc 19:55

Xuất xứ : Trích từ Lời ru trên mặt đất (1978)

Cái này cũng phải học á

Khách vãng lai đã xóa
Keisha_Moon
Xem chi tiết
Duc Loi
29 tháng 5 2019 lúc 7:14

Gọi giá cái áo sơ mi cộc tay xuất khẩu là a, giá cái áo sơ mi dài tay xuất khẩu có giá là b

Ta có : \(\hept{\begin{cases}b=40000+a\\7b+4a=1215000\end{cases}\Leftrightarrow}\hept{\begin{cases}b=40000+a\\7.\left(40000+a\right)+4a=1215000\end{cases}}\)

\(\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}b=40000+a\\280000+7a+4a=1215000\end{cases}}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}b=40000+a=125000\\a=\frac{1215000-280000}{11}=85000\end{cases}}\)

Vậy giá cái áo sơ mi cộc tay xuất khẩu là 85000 đồng, giá cái áo sơ mi dài tay xuất khẩu là 125000 đồng.

Keisha_Moon
Xem chi tiết
T.Anh 2K7(siêu quậy)(тoá...
29 tháng 5 2019 lúc 8:00

Gọi giá tiền của 1 áo sơ mi dài tay là:a (đồng)

Goi giá tiền của 1 áo sơ mi cộc tay là:b (đồng)

\(\Rightarrow a-b=40000\)

Ta có:\(7\times a+4\times b=1215000\)

\(\Rightarrow7\times a+4\times b-11\times b=1215000-11\times b\)

\(7\times a-7\times b=1215000-11\times b\)

\(7\times\left(a-b\right)=1215000-11\times b\)

\(7\times40000=1215000-11\times b\)

\(280000=1215000-11\times b\)

\(11\times b=1215000-280000\)

\(11\times b=935000\)

\(b=935000:11\)

\(\Rightarrow b=85000\)

\(\Rightarrow a=40000+85000=125000\)

Vậy giá tiền của 1 áo sơ mi dài tay là:125000 đồng 

giá tiền của 1 áo sơ mi cộc tay là:85000 đồng

Đây là cách giải cấp 2 của bọn mk

Học tốt

Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
7 tháng 3 2018 lúc 16:14

Cây gậy phơi quần áo của Hằng dài số đề-xi-mét là:

18 + 4 + 2 = 24 (dm)

Đáp số: 24 dm.

An Hy
Xem chi tiết
Đặng Quỳnh Ngân
23 tháng 10 2016 lúc 10:48

1. khi giũ mạnh quần áo là đang chuyển động bị dừng lại đột ngột

làm xuất hiện lực quán tính, lực quán tính này làm nước văng ra ngoài

2. quãng đuong ng2 chạy trg 1,5h là;

s =vt = 15.1,5 = 22,5km

vận tốc ng1 chạy la;

v = s/t = (22,5+4,5)/1,5 = 18km/h

Miamoto Shizuka
Xem chi tiết
Phương Anh (NTMH)
3 tháng 8 2016 lúc 14:26

Diana sinh vào ngày 1 tháng 7 năm 1961 tại Sandringha, Norfolk trong một gia đình quý tộc quyền quý. Bà là con thứ tư trong số năm người con của tử tước Althorp và bá tước (earl) Spencer. Dòng họ Spencer là một trong những gia đình danh tiếng lâu đời nhất tại Anh và có mối quan hệ mật thiết với hoàng tộc.

Vào năm Diana được 8 tuổi, bố mẹ của bà ly dị nhau vì mẹ bà có quan hệ bất chính với một người đàn ông khác. Diana sống với mẹ ở London trong lúc cha mẹ ly thân. Nhưng sau đó bố của bà là ông John Spencer đã lấy lại được quyền nuôi nấng Diana. Ban đầu bà học ở Riddlesworth Hall gần Diss, Norfolk, sau đó học nội trú The New School at West Heath, tại Sevenoaks, vùng Kent.

Diana đã từng có cơ hội được chơi đùa với hoàng tử Andrew và hoàng tử Edward khi còn nhỏ, trong khoảng thời gian gia đình bà mướn Park House, thuộc sở của Nữ hoàng Elizabeth II và nằm trong khu gia trang Sandringham.

Diana bắt đầu có được cơ hội làm quen với thái tử Charles vào tháng 11 năm 1977 tại một cuộc đi săn do gia đình Spencer tổ chức. Cô rất được lòng gia đình hoàng tộc và họ đã sớm chỉ định cô bước lên ngôi vị hoàng hậu tương lai.

Là một gia đình quý tộc lâu đời tại Anh, gia đình Spencer có những điều kiện tốt nhất để làm sui gia với gia đình nữ hoàng. Ngoài ra người vợ sắp cưới của thái tử Wales phải có một nền giáo dục theo đạo Tin lành và phải là trinh nữ. Cả hai điều kiện này Diana đều có đủ.

Về hai phía lẫn hoàng tộc cũng như gia đình Spencer đã tạo nhiều cơ hội để Diana có dịp gặp gỡ và tiếp xúc thân mật hơn với thái tử Wales. Động thái gấp rút của gia đình hoàng gia khiến cho giới báo chí đồn đoán rằng họ đang cố gắng che giấu vụ việc của Camilla Parker Bowles. Đây là người phụ nữ mà thái tử Charles thật sự yêu mặc dù Camilla đã có chồng. Thái tử Charles đã tỏ tình với Camilla vào năm 1972, nhưng cô đã không chấp nhận vì e sợ cuộc sống hoàng gia bó buộc. Vào đầu năm 1973, Camilla lên xe hoa với một thiếu tá quân đội, bỏ lại mối tình tuyệt vọng cùng vết thương lòng khó nguôi trong tim của thái tử Charles

 

 cuoc doi dam nuoc mat cua cong nuong diana - 1

 

Khi Diana hạ sinh hoàng tử William, cuộc hôn nhân bắt đầu căng thẳng vì Charles luôn tỏ ra thái độ nhớ nhung về Camilla Parker Bowles.

Diana và Thái tử Charles hẹn hò với nhau trong khoảng thời gian gần 3 năm. Và cuối cùng, vào ngày 29-7-1981, họ chính thức kết hôn. Đám cưới thần tiên như trong truyện cổ tích của Thái tử Charles với Công nương Diana được truyền hình trực tiếp đến 750 triệu người xem trên toàn cầu.

Họ mang giày lụa thêu, mũ miện kim cương, một chiếc xe do ngựa kéo bằng thủy tinh. 2,500 quan khách được mời đến bởi thiệp mời đóng tem vàng. Hơn 6,000 quà tặng được chuyển đến cung điện St. James. Bộ áo cưới may tay với 40 mét lụa với chất vải sợi được trồng và dệt tại nông trại nước Anh. Nhẫn cưới 18karat chung quanh có đính 14 hạt kim cương, trị giá đến 63,000 USD vào thời điểm đó.

 

Một năm sau hôn lễ, bóng tối của cuộc hôn nhân cổ tích bắt đầu được phơi bày, Diana cho biết, ngay lúc bước chân lên đường đến nhà thờ làm lễ, Công nương đã biết Charles chưa bao giờ thôi yêu Camilla Parker Bowles. “Có tới ba người trong cuộc hôn nhân nầy vì vậy chúng tôi cảm thấy hơi chật chội”, bà trả lời với giới báo chí.

Khi Diana hạ sinh hoàng tử William, cuộc hôn nhân bắt đầu căng thẳng vì Charles luôn tỏ ra thái độ nhớ nhung về Camilla Parker Bowles. Trớ trêu thay, chồng của Camilla là thiếu tá Andrew Parker Bowles cũng chính là một người bạn thân của Thái tử Charles. Vì thế, khi nghe được tin Thái tử vẫn còn mơ mộng với vợ mình, tình bạn giữa họ cũng đã xấu đi nhanh chóng.

Vào năm 1972, trong một bữa tiệc, Camilla đã tuyên bố một câu nổi tiếng với Thái tử Charles: “Bà cố của tôi là người tình của ông cố của anh, tôi cảm thấy chúng ta có những thứ chung”. Bà cố và ông cố của hai người yêu nhau khi cả hai đều có gia đình. Câu nói này cũng đã thể hiện rằng Camilla ít nhiều cũng mong muốn có quan hệ bất chính với Charles dù là người phụ nữ đã có chồng.

Hạnh phúc gia đình của Diana và Charles bắt đầu trở nên không thể cứu vãn.

Diana bị khủng hoảng tinh thần, rơi vào trầm cảm, kèm theo chứng rối loạn ăn uống làm cho cô dâu 20 tuổi suy sụp tinh thần và giảm cân thê thảm.

Thậm chí vào năm 1994, khi trả lời phỏng vấn của đài BBC, Thái tử Charles cho biết ông và Camilla vẫn thường đi lại với nhau. Sau đám cưới với Diana, ông chỉ chờ cho cuộc hôn nhân đổ vỡ để ông trở về với Camilla. Từ đó người ta biết rằng Charles chưa bao giờ yêu Diana cả. Ông bị ép cưới vợ vì muốn có con nối dòng cho gia đình hoàng tộc.

Cuối năm 1987, có một khoảng thời gian cặp vợ chồng này không ở chung với nhau liên tiếp đến 37 ngày. Đó là vì Diana bận cặp kè với những người đàn ông khác, trong đó có bác sĩ người gốc Pakistan là Hasnat Khan. Họ xem việc “Ông ăn chả bà ăn nem” như một thú vui ngoài hôn nhân.

 

Một cựu thư ký của Diana là Michael Gibbins đã tiết lộ một số thông tin gây sốc. Công nương Diana đã có quan hệ tình cảm với 5 người đàn ông khiến cho Hoàng gia không hài lòng. Đó là đội trưởng đội bóng bầu dục Anh tên là Will Carling, vệ sĩ Barry Manakee, sĩ quan kỵ binh James Hewitt, chuyên gia truyền thông James Gilbey và thương gia Oliver Hoare.

Trong 5 người này thì chỉ có James Hewitt thừa nhận có quan hệ tình cảm với Công nương Diana.

Công nương Diana đã từng lên giường với quản gia Paul Burrell. Paul Burrell là quản gia thân cận nhất suốt trên 10 năm của Diana. Người anh vợ của Burrell cho biết anh ta thú nhận là đã có lên giường với Công nương Diana, nhưng chính Burrell lại không thừa nhận.

 

cuoc doi dam nuoc mat cua cong nuong diana - 2

 

Năm 1992, Thái tử Charles và Diana ly thân. Đó là thời gian hòa giải để xem hai bên có thể tái hợp hay không.

Ngoài ra Bông hồng xứ Wales còn hò hẹn với ca sĩ người Canada là Bryan Adams khiến cho mối tình 12 năm giữa Bryan với nữ diễn viên điện ảnh người Đan Mạch Cecilie Thomsen phải tan vỡ.

Quản gia Paul Burrell của Diana tiết lộ rằng Công nương Diana có tất cả 9 người tình trong đó có ca sĩ Bryan Adams.

Thời gian đó Hoàng gia rất quan ngại vì Diana giao du tự do phóng khoáng với những con người “kỳ cục” không theo văn hóa truyền thống, như ca sĩ đồng tính Elton John, nhà báo Stephen Twigg, nhà tranh đấu nữ quyền Susie Orbach…mà nếp sống tự do phóng túng là đề tài tranh cãi trong xã hội Anh.

 

Năm 1992, Thái tử Charles và Diana ly thân. Đó là thời gian hòa giải để xem hai bên có thể tái hợp hay không.

Cuộc ly hôn chính thức diễn ra vào ngày 28-8-1996.

Sau những thương lượng hai bên về những điều kiện để thực hiện sau cuộc ly dị thì Diana nhận được số tiền 23 triệu USD. Có tin cho rằng Diana đòi 75 triệu USD. Danh hiệu Vương Phi của Diana bị tước bỏ, chỉ còn lại cái tên “Diana Công nương xứ Wales”.

Theo luật của Hoàng gia, vì Diana là mẹ của hai người kế vị (Hoàng tử William và Harry) cho nên vẫn còn thuộc về gia đình Hoàng gia Anh.

Diana được giữ toàn bộ nữ trang, giữ hai căn phòng ở điện Kensington nơi mà Công nương đã ở đó. Bà còn được tiếp tục sử dụng hai văn phòng tại cung điện St. James để tiếp tục điều hành các công tác từ thiện.

Trong khoảng thời gian ly thân, Diana đã có một mối quan hệ sâu đậm với vị bác sĩ gốc Pakistan là Hasnat Ahmed Khan.

Công nương Diana và bác sĩ giải phẫu tim Hasnat gặp nhau một cách rất tình cờ tại phòng chờ của bệnh viện Hoàng gia Royal Brompton Hospital vào ngày 1-9-1995.

Hình ảnh bất chợt của người bác sĩ bỗng nhiên in sâu vào nội tâm tình cảm của Diana. Bà cho đó là tiếng sét ái tình đầu tiên trong đời mình.

Đó là thời gian Diana sống cô đơn trong lâu đài Kensington sau khi ly thân với Thái tử Charles vào năm 1992. Diana phải giữ kín mọi hành vi để tránh sự giám sát của đám mật vụ Hoàng gia và phóng viên của những tờ báo lá cải. Số điện thoại luôn thay đổi. Mỗi lần ra ngoài phải trùm tóc giả và mang kính đen.

 

Sau cuộc gặp gỡ bất ngờ đó, dường như mỗi ngày Diana đều đến bệnh viện để được thấy mặt bác sĩ Hasnat Khan. Cô tâm sự: “Tôi nghĩ mình đã gặp được chàng trai tuyệt vời của cuộc đời. Hasnat có cặp mắt nâu đen mà người ta muốn được chìm sâu vào trong đó”.

Diana đã chủ động làm quen với Hasnat và hai người đã có một cuộc tình nồng cháy trong bí mật. Diana thậm chí đã tính tới việc kết hôn và sẽ sinh một đứa con gái cho Hasnat. Bác sĩ Hasnat cho biết họ có thể sống bình yên ở Pakistan vì nơi đó báo chí không làm phiền họ.

Diana tính toán rất kỹ về việc nầy. Cô bay sang người anh họ ở Nam Phi rồi sang Úc để xem nơi nào thích hợp cho đời sống của họ.

Tình yêu cuồng nhiệt đó khiến cho Diana trở nên ngớ ngẩn, thiếu suy nghĩ, xa rời thực tế, nhất là đó là lúc mà Công nương Diana đang bị khủng hoảng tinh thần và trầm cảm.

Năm 1996, dù đang sống trong tình trạng ly thân, đang đau đầu trong cuộc thương lượng những điều kiện để ly hôn, nhưng cô vẫn còn tâm sức về việc kết hôn với mối tình mới, cô bay sang Pakistan để gặp gia đình Khan.

 

Sau khi chính thức ly hôn với Thái tử Charles, Diana nhận lời mời của tỷ phú người Ai Cập là Mohamed Al-Fayed, sang nghỉ mát tại villa của ông ở St Tropez, phía nam nước Pháp. Ở đó cô được giới thiệu với đại gia Dodi Al-Fayed.

Ngày 17-7-1997, Diana và bác sĩ Hasnat gặp nhau lần cuối cùng, và Diana bỗng dưng bất ngờ chấm dứt quan hệ tình cảm giữa hai người.

Thời gian đó, Diana bắt đầu đi du lịch không ngừng. Diana cặp kè với Dodi. Những tấm hình Diana chụp chung trên du thuyền xuất hiện lan tràn trên mặt báo chí. Tấm hình hai người ôm nhau trên du thuyền kèm theo những lời nghi vấn về mối tình lãng mạn của Diana.

Tháng 10 năm 2007, bác sĩ Hasnat âm thầm rời Anh Quốc trở về Pakistan với mối tình thầm kín trong tim.

cuoc doi dam nuoc mat cua cong nuong diana - 3

 

Cuộc đời vị công nương đầy nước mắt và qua đời ở tuổi 36

Sau đó, ông kết hôn với một phụ nữ Pakistan 28 tuổi tên Hadia Sher Ali. Nhưng sau đó họ đã ly hôn sau 18 tháng vì tận đáy lòng của ông vẫn còn hình ảnh của Công nương Diana.

 

Vào lúc 1:00 giờ rạng sáng ngày 31-8-1997, sự hiện diện của Công nương Diana và Đại gia Dodi tại nhà hàng khách sạn Ritz do cha của Dodi làm chủ đã thu hút sự chú ý của đám săn ảnh (Paparazzi). Họ vây quanh trước cửa và bao vây đôi tình nhân. 

Để tránh đám người săn ảnh, Diana và người yêu Dodi cùng với viên bảo vệ khách sạn là Trevor Rees-Jones đã trốn ra ngõ sau và lên xe do nhân viên bảo vệ khách sạn là Henri Paul lái.

Đám săn ảnh gần một chục người bám theo xe của Diana và Dodi.

Chiếc Mercedes-Benz W140 đi vào đường hầm gần cây cầu Pont dAlma, Paris (Pháp) để về căn biệt thự của Dodi ở Paris.

Cố tránh đám săn ảnh, chiếc Mercedes tăng tốc độ lên tới 112 km/giờ. Chiếc xe đâm vào một trụ bê tông trong đường hầm. Đầu xe bể nát.

Dodi và người lái xe là Henri Paul chết ngay tại chỗ. Lúc đó là 1:10 phút rạng sáng ngày 31-8-1997. Diana và cận vệ Trevor Rees-Jones bị thương nặng, được chở vào bịnh viện Pitié Salpétrière. Diana qua đời vào lúc 4 giờ sáng. Cận vệ còn sống nhưng bị chấn thương sọ não nên không nhớ việc gì đã xảy ra cả.

 

Vào ngày 31-8-1997, quan tài chứa thi thể Diana phủ cờ Hoàng gia được Thái tử Charles và hai người chị của Diana đưa về London.

Sau cuộc khám nghiệm tử thi, quan tài được đưa vào bên trong nhà thờ Hoàng gia Westminster Abbey để tiến hành nghi thức tang lễ.

Lúc này Nữ hoàng Elizabeth II và hai hoàng tử William (15 tuổi) và Harry (12 tuổi) đang ở Balmoral, vì Nữ hoàng không muốn hai hoàng tử phải chứng kiến cảnh đau thương đang tràn ngập cả nước Anh. Đồng thời tránh báo chí soi mói vào họ.

Nhiều câu hỏi được đặt ra như: Vì sao không có thành viên nào của Hoàng gia đến tiễn biệt Công nương tại nhà thờ Hoàng gia? Vì sao trong số họ không có ai viết vào sổ tang?

Từ 5 giờ sáng, người dân lần lượt đến đặt hoa tưởng niệm tại các cửa chung quanh cung điện. Số lượng hoa tăng lên rất nhanh, trở thành một biển hoa khiến cho vòng đai an ninh phải thay đổi vị trí nhiều lần.

Bên trong, ca sĩ Elton John hát bài “Ngọn nến trong gió” (Candle in the Wind). Phóng viên trong và ngoài nước hiện diện rất đông.

 

Sau đó, tỷ phú Mohamed Al-Fayed đã cáo buộc rằng Hoàng gia đã âm mưu giết Diana và con ông là Dodi vì Diana đã mang thai con của Dodi trong bụng và còn vì quá nhiều tai tiếng mà bà đã gây ra làm ảnh hưởng đến hoàng tộc.

Vào ngày 2-10-2007, một cuộc điều tra lớn đã mở ra do Hầu tước Stevens làm trưởng ban.

Sau sáu tháng, với chi phí lên tới 10 triệu bảng Anh, ban điều tra đã đưa đến kết luận cuối cùng, đó là cái chết của Diana và Dodi do sự bất cẩn của người lái xe tên Henri Paul. (Paul lái xe trong tình trạng say rượu, mức độ cồn trong máu cao gấp ba lần cho phép của luật nước Pháp).

Diana và Dodi chết trong tai nạn do sự rượt đuổi gắt gao của những tay săn ảnh. Cả hai đều không có thắt dây an toàn.

Kết luận này của ban điều tra bị nhiều người phản đối khiến cho ban điều tra phải mất 4 ngày tranh cãi về việc phản đối nầy, tuy nhiên kết luận vẫn giữ nguyên như cũ.

 

Từ lúc kết hôn với Thái tử Charles năm 1981 cho đến lúc thiệt mạng năm 1997, hình ảnh của Công nương Diana được xuất hiện ở vị trí trung tâm trên sân khấu thế giới. Bà được mệnh danh là người phụ nữ được chụp hình nhiều nhất thế giới. Cuộc sống của Diana trở thành đề tài chú ý của công chúng do địa vị hoàng gia, sắc đẹp và các hoặc động từ thiện.

Năm 1999, tên của Công nương Diana được tạp chí Time ghi vào danh sách 100 người quan trọng nhất thế kỷ XX.

Năm 2002, đài BBC tổ chức cuộc bình chọn “10 người Anh vĩ đại nhất”, thì Công nương Diana được xếp thứ 3 trong danh sách 10 người vĩ đại nhất nước Anh.

Sống trong đau khổ, chết yểu ở tuổi 36, phải mang số hồng nhan bạc phận nhưng hình ảnh Công nương Diana đã thật sự sống mãi trong lòng người dân nước Anh.