Những câu hỏi liên quan
Momobami Kirari
Xem chi tiết
Đức Nguyễn
Xem chi tiết
Đức Nguyễn
26 tháng 12 2022 lúc 15:24

đang cần mong mn giúp 

Bình luận (0)
Du Xin Lỗi
26 tháng 12 2022 lúc 17:18

Hình tự vẽ ạ 

a)

Ta có:

Tam giác ABC cân tại A (gt)

Đường trung tuyến AM (gt) 

=> AM vừa là đường cao vừa là đường trung tuyến vừa là đường phân giác trong tam giác ABC ( tính chất đường trung tuyến trong tam giác cân )

MA là đường cao(cmt)=> AM vuông góc BC

Tứ giác AMCK có:

I là trung điểm của AC (gt)

I là trung điểm của MK ( K đối xứng M qua I )

=> I là trung điểm của 2 đường chéo AC và MK

=> Tứ giác AMCK là Hình bình hành

Hình bình hành AMCK có:

Góc AMC vuông (AM vuông góc BC )

=> Hình bình hành AMCK là hình chữ nhật 

b)

Vì : Hình bình hành AMCK là hình chữ nhật ⇒ AK // MC ( tính chất hình chữ nhật )

Δ ABC có:

M là trung điểm của BC ( AM là đường trung tuyến )

I là trung điểm của AC (gt)

⇒IM Là đường trung bình của ΔABC

⇒IM // AB (tính chất đường trung bình )

Tứ giác AKMB có:

MK // AB ( IM // AB )

AK // BM ( AK // MC )

⇒ Tứ giác AKMB là Hình Bình Hành

c) 

Theo đề ra ta có:

AM là đường trung tuyến

⇒ M là trung điểm của BC

⇒ \(BM=CM=\dfrac{1}{2}BC\)

Mà : BC = 8 cm 

⇒ \(BM=CM=\dfrac{1}{2}BC=\dfrac{1}{2}8=4cm\)

Áp dụng định lí Pi ta go vào \(\Delta ACM\) ta có:

\(AC^2=AM^2+CM^2\)

\(\Rightarrow AM^2=AC^2-CM^2=5^2-4^2=9\)

\(\Rightarrow AM=3cm\)

Diện tích tứ giác AMCK là :

\(S_{AMCK}=AM.CM\)

\(\Rightarrow S_{AMCK}=3.4=12cm^2\)

Vậy diện tích tứ giác AMCK là 12 cm vuông

c)

Giả sử tam giác ABC vuông cân 

=> Góc A = 90 độ; AB = AC ( tính chất tam giác vuông cân )

AM là đường trung tuyến (gt)

=> AM là đường trung tuyến và là đường phân giác trong tam giác ABC

Tam giác ABC có:

AM Là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC 

=> AM = 1/2BC ( tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền ) (1)

Mà :

M là trung điểm của BC => BM = CM =1/2BC (2)

từ 1 và 2 => AM = CM = 1/2 BC

Tứ giác AMCK có:

I là trung điểm của AC (gt)

I là trung điểm của MK ( K đối xứng M qua I )

AM = CM (cmt)

=> Tứ giác AMCK là Hình Vuông

Vậy để tứ giác AMCK là hình vuông thì điều kiện cần có của tam giác ABC là tam giác ABC vuông cân 

 

 

Bình luận (0)
Đặng Minh tuấn.38
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
22 tháng 10 2021 lúc 7:21

a, Vì I,M là trung điểm AC,BC nên IM là đtb tg ABC

Do đó IM//AB nên MIAB là hình thang

b, Xét tg ABC cân tại A có AM là trung tuyến nên cx là đg cao

Do đó AM⊥BC hay AM⊥CM(1)

Ta có I là trung điểm MK,AC nên AMCK là hbh

Kết hợp với (1) ta được AMCK là hcn

c, Vì AMCK là hcn nên \(MK=AC=AB\) (tg ABC cân tại A)

Mà MK//AB do MI//AB nên ABMK là hbh

Bình luận (0)
Nguyễn Ân
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
14 tháng 1 2022 lúc 12:37

a: Xét tứ giác AMCK có 

I là trung điểm của AC

I là trung điểm của MK

Do đó: AMCK là hình bình hành

mà \(\widehat{AMC}=90^0\)

nên AMCK là hình chữ nhật

b: Ta có: AMCK là hình chữ nhật

nên AK//MC và AK=MC

=>AK//MB và AK=MB

hay AKMB là hình bình hành

Bình luận (0)
Hoàng Phú
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Minh
13 tháng 11 2021 lúc 21:16

a, Vì M,I là trung điểm BC,AC nên MI là đtb tg ABC

Do đó \(AB=2MI=8\left(cm\right)\)

b, Vì I là trung điểm AC và MK nên AKMB là hbh

Do đó AK//MC hay AK//MB và \(AK=MC=MB\) (M là trung điểm BC)

Vậy AKMB là hbh

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phước Thịnh
13 tháng 11 2021 lúc 21:17

a: Xét ΔACB có 

M là trung điểm của BC

I là trung điểm của AC

Do đó: MI là đường trung bình của ΔACB

Suy ra: \(MI=\dfrac{AB}{2}\)

hay AB=8

Bình luận (0)
Hienmino
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
6 tháng 1 2023 lúc 10:13

a: Xét tứ giác AMCK có

I là trung điểm chung của AC và MK

góc AMC=90 độ

Do đó: AMCKlà hình chữ nhật

b: Xét tứ giác AKMB có

AK//MB

AK=MB

Do đó: AKMB là hình bình hành

Bình luận (0)
Hải Yến
Xem chi tiết
Tiểu Thư Họ Phạm
Xem chi tiết
Cô bé bánh bèo
17 tháng 11 2016 lúc 16:21

bài ở đâu vậy bà

Bình luận (10)
Cô Bé Bán Diêm
17 tháng 11 2016 lúc 20:20

chắc của chị ngọc anh đúng ko Tiểu Thư Họ Phạm

Bình luận (9)
Boo
Xem chi tiết
Switch Starding
Xem chi tiết
Phùng Khánh Linh
22 tháng 11 2016 lúc 11:32

Hình học lớp 8

a. Tứ giác AMCK là HBH ( vì có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường ) và có góc M = 900 ( vì AM là đường trung trực của D cân cũng là đường cao) nên tứ giác AMCK là HCN.

b. Diện tích của hình chữ nhật biết AM = 12cm, MC = 5cm là :

SAMCK = 12. 5 = 60cm2

c. Để AMCK là HV thì cần AM = MC

khi đó ΔABC phải là tam giác vuông cân tại A để đường trung trực ứng với cạnh huyền bằng nửa cạnh huyền hay AM = MC.

Bình luận (3)
Hải Ninh
22 tháng 11 2016 lúc 12:11

HÌNH VẼ NHƯ CỦA BẠN PHÙNG KHÁNH LINH NHÉ!!!!!1

a) Xét tứ giác AKCM có:

MI = MK (K là điểm đối xứng với M qua I (gt))

IA = IC (I là trung điểm AC (gt))

AC giao MK tại I

\(\Rightarrow\)AMCK là hình bình hành (dhnb) (1)

\(\Delta ABC\) cân tại A (gt)

AM là đường trung tuyến (gt)

\(\Rightarrow\) AM cũng là đường cao (t/c)

\(\Rightarrow\)\(\widehat{AMK} = 90^O\)(2)

Từ (1)(2) \(\Rightarrow\) AKCM là hình chữ nhật (dhnb)

b) Ta có công thức tính diện tích hình chữ nhật là:

\(S=a\cdot b\)

trong đó a là chiều dài (=AM=12cm)

b là chiều rộng (=MC=5cm)

\(\Rightarrow\) SAMCK = 12 * 5 = 60 (cm2)

c) Để AMCK là hình vuông

\(\Leftrightarrow\) AMCK vừa là hình chữ nhật, vừa là hình thoi

mà AMCK là hình chữ nhật (cmt)

Vậy ta cần tìm điều kiện để AMCK là hình thoi

Để AMCK là hình thoi

\(\Leftrightarrow\) AM = MC

\(MC=\frac{1}{2}BC\) (AM là đường trung tuyễn của \(\Delta ABC\)(gt))

\(\Leftrightarrow\) \(AM=\frac{1}{2}BC\)

\(\Leftrightarrow\) \(\Delta ABC\) vuông tại A (tính chất về đường trung tuyến ứng với cạnh huyền)

\(\Leftrightarrow\)\(\Delta ABC\) vuông cân tại A

Vậy muốn tứ giác AMCK là hình vuông thì \(\Delta ABC\) phải vuông cân tại A

 

Bình luận (2)