31231-123
tất cả các bà mẹ trên thế giới đều sinh ra em bé
trừ mẹ tôi,bà đã sinh ra 1 huyền thoại
1. Đọc thầm bài văn sau:
Mừng sinh nhật bà
Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.
Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.
Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.
Theo Cù Thị Phương Dung
2. Trả lời câu hỏi: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau:
Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?
A. 7 bữa tiệc
B. 6 bữa tiệc
C. 5 bữa tiệc
D. 4 bữa tiệc
Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?
A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.
B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.
C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.
D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.
Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?
A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.
B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.
C. Viết thiếp mời giúp chị em.
D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.
Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?
A. Vì hôm đó bà rất vui.
B. Vì hôm đó các cháu rất vui.
C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.
D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.
Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?
A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.
B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.
C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.
D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.
Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?
.......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Câu 7: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Quan hệ từ
Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.
Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?
..........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?
............................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 1: A. 7 bữa tiệc
Câu 2: D. Vì mấy năm nay chị em đã lớn và đều muốn làm một việc cho bà vui
Câu 3: B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.
Câu 4: D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui
Câu 5: C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui
Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được phải biết quan tâm đến người già trong gia đình
Câu 7: B. Động từ
Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?
A. 7 bữa tiệc
B. 6 bữa tiệc
C. 5 bữa tiệc
D. 4 bữa tiệc
Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?
A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.
B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.
C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.
D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.
Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?
A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.
B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.
C. Viết thiếp mời giúp chị em.
D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.
Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?
A. Vì hôm đó bà rất vui.
B. Vì hôm đó các cháu rất vui.
C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.
D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.
Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?
A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.
B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.
C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.
D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.
Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?
......Qua bài văn trên, em hiểu được rằng ta phải dành tình cảm cho tất cả người thân trong gia
đình mình như họ từng quan tâm với mình...................................................................................
.......................................................................................................................................................
Câu 7: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Quan hệ từ
Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.
Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?
........Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ
rồi lại vội vã đi, nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy...............................................................
..........................................................................................................................................................
Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?
.........từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn là từ "bà"........................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?
........Trạng ngữ: Năm nay, chị em tôi lớn cả ...................................................................
........Chủ ngữ: chúng tôi..................................................................................................
........Vị ngữ: họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà.................................................
Mẹ sinh ra em khi mẹ 29 tuổi. Bà sinh ra mẹ khi bà 35 tuổi. Hiện nay em 9 tuổi. Hỏi hiện nay bà bao nhiêu tuổi ?
Mẹ hơn em 29 tuổi, nên tuổi mẹ hiện nay là:
9 + 29 = 38 (tuổi)
Tuổi bà hiện nay là:
38 + 35 = 73 (tuổi)
Đs..
Hồi còn nhỏ, nhỏ xíu, tôi chưa có bạn gái. Suốt ngày chỉ chơi với…mẹ tôi và bà nội tôi. Mẹ tôi rất thương tôi nhưng vì mẹ sợ ba nên ít khi mẹ che chở được tôi trước những trận đòn của ba tôi. Bà tôi thì lại khác. Bà sinh ra ba nên ba phải sợ bà. Điều đó thật may mắn đối với tôi.
Hồi nhỏ tôi rất nghịch, ăn đòn khá thường xuyên. Điều đó buộc đầu óc non nớt của tôi phải tìm cách đối phó với những trận đòn trừng phạt của ba tôi. Mỗi lần phạm lỗi, hễ thấy ba tôi dợm rút cây roi mây ra khỏi vách là tôi vội vàng chạy sang nhà bà tôi. Bà tôi thường nằm trên cái sập gỗ lim đen bóng, bên dưới là những ngăn kéo đựng thuốc bắc của ông tôi. Bà nằm đó, miệng bỏm bẻm nhai trầu, tay phe phẩy chiếc quạt mo cau với một dáng điệu thong thả.
- Bà ơi, bà!- tôi chạy đến bên chiếc sập, hỏn hển kêu.
Bà tôi chỏi tay nhỏm dậy:
- Gì đó cháu?
- Ba đánh! – Tôi nói, miệng méo xệch.
- Cháu đừng lo! Lên đây nằm với bà!
Bà tôi dịu dàng trấn an tôi và đưa tay kéo tôi lên sập, đặt tôi nằm khuất sau lưng bà, phía sát tường. Xong, bà tôi xoay người lại, nằm quay mặt ra ngoài.
Lát sau, ba tôi bước qua, tay vung vẩy con roi dài, miệng hỏi:
- Mẹ có thấy thằng Ngạn chạy qua đây không?
- Không thấy.
Bà tôi thản nhiên đáp và tiếp tục nhai trầu. Tôi nằm sau lưng bà, tim thót lại vì lo âu. Tôi chỉ cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe tiếng bước chan ba tôi xa dần. {….}.
Bà tôi không bao giờ từ chối yêu cầu của tôi. Bà vừa gãi lưng cho tôi vừa thủ thỉ kể chuyện cho tôi nghe. Những câu chuyện đời xưa của bà tôi nghe đã thuộc lòng…. Tuy vậy, mỗi khi bà kể chuyện, tôi luôn luôn nằm nghe với cảm giác hứng thú hệt như lần đầu tiên, có lẽ do giọng kể dịu dàng và âu yếm của bà, bao giờ nó cũng toát ra một tình cảm trìu mến đặc biệt dành cho tôi khiến trái tim tôi run lên trong một nỗi xúc động hân hoan khó tả. Và tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay, với trái tim không ngừng thổn thức.
Viết đoạn văn từ 6-8 dòng trình bày cảm nhận của em về người bà trong đoạn trích trên?
Ấn tượng của em về người bà trong đoạn văn trên là người giàu tình yêu thương dành cho con cháu. Người bà ấy chính là chỗ dựa tinh thần cho nhân vật "tôi" trước những đòn roi của người cha. Dường như người bà luôn muốn dành tất cả những gì tốt nhất cho đứa cháu bé bỏng. Kiên nhẫn kể chuyện, che chở cho cháu những lúc đòn roi, đối xử với người cháu bằng tất những gì dịu dàng và âu yếm nhất. Chính vì vậy, nhân vật "tôi" trong truyện dù có quậy phá đến mức nào vẫn luôn dành sự trân trọng nhất dành cho người bà.
Hồi còn nhỏ, nhỏ xíu, tôi chưa có bạn gái. Suốt ngày chỉ chơi với…mẹ tôi và bà nội tôi. Mẹ tôi rất thương tôi nhưng vì mẹ sợ ba nên ít khi mẹ che chở được tôi trước những trận đòn của ba tôi. Bà tôi thì lại khác. Bà sinh ra ba nên ba phải sợ bà. Điều đó thật may mắn đối với tôi.
Hồi nhỏ tôi rất nghịch, ăn đòn khá thường xuyên. Điều đó buộc đầu óc non nớt của tôi phải tìm cách đối phó với những trận đòn trừng phạt của ba tôi. Mỗi lần phạm lỗi, hễ thấy ba tôi dợm rút cây roi mây ra khỏi vách là tôi vội vàng chạy sang nhà bà tôi. Bà tôi thường nằm trên cái sập gỗ lim đen bóng, bên dưới là những ngăn kéo đựng thuốc bắc của ông tôi. Bà nằm đó, miệng bỏm bẻm nhai trầu, tay phe phẩy chiếc quạt mo cau với một dáng điệu thong thả.
- Bà ơi, bà!- tôi chạy đến bên chiếc sập, hỏn hển kêu.
Bà tôi chỏi tay nhỏm dậy:
- Gì đó cháu?
- Ba đánh! – Tôi nói, miệng méo xệch.
- Cháu đừng lo! Lên đây nằm với bà!
Bà tôi dịu dàng trấn an tôi và đưa tay kéo tôi lên sập, đặt tôi nằm khuất sau lưng bà, phía sát tường. Xong, bà tôi xoay người lại, nằm quay mặt ra ngoài.
Lát sau, ba tôi bước qua, tay vung vẩy con roi dài, miệng hỏi:
- Mẹ có thấy thằng Ngạn chạy qua đây không?
- Không thấy.
Bà tôi thản nhiên đáp và tiếp tục nhai trầu. Tôi nằm sau lưng bà, tim thót lại vì lo âu. Tôi chỉ cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe tiếng bước chan ba tôi xa dần. {….}.
Bà tôi không bao giờ từ chối yêu cầu của tôi. Bà vừa gãi lưng cho tôi vừa thủ thỉ kể chuyện cho tôi nghe. Những câu chuyện đời xưa của bà tôi nghe đã thuộc lòng…. Tuy vậy, mỗi khi bà kể chuyện, tôi luôn luôn nằm nghe với cảm giác hứng thú hệt như lần đầu tiên, có lẽ do giọng kể dịu dàng và âu yếm của bà, bao giờ nó cũng toát ra một tình cảm trìu mến đặc biệt dành cho tôi khiến trái tim tôi run lên trong một nỗi xúc động hân hoan khó tả. Và tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay, với trái tim không ngừng thổn thức.
Em rút ra được thông điệp tích cực gì sau khi đọc văn bản?
Thông điệp tích cực em rút ra trong văn bản là: trân trọng những người thân yêu trong gia đình. Họ chính là điểm tựa tinh thần cho chúng ta trước những khó khăn. Dù đó có là roi vọt hay những lời dịu dàng yêu thương, tất cả đều mong muốn chúng ta có thể lớn khôn thành người tốt có ích cho xã hội.
gửi e aya aya anh làm hộ e r đấy
Hôm nay, bà nội tôi lên chơi. Mẹ tôi nghỉ việc, ở nhà làm cơm đón bà.
Mới sáng tinh mơ, mẹ đã chuẩn bị làn, túi để đi chợ. Mẹ rủ tôi cùng đi với mẹ. Tôi "dạ" liền và hí hửng đi theo.
Ra tới chợ, tôi lẽo đẽo bám theo mẹ. Chợ mới sáng sớm mà sao đông người thế. Trong chợ đủ loại tạp hóa và đủ màu sắc. Mẹ mua nhanh để ra về. Ra ngoài cổng chợ, mẹ thở phào nhẹ nhõm rồi lẩm bẩm:
- Chẳng biết có thiếu gì không nhỉ? Ừ, mà xem. Mẹ cầm giấy ghi thực đơn rồi quay sang nhìn tôi nói: Con gái đứng đây trông nhé, mẹ quay lại mua mấy bó hành.
Mẹ lách dòng người chen vào. Lát sau, mẹ quay ra với nụ cười tươi rói trên môi. Hai mẹ con tôi vội vã về.
Tôi và mẹ bước vào cổng, con Mích từ trong nhà chạy ra vẫy đuôi rối rít. Bố tôi lúi húi lau xe. Chắc là bố chuẩn bị đón bà. Tôi thầm nghĩ.
Hai mẹ con bắt tay ngay vào công việc. Đầu tiên, tôi giúp mẹ nhặt rau, vo gạo. Ngày thường tôi làm nhàn vậy mà hôm nay lại quýnh lên, chẳng biết có phải vì hồi hộp không. Mẹ thì luôn mồm nhắc tôi, tay vẫn không ngừng hoạt động. Mùi thơm bay ngào ngạt. Tôi hít lấy hít để. Sao hôm nay mẹ tôi nấu cơm lắm món ngon đến thế!
Khi mẹ cất tiếng nói mãn nguyện nhìn mâm cơm cũng là lúc con Mích mừng rỡ chạy ra cửa. Tôi sung sướng cùng hai em ùa ra chào bà:
- Bà, hoan hô bà đã lên!
Bà ôm tôi vào lòng, cốc nhẹ lên trán:
- Bố cô, sao lớn nhanh thế!
Mẹ tôi vội vã chào bà rồi chuẩn bị nước cho bà tắm. Bà tắm xong vào nhà. Cả gia đình tôi quây quần bên mâm cơm bốc khói nghi ngút. Bé Việt và Thúy lau nhau nhắc ghế cho bà và bố mẹ, chỉ mỗi tôi là chúng nó không nhắc. Tôi nguýt dài một cái. Việt len lén nhìn tôi cười khì.
Mâm cơm mẹ tôi làm thật thịnh soạn. Giữa mâm mẹ không quên để một bát cà muối. Đó là món bà tôi thích lắm. Bố cầm đũa lên so. Vừa chia đũa, bố vừa nói:
- Con mừng là mẹ đã lên thăm chúng con. Các cháu vui lắm đấy mẹ ạ. Chúng con cũng vui, lâu quá mới được gặp mẹ mà.
Bà cười, đôi mắt bà sáng lấp lánh. Dường như bà đang vui lắm thì phải. Bà ngắm khắp lượt mọi người, nhìn bằng ánh mắt âu yếm. Tôi gắp cho bà một quả cà thật to. Thúy trêu tôi: "Mời gì không mời đi mời cà". Tôi chông chế: "Tại bà thích cà". Bà cười móm mém xoa đầu tôi. Mẹ nhìn bà cười và nói:
- Mẹ nếm thử các món con nấu xem nào. Món nào mẹ cùng phải nếm đấy nhé.
Bà gật đầu:
- Ừ! Ừ! Từ từ chứ, nhiều món thế này cơ mà. Mẹ ăn sao hết!
Căn nhà tôi bỗng trở nên ấm cúng lạ thường. Trong tiếng cười tôi nhận thấy niềm vui lấp lánh trong ánh mắt mọi người. Hết thảy ai cũng gắp thức ăn chúc bà. Bà cứ cười nói:
- Từ từ thôi chứ, để mẹ còn ăn hết đã, gắp thức ăn cho mẹ nhiều thế!
Bố hỏi bà:
- Mẹ ơi, năm nay mùa tốt chứ ạ?
- Còn phải nói. Tốt nhất vùng đấy con ạ! - Bà nói rồi quay sang ba chúng tôi: - "Mấy cây ổi chín lắm chờ mãi chẳng ai về. Nhớ mọi năm ba đứa bé tí, thế mà bây giờ đã lớn vổng lên rồi. Mẹ nó mát tay đấy".
Mẹ nhìn chúng tôi vui lắm. Bà và bố mẹ nói rất nhiều chuyện. Chúng tôi chăm chú ngồi nghe. Mà cũng chỉ biêt nghe thôi chứ chẳng lẽ cắm cúi ăn. Thỉnh thoảng, bà hỏi chúng tôi về chuyện học hành, chuyện trường lớp. Bé Việt bi bô nói bằng cái giọng ngọng nghịu. Cả nhà ồ lên. Tôi cảm thấy lòng ấm áp lạ kỳ.
Những bữa cơm như vậy có lẽ chẳng bao giờ tôi quên. Trong tôi lúc nào cũng ngân lên tiếng cười của bà, bố mẹ và Thúy, Việt, ấm áp đến lạ kì.
- Ngoài bố em, ông bà nội còn sinh ra được những ai?
- Ngoài mẹ em, ông bà ngoại còn sinh ra được những ai?
- Ngoài bố em, ông bà nội còn sinh ra được những ai?
-> Chị gái của bố
- Ngoài mẹ em, ông bà ngoại còn sinh ra được những ai?
-> Cậu Sơn
- Ngoài bố em, ông bà nội còn sinh ra được những ai?
=> ông bà ngoại còn sinh ra chị của bố , anh của bố và em của bố
- Ngoài mẹ em, ông bà ngoại còn sinh ra được những ai?
=> ông bà ngoại còn sinh ra chị của mẹ và em của mẹ
Hồi còn nhỏ, nhỏ xíu, tôi chưa có bạn gái. Suốt ngày chỉ chơi vớimẹ tôi và bà nội tôi. Mẹ tôi rất thương tôi nhưng vì mẹ sợ ba nên ít khi mẹ che chở được tôi trước những trận đòn của ba tôi. Bà tôi thì lại khác. Bà sinh ra ba nên ba phải sợ bà.Điều đó thật may mắn đối với tôi.
Hồi nhỏ tôi rất nghịch, ăn đòn khá thường xuyên. Điều đó buộc đầu óc non nớt của tôi phải tìm cách đối phó với những trận đòn trừng phạt của ba tôi. Mỗi lần phạm lỗi, hễ thấy ba tôi dợm rút cây roi mây ra khỏi vách là tôi vội vàng chạy sang nhà bà tôi. Bà tôi thường nằm trên cái sập gỗ lim đen bóng, bên dưới là những ngăn kéo đựng thuốc bắc của ông tôi. Bà nằm đó, miệng bỏm bẻm nhai trầu, tay phe phẩy chiếc quạt mo cau với một dáng điệu thong thả.
- Bà ơi, bà!- tôi chạy đến bên chiếc sập, hỏn hển kêu.
Bà tôi chỏi tay nhỏm dậy:
- Gì đó cháu?
- Ba đánh! Tôi nói, miệng méo xệch.
- Cháu đừng lo! Lên đay nằm với bà!
Bà tôi dịu dàng trấn an tôi và đưa tay kéo tôi lên sập, đặt tôi nằm khuất sau lưng bà, phía sát tường. xong, bà tôi xoay người lại, nằm quay mặt ra ngoài.
Lát sau, ba tôi bước qua, tay vung vẩy con roi dài, miệng hỏi:
- Mẹ có thấy thằng Ngạn chạy qua đây không?
- Không thấy.
Bà tôi thản nhiên đáp và tiếp tục nhai trầu. Tôi nằm sau lưng bà, tim thót lại vì lo âu. Tôi chỉ cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe tiếng bước chan ba tôi xa dần. {.}.
Bà tôi không bao giờ từ chối yêu cầu của tôi. Bà vừa gãi lưng cho tôi vừa thủ thỉ kể chuyện cho tôi nghe. Những câu chuyện đời xưa của bà tôi nghe đã thuộc lòng. Tuy vậy, mỗi khi bà kể chuyện, tôi luôn luôn nằm nghe với cảm giác hứng thú hệt như lần đầu tiên, có lẽ do giọng kể dịu dàng và âu yếm của bà, bao giờ nó cũng toát ra một tình cảm trìu mến đặc biệt dành cho tôi khiến trái tim tôi run lên trong một nỗi xúc động hân hoan khó tả. Và tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay, với trái tim không ngừng thổn thức.
( Nguyễn Nhật Ánh. Mắt biếc, Nxb Trẻ, 2021)
Hãy viết một bài nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích trong phần đọc hiểu.
Giúp em với mọi người ơii
Bckvrmctlvgkvglvtđgrofgưidvđvnog ig.jlrjrjkehyg hicirh
Ktjgrif gkf fjztnsdbe
Gkrvft
Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc :
Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.
Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.
Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nổi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn. Lúc đó học sinh ở trường trung học mỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khả năng nên nói với mẹ: “Mẹ, con sẽ nghỉ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “Con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.
Đứa con cuối cùng cũng cắp sách đến trường, nhìn sau lưng con cứ xa xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò trán suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến. Bà khập khễnh bước vào cổng, với hơi thở hổn hểnh từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem, hốt một vóc lên xem lập tức cột chặt miệng bao lại nói: “Bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình. Bà xem gạo nè, có thóc có sạn có hạt cỏ… làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm mang gạo vào nhà. Người mẹ lại móc trong túi gỡ ra mấy lớp lấy ra 5 tệ nói với người phụ trách: “Đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến dùm. Ông đùa nói: “Thế nào bà nhặt được trên đường đó à”, bà mắc cỡ đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.
Rồi lại đến một tháng, bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì cột chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẽ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng từng chữ nói với bà: “Bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận, nhưng làm ơn để riêng ra, cho dù thế nào cũng không được để chung, như vậy chúng tôi không thể nào nấu được, nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! Gạo nhà tôi đều như vậy cả, phải làm thế nào?” Người phụ trách đùng đùng nói: “Một sào ruộng nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? Thật buồn cười”. Bị la như thế bà không dám nói năng gì, lặng lẻ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.
Đến tháng thứ ba, bà lại vất vả vác đến một bao gạo, vừa nhìn thấy người đàn ông la bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn nói: “Tôi nói vậy mà bà vẫn cứ như vậy không đổi. Sao mà ngoan cố, cũng thứ gạo tạp nham này, bà xem đi. Lần này mang đến thế nào thì mang về vậy!".
Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó, bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “Tôi nói thật với ông, gạo này là… tôi đi xin đấy", ông giật bắn người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời.
Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “Tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học".
Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa giấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày trời còn chưa sáng bà len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thưong của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà một mình âm thầm về. Gạo bà xin được đều để chung vào. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đỡ bà dậy nói: “Thật là ngừơi mẹ tốt, tôi sẽ lập tức đi trình với hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà”. Bà vừa nghe xong hốt hoảng lắc đầu nói: “Đừng…đừng…nếu con tôi mà biết tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế ảnh hưởng đến sự học của nó. Ông hiểu ý bà nói: “À, thì ra bà muốn tôi giấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khễnh như người què quay lưng đi.
Cuối cùng thì hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hoà nói: “Vì gia đình bà quá nghèo, trường sẽ miễn học phí và tiền sinh hoạt 3 năm. Ba năm sau, đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống vang trời, hiệu trưởng đặc biệt chú ý người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “Thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài? Lại càng làm mọi người ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đổ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im bặt, Hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao gạo của người mẹ đi xin, trên đời này đem vàng cũng không mua được những hạt gạo này, sau đây tôi sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài".
Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy người phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc, “Mẹ… Mẹ của con…”.
Trải qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.
Gần nhà tôi có 2 chị em gái và một người mẹ cùng sống với nhau. mọi chuyện chẳng có gì nếu như bất chợt bà mẹ qua đời. Và trong đám ma của bà có một người con trai đến viếng. Cô em gái đã phải lòng chàng trai đó, trong cả buổi tang, cô gái chỉ chăm chú nhìn chàng trai. Sau đám tang chàng trai biến mất không để lại 1 dấu vết. Thế rồi, sau đám tang của bà mẹ 2 ngày, chúng tôi bàng hoàng nhận được tin người con gái cả đã bị giết chết
=> Cái này lấy trong Đề thi đẫm máu. Con em vì muốn gặp lại giai, mà thằng này chỉ xuất hiện trong đám tang, nên con em muốn tạo ra 1 đám tang nữa