Tìm ý và lập dàn bài cho đề sau:
Tưởng tượng là túi nilon kể câu chuyện buồn của mình.
lập dàn ý cho đề bài hãy tưởng tượng mình là chú Hà Nội kể lại bài thơ lượm thành một câu chuyện (bài văn)
Tham khảo :
Dàn ý kể lại câu chuyện về chú bé Lượm qua lời kể của người chú Hà Nội
1. Mở Bài
- Giới thiệu hoàn cảnh chú cháu gặp nhau: Vào cuối năm 1946, tại Hàng Bè, ngày Huế đổ máu.
2. Thân Bài
* Những chi tiết về Lượm:
- Dáng người loắt choắt, nom tưởng ốm yếu, ấy thế mà đôi chân lại nhanh nhẹn vô cùng, bên hông cậu đeo một cái xắc nho nhỏ, trên cái đầu nghênh nghênh đôi thêm chiếc mũ ca-lô hơi lệch về một phía.
- Lượm là một cậu bé yêu đời, yêu sống và cũng rất đỗi hồn nhiên, tâm hồn lúc nào cũng phơi phới, miệng liên tục huýt sáo, tung tăng nhảy chân sáo trên con đường rộng thênh thang.
- Tôi bỗng liên tưởng đến hình ảnh chú chim chích, nhỏ nhắn, hoạt bát đang thỏa sức bay nhảy.
- Lượm vừa đi vừa bảo: "Cháu làm liên lạc cũng mới một thời gian thôi, chủ yếu là ở đồn Mang Cá ấy chú ạ. Dù công việc có những lúc rất hồi hộp, khó khăn nhưng mà thích lắm chú ạ, thích hơn ở nhà nhiều. Cháu cảm thấy dường như mình đã đóng góp được chút gì đó cho quê hương rồi ấy, hì hì".
- Tôi đã nhận ra lòng yêu nước, lòng trung thành với cách mạng rất đáng quý của một tâm hồn non trẻ.
- Chúng tôi chia tay nhau, mỗi người một ngả, Lượm tiếp tục làm giao liên ở Huế còn tôi quay về Hà Nội.
* Sự hi sinh của Lượm
- Tháng 6/1949, tôi nhận được thư nhà báo tin dữ của Lượm, em hi sinh trong một lần làm nhiệm vụ.
- Em ngã xuống trên cánh đồng bất tận, dưới thân em là mùi thơm hương lúa mới, trước mắt em là bầu trời xanh bất tận. Và cũng là lần cuối em được thấy mảnh đất và bầu trời tươi đẹp của quê hương.
3. Kết Bài
- Tôi nhắm mắt, để không cho nước mắt tuôn rơi, tôi viết tặng em bài thơ đề "Lượm" để mãi ghi nhớ sự hi sinh anh dũng của người giao liên nhỏ tuổi mà tôi mãi còn đặt trong ký ức.
- Đất nước sẽ nhớ bóng hình em, máu em đã tô thắm cho nền độc lập tự do của dân tộc.
Lập dàn ý cho đề văn sau:
Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong bài thơ ánh trăng của nguyễn duy để kể lại câu chuyện của mình và vầng trăng
Giới thiệu dẫn dắt: Tôi- một cậu bé hồi ấy giờ đây đã trưởng thành , sau bao nhiêu sóng gió và tân mắt chứng kiến cảnh chiến tranh khốc liệt. Lúc này tôi đc sống trong cảnh đất nước thanh bình………….
Triển khai vấn đề theo mạch cảm xúc bài thơ hoặc theo ý của bạn nhưng vẫn đáp ứng đủ các nội dung:
Với tôi, hồi nhỏ – gắn liền với những kỉ niệm thật đẹp. Tuổi thơ tôi gắn liền với dòng sông , vơi biển lớn và những thời gian chiến tranh phải sống ở rừng . Và một thứ không thể thiếu là vừng trăng trên trời cao, luôn soi rọi và dẫn tôi đi trong đêm tối của những ngày gian khổ. Những ngày đó, ánh trăng là người bạn, người che chở tôi tránh khỏi bóng đêm u sợ……….Ánh trăng, người bạn gắn liền với tuổi thơ thật đẹp của tôi…..Chiến tranh kết thúc, là lúc tôi trưởng thành. Học cách tự lập và sống với cuộc sống hiện tại tôi đang có. Tôi thích cuộc sống hiện tại bởi nó đem lại sự bình yên và hạnh phúc với mái ấm gia đình. Tôi không còn phải chịu đựng cảnh chạy trốn trong đêm tối nữa. Giờ đây, nơi tôi ở- đã có ánh điện, cửa gương . Điều mà ở quá khứ không thể có…….Cuộc sống là thế, không lặng lờ êm trôi mà xen vào đó là những lúc khó khăn. Ở đờ nào ai hay chữ ngờ. Căn phòng tôi đang đc thắp sáng với đèn buyn-đinh, Chợt căn phòng tối om vì mất điện. Như một bản năng vốn có của con người, vội bật tung cánh cửa sổ để hướng tới ánh sáng ngoài thiên nhiên bao la kia. Tôi chợt nhìn thây một vật quen thuộc , k! phải nói là quá đỗi thân quen. Khog phải thứ gì khác là ánh trăng. nó đang soi rọi tâm hồn vào cả trái tim tôi. Nó len lỏi vào cả tâm trí tôi nữa. Tôi chợt nhớ ra và nhận ra những giá trị trong cuộc sống ……………….Mặt đối mặt! Hai cá thể đang nhìn vào nhau…..Những gì của quá khứ vân nguyên vẹn, hai hàng lệ bỗng lăn tròn trên má! Umk. Có lẽ tôi đang khóc. Nước mắt tôi đang rưng rưng trước cảnh vật, trước hình ảnh tưởng chừng như không thể quên…..Ánh trăng- sao mà thân thuộc thế!!! Tôi dận lòng mình sao nỡ quên nó đi……….Những chiêm nghiệm qua thực tế mình trải qua . Tôi thấy cuộc sống này lag một thực tại sống động, muôn màu muôn vẻ…… Nhắc nhở các bạn trẻ qua nhân vật tôi- nhân vật trữ tình.
Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại, kết thúc câu chuyện thật tự nhiên.
BÀI VĂN MẪU :
Hai mươi hai giờ đêm, bỗng cả một vùng của thành phố mất điện. Tôi vội vàng bật tung cửa sổ. Đột ngột vầng trăng tròn vành vạnh xuất hiện. Ánh trăng ùa vào căn phòng soi sáng không gian. Thảng thốt nhận ra cố nhân, tôi áp sát song cửa, ngửa mặt lên nhìn trăng, trăng cũng soi ngắm tôi. Xúc động trào dâng, tôi thấy rưng rưng trong lòng, rưng rưng khóe mắt…
Cuộc chiến tranh dai dẳng, khốc liệt đã lùi xa, thấm thoắt đã ba năm rồi. Tôi về thành phố, sống trong điều kiện đất nước đã thống nhất, độc lập, hòa bình, đời sống đã khác xưa. Nhà cao cửa rộng, tiện nghị hiện dại, khác xa vói những năm tháng gian lao sống cùng đồng, cùng sông, cùng bể, cùng trăng. Có lẽ giờ đây tôi đã quen với ánh điện, cửa gương trong đời sống hiện đại đủ đầy, giàu sang mà lãng quên, vô tình với trăng. Trăng vẫn đi qua ngõ, vậy mà tôi như không thấy, vô tình, bạc bẽo, dửng dưng như người khách lạ qua đường. Đêm nay thình lình đèn điện tắt, nổi bật trong không gian bao la kiêu hãnh chỉ có mình trăng. Trăng vẫn nhẫn nại tỏa sáng cho bầu trời, mặt đất, nhân gian mà không giận hờn, trách móc.
Đối diện với trăng trong tình huống bất ngờ, trăng đã gợi cho tôi biết bao kỉ niệm ấu thơ sống với đồng, sông, rừng, bể, hòa nhập gắn bó vói thiên nhiên. Trăng gợi cho tôi nhớ về tuổi thơ, nơi chôn rau cắt rổn của mình, yêu trăng yêu cả chú Cuội, chị Hằng; về một thời chiến tranh ác liệt ở rừng ở rú được nhân dân che chở, yêu thương, Ngày ấy không có điện, trăng là bạn cố tri thường cùng tôi đàm tâm độc thoại, là bạn chiến đấu “Đầu súng trăng treo”, là gương mặt mĩ nữ gợi bao khao khát yêu thương, gợi bao cánh thơ bay bổng tâm hồn… Ngày ấy, duy nhất chỉ sống với trăng. Tình yêu thiên nhiên hồn nhiên như cỏ cây hoa lá không hề vụ lợi, ngỡ chẳng bao giò tôi quên… Ấy thế mà, khi cuộc sống đủ đầy, lòng tôi cũng đổi thay… vô tình nhìn trăng như người dưng qua ngõ.
Đối diện với trăng đêm nay, trăng vẫn tròn vành vạnh như đồng, như sông, như bể, như rừng thủy chung, nghĩa tình, bất biến. Lòng tôi rưng rưng hổ thẹn. Giá như trăng cứ lên tiếng trách cứ, mắng mỏ tôi: kẻ vô tâm, vô tình, vô ơn bạc nghĩa… cho tôi thấy nhẹ lòng. Nhưng trăng cứ tròn vành vạnh – nhìn tôi – ánh trăng im phăng phắc. Tôi hiểu trong sự im lặng ấy như nghiêm khắc, lại như chất chứa một tấm lòng. Tấm lòng vị tha, độ lượng “kể chi người vô tình”. Chính sự độ lượng của trăng đã khiến tôi giật mình, trăn trở, suy ngẫm về quá khứ. Những năm tháng gian lao, trăng và nhân dân thật bình dị, dịu hiển bao nhiêu! Kể cả những người đã khuất, đã kể vai sát cánh, gắn bó với nhau, cùng nhau đánh đuổi giặc thù, đem lại cuộc sống an bình hôm nay, sao tôi nỡ vô tình?
#Panda
Hãy lập dàn ý và viết bài văn cho đề bài : Kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú (hoặc cảm động,buồn cười,...)mà em đã gặp ở trường.
Dàn ý: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú(cảm động, buồn cười) em gặp ở trường
1. Mở Bài
- Thời gian, không gian kể chuyện cho bố mẹ nghe
- Giới thiệu câu chuyện mà mình định kể
2. Thân Bài
- Trình bày về thời gian, địa điểm của câu chuyện
- Giới thiệu những nhân vật xuất hiện trong câu chuyện
- Diễn biến câu chuyện
- Kết thúc câu chuyện
- Tâm trạng, cảm xúc của bố mẹ khi lắng nghe câu chuyện
3. Kết Bài
Cảm nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện với bố mẹ.
Hoc tot
Lập dàn ý cho các đề sau:
Đề 1: Trong vai người mẹ, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng .
Đề 2: Trong câu chuyện Thạch Sanh, chàng dũng sĩ đã dùng cây đàn và niêu cơm để thu phục quân 18 nước chư hầu mà không cần động binh .Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
Đề 3: Kể chuyện 20 năm sau em về thăm lại mái trường hiện nay em đang học .Hãy tưởng tượng đổi thay có thể xảy ra.
*Lưu ý: lập dàn ý không viết bài văn.
Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. Hãy tìm hiểu đề, lập ý và lập dàn bài theo các bước sau:
a) Tìm hiểu đề: Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
b)Lập ý: Em sẽ chọn chuyện nào, em thích nhân vật nào, sự việc nào? Em chọn chuyện đó nhằm biểu hiện chủ đề nào?
c) Lập dàn ý: Em dự định mở đầu như thế nào, kể chuyện như thế nào và kết thúc ra sao?
d) Em hiểu như thế nào là viết bằng lời văn của em?
đ) Từ các câu hỏi trên, em có thể rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?
a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:
+ Kể một câu chuyện
+ Bằng lời văn của em
b, Lập ý
+ Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề
c, Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể
+ Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra
+ Kết bài: Kết quả của sự việc
d, Cách làm bài văn tự sự
- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề
- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện
- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2
Cho đề văn: “Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa”
Em hãy tìm hiểu đề và lập dàn bài , bên cạnh những câu hỏi đó mình thêm một ý đó là hãy viết một đoạn văn ngắn “Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa” ( câu hỏi luyện tập 2 trang 99 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
MỞ BÀI
Giới thiệu về chuyến đi xa đầu tiên của em và lí do em được bố mẹ cho đi chơi (Ví dụ : Vì đạt được danh hiệu học sinh giỏi nên em được bố thưởng cho một chuyến đi chơi xa, đi nghỉ mát ở vịnh Hạ Long).
THÂN BÀI
Lần đầu được đi chơi xa với mỗi người một khác. Điều quan trọng là em biết lựa chọn sự việc, hành động có ý nghĩa để kể lại. Có thể kể theo trình tự sau :
Chuẩn bị cho chuyến đi, tâm lí chờ đợi.Khởi hành.Những sự việc, hành động ở nơi đến (ăn đồ hải sản ngon, tắm biển, đi xem hòn Trông Mái,;..).Kỉ niệm đáng nhố của em trong chuyến đi này.Trở về, tâm trạng.Tất cả các việc kể lại phải tập trung làm sáng tỏ một chủ đề nào đó và khắc hoạ được đặc điểm, tính cách của nhân vật được kể theo ý đồ của người kể chuyện.
KẾT BÀI
Nêu cảm nghĩ (ấn tượng về chuyến đi thật sâu đậm ; tự hứa cố gắng học để năm tới lại được bố cho đi chơi).
Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không quên được cái ngày ấy. Đó là lần đầu tiên tôi được đi chơi xa. Tôi không còn nhớ nó diễn ra cách đây bao lâu rồi nhưng những hình ảnh và kỉ niệm về nó thì vẫn khắc sâu trong tim tôi cho đến tận bây giờ. Năm đó, nhân dịp tôi được là học sinh giỏi nên bố tôi thưởng cho một chuyến đi nghỉ mát tại Hạ Long.
Còn hai hôm nữa mới đi mà tôi đã háo hức không ngủ được. Trước hôm đi, mẹ tôi đã chuẩn bị bao nhiêu là đồ, nào là quần áo, nào ô, nào mũ, đồ ăn,… đầy đủ cả. Đúng sáu giờ ba mươi phút, chiếc xe ô tô xinh xắn đã đỗ ở cửa nhà chúng tôi. Bố mẹ tôi mang đồ ra xe, sau đó tôi chỉ việc yên tâm ngồi trên xe để ngắm nhìn cảnh đẹp. Bầu trời trên kia mặc dù tôi đã nhìn nó đến hàng trăm, hàng nghìn lần nhưng chưa bao giờ tôi ngắm nó kĩ đến thế. Bầu trời hôm đó dường như xanh hơn, trong hơn, những mảnh mây xanh trôi bồng bềnh như những con tàu cập bến. Không hiểu là vì tôi quả vui hay là vì bầu trời đẹp thật mà tôi cứ ngắm nhìn không biết chán. Mải nhìn bầu trời quá mà tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Khi mẹ tôi gọi dậy thì chúng tôi đã đến Hạ Long rồi. Tôi không thể tin nổi vào mắt mình nữa, một con đường to đẹp ở giữa, hai bên là những ngôi nhà mọc lên san sát đang tràn ngập biển người, tiếng nói, tiếng hò reo inh ỏi đến nhức óc. Phải đến gần một giờ gia đình tôi mới qua nổi biển ngưòi đó. Bố tôi đã thuê một nhà nghỉ ở gần biển. Từ trên ban công nhìn xuống, tôi thấy một bãi biển rộng lớn mênh mông. Xa xa, ngoài khơi có những con tàu đánh cá trông như những con kiến đang bò trên đại dương bao la. Không nén nổi xúc động, tôi đã hỏi mẹ:
Đẹp quá mẹ nhỉ? Chưa bao giờ con thấy đẹp thế này.
Mẹ tôi trả lời:
Khu du lịch mà con.
Chúng tôi nghỉ ngơi một lát rồi bố dẫn cả nhà đi ăn. Đồ ăn ở đây phải nói là ngon có hạng: nào cá, cua, tôm, mực,… Toàn những món đặc trưng của biển. Mặc dù ở nhà, tôi đã ăn nhiều lần nhưng tôi vẫn thấy món ăn ở đây ngon hơn rất nhiều. Thú vị nhất là lúc tôi được đi tắm biển. Biển trong xanh thỉnh thoảng có những đợt sóng vỗ mạnh vào bờ. Còn nước biển thì mặn chát và mát rượi. Cát ở biển thì trắng mịn màng. Vì không biết bơi nên tôi chỉ quanh quẩn ở gần bờ nghịch nước và xây những lâu đài bằng cát. Bố tôi thì chụp ảnh cho cả nhà.
Sáng hôm sau, mẹ tôi gọi dậy sớm để ngắm cảnh bình minh, cảnh bình minh ở đây rất đẹp. Ông mặt trời nhô hẳn lên cao trông như một quả cầu lửa khổng lồ in bóng xuống mặt biển trong xanh, không một gợn sóng, cả nhà tôi cùng nhau đi dạo trên bờ biển để tận hưởng không khí trong lành và mát mẻ của buổi sớm mai. Sáng hôm đó, bố mẹ đưa tôi đi thăm đảo Khỉ. Tôi được ngắm nhìn vẻ đẹp của hòn Trống Mái và các động trong đảo Khỉ. Những hòn đá trong động có đủ màu sắc, được tạo nên bởi những bóng đèn pha lê, xanh, đỏ, vàng,… Thăm đảo Khỉ xong, chúng tôi về nhà nghỉ. Vậy là đã kết thúc hai ngày đi chơi biển thú vị. Mẹ tôi lại phải chuẩn bị đồ đạc để ra về. Thanh toán tiền phòng xong chúng tôi bắt đầu xuất phát. Tuy còn hơi tiếc nuối, nhưng tôi vẫn thấy vui vì được đi chơi xa thế này. Cảm nhận được vẻ buồn phiền của tôi, bố tôi hứa, nếu năm sau phấn đấu trở thành học sinh giỏi bố sẽ lại cho đi chơi nữa. Tôi lại thấy vui vẻ vô cùng. Chiếc xe cần mẫn lao đi nhưng hình ảnh về Hạ Long thơ mộng vẫn hiện lên trong trí óc tôi. Tôi thầm tự hứa với bản thân, sang năm sẽ cố gắng học tập tốt để lại được đi chơi như thế này nữa.
Thế đấy các bạn ạ! Câu chuyện một lần đi chơi xa của tôi đến đây là hết. Dù là ai đi chăng nữa thì tôi tin rằng các bạn đều có những kỉ niệm về lần đi chơi đầu tiên.
#Châu's ngốc
Tìm hiểu đề và lập dàn ý đề bài sau:"Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mak em đg hok. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra."
"- A lô, mày hả?
- Ừ, tao nè! Có gì không?
- Lâu quá chưa về thăm trường rồi, đi với tao không?
- Ok, kiki
Thế là chúng em trở về ngôi trường cũ. "Ôi", một tiếng "ôi" của em cũng đủ để các bạn nghĩ về ngôi trường sau mười năm như thế nào. Ngôi trường Trương Vĩnh Ký 10 năm sau thay đổi quá nhiều!
Cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về với cát bụi. Không còn gì tả!
HẾT!"
HÌ HÌ đùa tí thôi vào chủ đề chính nhé
Bài làm 1 Thu Hà và Thu Hồng là hai chị em sinh đôi, giống nhau như hai giọt nước. Năm nay, cả hai đều lên lớp 6A, do cô Hoa Lan dạy văn làm giáo viên chủ nhiệm. Ngày 16 tháng 12 năm ngoái, trường Đồng Nga mở hội kỉ niệm tám mươi năm ngày thành lập trường. Vui ơi là vui! Nhưng mà mệt quá! Vì hai chị em tham gia những ba tiết mục chào mừng: hai bài hát, một điệu múa đôi, được khán giả vỗ tay rào rào. Tối hôm ấy, hai chị em được bố mẹ cho phép đi ngủ sớm. Nhưng kì chưa, trằn trọc mãi mà có ngủ được đâu. Càng lạ hơn nữa là khi thếp đi, cả hai cùng mơ một giấc mơ thật đẹp giống nhau: ngày hội trường Đồng Nga mười năm sau, khi ấy Thu Hà và Thu Hồng đã hai mươi mốt tuổi, năm tháng rưỡi, đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Bồi hồi về thăm lại trường xưa. Nhớ lại mười năm trước khi hai cô gái nhỏ vừa tạm biệt mái trường tiểu học Đồng Nga – ngôi trường thân yêu dưới bóng hoàng lan, gắn bó suốt 5 năm học, với bao kỉ niệm ngọt ngào để chuyển qua trường trung học cơ sở mới xây dựng ở ngoài đồng. Quả thật, trường mới xây dựng bề thế hơn nhiều. Nhưng phải có một thời gian khá lâu mới quen, mới thích ngôi trường mới này. Năm tháng trôi nhanh, tốt nghiệp THCS lên PTTH, vào học ở trường Xuân Tỉnh, rồi bốn năm qua, Hồng và Hà được đào tạo chính qui ở trường Đại học Sư phạm. Vậy mà cô gái làng Chè này chỉ mong có ngày trở về thăm ngôi trường tuổi thơ yêu dấu. Thì giờ đây, ngày ấy cũng tới! Hỏi không xôn xao, không náo nức sao được. Thướt tha và dịu dàng trong hai bộ áo dài lụa trắng, Thu Hà và Thu Hồng dắt tay nhau men theo dọc bờ đê đã thành dải đường lụa mịn màng dung dăng đi tới trường. Cổng trường kia rồi! rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu, băng rôn chào mừng. Lão tiên đồng hoàng lan, trải qua mười năm gió bụi, mà hình như chẳng già đi chút nào, vẫn tỏa hương thơm ngát. Trong hương hoa thoang thoảng, dưới bóng rợp của tán lá tầng tầng, tai vẫn nghe tiếng loa truyền đi lời diễn văn chào mừng kỉ niệm trường của cô hiệu trưởng – nhà giáo ưu tú Đỗ Hòa Lan (Cô giáo chủ nhiệm của hai chị em hồi lớp 6, ba năm trước đã được bầu làm người lãnh đạo cao nhất của trường học lớn với 2000 học sinh khu vực Đồng Nga, cầu Thăng Long này). Mắt hai chị em như loa lóa trước bao sắc màu lộng lẫy của hoa, của bóng bay, khăn quàng đỏ rực trên ngực của hàng ngàn thiếu nhi, nhi đồng khuôn mặt bừng sáng, hớn hở niềm vui. Phần nghi lễ đã qua từ lúc nào. Hai chị em vội đi chào các thầy, cô giáo cũ. Cô Hòa Lan mỗi tay ôm một đứa, nụ cười rộng mở và nước mắt quanh mi. – Trời! Hai đứa con gái của cô đã lớn, xinh thế này ư? Sang năm ra trường có định về quê dạy học không đấy? – Vâng, thưa cô, có chứ ạ! Hồng, Hà líu ríu đáp. Bụi phấn còn vương hay sương chiều đã phảng phất trên mái tóc dài buông ngày ấy của cô, nay cũng đã ngắn, mỏng khá nhiều. Tạm rời tay cô, Hồng, Hà rảo bước tới căn phòng, nơi hai chị em ngồi học năm lớp 5. Thay đổi nhiều quá! Hà thốt lên ngạc nhiên khi bước chân vào căn phòng sáng chưng, hiện đại. Hóa ra bây giờ học sinh được học theo các phòng bộ môn: phòng học toán, phòng học văn, sử, địa, sinh, thể dục… Căn phòng học của hai chị em ngày xưa nay trở thành phòng chuyên dạy văn vói năm dàn máy vi tính, hệ mới nhất. Trên tường treo chân dung của các tác giả được học trong chương trình. Sát tường phía dưới là sách giáo khoa Tiếng Việt, kể chuyện, các tạp chí, tập san, báo Văn nghệ… Bảng phớt trắng tinh. Máy chiếu hắt đặt ở góc phải. Micrô bốn chiếc. Bàn ghế học sinh xếp ba dãy, mỗi dãy bốn bàn, mỗi bàn ngồi có hai người. Mỗi lớp không vượt quá 25 học sinh. – Chẳng thua gì phòng học của ĐHSP Hà Nội, Hồng nhỉ? Hà tấm tắc khen. Năm mươi phòng phục vụ cho việc dạy học trong một tòa nhà năm tầng với hệ thống thang máy và điều hòa nhiệt độ, vẫn đứng cách tòa nhà cổ với cây hoàng lan, cây sấu, cây phượng, cây bàng… cũng chẳng già đi bao nhiêu… Một khoảng sân gạch vuông đỏ, không rêu. – Lão tiên đồng hoàng lai ơi! Hoàng lan! Nhất định sang năm chị em cháu sẽ về đây làm cô giáo, để được sớm chiều bên ông, dìu dắt lớp đàn em, để được đền ơn các thầy cô, đền ơn mái trường no ấm, đền ơn cả bóng mát và hương thơm của hoàng lan tiên ông nữa đấy. – Về đi! Về đi!...V…ề…đ…i! Tiếng cây già giục gọi hay tiếng loa truyền thnh vang động, kéo dài làm hai chị em bừng tỉnh giấc. Chết thôi đã sáng banh mắt ra rồi. Mọi chuyện chỉ là mơ, một giấc mơ thật đẹp.
lập dàn ý chi tiết đề là kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú mà em gặp ở trường
từ dàn ý đó em hãy viết một bài văn
các bạn giúp mình vs help me
a. Mở bài
- Nêu hoàn cảnh kể câu chuyện cho bố mẹ nghe: sau bữa cơm, mọi người ngồi trò chuyện …
- Giới thiệu chung về câu chuyện mà mình kể: là loại chuyện gì? (Cảm động hay buồn cười)
b. Thân bài
- Thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện em đang kể (bao giờ, ở đâu?)
- Nhân vật trong câu chuyện ấy gồm những ai? Em có tham gia vào câu chuyện ấy không?
- Diễn biến câu chuyện như thế nào? Chuyện có gì làm em cảm động hay buồn cười?
- Kết thúc câu chuyện ấy như thế nào? Em có say nghĩ hay rút ra được bài học gì từ câu chuyện ấy hay không?
- Thái độ, cảm xúc của cha mẹ khi nghe em kể câu chuyện đó (xúc động hay buồn cười theo không? Có khuyên nhủ em điều gì không? …)
c. Kết bài
- Không khí gia đình em khi kể chuyện
- Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân
câu chuyện cảm động mà tôi sẽ kể cho bố mẹ xảy ra vào buổi học đầu tiên của lớp 7.
Tiết đầu tiên sẽ là môn Văn. Cả lớp em ai cũng mong là cô Tám sẽ vẫn dạy chúng em ở môn học này. Nhưng có lẽ là không một cô giáo rất lạ bước vào lớp. Cả lớp em sững sờ nhìn cô và có một bạn ở phía cuối lớp hỏi: “Cô ơi! Cô giáo của chúng em đâu rồi ạ?” Cô trả lời: “Cô của em đã chuyển trường dạy rồi. Cô ấy sẽ không dạy trường này nữa. Từ hôm nay cô sẽ là giáo viên phụ trách môn Văn của các em”. Nghe xong, cả lớp đều rất buồn.
Tiết học hôm đó, đột nhiên lại buồn bã, không sôi nổi như lúc trước. Hết tiết học, cả lớp cùng nhau hồi tưởng về cô giáo cũ. Cô tên là Thu, một giáo viên trẻ. Buổi học đầu tiên, cô mặc áo dài rất xinh. Mắt của cô hiền từ như bà tiên. Khi cô ngồi trên ghế đá, dưới góc “hoa học trò” cô tâm sự với chúng con về những câu chuyện học hành, bạn bè, gia đình. Cô càng hiền dịu hơn khi những lá phượng màu vàng rơi nhè nhẹ xuống.
Còn nhớ những nhớ lúc cô giảng, giọng cô thật ấm áp, dịu dàng, làm cho các bài học rất dễ đi vào lòng người khác. Khi học xong, cô lại kể những chuyện cổ tích, hài, hay là chuyện của cô. Nhưng giờ đây sẽ không còn nghe được giọng nói ấm áp của lúc trước nữa. Cả lớp đều nuối tiếc khi không thể nói lời tạm biệt cô.
Nhưng lời dặn dò cố gắng học tập của cô vẫn còn đó. Điều đó khiến chúng tôi tự nhủ phải cố gắng học tập hơn.
Hãy tìm hiểu đề và Lập dàn ý cho đề bài sau:
Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa .
Giúp mình nha các bạn
*Tìm hiểu đề:
+) Đề phương thức biểu đạt là kể, miêu tả, biểu cảm
+) Mục đích: nói về lần đầu tiên em được đi chơi xa
* Dàn ý:
Mở bài:
– Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
– Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
Thân bài:
1. Cảnh dọc đường đi.
– Phong cảnh, những nét đặc biệt.
– Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
2. Đến nơi.
– Hoạt động thứ nhất.
– Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý: chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).
3. Kết thúc chuyên đi
– Chuẩn bị trở về.
– Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
Kết bài:
-Suy nghĩ về chuyến đi.
-Mong ước.
Một ngày gần cuối năm học lớp năm của em, cậu Trung đến nhà chơi và hỏi em có cần cậu giúp học bài gì không. Em sung sướng mang bài tiếng Việt ra hỏi cậu vê ý nghĩa của câu "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Cậu vui vẻ giải thích:
- Câu này có nghĩa là nếu cháu chịu khó đi đây đi đó thì sẽ được mở mang hiểu biết, ở một một nơi xa lại học thêm được điều hay, điều lạ.
Em phụng phịu:
- Cậu nói vậy thì cháu hiểu nhưng cháu có được đi chơi xa bao giờ đâu! Nơi xa nhất mà cháu từng đi là chợ huyện đấy!
Cậu vui vẻ cười:
- Cháu muốn đi xa thì dễ thôi, nhưng cháu phải chứng minh cho cậu thấy là cháu xứng đáng với phần thưởng đó. Nếu cuối năm cháu đạt học sinh giỏi, cậu sẽ đưa cháu đến một nơi rất hay là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam!
Cuối năm học đó, nhờ những nỗ lực không ngừng, em đạt danh hiệu quý giá ấy và cậu em đã giữ lời hứa! Đó là chuyến đi xa lần đầu tiên của em.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi trưng bày những hiện vật văn hóa của 54 dân tộc anh em sống trên đât nước Việt Nam. Không chỉ thế, tại đây còn thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa tinh thần, các trò chơi dân gian củạ nhiều dân tộc khác nhau rất độc đáo và hấp dẫn. Cậu Trung chọn rất khéo, đó là ngày thứ 7, 30 tháng 4, hôm ấy vừa là ngày nghỉ vừa gần ngày Quốc tế Thiếu nhi nên bảo tàng có rất nhiều khách vào chơi mà đa số là các bạn thiếu nhi được bố mẹ cho đến.
Xe cậu vừa đỗ lại em đã bị choáng ngợp bởi lượng người rất đông đứng ngoài bảo tàng. Hai bên cổng là những người bán hàng rong: những quả bóng ni lông đầy màu sắc, hình dáng; nhũng con tò he xinh xắn sặc sỡ; những món đồ chơi lạ mắt nhự máy bay cánh quạt, con chim giấy,... Đứng trước cổng là hàng chục người đang xếp hàng chờ mua vé vào tham quan. Em và cậu cũng trật tự nối nếp vào hàng người ấy.
Bước qua cánh cổng bảo tàng, em đứng trước một khối nhà mái vòm rất lớn. Trước nhà là một chiếc ao nhỏ, để đi vào khối nhà đó cần đi qua một chiếc cầu xây hình bậc thang. Phía trên cổng chính to rộng là một dòng chữ bằng đá rất nổi bật: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Cậu em bảo đó là khu trưng bày trong nhà. Theo chân cậu, em bước vào trong. Khu trưng bày trong nhà gồm hai tầng. Chính giữa sảnh chính tầng trệt là một cây nêu rất lớn. Nó cao gần chạm mái tầng trên, từ một nhánh chính, có rất nhiều nhánh nhỏ được tách ra, mỗi nhánh lại được trang trí bằng nhiều màu sắc rất đẹp đẽ, lộng lẫy. Đó là cây nêu ngày Tết dùng để trừ tà vẫn thường xuất hiện trong phong tục người Việt. Theo chân cậu, em bước tiếp vào trong và được chiêm ngưỡng các dụng cụ lao động, săn bắt như liềm, cung, dao,... của người Bana, Êđê, Tày, Nùng,... còn có rất nhiều mô hình nguời dân tộc Mông, Mường, Việt,... trong các lễ ma chay, cưới hỏi, thời bao cấp,... Rồi nhũng chiếc ti vi luôn luôn được mở quay cảnh sinh hoạt của các dân tộc,...
Nhưng điểm hấp dẫn nhất thu hút những khách tham quan "nhí" như chúng em là khu trưng bày ngoài trời. Rời ngôi nhà mái vòm, em bước ra một không gian thoáng rộng vô cùng. Ngoài đó có rất nhiều những cây xanh mát, những dòng nước trong vắt. Đi trong khuôn viên ngoài trời của bảo tàng giống như đi trong một khu vườn rợp mát vậy. Tại đây có trưng bày rất nhiều mô hình nhà ở, nhà mồ, thuyền,... cùa nhiều dân tộc. Tất cả đều có kích thước giống như thật. Đa số đều được làm từ các loại cây cối đã làm khô như nứa, gỗ lim, gỗ pơ-mu, cỏ gianh,... Riêng nhà của người Hà Nhi rất đặc biệt: nó được làm bằng đất nện! Nhà rông Tây Nguyên cao vút lên trời xanh, muốn lên được nhà phải trèo lên những bậc thang cao chừng hơn hai mét bằng gỗ. Mái nhà được xếp từ những nắm cỏ rơm khô, vách ken bằng nứa, khung và xà nhà làm từ gỗ. Nhà dài của người Ê-đê thì rất... dài! Đủ cho cả một dòng họ gồm hàng chục người sinh sống. Ngôi nhà cũng gần giống mô hình nhà sàn, muốn lên nhà phải leo lên bậc gỗ, bậc nhà dài Ê-đê thấp gần bằng một nửa bậc lên nhà rông Tây Nguyên. Vách nhà được ken bằng nứa, mái nhà được lợp cỏ gianh. Trong nhà chứa rất nhiều cồng, chiêng, trống, gùi, bình rượu cần, dụng cụ lao động,.. Nhà của người Hà Nhì không phải là nhà sàn, nó gần giống nhà người Kinh, duy có điều khác lớn nhất là tường nhà hoàn toàn được làm từ đất. Tường nhà dày khoảng 30cm, em tự hỏi không biết người Hà Nhì đã làm thế nào để tạo được tường nhà như vậy? Ngoài những ngôi nhà còn có các nhà mồ của người Ể-đê, Ba-na,... dược chạm trổ cầu kì, đẹp mắt thể hiện bản sắc văn hóa riêng mỗi dân tộc, vùng miền. Bên cạnh đó, em còn được chiêm ngưỡng những chiếc thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền đua yới kích thước như thật rất tuyệt vời!
Vui nhất là những trò chơi được tổ chức mà chính là các anh chị tình nguyện viên đến từ các trường đại học: nhảy sạp, lò cò, kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố, ném còn, bắn bi,... và cả múa rối nước nữa chứ! Trò chơi được các bạn nhỏ tham gia rất nhiệt tình. Các bạn từ nhiều tỉnh thành, quận huyện đến vơi bảo tàng, hàng ngày ít có dịp vui chơi nhu vậy nên ai cũng hào hứng. Em nhiệt tình tham gia đến mức cậu Trung cứ lắc đâu cười bảo: "Cứ thế này bao giờ cậu mới được về!" Cậu chỉ nói vậy thôi, cậu cũng rất thích chơi, bằng chứng là cậu đã cùng chơi với chúng em trò nhảy bao bố này, trò kéo co này,... Kết quả là lần nào cậu cũng... thua! Cậu giải thích rằng: vì cậu mải cười quá nên không tập trung thi đấu!
Trời đã về trưa tự lúc nào, nắng tháng sáu khá gay gắt, mặt bạn nhỏ nào cũng đỏ gay. Mồ hôi nhễ nhại, bụng đói meo mà em vẫn muốn chơi tiếp với các bạn. Nhưng cậu em đã chỉ tay vào đồng hồ ra hiệu đến giờ về. Em phụng phịu bước theo cậu lòng đầy luyến tiếc.
Chuyến đi chơi xa đầu tiên của em thật lí thú và bổ ích biết bao! Nó cho em bao hiểu biết về vốn văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc trên đất nước Việt Nam ta. Đặc biệt, em đã có những giờ phút vui chơi thật thoải mái, vui vẻ. Nhất định em sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để được đến những nơi lí thú như vậy!
Chúc bạn hok tốt nha!
Một ngày gần cuối năm học lớp năm của em, cậu Trung đến nhà chơi và hỏi em có cần cậu giúp học bài gì không. Em sung sướng mang bài tiếng Việt ra hỏi cậu vê ý nghĩa của câu "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Cậu vui vẻ giải thích:
- Câu này có nghĩa là nếu cháu chịu khó đi đây đi đó thì sẽ được mở mang hiểu biết, ở một một nơi xa lại học thêm được điều hay, điều lạ.
Em phụng phịu:
- Cậu nói vậy thì cháu hiểu nhưng cháu có được đi chơi xa bao giờ đâu! Nơi xa nhất mà cháu từng đi là chợ huyện đấy!
Cậu vui vẻ cười:
- Cháu muốn đi xa thì dễ thôi, nhưng cháu phải chứng minh cho cậu thấy là cháu xứng đáng với phần thưởng đó. Nếu cuối năm cháu đạt học sinh giỏi, cậu sẽ đưa cháu đến một nơi rất hay là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam!
Cuối năm học đó, nhờ những nỗ lực không ngừng, em đạt danh hiệu quý giá ấy và cậu em đã giữ lời hứa! Đó là chuyến đi xa lần đầu tiên của em.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi trưng bày những hiện vật văn hóa của 54 dân tộc anh em sống trên đât nước Việt Nam. Không chỉ thế, tại đây còn thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa tinh thần, các trò chơi dân gian củạ nhiều dân tộc khác nhau rất độc đáo và hấp dẫn. Cậu Trung chọn rất khéo, đó là ngày thứ 7, 30 tháng 4, hôm ấy vừa là ngày nghỉ vừa gần ngày Quốc tế Thiếu nhi nên bảo tàng có rất nhiều khách vào chơi mà đa số là các bạn thiếu nhi được bố mẹ cho đến.
Xe cậu vừa đỗ lại em đã bị choáng ngợp bởi lượng người rất đông đứng ngoài bảo tàng. Hai bên cổng là những người bán hàng rong: những quả bóng ni lông đầy màu sắc, hình dáng; nhũng con tò he xinh xắn sặc sỡ; những món đồ chơi lạ mắt nhự máy bay cánh quạt, con chim giấy,... Đứng trước cổng là hàng chục người đang xếp hàng chờ mua vé vào tham quan. Em và cậu cũng trật tự nối nếp vào hàng người ấy.
Bước qua cánh cổng bảo tàng, em đứng trước một khối nhà mái vòm rất lớn. Trước nhà là một chiếc ao nhỏ, để đi vào khối nhà đó cần đi qua một chiếc cầu xây hình bậc thang. Phía trên cổng chính to rộng là một dòng chữ bằng đá rất nổi bật: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Cậu em bảo đó là khu trưng bày trong nhà. Theo chân cậu, em bước vào trong. Khu trưng bày trong nhà gồm hai tầng. Chính giữa sảnh chính tầng trệt là một cây nêu rất lớn. Nó cao gần chạm mái tầng trên, từ một nhánh chính, có rất nhiều nhánh nhỏ được tách ra, mỗi nhánh lại được trang trí bằng nhiều màu sắc rất đẹp đẽ, lộng lẫy. Đó là cây nêu ngày Tết dùng để trừ tà vẫn thường xuất hiện trong phong tục người Việt. Theo chân cậu, em bước tiếp vào trong và được chiêm ngưỡng các dụng cụ lao động, săn bắt như liềm, cung, dao,... của người Bana, Êđê, Tày, Nùng,... còn có rất nhiều mô hình nguời dân tộc Mông, Mường, Việt,... trong các lễ ma chay, cưới hỏi, thời bao cấp,... Rồi nhũng chiếc ti vi luôn luôn được mở quay cảnh sinh hoạt của các dân tộc,...
Nhưng điểm hấp dẫn nhất thu hút những khách tham quan "nhí" như chúng em là khu trưng bày ngoài trời. Rời ngôi nhà mái vòm, em bước ra một không gian thoáng rộng vô cùng. Ngoài đó có rất nhiều những cây xanh mát, những dòng nước trong vắt. Đi trong khuôn viên ngoài trời của bảo tàng giống như đi trong một khu vườn rợp mát vậy. Tại đây có trưng bày rất nhiều mô hình nhà ở, nhà mồ, thuyền,... cùa nhiều dân tộc. Tất cả đều có kích thước giống như thật. Đa số đều được làm từ các loại cây cối đã làm khô như nứa, gỗ lim, gỗ pơ-mu, cỏ gianh,... Riêng nhà của người Hà Nhi rất đặc biệt: nó được làm bằng đất nện! Nhà rông Tây Nguyên cao vút lên trời xanh, muốn lên được nhà phải trèo lên những bậc thang cao chừng hơn hai mét bằng gỗ. Mái nhà được xếp từ những nắm cỏ rơm khô, vách ken bằng nứa, khung và xà nhà làm từ gỗ. Nhà dài của người Ê-đê thì rất... dài! Đủ cho cả một dòng họ gồm hàng chục người sinh sống. Ngôi nhà cũng gần giống mô hình nhà sàn, muốn lên nhà phải leo lên bậc gỗ, bậc nhà dài Ê-đê thấp gần bằng một nửa bậc lên nhà rông Tây Nguyên. Vách nhà được ken bằng nứa, mái nhà được lợp cỏ gianh. Trong nhà chứa rất nhiều cồng, chiêng, trống, gùi, bình rượu cần, dụng cụ lao động,.. Nhà của người Hà Nhì không phải là nhà sàn, nó gần giống nhà người Kinh, duy có điều khác lớn nhất là tường nhà hoàn toàn được làm từ đất. Tường nhà dày khoảng 30cm, em tự hỏi không biết người Hà Nhì đã làm thế nào để tạo được tường nhà như vậy? Ngoài những ngôi nhà còn có các nhà mồ của người Ể-đê, Ba-na,... dược chạm trổ cầu kì, đẹp mắt thể hiện bản sắc văn hóa riêng mỗi dân tộc, vùng miền. Bên cạnh đó, em còn được chiêm ngưỡng những chiếc thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền đua yới kích thước như thật rất tuyệt vời!
Vui nhất là những trò chơi được tổ chức mà chính là các anh chị tình nguyện viên đến từ các trường đại học: nhảy sạp, lò cò, kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố, ném còn, bắn bi,... và cả múa rối nước nữa chứ! Trò chơi được các bạn nhỏ tham gia rất nhiệt tình. Các bạn từ nhiều tỉnh thành, quận huyện đến vơi bảo tàng, hàng ngày ít có dịp vui chơi nhu vậy nên ai cũng hào hứng. Em nhiệt tình tham gia đến mức cậu Trung cứ lắc đâu cười bảo: "Cứ thế này bao giờ cậu mới được về!" Cậu chỉ nói vậy thôi, cậu cũng rất thích chơi, bằng chứng là cậu đã cùng chơi với chúng em trò nhảy bao bố này, trò kéo co này,... Kết quả là lần nào cậu cũng... thua! Cậu giải thích rằng: vì cậu mải cười quá nên không tập trung thi đấu!
Trời đã về trưa tự lúc nào, nắng tháng sáu khá gay gắt, mặt bạn nhỏ nào cũng đỏ gay. Mồ hôi nhễ nhại, bụng đói meo mà em vẫn muốn chơi tiếp với các bạn. Nhưng cậu em đã chỉ tay vào đồng hồ ra hiệu đến giờ về. Em phụng phịu bước theo cậu lòng đầy luyến tiếc.
Chuyến đi chơi xa đầu tiên của em thật lí thú và bổ ích biết bao! Nó cho em bao hiểu biết về vốn văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc trên đất nước Việt Nam ta. Đặc biệt, em đã có những giờ phút vui chơi thật thoải mái, vui vẻ. Nhất định em sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để được đến những nơi lí thú như vậy!
Chúc bạn hok tốt nha!