"- A lô, mày hả?
- Ừ, tao nè! Có gì không?
- Lâu quá chưa về thăm trường rồi, đi với tao không?
- Ok, kiki
Thế là chúng em trở về ngôi trường cũ. "Ôi", một tiếng "ôi" của em cũng đủ để các bạn nghĩ về ngôi trường sau mười năm như thế nào. Ngôi trường Trương Vĩnh Ký 10 năm sau thay đổi quá nhiều!
Cổng trường đổ sập, tất cả đổ sập vì bị sóng thần. Mọi thứ trở về với cát bụi. Không còn gì tả!
HẾT!"
HÌ HÌ đùa tí thôi vào chủ đề chính nhé
Bài làm 1 Thu Hà và Thu Hồng là hai chị em sinh đôi, giống nhau như hai giọt nước. Năm nay, cả hai đều lên lớp 6A, do cô Hoa Lan dạy văn làm giáo viên chủ nhiệm. Ngày 16 tháng 12 năm ngoái, trường Đồng Nga mở hội kỉ niệm tám mươi năm ngày thành lập trường. Vui ơi là vui! Nhưng mà mệt quá! Vì hai chị em tham gia những ba tiết mục chào mừng: hai bài hát, một điệu múa đôi, được khán giả vỗ tay rào rào. Tối hôm ấy, hai chị em được bố mẹ cho phép đi ngủ sớm. Nhưng kì chưa, trằn trọc mãi mà có ngủ được đâu. Càng lạ hơn nữa là khi thếp đi, cả hai cùng mơ một giấc mơ thật đẹp giống nhau: ngày hội trường Đồng Nga mười năm sau, khi ấy Thu Hà và Thu Hồng đã hai mươi mốt tuổi, năm tháng rưỡi, đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Bồi hồi về thăm lại trường xưa. Nhớ lại mười năm trước khi hai cô gái nhỏ vừa tạm biệt mái trường tiểu học Đồng Nga – ngôi trường thân yêu dưới bóng hoàng lan, gắn bó suốt 5 năm học, với bao kỉ niệm ngọt ngào để chuyển qua trường trung học cơ sở mới xây dựng ở ngoài đồng. Quả thật, trường mới xây dựng bề thế hơn nhiều. Nhưng phải có một thời gian khá lâu mới quen, mới thích ngôi trường mới này. Năm tháng trôi nhanh, tốt nghiệp THCS lên PTTH, vào học ở trường Xuân Tỉnh, rồi bốn năm qua, Hồng và Hà được đào tạo chính qui ở trường Đại học Sư phạm. Vậy mà cô gái làng Chè này chỉ mong có ngày trở về thăm ngôi trường tuổi thơ yêu dấu. Thì giờ đây, ngày ấy cũng tới! Hỏi không xôn xao, không náo nức sao được. Thướt tha và dịu dàng trong hai bộ áo dài lụa trắng, Thu Hà và Thu Hồng dắt tay nhau men theo dọc bờ đê đã thành dải đường lụa mịn màng dung dăng đi tới trường. Cổng trường kia rồi! rực rỡ cờ hoa, khẩu hiệu, băng rôn chào mừng. Lão tiên đồng hoàng lan, trải qua mười năm gió bụi, mà hình như chẳng già đi chút nào, vẫn tỏa hương thơm ngát. Trong hương hoa thoang thoảng, dưới bóng rợp của tán lá tầng tầng, tai vẫn nghe tiếng loa truyền đi lời diễn văn chào mừng kỉ niệm trường của cô hiệu trưởng – nhà giáo ưu tú Đỗ Hòa Lan (Cô giáo chủ nhiệm của hai chị em hồi lớp 6, ba năm trước đã được bầu làm người lãnh đạo cao nhất của trường học lớn với 2000 học sinh khu vực Đồng Nga, cầu Thăng Long này). Mắt hai chị em như loa lóa trước bao sắc màu lộng lẫy của hoa, của bóng bay, khăn quàng đỏ rực trên ngực của hàng ngàn thiếu nhi, nhi đồng khuôn mặt bừng sáng, hớn hở niềm vui. Phần nghi lễ đã qua từ lúc nào. Hai chị em vội đi chào các thầy, cô giáo cũ. Cô Hòa Lan mỗi tay ôm một đứa, nụ cười rộng mở và nước mắt quanh mi. – Trời! Hai đứa con gái của cô đã lớn, xinh thế này ư? Sang năm ra trường có định về quê dạy học không đấy? – Vâng, thưa cô, có chứ ạ! Hồng, Hà líu ríu đáp. Bụi phấn còn vương hay sương chiều đã phảng phất trên mái tóc dài buông ngày ấy của cô, nay cũng đã ngắn, mỏng khá nhiều. Tạm rời tay cô, Hồng, Hà rảo bước tới căn phòng, nơi hai chị em ngồi học năm lớp 5. Thay đổi nhiều quá! Hà thốt lên ngạc nhiên khi bước chân vào căn phòng sáng chưng, hiện đại. Hóa ra bây giờ học sinh được học theo các phòng bộ môn: phòng học toán, phòng học văn, sử, địa, sinh, thể dục… Căn phòng học của hai chị em ngày xưa nay trở thành phòng chuyên dạy văn vói năm dàn máy vi tính, hệ mới nhất. Trên tường treo chân dung của các tác giả được học trong chương trình. Sát tường phía dưới là sách giáo khoa Tiếng Việt, kể chuyện, các tạp chí, tập san, báo Văn nghệ… Bảng phớt trắng tinh. Máy chiếu hắt đặt ở góc phải. Micrô bốn chiếc. Bàn ghế học sinh xếp ba dãy, mỗi dãy bốn bàn, mỗi bàn ngồi có hai người. Mỗi lớp không vượt quá 25 học sinh. – Chẳng thua gì phòng học của ĐHSP Hà Nội, Hồng nhỉ? Hà tấm tắc khen. Năm mươi phòng phục vụ cho việc dạy học trong một tòa nhà năm tầng với hệ thống thang máy và điều hòa nhiệt độ, vẫn đứng cách tòa nhà cổ với cây hoàng lan, cây sấu, cây phượng, cây bàng… cũng chẳng già đi bao nhiêu… Một khoảng sân gạch vuông đỏ, không rêu. – Lão tiên đồng hoàng lai ơi! Hoàng lan! Nhất định sang năm chị em cháu sẽ về đây làm cô giáo, để được sớm chiều bên ông, dìu dắt lớp đàn em, để được đền ơn các thầy cô, đền ơn mái trường no ấm, đền ơn cả bóng mát và hương thơm của hoàng lan tiên ông nữa đấy. – Về đi! Về đi!...V…ề…đ…i! Tiếng cây già giục gọi hay tiếng loa truyền thnh vang động, kéo dài làm hai chị em bừng tỉnh giấc. Chết thôi đã sáng banh mắt ra rồi. Mọi chuyện chỉ là mơ, một giấc mơ thật đẹp.