Tìm vế đối của câu : Ba em bắt được ba con ba ba ( Từ đồng âm )
Tím câu đối câu sau "Ba em bắt được ba con ba ba"
Cô em sắp được đi đến Cô Tô
C1 Tìm từ đồng âm với các từ:bụng,lợi,đậu.Đặt ba câu với ba từ trên
Đồng âm vẫn thế thôi
Bụng:
+ Bụng em đóiiii
+ Ông này tốt bụng ghê ta
Lợi:
+ Lợi thế ghê ta
+ Bạn đã bị viêm lợi
Đậu:
+ Bác đưa tôi bát đậu đây
+ Con ruồi đậu trên miếng thịt ngon
a)giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau:
-Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
-Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay nó vào lồng.
-con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
b)nghĩa của các từ trên có liên quan gì với nhau không?
c)Căn cứ vào đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong ba câu trên?
d)các từ lồng trong ba câu trên được coi là những từ đồng âm.theo em thế nào là từ đồng âm?
a)
- Nghĩa của mỗi từ lồng:
+ loonhg : sự đan xen ( che chở ) giữa vật với vật
+ lồng : Đồ đan bằng tre, nứa hoặc vật liệu khác, dùng để nhốt chim, gà,…
+ lồng : Nói ngựa, trâu vùng lên hoặc chạy xông xáo;
b)
Nghĩa của hai từ lồng trên không có liên hệ gì với nhau. Đây là hiện tượng đồng âm: là hiện tượng các từ giống hệt nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
c) Căn cứ vào ngữ cảnh , quan hệ của từ với các từ còn lại trong câu
d)Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
a) -Lồng (1) : tầng lớp , đan cài, quấn quýt
-Lồng (2): Hoạt động của con vật đang đứng im bỗng nhảy dựng lên rất khó kìm giữ. (Động từ)
-Lồng (3): Chỉ đồ vật làm bằng tre, kim loại dùng để nhốt vật vật nuôi. (Danh từ)
b) c) *So sánh:
- Phát âm :giống nhau.
- Nghĩa: khác nhau không liên quan đến nhau.
d) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
a)
-Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
+ Động từ- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
Lồng trong câu:
+ Là động từ
+ Chỉ hoạt động cất vó lên cao với một sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ.
- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. Lồng trong câu:
+ Là danh từ
+ Chỉ đồ vật đan thưa bằng tre, nứa, nhựa, sắt để nhốt chim hoặc gà, vịt, cá.
Nghĩa hai từ lồng trên không liên quan gì với nhau, chúng còn khác nhau về mặt từ loại.
Chúng ta phân biệt được ý nghĩa của từ lồng ở hai câu trên là dựa vào mối quan hệ với các từ khác ở trong câu, nghĩa là dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.
d) Từ đồng âm là những từ giống nhau vềâm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.
Câu: 1 Em hãy viết các câu ghép sau :
a. Ba vế câu
b, Hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy
c, Hai vế câu được nối với nhau bằng một quan hệ từ
d, Hai vế câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ
Help em với em mới học lớp 4
a) - Trong lúc nó đang đi chơi thì tôi ở nhà nấu cơm còn em nó thì ngủ trưa
b) - Các bạn nam đang chơi đá banh, các bạn nữ đang chơi nhảy dây.
c) - Do trời mưa nên bọn em đi học muộn.
d) - Tuy hoa dâm bục không thơm nhưng nó rất đẹp.
Đây nha ! Học tốt nha em !
Bạn Tham khảo:
a)Trong lúc nó đang đi chơi thì tôi ở nhà nấu cơm còn em nó thì ngủ trưa
b) - Các bạn nam đang chơi đá banh, các bạn nữ đang chơi nhảy dây.
c) - Do trời mưa nên bọn em đi học muộn.
d) - Tuy hoa dâm bục không thơm nhưng nó rất đẹp.
Em hãy viết các câu ghép có:
a) Ba vế câu.
b) Hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy.
c) Hai vế câu được nối bằng một quan hệ từ.
d) Hai vế câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.
Tham khảo:
a) - Trong lúc nó đang đi chơi thì tôi ở nhà nấu cơm còn em nó thì ngủ trưa
b) - Các bạn nam đang chơi đá banh, các bạn nữ đang chơi nhảy dây.
c) - Do trời mưa nên bọn em đi học muộn.
d) - Tuy hoa dâm bục không thơm nhưng nó rất đẹp.
Em hãy viết các câu ghép có:
a. Ba vế câu.
b. Hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy.
c. Hai vế câu được nối với nhau bằng một quan hệ từ.
d. Hai vế câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.
Hãy viết một đoạn văn ba đến năm câu nêu suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ trong đó có sử dụng một cặp từ đồng âm gạch chân và xác định rõ ràng
TỪ ĐỒNG ÂM
BT 1: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả 2 từ đồng âm):
a. viết (danh từ) – viết (động từ)
b. ba (danh từ) – ba (số từ)
c. vàng (danh từ) – vàng (tính từ)
d. bó (danh từ) – bó (động từ)
BT 2: Nêu ý nghĩa của những từ “lợi” trong bài ca dao sau:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
BT 3: Có thể hiểu câu thứ 2 trong câu thơ sau theo những cách nào?
Trời mưa đất thịt trơn như mỡ
Dò đến hàng nem chả muốn ăn.
Câu 6. Em hãy viết các câu ghép có:
a. Ba vế câu.
b. Hai vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy.
c. Hai vế câu được nối với nhau bằng một quan hệ từ.
d. Hai vế câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ.
Câu 7. Phân tích cấu tạo các câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép.
a. Nhờ bác lao công, sân trường luôn sạch sẽ.
b. Vì học giỏi, tôi đã được bố thưởng quà.
c. Nhờ An học giỏi mà bạn được thưởng quà.
d. Nhờ tôi đi học sớm mà tôi tránh được trận mưa rào.
e. Do không học bài, tôi đã bị điểm kém.
f. Tại tôi mà cả lớp đã bị mất điểm thi đua.
g. Vì nhà nghèo mà cậu ấy phải bỏ học.
h. Nhờ tập tành đều đặn, Dế Mèn rất khoẻ.
i. Vì thành tích của lớp, các bạn ấy đã thi đấu hết mình.
j. Vì Dế Mèn tập tành đều đặn nên nó rất khoẻ.
k. Vì sự cổ vũ của lớp, các bạn ấy thi đấu rất nhiệt tình.
l. Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng.
m. Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ít khi đạt điểm cao.
n. Tuy rét nhưng các bạn ấy vẫn đi học đều.
o. Mặc dù nhà nghèo nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.
p. Lan không chỉ học giỏi mà chị ấy còn hay giúp đỡ bạn bè.
q. Nếu thời tiết khắc nghiệt, bà con quê tôi sẽ không còn gì để ăn.
r. Nếu mưa, chúng tôi sẽ ở lại nhà.
s. Tôi về đến nhà thì trời đổ mưa rào.
t. Chúng tôi phấn đấu học giỏi để thầy cô vui lòng.
u. Thầy cô rất vui lòng khi chúng tôi phấn đấu học giỏi.
v. Chúng tôi phấn đấu học giỏi, thầy cô vui lòng.
w. Anh ấy đi học bằng chiếc xe máy màu đỏ.
x. Vừa đi làm mà anh ấy đã mua được xe máy.
y. Chưa sáng rõ, bà con đã ra đồng làm việc.
z. Mặt trời chưa lên, bà con đã ra đồng làm việc.