Trình bày những biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể trong giảm phân và nguyên phân.
Trình bày những biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân?
Tại sao nói sự biến đổi hình thái của nhiễm sắc thể qua nguyên phân có tính chu kỳ? Ý nghĩa của sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể?
Tham khảo:
+ Sự biến đổi hình thái điển hình của NST được biểu hiện qua các kì:
- Kì trung gian: NST duỗi xoắn hoàn toàn (dạng sợi mảnh), tự nhân đôi tạo thành NST kép gồm 2 cromatit.
- Kì giữa: NST co xoắn cực đại (thành hình dạng đặc trưng)
+ NST biến đổi hình thái theo từng kì của chu kì tế bào. Những biến đổi về hình thái của NST lặp đi lặp lại theo chu kì của tế bào
Vì vậy sự đóng xoắn và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì.
Tham khảo:
+ Sự biến đổi hình thái điển hình của NST được biểu hiện qua các kì:
- Kì trung gian: NST duỗi xoắn hoàn toàn (dạng sợi mảnh), tự nhân đôi tạo thành NST kép gồm 2 cromatit.
- Kì giữa: NST co xoắn cực đại (thành hình dạng đặc trưng)
+ NST biến đổi hình thái theo từng kì của chu kì tế bào. Những biến đổi về hình thái của NST lặp đi lặp lại theo chu kì của tế bào
Vì vậy sự đóng xoắn và duỗi xoắn của NST có tính chất chu kì.
Cho các phát biểu dưới đây về nguyên nhân dẫn đến đột biến cấu trúc NST:
(1). rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của ADN hoặc phân tử ADN bị đứt gãy.
(2). do sự tổ hợp lại của các nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
(3). nhiễm sắc thể đứt gãy hoặc rối loạn trong tự nhân đôi, trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.
(4). rối loạn trong quá trình phân li của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
(5). Sự đứt gãy của một đoạn NST trong quá trình phân ly của NST ở kỳ sau giảm phân.
Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến đột biến cấu trúc:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Đáp án A
(1) Rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của ADN hoặc phân tử ADN bị đứt gãy. à đúng
(2) Do sự tổ hợp lại của các nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. à sai
(3) Nhiễm sắc thể đứt gãy hoặc rối loạn trong tự nhân đôi, trao đổi chéo của nhiễm sắc thể. à đúng
(4) Rối loạn trong quá trình phân li của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. à sai
(5) Sự đứt gãy của một đoạn NST trong quá trình phân ly của NST ở kỳ sau giảm phân. à đúng
Quan sát ảnh chụp hiển vi sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể của quá trình nguyên phân ở một tế bào hãy xác định tên gọi các kì phân bào dựa vào đặc điểm bộ nhiễm sắc thể
Kỳ trung gian : 2n NST đơn tự nhân đôi -> kép
Kỳ đầu :2n NST kép bắt đầu đóng xoắn, đính vào thoi phân bào
Kỳ giữa ; 2n NST kép đóng xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo
Kỳ sau : 2n NST kép tách thành 2n NST đơn ở mỗi cực và phân li đống đều về 2 cực tế bào
Kỳ cuối : 2n NST đơn nằm gọn trong nhân mới , tế bào con được hình thành mang bộ NST giống nhau và giống hệt mẹ
a)Trình bày những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong các kì của nguyên phân
b)Nêu kết quả và ý nghĩa của quá trình nguyên phân
Tham khảo
a.
Kì đầu | - Thoi phân bào được hình thành nối liền hai cực tế bào, màng nhân và nhân con tiêu biến. - Các NST kép bắt đầu đóng xoắn, co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động đính vào các sợi tơ của thoi phân bào. |
Kì giữa | Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
Kì sau | 2 crômatit từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào nhờ sự co rút của sợi tơ thuộc thoi phân bào. |
Kì cuối | Tới 2 cực, các NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh. |
Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống hệt bộ NST của tế bào mẹ (2n NST)
b.
Ý nghĩa của nguyên phân:
+ Đối với các sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ 1 tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống y tế bào mẹ.
+ Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào:
- Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương.
- Ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ (truyền đạt ổn định bộ NST đặc trưng cho loài).
Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là:
A. 2n = 26
B. 3n = 36
C. 2n = 16
D. 3n = 24
Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là
A. 2n = 26.
B. 3n = 24.
C. 2n = 16.
D. 3n = 36.
Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử, một trong số các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 5 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 960 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là:
A. 3n = 30
B. 2n = 30
C. 2n = 16
D. 3n = 24
Chọn A.
1 hợp tử nguyên phân 5 lần tạo ra:
25 = 32 tế bào con.
Số NST có trong 1 tế bào là:
960 32 = 30
Quá trình giảm phân của cây bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo tạo ra 1024 giao tử.
=> Cây bố có số nhóm gen liên kết là:
Log21024= 10
Vậy hợp tử trên có 30 NST là thể tam bội 3n = 30.
Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là
A. 2n = 16
B. 2n = 26
C. 3n = 36
D. 3n = 24
Đáp án : D
Hợp tử bình thường nguyên phân bình thường 4 lần tạo ra 16 tế bào chứa tất cả 384 NST
=> mỗi tế bào chứa 24 NST
Cây dùng làm bố tạo ra tối đa 2^8 = 256 giao tử khi không có trao đổi chéo và đột biến nên laoif có n = 8 NST
Vậy hợp tử chứa 3n = 24NST
Diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân, giảm phân.
Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân :
- Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.
- Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.
- Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.
Tham khảo
➤giảm phân
➤Nguyên phân
Kì đầu: NST bắt đầu co xoắn. Màng nhân và nhân con biến mất. Trung tử và thoi phân bào xuất hiện. Thoi phân bào đính vào 2 phía của tâm động.
Kì giữa: NST co xoắn cực đại và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau: 2 cromatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và đi về hai cực của tế bào.
Kì cuối: NST duỗi xoắn, nằm trong 2 nhân mới. Tế bào hình thành eo thắt để phân chia tế bào chất.
Tham khảo :
Quá trình giảm phân
Giảm phân I:
Kì đầu I: NST kép bắt đầu co xoắn. Các cặp NST có thể xảy ra tiếp hợp và trao đổi chéo.
Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau I: Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
Kì cuối I: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành.
=> Kết quả: Mỗi tế bào mang 2n NST đơn qua giảm phân I tạo ra 2 con chứa n NST kép bằng một nửa bộ NST của tế bào mẹ.
Giảm phân II:
Kì đầu II: NST co xoắn.
Kì giữa II: NST co xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo.
Kì sau II: 2 cromatit tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.
Kì cuối II: Các NST nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành.
=> Kết quả: 1 tế bào mang 2n NST trải qua giảm phân tạo thành 4 tế bào con có n NST.