Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Vũ Hải Yến Vũ Hải Yến
Xem chi tiết
Vũ Hải Yến Vũ Hải Yến
Xem chi tiết
Tử-Thần /
8 tháng 10 2021 lúc 21:04

“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều…”

 

Những lời trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân đã gợi ra những suy từ về tình yêu quê hương đất nước. Đầu tiên, tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Con người Việt Nam vốn giàu tình yêu quê hương, đất nước. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn phát huy điều đó trong mọi hoàn cảnh. Từ quá khứ hào hùng của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, giới tính hay giai cấp. Bất kì ai, nếu đã là người Việt Nam thì đều mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng. Nhưng có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Điều đó thật đáng lên án và phê phán. Mỗi người dân Việt Nam cần ý thức nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

Nguyễn Văn Linh
Xem chi tiết
Nhật
Xem chi tiết
lạc lạc
4 tháng 2 2022 lúc 21:06

THAM KHẢO :

 

Bài thơ thể hiện khí phách cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Ngay mở đầu bài thơ, tác giả đã khẳng định chủ quyền đất nước bằng một câu khẳng định đầy đanh thép:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”

Câu thơ với hai vế rõ ràng, được tác giả sử dụng từ ngữ hết sức hàm xúc và ý nghĩa, giọng điệu hết sức đanh thép và khẳng định chủ quyền đất nước. Hai từ “Nam quốc” và “Nam đế” chính là hai từ chủ chốt của câu thơ bởi giặc phương Bắc luôn coi thường nước Nam ta, chúng chỉ coi Bắc quốc là đế quốc duy nhất thống trị thiên hạ, chúng nganh nhiên xâm lượn, đô hộ nước ta trở thành một châu, một quận và phải chịu sự giám sát, quản thúc và cung phụng chúng. Để giữ được nền độc lập nhân dân ta đã không ngừng đấu tranh, đứng lên bảo vệ đất nước trong suốt ngàn năm qua.

“Nam quốc” không chỉ có ý nghĩa chỉ nước Nam ta mà còn hơn thế đó chính là sự độc lập về chủ quyền, vị thế của Nam quốc, cách nói của tác giả khẳng định rằng ta hoàn toàn có thể đứng ngang hàng Bắc quốc, vị vua trị vì Nam quốc ta cũng oai phong và hiển hách như Bắc quốc kia. Cho ta thấy được tinh thần trung quân ái quốc, lòng tự tôn và hào dân tộc mạnh mẽ, hào hùng.

Nguồn :vanmauhocsinh

Lê Phương Mai
4 tháng 2 2022 lúc 21:06

Qua bài thơ”Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, em cảm nhận rằng Lý Thường Kiệt là một người có lòng yêu nước sâu sắc. Em cảm nhận được sự yêu nước và lòng tự hào dân tộc thể hiện qua từng câu thơ trong bài. Bài thơ là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định được chủ quyền của đất nước Đại Việt, có tác dụng rất to lớn để cổ vũ cho nhân dân ta quyết tâm chống giặc và không để giặc xâm chiếm bờ cõi nước ta. Tình yêu nước sẽ thật nồng nàn khi có giặc xâm phạm tới bờ cõi nước ta, chúng ta phải giữ gìn,  duy trì và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy. Là một học sinh, em sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để mai sau trở thành một công nhân tốt xây dựng đất nước thêm tươi đẹp hơn.

cong chua ori
Xem chi tiết
Nguyễn Công Tỉnh
20 tháng 12 2018 lúc 21:06

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

Bài làm

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng! Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

# Chúc bạn học tốt #

Phạm Khôi Nguyên
20 tháng 12 2018 lúc 21:07

    Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nhan-khi-doc-bai-tho-nam-quoc-son-ha-c34a1434.html#ixzz5aEVq6YD2 nhớ nhé

Học Sinh lớp 6
Xem chi tiết
Văn Khánh Như
Xem chi tiết

Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc đấu tranh để giữ nước và đòi lại độc lập chủ quyền. Chính vì vậy nước ta có rất nhiều vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân của họ từ chính những người dân bình thường. Hai Bà Trưng cũng vậy. Hai Bà Trưng ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40-43) tại quê nhà Bắc Ninh của hai bà. Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man, bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị tại thành Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh. Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:

Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này

Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp hồn, thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Sau khi làm chủ đất Mê Linh, Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, hoàn thành sứ mệnh nối nghiệp họ Hùng. Năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược, Hai Bà Trưng kiên cường chống trả, song quân địch quá đông và mạnh, Hai Bà thua trận và đã tự tử tại sông Hát . Tuy thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa của hai nữ tướng đã góp phần không nhỏ vào việc chống giặc ngoại xâm.

๖ۣۜCooℓ๖ۣۜBoy๖ۣۜ ²ƙ⁶
11 tháng 4 2019 lúc 20:09

Danh tướng Lý Thường Kiệt là một trong những vị anh hùng để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong em. Bài thơ Nam Quốc sơn hà mà rất nhiều thế hệ người Việt Nam thuộc nằm lòng chính là bài thơ được ông sáng tác:

Nam quốc sơn hà nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!

(Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!)

Nhưng ngoài tài văn chương thơ phú, tấm lòng, tinh thần và những đóng góp của ông cho đất nước và dân tộc cũng là những vấn đề đáng được nói đến. Năm 1077, nhà Tống kéo quân sang xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi. Chiến lược đánh giặc của ông cũng rất hay. Cũng chính nhờ bài thơ Nam quốc sơn hà trên của ông được lan truyền đi khắp nơi, đến tai quân giặc và khiến chúng hoang mang, hoảng sợ trước khí thế của dân tộc ta, đóng góp phần công sức tinh thần làm cho quân giặc đại bại, phải cầu hòa xin về nước.

Lý Thường Kiệt được ghi nhận là một trong số những anh hùng kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Một danh tướng văn võ song toàn rất đáng được ghi nhận. Em rất khâm phục tinh thần trượng nghĩa anh hùng và tấm lòng yêu nước thương dân của ông.

SORRY HƠI NGẮN MONG BẠN THÔNG CẢM :3

-HỌC TỐT-

Ba ngàn năm dựng nước giữ nước có rất nhiều tấm gương sáng. Trong số đó, người đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là ông Lý Thường Kiệt. Năm 1077, quân Tống sang xâm lược nước ta, ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi vẻ vang. Đặc biệt, trong lần đại chiến quân Tống, ông đã làm một bài thơ tứ tuyệt, sai người nấp trong đền thờ Thánh Tam Giang, đêm đến ngâm bài thơ sau:

"Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Bay sẽ tan tành chết sạch toi"

Từ hôm sau, bài thơ được lan truyền ra khắp nơi làm cho quân giặc khiếp sợ. Khí thế đã tăng, ông bèn mở cuộc tiến công, đánh cho quân giặc đại bại, phải cầu hòa và rút về nước. Ông được lịch sử ghi nhận là anh hùng kiệt xuất. Em rất tự hào và khâm phục ông.

PHƯƠNG HẠNH LÊ NGUUYỄN
Xem chi tiết
『Kuroba ム Tsuki Ryoo...
20 tháng 2 2023 lúc 21:38

Lý Thường Kiệt cho đọc bài Nam Quốc Sơn Hà để:

`-` Thúc đẩy tinh thần chiến đấu của quân ta, làm lung lay tinh thần của quân giặc, khiến cho quân giặc trở nên hoang mang, lo lắng.

`-` Cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt thể hiện được sự sáng tạo độc đáo, chủ động của ông. Cho đánh quân giặc để giành được thế chủ động, tiêu hao sức lực chiến đấu của quân Tống, chỉ để phòng vệ.

Xem chi tiết

giúp mk, mk đang cần gấp

Khách vãng lai đã xóa

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:

Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

Khách vãng lai đã xóa
✿.。.:* ☆:**:.Lê Thùy Lin...
10 tháng 11 2019 lúc 16:32

Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay

Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"

(núi sông nước Nam vua ở)

Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi "sông núi nước Nam vua Nam ở" sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Chữ "cư" ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.

"Tiệt nhiên nhân định tại thiên thư"

(vằng vặc sách trời chia xứ xở)

Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.

"Giặc giữ cớ sao phạm đến đây"

(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)

Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là "Trời", phạm vào "sách trời"; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.

Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong". . Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu bền.

Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.

Bài thơ "Nam quốc sơn hà" được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.

Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Hơi dài bạn có chép được không ?

k cho mình nếu mình làm đúng :)

Khách vãng lai đã xóa