Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Thảo Phương
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
27 tháng 8 2023 lúc 20:24

- Giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện ở việc Nguyễn Du viết từ "những điều trông thấy" 

- Giá trị nhân đạo trong các tác phẩm của Nguyễn Du thể hiện ở:

*Tác phẩm như bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc.
*Tác phẩm của ông là tiếng nói đồng tình với khát vọng chân chính của con người.
*Khóc thương cho những loại người trong xã hội mà những giọt nước mắt xót xa nhất là dành cho người phụ nữ, dành cho trẻ em, người lao động.
*Nguyễn Du thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người.

Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Anh
10 tháng 5 2021 lúc 11:25

1. Giá trị hiện thực:

- Truyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, trao cho người đàn ông quá nhiều quyền lực trong gia đình 

- Phản ánh số phận con người, chủ yếu là số phận người phụ nữ đực hạnh như Vũ Nương  phải chịu oan khuất , tai họa có thể dáng xuống đâu họ bất cứ lúc nào vì những lý do vô lý , số phận của họ mỏng manh như chiếc bóng

2. Giá trị nhân đạo:

- Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến như nhân vật Vũ Nương.

- Bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc trước thân phận con người và người phụ nữ phải chịu trong xã hội phong kiến

- Khẳng định niềm tin, niềm lạc quan vào cuộc sống hạnh phúc xứng đáng dành cho nhân vật và niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người.

                  
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thị Dung
10 tháng 5 2021 lúc 11:34

1) giá trị hiện thực : 

- Truyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế đọ nam quyền chà đạp số phận của người phụ nữ ( đại diện là Trương Sinh )

- Phản ánh số phận con người đặc biệt là người phụ nữ họ phải chịu oan khuất ,không được bênh vực chở che

-phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa liên minh ,làm cho cuộc sống nhân dân rơi vào lầm than ,bế tắc .

2) Giá trị nhân đạo :

-Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ NƯơng 

-Bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc trước thân phận con người phải chịu những giáo lễ hà khắc ,chiến tranh ,..

- Khẳng định niềm tin ,niềm lạc quan vào cuộc sống hạnh phúc xứng đáng dành cho nhân vật và niềm tin vào bản chất tốt đẹo của con người .

Khách vãng lai đã xóa
Đình Tuệ Lâm
10 tháng 5 2021 lúc 11:43

​1. Giá trị hiện thực:

- Truyện phản ánh hiện thực xã hội phong kiến bất công với chế độ nam quyền, chà đạp số phận người phụ nữ (đại diện là Trương Sinh).

- Phản ánh số phận con người, chủ yếu là số phận người phụ nữ phải chịu oan khuất và bế tắc.

- Phản ánh xã hội phong kiến với những cuộc chiến tranh phi nghĩa liên minh, làm cho cho cuộc sống nhân dân rơi vào lầm than, bế tắc.

2. Giá trị nhân đạo:

- Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.

- Bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc trước thân phận con người phải chịu những lễ giáo hà khắc, chiến tranh, ...

- Khẳng định niềm tin, niềm lạc quan vào cuộc sống hạnh phúc xứng đáng dành cho nhân vật và niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người.

Khách vãng lai đã xóa
Bông Sen Xinh Đẹp
Xem chi tiết
minh nguyet
3 tháng 7 2021 lúc 8:07

Tham khảo nha em:

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ

Dẫn dắt vào vấn đề: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

b. Thân bài

 

Khái quát chung

Tóm tắt truyện

Chủ đề câu chuyện

Giá trị hiện thực : Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau…

Giá trị nhân đạo: Là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của cuộc đời.

Nội dung

Giá trị hiện thực

Miêu tả chân thực bức tranh thiên nhiên phố Huyện

Miêu tả sinh động cuộc sống lam lũ, nghèo khổ, bế tắc của những cư dân nơi phố Huyện

Phản ánh hiện thực của người dân trước cách mạng 1945Cảnh đợi tàu phản ánh ao ước, khát khao, những mong đợi của người dân phố Huyện nơi đây

Giá trị nhân đạo

Tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người sống ở phố huyện nghèoXót xa trước cảnh nghèo đói, tăm tối, quẩn quanh của những kiếp người nơi phố Huyện ( gia đình chị Tí, bác Xẩm, bác Siêu….)

Cảm thương cho cuộc sống đơn điệu và tẻ nhạc của họPhát hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo nơi phố Huyện, cần cù, chịu thương chịu khó (những kiếp người nơi phố Huyện vẫn cứ dọn hàng, vẫn cứ tiếp tục sự sống, suy trì sự sống dẫu cho đó chỉ là cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạc….)

Giàu lòng thương yêu (Những chi tiết, cảm xúc của Liên trước cảnh vật và con người phố Huyện)

Sự cảm thông, trân trọng của Thạch Lam trước những ước mơ của người dân nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn

Tác giả trân trọng những ước mơ, hoài niệm của hai chị em Liên và An bằng những từ ngữ, lời văn nhẹ nhàng thấm đẫm cảm xúc

Hơn nữa, qua cảnh đợi tàu, tác giả đã phần nào nói lên tấm lòng của mình đối với những kiếp người nhỏ nhoi giữa cuộc đời. Dường như nhà văn muốn thức tỉnh, muốn hướng họ đến với một cuộc sống mới, tốt hơn, tràn ngập ánh sáng và nhịp sống….

c. Kết bài

Nêu nhận xét, đánh giá chung về vấn đềMở rộng vấn đề bằng những cảm xúc và suy nghĩ của mỗi cá nhân

Frederick Trần (ɻɛɑm ʙáo...
3 tháng 7 2021 lúc 8:07

tham khảo:

hạch Lam một trong những cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn. Các tác phẩm của ông thiên về những cảm xúc trong trẻo, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu lắng. Đằng sau những trang văn thấm đẫm chất thơ là niềm cảm thương, tấm lòng nhân đạo với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện nổi bật nhất của ông. Nắm bắt khoảnh khắc ngày tàn, Thạch Lam đã vẽ nên cuộc sống đầy ảm đạm mà cũng ngập tràn mơ ước của con người nơi đây.

Thạch Lam lựa chọn thời điểm hoàng hôn, khi mọi vật bắt đầu chuẩn bị đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm ông không chỉ nắm bắt cái thần thái của cuộc sống con người mà đó còn là bức tranh thiên nhiên. Qua hai bức tranh đó thể hiện những quan điểm, cảm xúc của tác giả trước hiện thực cuộc sống.

 

Bức tranh thiên nhiên mơ mộng mà đượm buồn, âm thanh còn vương lại chỉ là “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”, xa xa là tiếng ếch nhái kêu ran theo tiếng gió đưa vào. Âm thanh tưởng là náo động, rộn rã mà hóa ra lại da diết, khắc khoải, ảm đạm. Có lẽ không gian phải vắng lặng, tĩnh mịch lắm mới có thể nắm bắt trọn vẹn từng âm thanh ngoài kia đến vậy. Lúc này, mặt trời cũng dần dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi: “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, gam màu sáng, màu nóng nhưng tất cả đều gợi lên sự lụi tàn. Những dãy tre làng trước mặt đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời khiến cho sự ảm đạo bao trùm lên cảnh vật khi bóng tối dần bủa vây xung quanh. Với nhịp điệu chậm, những câu văn giàu tính nhạc tựa như một câu thơ đã vẽ nên khung cảnh yên bình, êm dịu của bức tranh thiên nhiên. Bức tranh hoàng hôn đẹp, mơ mộng, yên ả nhưng đậm nỗi u buồn, ảm đạm.

Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, Thạch Lam còn đưa những nét vẽ của mình hướng đến bức tranh sinh hoạt của con người. Ông nắm lấy khung cảnh của một buổi chợ đã tàn. Người ta thường nói rằng, muốn biết cuộc sống nơi đó ra sao, chỉ cần đến chợ là sẽ biết. Và Thạch Lam cũng làm như vậy. Khung cảnh khu chợ sau buổi họp hiện lên tiêu điều, xơ xác. Âm thanh náo nhiệt, ồn ã đã biến mất, giờ chỉ còn lại cái tĩnh lặng bao trùm. Chỉ còn một vài người bán hàng về muộn ở lại dọn hàng, họ trò chuyện vội vã với nhau vài câu. Trên nền chợ chỉ còn lại rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi,… Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất, đi tìm tòi, nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay bất cứ những gì còn sót lại… cảnh tình của chúng thật đáng thương, tội nghiệp. Mẹ con chị Tí ngày mò cua, bắt ốc, đêm lại dọn hàng nước bán, dù đã chăm chỉ làm lụng nhưng vẫn không đủ sống. Bà cụ Thi điên nghiện rượu, lúc nào cũng chìm trong hơi men, xuất hiện cùng tiếng cười khanh khách,… Còn chị em Liên cũng coi giữ một cửa hàng tạp hóa nhỏ, bán những vật dụng đơn giản cho những khách hàng quen thuộc. Liên, An mới chỉ là những đứa trẻ nhưng chúng đã tham gia vào công cuộc mưu sinh. Cuộc sống của những người dân nơi đây quẩn quanh, nhàm chán, họ đại diện cho những kiếp sống mòn, sống mỏi. Trong sâu thẳm họ vẫn luôn khao khát, đợi chờ một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống, nhưng còn mơ hồ, không rõ ràng.

 

Nổi bật nhất trong bức tranh đó chính là tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhân vật Liên. Cô tinh tế, nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc ngày tàn, cảm nhận từng chi tiết bé nhỏ mà quen thuộc với cuộc sống nơi đây: “một mùi âm ẩm bốc lên trộn lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá…”, mùi hương thân quen, đã gắn bó với cuộc sống của cô nhiều nằm. “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen…” ngắm nhìn khung cảnh, dường như cái trầm buồn, yên tĩnh của thiên nhiên thấm sâu vào tâm hồn non nơi, đầy nhạy cảm của cô. Liên còn là một cô bé có tấm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thương. Đó là sự quan tâm với mẹ con chị Tí, những câu hỏi han ân cần, chứa đựng tình yêu thương, xót xa và ái ngại cho hoàn cảnh gia đình chị. Nghe tiếng cười biết đó là cụ Thi đi, Liên “lẳng lặng rót đầy một cút rượu ty đưa cho cụ” và “đứng sững nhìn theo”¬. Trước hình ảnh những đứa trẻ con nghèo nhặt rác chị động lòng thương nhưng bản thân lại không có tiền cho chúng.

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn là đoạn văn giàu chất trữ tình. Chất thơ ấy tỏa ra từ thiên nhiên, từ cảnh vật quê hương bình dị, rất đỗi thân thuộc là tiếng trống thu không, là tiếng ếch kêu ran ngoài đồng,… Chất thơ còn thể hiện trong tâm hồn đầy nhạy cảm, tinh tế của Liên khi cảm nhận về cuộc sống xung quanh. Không chỉ vậy chất thơ còn thấm đượm trong từ câu chữ, những câu văn nhịp nhàng, có tiết tấu, giàu chất nhạc: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” đã tăng thêm chất trữ tình cho tác phẩm.

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn vừa khắc họa được bức tranh thiên nhiên đẹp mà đượm buồn, vừa cho thấy cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo nàn của những con người nơi đây. Đằng sau bức tranh phố huyện ta còn thấy được tình yêu thiên nhiên, cũng như tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả: trân trọng nâng niu những số phận và ước mơ đổi đời của họ. Nghệ thuật miêu tả đặc sắc, chất trữ tình thấm đượm cũng là những yếu tố tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Mạch Vy Khánh
Xem chi tiết
Mạch Vy Khánh
Xem chi tiết
Phùng_ Xuân_ Quỳnh_0812
25 tháng 9 2018 lúc 13:09

-GTHT: + hiện thực về đời sống cực khổ của người nông dân , sưu thuế, chèn ép, áp bức 

             + bộ mặt giai cấp thống trị của thực dân phong kiến  tàn ác, vô trách nhiệm, chà đạp con người. 

- GTND: + phát hiện, chân trọng vẻ đẹp , tâm hồn của người phụ nữ

               + tố cáo, phê phán giai cấp thống trị 

Mạch Vy Khánh
Xem chi tiết
Sontung mtp
10 tháng 9 2018 lúc 18:07

Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến cây bút truyện ngắn hiện thực xuất sắc đẩu thế kỉ XX của văn học Việt Nam. Qua các tác phẩm viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao đã bộc lộ một cái nhìn nhân đạo, đầy yêu thương, trân trọng về những người đồng bào lao khổ của mình. Tư tưởng ấy cũng được thể hiện sâu sắc qua truyện ngắn Lão Hạc .

Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước hết được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm. Những con người trong tác phẩm này đều là nạn nhân của xã hội phong kiến nửa thực dân. Họ phải gồng mình chống lại nạn đói, những hủ tục phong kiến,... Và mỗi người lại có những nỗi khổ riêng. Nhân vật chính, lão Hạc, là một người có hoàn cảnh vô cùng bi đát. Vợ mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi cao su. Một mình lão phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, cái đói và sự cô đơn. Nhà văn hay chính là nhân vật ông giáo trong tác phẩm đã không nén được những lời thương cảm: "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai". Con trai lão Hạc cũng là một người đáng thương. Vì nhà nghèo, anh không lấy được người con gái mình yêu. Phẫn chí, anh bỏ làng đi cao su, cái đất cao su "đi dễ khó về", "khi đi trai tráng khi về bủng beo". Anh rời cha già luôn mấy năm, thiên truyện khép lại nhưng hình bóng anh người đọc cũng chưa được mục kích, câu hỏi về số phận của anh đành rơi vào câm lặng... Ông giáo, một nhân vật có uy tín ở làng, trong thời buổi ấy cũng túng thiếu dặt dẹo, đang sống cái đời "sống mòn", "rỉ ra, mốc lên”. Có thể nói, "Lão Hạc" đã thể hiện lòng thương, sự đồng cảm với tất thảy những lớp người bần cùng trong xã hội Việt Nam khi ấy.

Nhưng sống trong nghèo đói mà không bị cái bần hàn bài mòn nhân phẩm, đó là một đặc điểm đáng quý của người nông dân Việt Nam. Và một biểu hiện quan trọng khác của giá trị nhân đạo trong tác phẩm là nhà văn đã biết khám phá để nâng niu trân trọng và ngợi ca phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình.

Các nhân vật trong "Lão Hạc" hầu hết đều là những người giàu tình thương. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Con đi rồi, lão chỉ còn con chó Vàng làm bạn. Lão Hạc yêu con chó Vàng đến độ gọi nó là "cậu" Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, cho nó ăn ra bát như người... Có điều đó không đơn giản bởi lão là người yêu động vật. Hãy nghe lời tâm sự của lão với ông giáo: con chó ấy là của cháu nó để lại. Vậy là lão Hạc yêu con Vàng phần lớn bởi đó là kỉ vật duy nhất do con để lại. Lão đã dồn toàn bộ tình cha cho con chó ấy. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng ậng nước".... Không chỉ vậy, lão thậm chí còn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn còn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu... Và lão chọn cái chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh...

Sống trong cái đói, cái nghèo nhưng không bị sự bần hàn làm cho quay quắt, hèn mọn, điều đáng quý nhất ở người nông dân Việt Nam trước Cách mạng là lòng tự trọng sáng ngời trong nhân phẩm. Lão Hạc thà nhịn đói chứ không chịu ăn không dù chỉ là củ khoai củ sắn của hàng xóm. Lão đã có thể bán vườn lấy tiền chống chọi với cái đói nhưng lão không làm vậy vì nhất quyết không ăn vào của con. Lão cũng có thể chọn con đường như Binh Tư đi đánh bả chó lấy cái ăn. Và lão không hề làm vậy. Con người ấy, đến lúc chết vẫn còn lo mình làm phiền hàng xóm nên dành dụm gửi gắm ông giáo tiền làm ma. Cảm động hơn cả là nỗi lòng quặn thắt của lão sau cái chết của con Vàng. Lão dằn vặt bởi nghĩ mình "đã đi lừa một con chó". Lão Hạc ơi! Ẩn bên trong cái hình hài gầy gò, già nua của lão là một tâm hồn cao thượng và đáng trân trọng biết bao nhiêu!

Đồng cảm với số phận của người lao động, đặc biệt là người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ là những biểu hiện quan trọng của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, giọng văn Nam Cao lạnh lùng, bàng quan nhưng ẩn sâu trong đó là một tình thương sâu sắc và mãnh liệt.

Kill Myself
10 tháng 9 2018 lúc 18:11

ác nhân vật trong "Lão Hạc" hầu hết đều là những người giàu tình thương. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Con đi rồi, lão chỉ còn con chó Vàng làm bạn. Lão Hạc yêu con chó Vàng đến độ gọi nó là "cậu" Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, cho nó ăn ra bát như người... Có điều đó không đơn giản bởi lão là người yêu động vật. Hãy nghe lời tâm sự của lão với ông giáo: con chó ấy là của cháu nó để lại. Vậy là lão Hạc yêu con Vàng phần lớn bởi đó là kỉ vật duy nhất do con để lại. Lão đã dồn toàn bộ tình cha cho con chó ấy. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng ậng nước".... Không chỉ vậy, lão thậm chí còn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn còn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu... Và lão chọn cái chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh...

Hok tốt .

k đúng mk nhà mn . Thanks mn nhiều .

# MissyGirl #

GV Ngữ Văn
11 tháng 9 2018 lúc 9:05

* Giá trị hiện thực: Phản ánh bức tranh hiện thực khốn cùng của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. Và những thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người. (đó là những tên địa chủ giàu có, là gia đình đã khước từ con trai lão Hạc vì muốn gả con gái cho nhà giàu, khiến anh con trai phẫn trí bỏ đi đồn điền cao su)

* Giá trị nhân đạo:

- Cảm thương trước tình cảnh và số phận của người nông dân.

- Trân trọng, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ:

+ lão Hạc nghèo đói đến cùng quẫn nhưng quyết không theo gót Binh Tư để có miếng ăn, giàu lòng tự trọng và tình thương con.

+ ông giáo giàu lòng nhân ái nhưng cũng không có điều kiện để giúp đỡ, thương lão Hạc bằng tình thương, lòng đồng cảm.

- Lên án phê phán những thế lực đẩy con người vào bước đường cùng: đó là chế độ thực dân nửa phong kiến, nhân dân mà đặc biệt là người nông dân phải chịu cảnh một cổ hai tròng, dưới tầng áp bức của cả bọn thực dân Pháp và quan lại phong kiến...

- Khẳng định niềm tin vào những phẩm chất tốt đẹp của con người:

+ được thể hiện qua những lời văn mang tính triết lí của ông giáo: "Chao ôi, những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì sẽ chỉ thấy họ thật xấu xa, ngu ngốc, bần tiện, toàn những cớ để ta không thương và không không bao giờ ta thương" => Cần nhìn nhận vào sâu tận đáy tâm hồn mỗi người để thấy được phẩm chất tốt đẹp của họ. Như việc ông giáo thấy được thiên lương của lão Hạc qua vẻ ngoài bần tiện, khắc khổ.

+ được thể hiện qua nhân vật thị - vợ của ông giáo: thị không phải không muốn giúp đỡ lão Hạc mà thị khổ quá rồi. "Một người có cái chân đau nào biết nghĩ đến cái chân đau của người khác nữa". Tác giả thấy được phẩm chất của những người nông dân nghèo đằng sau vẻ lam lũ, và tin đó chỉ là do hoàn cảnh và những tủn mủn tẹp nhẹp của đời thường che lấp mất phần nhân, phần tốt đẹp lương thiện trong họ.

Trịnh Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
do linh phuong
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Trâm
20 tháng 10 2018 lúc 20:57

có đồng ý vì

Giá trị hiện thực trong tác phẩm " Tắt đèn " nói chung và đoạn trích " Tức nước vỡ bờ " nói riêng trước hết được phản ánh qua bức tranh xã hội của nước ta trước Cách mạng tháng Tám, thời kỳ nửa thực dân phong kiến, một xã hội thối nát đầy rẫy những áp bức bất công với người nông dân. Đó là một bức tranh ở một làng quê Bắc Bộ với vụ thu thuế quen thuộc thời Pháp thuộc. Nó phản ánh lên số phận bi thảm của người nông dân và bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị trong xã hội đương thời. Bằng ngòi bút tả thực sắc sảo, nhà văn đã vẽ lên chân dung sinh động của một loạt nhân vật. Từ vợ chồng lão Nghị Quế keo kiệt, bất nhân đến bọn cường hào địa chủ tham lam, hống hách. Từ quan phụ mẫu oai vệ mà bỉ ổi đến bọn tay sai đầu trâu mặt ngựa… Mỗi đứa một vẻ nhưng đều giống nhau ở bản chất tàn ác và tư cách đê tiện. Đặc biệt, Ngô Tất Tố đã thành công xuất sắc trong việc xây dựng hình tượng điển hình về người phụ nữ nông dân qua nhân vật chị Dậu. Ông đã miêu tả chân thực và cảm động về số phận tủi cực của người nông dân bị áp bức, bóc lột, bị dồn đến bước đường cùng. Qua đó nhà văn cũng chân thành ca ngợi phẩm chất đáng quý của họ trong hoàn cảnh tối tăm, ngột ngạt.

Thiên Thần Bóng Tối
Xem chi tiết
Thảo Phương
9 tháng 11 2016 lúc 20:02

1-Giá trị hiện thực:Tái hiện lại đời sống của người nông dân trong xã hội phong kiến mà điển hình là Lão Hạc.
2-Phê phán xã hội phong kiến -một xã hội bất công đẩy người nông dân thật thà chât phác vào bước đường cùng. Cái chết của lão Hạc là tiếng nói lên án mạnh mẽ chế độ phong kiến đó.
*Giá trị về nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là nghệ thuật tiêu biểu. Những thay đổi trên nét mặt, cử chỉ, suy nghĩ của nhân vật được miêu tả tinh vi khiến tính cách, phẩm chất của nhân vật được bộc lộ

Thảo Phương
9 tháng 11 2016 lúc 20:02

Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến cây bút truyện ngắn hiện thực xuất sắc đẩu thế kỉ XX của văn học Việt Nam. Qua các tác phẩm viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Cao đã bộc lộ một cái nhìn nhân đạo, đầy yêu thương, trân trọng về những người đồng bào lao khổ của mình. Tư tưởng ấy cũng được thể hiện sâu sắc qua truyện ngắn Lão Hạc .

Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước hết được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm. Những con người trong tác phẩm này đều là nạn nhân của xã hội phong kiến nửa thực dân. Họ phải gồng mình chống lại nạn đói, những hủ tục phong kiến,... Và mỗi người lại có những nỗi khổ riêng. Nhân vật chính, lão Hạc, là một người có hoàn cảnh vô cùng bi đát. Vợ mất sớm, đứa con trai duy nhất bỏ đi cao su. Một mình lão phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, cái đói và sự cô đơn. Nhà văn hay chính là nhân vật ông giáo trong tác phẩm đã không nén được những lời thương cảm: "luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai". Con trai lão Hạc cũng là một người đáng thương. Vì nhà nghèo, anh không lấy được người con gái mình yêu. Phẫn chí, anh bỏ làng đi cao su, cái đất cao su "đi dễ khó về", "khi đi trai tráng khi về bủng beo". Anh rời cha già luôn mấy năm, thiên truyện khép lại nhưng hình bóng anh người đọc cũng chưa được mục kích, câu hỏi về số phận của anh đành rơi vào câm lặng... Ông giáo, một nhân vật có uy tín ở làng, trong thời buổi ấy cũng túng thiếu dặt dẹo, đang sống cái đời "sống mòn", "rỉ ra, mốc lên”. Có thể nói, "Lão Hạc" đã thể hiện lòng thương, sự đồng cảm với tất thảy những lớp người bần cùng trong xã hội Việt Nam khi ấy.

 

Nhưng sống trong nghèo đói mà không bị cái bần hàn bài mòn nhân phẩm, đó là một đặc điểm đáng quý của người nông dân Việt Nam. Và một biểu hiện quan trọng khác của giá trị nhân đạo trong tác phẩm là nhà văn đã biết khám phá để nâng niu trân trọng và ngợi ca phẩm chất ngời sáng trong tâm hồn những người đồng bào lao khổ của mình.

Các nhân vật trong "Lão Hạc" hầu hết đều là những người giàu tình thương. Tình phụ tử ở nhân vật lão Hạc đặc biệt cảm động. Dù rất đau lòng nhưng lão chấp nhận nỗi cô đơn hờn tủi, đồng ý để con trai ra đi theo chí hướng của mình. Con đi rồi, lão chỉ còn ***** Vàng làm bạn. Lão Hạc yêu ***** Vàng đến độ gọi nó là "cậu" Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, cho nó ăn ra bát như người... Có điều đó không đơn giản bởi lão là người yêu động vật. Hãy nghe lời tâm sự của lão với ông giáo: ***** ấy là của cháu nó để lại. Vậy là lão Hạc yêu con Vàng phần lớn bởi đó là kỉ vật duy nhất do con để lại. Lão đã dồn toàn bộ tình cha cho ***** ấy. Khi bán con Vàng, "lão khóc như con nít", "mắt ầng ậng nước".... Không chỉ vậy, lão thậm chí còn chấp nhận cái chết để giữ đất cho con. Cái đói rượt lão gần đến đường cùng. Vẫn còn một lối nhỏ khác là bán mảnh vườn để lấy tiền ăn nhưng lão nghĩ rằng: đó là mảnh vườn của mẹ cháu để lại cho cháu... Và lão chọn cái chết chứ nhất quyết không bán đất của con. Con trai lão Hạc vì phẫn chí mà đi cao su nhưng trước khi đi vẫn để lại cho cha ba đồng bạc. Cả ông giáo, dẫu gia đình vẫn bữa đói bữa no nhưng luôn cố gắng giúp đỡ, cưu mang người hàng xóm bất hạnh...

Sống trong cái đói, cái nghèo nhưng không bị sự bần hàn làm cho quay quắt, hèn mọn, điều đáng quý nhất ở người nông dân Việt Nam trước Cách mạng là lòng tự trọng sáng ngời trong nhân phẩm. Lão Hạc thà nhịn đói chứ không chịu ăn không dù chỉ là củ khoai củ sắn của hàng xóm. Lão đã có thể bán vườn lấy tiền chống chọi với cái đói nhưng lão không làm vậy vì nhất quyết không ăn vào của con. Lão cũng có thể chọn con đường như Binh Tư đi đánh bả chó lấy cái ăn. Và lão không hề làm vậy. Con người ấy, đến lúc chết vẫn còn lo mình làm phiền hàng xóm nên dành dụm gửi gắm ông giáo tiền làm ma. Cảm động hơn cả là nỗi lòng quặn thắt của lão sau cái chết của con Vàng. Lão dằn vặt bởi nghĩ mình "đã đi lừa một con chó". Lão Hạc ơi! Ẩn bên trong cái hình hài gầy gò, già nua của lão là một tâm hồn cao thượng và đáng trân trọng biết bao nhiêu!

Đồng cảm với số phận của người lao động, đặc biệt là người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao quý của họ là những biểu hiện quan trọng của giá trị nhân đạo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Viết về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, giọng văn Nam Cao lạnh lùng, bàng quan nhưng ẩn sâu trong đó là một tình thương sâu sắc và mãnh liệt.


 

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 7 2019 lúc 15:46

- Giá trị hiện thực trong Lão Hạc:

+ Phản ánh chân thực cuộc sống bần cùng, bế tắc của người nông dân nghèo trong xã hội cũ trước Cách mạng tháng Tám.

- Giá trị nhân đạo:

+ Đồng cảm đối với thân vận cơ cực của người nông dân, người trí thức nghèo.

+ Xót thương cho thân phận bất hạnh, cái chết bế tắc của lão Hạc.

+ Trân trọng ngợi ca và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nghèo, người trí thức tiểu tư sản: giàu lòng yêu thương, lòng vị tha và lòng tự trọng

sơn nolaugh
Xem chi tiết
Phan Đình Nhật Nam
22 tháng 4 2021 lúc 20:56

c1 

Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong số ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, "Sống chết mặc bay" trở thành tác phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. "Sống chết mặc bay" là một nhan đề khá thú vị hay, qua đó thể hiện được phong cách cũng như lối sống mới mẻ cùa tác giả. Qua những lời văn hay ho và cụ thể, sinh động lại vô cùng khéo léo khi tác giả kết hợp giữa hai công dụng của hai phép tương phản và tăng cấp trong sử dụng nghệ thuật tự sự, qau đó giúp học sinh có thể thấy được tiếng nói phê phán cũng như lên án sâu sắc hiện thực: lên án gay gắt sự tham ô của tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Đồng thời cho học sinh cảm nhận được rằng một tinh thần nhân đạo và ấn tượng của tác phẩm thông qua niềm cảm thương sâu sắc trước tình cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân ta thời xưa do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền độc ác.

c2

Khoảng một giờ đêm, trời mưa tầm tã đã mấy giờ liền làm nước sông Nhị Hà dâng lên ngày một cao. Những cơn sóng dữ dội trong đêm làm khúc đê lâm vào nguy hiểm, không chừng sẽ vỡ. Hàng trăm người dân phu đã nhoài mình bì bõm trong nước lũ và trời mưa để chống trọi lại thiên nhiên. Người thì đắp, người cừ, tất cả đều ướt như chuột lột.
Tiếng trống liên thanh vang khắp không gian tiếng ốc vô hồi réo trong cơn mưa lũ, tiếng người dân xa xứ ý ới gọi nhau sang hộ đê. Mưa ngày một tầm tã, nước sông cứ thế dâng lên thách thức con người.

  

Trong lúc nước sôi lửa bỏng ấy, cách nơi hộ đê chừng bốn năm trăm mét, trong mái đình cao ráo tránh được mọi bão táp, quan phụ mẫu đang chễm chệ ngồi trên chiếc sập gỗ cùng vài tên đầy tớ. Đèn thắp sáng trưng như ban ngày, xung quanh chỗ quan ngồi bày ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà,... bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút thơm lừng. Kẻ hầu người hạ vây bốn xung quanh vị " chúa" của mình. Quan phụ mẫu đang chơi bài tổ tôm với thầy Đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng sở. Lính lệ khoanh tay đứng hầu hạ có vẻ rất trang nghiêm.

 

Tiếng cười nói vui vẻ phát ra xung quanh mưa vẫn tầm tã u ám chẳng làm ảnh hưởng đến không khí trong đình. Các quan cứ ung dung như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến lúc quan ù to, cũng là lúc có lính vào báo đê vỡ, quan thản nhiên mặt nghiêm nghị quát mắng tên lính. Lúc bấy giờ muôn làng đã chìm trong biển nước

lưu ánh quang
22 tháng 4 2021 lúc 21:24

C1 )

-Nhan đề "Sống chết mặc bay" được tác giả Phạm Duy Tốn lấy trong câu ca dao "sống chết mặc bay " "tiền thầy bỏ túi"

-Nghĩa của câu "sống chết mặc bay" bay là sống hây chết thì kệ chúng mày , nhan đề này đã nói lên luôn sự vô trách nhiệm của bọn quan lại thối nát đương thời , đứng đàu là tên quan Phụ Mẫu

lưu ánh quang
22 tháng 4 2021 lúc 21:26

Câu chuyện kể lại một đêm mưa bão tàn khốc tại làng X. Ở đó, người dân bé nhỏ phải oằn mình đối mặt với thiên tai, và dần phải mất đi tất cả. Đến cuối cùng, ngay cả sinh mạng cũng khó giữ nổi. Đối lập với cảnh đó, là những viên quan phụ mẫu đang sung sướng hút thuốc phiện, đánh bài ở một nơi sạch sẽ, khô ráo. Từ đó, gợi lên sự thương xót cho số phận bé nhỏ của người dân và sự căm phẫn với những kẻ cầm quyền xấu xa trong độc giả.