1)Thế nào là tự tin tự trọng?Nêu ý nghĩa và mối quan hệ.
2)Nêu những biểu hiện của tự tin và tự trong.Liên hệ tình huống thực tế.
3)Thế nào là khiêm tốn giản dị?Ý nghĩa?Liên hệ câu chuyện thể hiện rõ điều đó.
câu 1 phân biệt tự tin và chưa tự tin.nêu biểu hiện của tự tin,ý nghĩa của tự tin ,nêu các biểu hiện của tự trọng ,nêu mối quan hệ giữa tự tin và tự trọng
câu 2 em học tập được những gì qua tấm gương khiêm tốn và giản dị của bác .nêu các biểu hiện của khiêm tốn và giản dị , phân tích ý nghĩa cuả khiêm tốn và giản dị
câu 3 biểu hiện yêu thương con người là gì,em đã có những biểu hiện yêu thương nào đới với pạn bè cha mẹ
câu 4 sống tự lập là gì ? ý nghĩa của sống tự lập,em đã tự làm được những gì ở lớp hoặc ở nhà
câu 5 nêu các bước để lập 1 kế hoạch,lợi ích của việc lập kế hoạch là gì,hãy nêu những khó khăn thường gặp khi lập kế hoạch
hộ mk với hiu hiu ....
mai có tiết rùi
ai làm sớm đẽ được tích sớm
Sống tự lập là tự lo liệu cho cuộc sống, tự làm lấy những công việc của mình, không đợi ai nhắc nhở, ko trông chờ dựa dẫm vào người khác, không đợi ai thúc đẩy.
Ý nghĩa :tự lập thể hiện sự tự tin, bản lĩnh cá nhân,dám đương đầu với nhưng khó khăn, thử thách ; ý chí nỗ lực phấn đấu, Vươn lên trong học tập trong cuộc sống trong công việc
câu 1 phân biệt tự tin và chưa tự tin.nêu biểu hiện của tự tin,ý nghĩa của tự tin ,nêu các biểu hiện của tự trọng ,nêu mối quan hệ giữa tự tin và tự trọng
câu 2 em học tập được những gì qua tấm gương khiêm tốn và giản dị của bác .nêu các biểu hiện của khiêm tốn và giản dị , phân tích ý nghĩa cuả khiêm tốn và giản dị
câu 3 biểu hiện yêu thương con người là gì,em đã có những biểu hiện yêu thương nào đới với pạn bè cha mẹ
câu 4 sống tự lập là gì ? ý nghĩa của sống tự lập,em đã tự làm được những gì ở lớp hoặc ở nhà
câu 5 nêu các bước để lập 1 kế hoạch,lợi ích của việc lập kế hoạch là gì,hãy nêu những khó khăn thường gặp khi lập kế hoạch
help me...help me...
mai có tiết rùi
1. Thế nào là tự trọng ? Nêu biểu hiện của lòng tự trọng ?
2.Mối quan hệ giữa sự tự tin, lòng tự trọng, sự khiêm tốn ?
3.Những biểu hiện của sự tự tin ?
4.Thế nào là khiêm tốn ? Ý nghĩa của sự khiêm tốn ? Em đã làm gì để rèn tính
khiêm tốn ?
5.Giải thích câu tục ngữ ” Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo ”
6.Thế nào là giản dị ? Ý nghĩa của sự giản dị ? Em đã làm gì để rèn đức tính
giản dị ?
7.Kể 4 biểu hiện của khiêm tốn và thiếu khiêm tốn ?
8.Giải thích câu tục ngữ ”Đói cho sạch, rách cho thơm ”
trả lời 1 câu thôi cũng đc
bạn nào trả lời đc mik cho 1 đúng
Câu 3:
+ Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người.
+ Khiêm tốn giúp bạn tạo cảm giác tự tin, hòa đồng với mọi người xung quanh bạn
+ Không kiêu ngạo, thành thật trong cuộc sống,.....
Câu 8:
Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị.
Chúc bạn học tốt!
Câu 5: Trả lời
Mình làm câu này vì chưa ai làm cả nha!
Câu "Chớ thấy sóng cả mà vã tay chèo" là câu tục ngữ khuyên nhủ con người kiên trì, quyết tâm là việc gì đó cho đến khi thành công, đừng vì chút rắc rối, khó khăn mà phân tâm, nản chí và không làm được việc gì, cuối cùng dẫn đến thất bại là điều đáng tiếc.
Câu 1:
- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ: cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn trách nhiệm của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách
Câu 1: Biểu hiện của tự tin và tự trọng là gì.Trái với tự tin và tự trọng là gì.Biểu hiện của yêu thương con người là gì.Trái với yêu thương con người là gì.Trái với sống khiêm tốn là gì.
Câu 2: Ý nghĩa của tự tin và tự trọng là gì.Ý nghĩa của sống giản dị là gì.
Câu 3: Mối quan hệ giữa giản dị và khiêm tốn là gì.
Câu 4: Tại sao sống giản dị và khiêm tốn lại vừa dễ lại vừa khó.
Câu 5: Em hiểu ntn về tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" và câu tục ngữ "Chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo".
Câu 6: Tự tin và tự lập có quan hệ với nhau hay không.
1) Tự tin và tự trọng :
- Khái niệm
- Ý nghĩa
- Biểu hiện
- Câu ca dao , tục ngữ , danh ngôn
2) Giản dị và khiêm tốn
- Khái niệm
- Ý nghĩa
- Mối wan hệ giữa giản dị và khiêm tốn
- Lợi ích
- Rèn luyện
- Biểu hiện
- Nêu gương của giản dị và khiêm tốn
- Xây dựng tình huống chuyện
- Câu ca ngợi về tính giản dị và khiêm tốn
3) Yêu thương con người
- Khái niệm
- Ý nghĩa
- Biểu hiện
- Rèn luyện
- Gía trị
- Câu ca dao , tục ngữ , danh ngôn
4) Sống tự lập
- Khái niệm
- Ý nghĩa
- Biểu hiện
- Rèn luyện
- Câu ca dao , tục ngữ , danh ngôn
5) Sống có kế hoạch
- Khái niệm
- Ý nghĩa
- Lợi ích
- Biểu hiện
- Rèn luyện
- Câu ca dao , tục ngữ , danh ngôn
1) Tự tin và tự trọng
- Khái niệm : Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách. Biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực xã hội .
Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc.Dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn. Không hoang mang dao động. Là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.
- Ý nghĩa :
Tự trọng : - Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Nâng cao phẩm giá, uy tín
- Người có lòng tự trọng được mọi người yêu quí
Tự tin : - Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn.
- Biểu hiện
Tự tin:
- Hành động cương quyết.
- Dám nghĩ, dám làm.
- Chủ động trong mọi việc.
Tự trọng : + Cư xử đúng mực, đàng hoàng
+Biết giữ lời hứa, giữ chữ tín
+ Dũng cảm nhận lỗi
+ Tự giác hoàn thành công việc không để nhắc nhở, chê trách
- Câu ca dao , tục ngữ , danh ngôn
Những câu ca dao, tục ngữ,danh ngôn nói về sự tự tin:
-Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
-Chớ thấy sóng cả mà lo
Sóng thì mặc sóng, chèo cho có chừng.
-Ta như cây ngay giữa rừng
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời.
-Lòng ta vốn đã chắc rồi
Nào ai giục đứng, giục ngồi mặc ai.
-Sự tự tin sẽ đưa con người đến thành công. (Ngạn ngữ Anh)
Tự trọng :
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.
1. Khái niệm, ý nghĩa của lòng yêu thương con người , Biểu hiện lòng yêu thương
con người , cách rèn luyện để có lòng yêu thương con người , bài tập tình huống, liên
hệ thực tế.
2. Khái niệm, ý nghĩa của siêng năng kiên trì ,biểu hiện siêng năng kiên trì trong học
tập và trong cuộc sống, cách rèn luyện siêng năng kiên trì bài tập tình huống, liên hệ
thực tế.
3.Khái niệm, ý nghĩa của tôn trọng sự thật ,biểu hiện tôn trọng sự thật trong học tập
và trong cuộc sống,cách rèn luyện tôn trọng sự thật bài tập tình huống, liên hệ thực
tế.
4. Khái niệm, ý nghĩa của việc tự lập.Liệt kê biểu hiện của người có tính tự lập .
Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và của người khác. Lên kế hoạch để tự
lập. Bài tập tình huống, liên hệ thực tế.
5. Khái niệm, ý nghĩa của việc tự nhận thức về bản thân. Tự nhận thức được điểm
mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí, tình cảm và các mối quan hệ của bản thân. Lên kế
hoạch để tự nhận thức và tôn trọng bản thân. Xây dựng kế hoạch SWOT ( nhận thức
và phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân ). Bài tập tình huống, liên hệ
thực tế.
Câu 1: thế nào là tự tin? Thế nào là tự trọng? nêu mối quan hệ giữa tự tin tự trọng và tự nhận thức.
Help me!!!
Ai nhanh thì tick nhé
Tự trọng và tự tin đều cần sự hiểu biết đúng về bản thân để từ đó luôn hoàn thiện và phát triển bản thân mình , giúp chúng ta ứng xử phù hợp trong các hoàn cảnh khác nhau . Tự nhận thức là luôn ý thức được những việc mình làm . Cả ba đức tính trên đều cần thiết để hoàn thành cách con người
Tự tin là sự tin tưởng vào khả năng của bản thân
Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân
Tự tin và tự trọng đều cần sự hiểu biết đúng đăn về bản thân để từ đó luôn hoàn thiện và phát triển bản thân mình , giúp chúng ta ứng sử phù hợp trong các hoàn cảnh khác nhau . Tự nhận thức là luôn ý thức được những việc mình làm . Cả ba đức tính trên đều cần thiết để hoàn thành nhân cách con người .
- Tự tin là tin tưởng khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.
- Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, biểu hiện ở chỗ: cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác phải nhắc nhở, chê trách.
- Tự trọng, tự tin cần sự hiểu biết đúng về bản thân, để giúp ta ứng xử sao cho phù hợp ở mọi hoàn cảnh. Tự nhận thức là luôn có ý thức với việc làm của mình.
Câu 4.Vì sao chúng ta phải tôn trọng sự thật? Liên hệ thực tế bản thân em ?
Câu 5.Tự lập là gì? Nêu biểu hiện của tính tự lập và biểu hiện trái với tự lập?
Câu 6.Tự lập mang lại ý nghĩa gì cho mỗi chúng ta? Bản thân em đã có những việc làm gì thể hiện tính tự lập?
Câu7 .Thế nào là tự nhận thức bản thân? Liệt kê những điểm mạnh , điểm yếu của bản thân mình? Tự nhận thức bản thân mang lại ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
Câu 8.Trình bày cách tự nhận thức bản thân? Bản thân em đã biết phát huy những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân như thế nào?
Câu 9.Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống liên quan đến yêu thương con người, siêng năng kiên trì, tôn trọng sự thật, tự lập và tự nhận thức bản thân?
Câu 10:Sưu tấm một số câu ca dao tục ngữ nói về tính tự lập, tôn trọng sự thật
Câu 4. Vì sao chúng ta phải tôn trọng sự thật? Liên hệ thực tế bản thân em ?
- Tôn trọng sự thật giúp chúng ta hiểu rõ về sự việc, hiện tượng, từ đó có cái nhìn đúng để giải quyết tốt mọi công việc.
- Người tôn trọng sự thật là người thẳng thắn, trung thực, được mọi người tin tưởng, kính trọng
Liên hệ thực tế bản thân em (tự liên hệ)
Câu 5. Tự lập là gì? Nêu biểu hiện của tính tự lập và biểu hiện trái với tự lập?
*Kháiniệm
Tựlậplàtựlàmlấycáccôngviệcbằngkhảnăngvàsứclựccủamình.
* Biểu hiện của tự lập
- Tự tin, tự làm lấy việc của mình.
- Bản lĩnh, tự mình tìm cách vượt qua khó khăn.
- Có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ thực hiện kế hoạch đã đề ra.
* Biểu hiện trái với tự lập
- Ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
- Trôngchờvào may rủi.
- Sống biệt lập, chỉ biết đến mình, không cần quan hệ, không nhờ ai giúp đỡ việc gì.
Câu 6. Tự lập mang lại ý nghĩa gì cho mỗi chúng ta? Bản thân em đã có những việc làm gì thể hiện tính tự lập?
Ý nghĩa: Tự lập là một trong những đức tính tốt của con người, giúp chúng ta tự làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.
Cách rèn luyện:
- Chủ động làm việc, từ lúc còn nhỏ, từ những việc nhỏ.
- Tự tin vào bản thân.
- Cố gắng, kiên trì và quyết tâm thực hiện công việc.
Bản thân em đã có những việc làm gì thể hiện tính tự lập? (tựliênhệ)
Câu7 . Thế nào là tự nhận thức bản thân? Liệt kê những điểm mạnh , điểm yếu của bản thân mình? Tự nhận thức bản thân mang lại ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
* Kháiniệm:
Tự nhận thức bản thân là tự nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm riêng của mình để từ đó hoàn thiện bản thân.
* Ý nghĩa:
Tự nhận thức bản thân giúp chúng ta tin tưởng vào những giá trị của mình để phát huy những ưu điểm, hạn chế nhược điểm và kiên định với những mục tiêu đã đặt ra.
Câu 8. Trình bày cách tự nhận thức bản thân? Bản thân em đã biết phát huy những điểm mạnh , điểm yếu của bản thân như thế nào?
-Tự suy nghĩ, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách của bản thân.
- So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, tự đánh giá của bản thân.
- So sánh mình với những tấm gương tốt, việc tốt để thấy mình cần phát huy và cần cố gắng điều gì.
- Lập kế hoạch phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm của bản thân.
Câu 9. Vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống liên quan đến yêu thương con người , siêng năng kiên trì, tôn trọng sự thật, tự lập và tự nhận thức bản thân?
Câu 10: Sưu tấm một số câu ca dao tục ngữ nói về tính tự lập, tôn trọng sự thật
Tôn trọng sự thật
Vàng thật không sợ lửa.
- Cây ngay không sợ chết đứng.
- Thật thà mà vật không chết.
- Nói phải củ cải cũng nghe.
- Mất lòng trước, được lòng sau.
- Phải trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn.
Tự lập
- Đói thì đầu gối phải bò.
- Cái chân hay chạy cái giò hay đi.
- Có khó mới có miếng ăn.
- Không dưng ai dễ đem phần đến cho
- Muốn ăn phải lăn vào bếp.
- Có thân thì lo
- Há miệng chờ sung
Giúp mình giải với! Sắp thi rồi!
Câu 1: Thế nào là sống giàn dị? Nêu ý nghĩa của tính giản dị?
Câu 2: Trung thực là gì? Vì sao phải sống trung thực? Bản thân em đã làm gì để thể hiện là người sống trung thực?
Câu 3: Tự trọng là gì? Tự trọng có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Câu 4: Yêu thương con người là gì? Nêu biểu hiện tốt và chưa tốt về lòng yêu thương con người?
Câu 5: Thế nào là đoàn kết, tương trợ? Cho ví dụ về đoàn kết, tương trợ trong trường, lớp và ngoài xã hội? Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ?
Câu 6: Thế nào là khoan dung? Nêu ý nghĩa của lòng khoan dung?
Câu 7: Thế nào là gia đình văn hóa? Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng đối với mỗi người như thế nào?
Bản thân em phải làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
Câu 8: Tự tin là gì? Bản thân em phải làm gì để rèn luyện tính tự tin?
Câu 9: Nêu 3 câu tục ngữ, ca dao cho mỗi phẩm chất đạo đức sau: Yêu thương con người, đoàn kết tương trợ, tự trọng, tự tin, trung thực.
câu 1:
sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
Ý nghĩa : sống giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
Câu 2:
Trung thực Là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Phải sống trung thực vì sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu kính trọng
Về bản thân em, em luôn nhận lỗi khi mắc khuyết điểm, không gian lận khi thi,...........
Câu 3:
tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều trỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
ý nghĩa của tự trọng trong cuộc sống: Giúp chúng ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và được sự quý trọng của mọi người xung quanh.
Câu 4:
yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.
Biểu hiện tốt:Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm sẻ chia,........
Biểu hiện chưa tốt: không biết tha thứ, hy sinh cho mọi người,.........
Câu 5:
Đoàn kết tương trợ, chia sẻ và có những việc làm cụ thể để giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
VD: các bạn lớp 7A giúp đỡ các bạn lớp 7B lao động,....
ý nghĩa: giúp chúng ta có thêm sức mạnh khi gặp khó khăn
câu 6:
khoan dung là rộng lòng tha thứ
Ý nghĩa: khoan dung là một đức tính quý báu của con người.Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến tin cậy và có nhiều bạn tốt.Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và con người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu
câu 7:
gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ của công dân
Ảnh hưởng: giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống,.....
Câu 8:
tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành độngmột cách chắc chắn, không hoang mang dao động.
bản thân em luôn chủ động, tự giác học tập, làm việc nhà; luôn tham gia các hoạt động tập thể,.........
Câu 9:
yêu thương con người:
- Thương người như thể thương thân.
- người dưng có ngãi thì đãi người dưng
anh em không ngaic thì đừng anh em
- tuy rằng xứ Bắc, xứ Đông
khắp trong bờ cõi cũng dòng anh em
đoàn kết tượng trợ:
- chung lưng đấu cật
- cả bè hơn cây nứa
- là lành đùm lá rách
tự trọng:
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Quân tử nhất ngôn.
tự tin:
- Thua keo này bày keo khác.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.
trung thực:
- Ăn ngay nói thẳng.
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Của ít lòng nhiều.
1. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện ở chỗ: Không xa hoa lãng phí; không cầu kì, kiểu cách.
Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
2. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
Sống trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng.
Khi có lỗi thì dũng cảm nhận lỗi
3. Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Lòng tự trọng giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân của mỗi người và nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh.
4. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Tốt: Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
Xấu: Coi thường những người gắp khó khăn, hoạn nạn
5. Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm, sẻ chia và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn
Tập thể lớp cùng nhau đoàn kết trong buổi lao động của trường
Đoàn kết, tương trợ sẽ giúp chúng ta tạo nên sức mạnh để vượt qua được khó khăn.
6. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ.
Người có lòng khoan dung luôn được người khác tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và biết sử chữa lỗi lầm.
7. Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách chăm ngoan, học giỏi; kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em; không đua đòi, ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.
8. Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động kiên quyết, dám nghĩ, dám làm.
Bằng cách chủ động, tự giác học tập và tham gia các hoạt động của tập thể, qua đó tính tự tin của chúng ta được củng cố và nâng cao. Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm, ba phải.