Diễn biến cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai
Trình bày khái quát những nét chính trong phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài A-pac-thai của nhân dân Nam Phi.Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi lịa coi là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ?
Những nét chính trong phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài A-pac-thai của nhân dân Nam Phi:
-Phong trào đấu trang A-pac-thai là một phong trào đấu tranh ở Nam Phi được lập ra vào những năm 1950, tập trung vào việc chống lại chính quyền áp bức và phân biệt chủng tộc của chế độ A-pac-thai ở Nam Phi. A-pac-thai là một hệ thống chính trị và xã hội phân biệt chủng tộc, đòi hỏi sự tách rời giữa người da trắng và người da đen trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
- Mục tiêu chính của phong trào A-pac-thai là chấm dứt A-pac-thai, giành quyền công bằng và tự do cho người da đen tại Nam Phi, và thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác quốc tế trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc.
- Phong trào A-pac-thai đã tạo liên kết với các phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và độc tài trên khắp thế giới. Điều này giúp đẩy mạnh áp lực quốc tế đối với chính quyền Nam Phi và đã góp phần vào việc cô lập quốc tế của chế độ A-pac-thai.
Cuộc đấu tranh chống apartheid tại Nam Phi được coi là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì nó không chỉ tập trung vào việc chấm dứt phân biệt chủng tộc, mà còn hướng đến mục tiêu giành lại quyền tự do và công bằng cho tất cả các tầng lớp và sắc tộc trong xã hội Nam Phi. Nó đại diện cho sự cống hiến và dũng cảm của nhân dân Nam Phi trong cuộc đấu tranh cho tự do và công bằng.
em biết gì về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apác thai?trình bày cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt củng tộc ở Cộng Hòa Nam Phi
Tham khảo
Nguyên nhân:
- Năm 1961, Liên Bang Nam PHi rút khỏi khối liên hiệp Anh và tuyên bố là nước cộng hòa nhân dân Nam Phi. Trên thực tê, người da đen sống ở nước này đã phải sống cơ cực, tủi nhục dưới chế độ phân biệt chủng tộc A phac thai. =>Phong trào đấu tranh của người da đen và da màu ở Cộng hòa Nam PHi diễn ra mãnh mẽ.
Diễn biến:
- Từ sau chiến tranh thế giới hai, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân cộng hòa Nam Phi đã phát triển thành cao trào rộng lớn dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC).
- Với tinh thần đấu tranh kiên cường, bền bỉ, lại được cộng đồng quốc tế ủng hộ, cuộc đấu tranh của người phi đã dành được thắng lợi to lớn.
- Chính quyền người da trắng ở Nam Phi đã phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc vào năm 1993, trao tả tự do cho lãnh tụ ANC Nen-xơn-man-đê-la sau 27 năm cầm tù.
- Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc ở Nam Phi vào tháng 4/1944, Nen-xơn-man-đê la đã trở thành tổng thống vào tháng 5/1994. Ông là tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.
Kết quả:
- Chế độ phân biệt chủn tộc đã sụp đổ ở Công Hòa Nam Phi sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.
- Lần đầu tiên, người da đen lên nắm chính quyền.
Ý nghĩa:
- Sự thắng lợi của cuộc đấu tranh này đã đưa đất nước Nam Phi bước sang 1 thời kì mới, thời kì của độc lập, tự do...
Câu 30: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai ở cộng hòa Nam Phi đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào ?
A. Liên minh châu Phi.
B. Tổ chức thống nhất châu Phi.
C. Hội nghị dân tộc Phi.
D. Đại hội dân tộc Phi.
Câu 31: Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở châu Phi là
A. bóc lột dã man người da đen.
B. phân biệt giàu nghèo.
C. gây chia rẽ tôn giáo.
D. phân biệt và kì thị chủng tộc với người da đen và da màu.
Câu 32: Để khắc phục khó khăn về kinh tế, các nước châu phi đã thành lập tổ chức nào ?
A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
B. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
C. Liên minh châu Phi (AU).
D. Tổ chức ASEAN.
Câu 33: Mĩ La-tinh nằm ở khu vực nào của châu Mĩ ?
A. Bắc Mĩ.
B. Trung Mĩ.
C. Nam Mĩ.
D. Trung và Nam Mĩ.
Câu 34: Sự kiện quan trọng diễn ra vào ngày 1/1/1959 ở Cu Ba là
A. cách mạng nhân dân Cu Ba giành được thắng lợi.
B. quân và dân Cu Ba đã tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-Rôn.
C. Cu Ba tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội.
D. kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả cao.
Câu 35: Vì sao từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, Mĩ La-tinh được ví như “lục địa bùng cháy” ?
A. Cu-ba giành được độc lập.
B. Một cao trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ ở Mĩ La-tinh.
C. Các nước Mĩ La-tinh thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha.
D. Các nước Mĩ La-tinh thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ.
Câu 36. Mục tiêu đấu tranh của các nước Mĩ La-tinh là
A. xóa bỏ chế độ phong kiến.
B. xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.
C. xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
D. xóa bỏ chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
Câu 37: Quốc gia nào được mệnh danh là “lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc” ở Mĩ La -Tinh ?
A. Cu Ba.
B. Bra-xin.
C. Pê-ru.
D. Chi-lê.
Câu 38: Cuộc đấu tranh của nhân dân Cu Ba chống chế độ độc tài thân Mĩ diễn ra dưới những hình thức nào ?
A. Đấu tranh nghị trường.
B. Đấu tranh ngoại giao.
C. Đấu tranh chính trị
D. Đấu tranh vũ trang.
Câu 39. Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26/07/1953) đã mở đầu cho một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu Ba vì
A. Đã lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta.
B. Đã tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn.
C. Thành lập một tổ chức cách mạng lấy tên là “Phong trào 26-7”.
D. Mở đấu phong trào đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu Ba.
Câu 40: Nét khác biệt của Mĩ La-tinh so với các nước châu Á và Châu Phi là
A. nhiều nước đã giành độc lập từ rất sớm nhưng sau đó bị lệ thuộc vào Mĩ.
B. nhiều nước là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
C. nhiều nước đã giành độc lập hoàn toàn.
D. nền kinh tế các nước phát triển mạnh.
Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì chế độ phân biệt chủng tộc
A. là con đẻ của chủ nghĩa thực dân.
B. do thực dân xây dựng và nuôi dưỡng.
C. là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.
D. có quan hệ mật thiết với chủ nghĩa thực dân.
Đọc bài " Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai " và trả lời câu hỏi:
1: Dưới chế đọ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào ?
2: Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế đọ phân biệt chủng tộc ?
3: Theo bạn, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ ?
4: Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi
1. Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị bạc đãi làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu nhưng bị trả lương thấp, phải sống, chữa bệnh, làm việc ở những khu riêng biệt, không được hưởng chút tự do dân chủ nào.
2. Để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành được thắng lợi.
3. Cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ vì những ai yêu chuộng hòa bình và công lí đều không thể chấp nhận được một chính sách phân biệt chùng tộc dã man, tàn bạo như chế độ a-pác-thai.
4. Nen-xơn Man-đê-la sinh năm 1918, bị nhà cầm quyền Nam Phi xử tù chung thân năm 1964 vì đấu tranh chống chế đô a-pác-thai. Ông được trả tự do năm 1994 sau khi chế độ a-pác-thai bị xóa bỏ. Nen-Xơn Man-đê-la được Giải thường Nô-ben về hòa bình năm 1993.
Nội dung: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
Bạn hay đăng Tiếng Việt nhỉ? Nhưng xin lỗi mình chưa học đến bài đó!
1.Diễn biến cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai
2.vì sao XHCN ở Đông Âu và Cộng Hòa Liên Xô lại bị sụp đổ
1.
- Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc:
+ Trong hơn 3 thế kỉ chính quyền thực dân da trắng thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc tàn bạo ở Nam Phi ( chủ nghĩa Apacthai).
+ Nhân dân Nam Phi kiên trì đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc dưới sự lãnh đạo của “Đại hội dân tộc Phi ANC”
+ Từ 1990 đến nay đấu tranh giành nhiều thắng lợi:
+ Năm 1993 chính quyền da trắng tuyên bố xóa bỏ chế độ Apacthai.
+ Ông Nenxơn Manđêla được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù.
+ 5/1994 ông Nenxơn trở thành tổng thống người da đen đầu tiên ở Nam Phi.
+ Năm 1996 chính quyền mới đề ra chiến lược kinh tế vĩ mô nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
2.
+ Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường.
+ Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới khủng hoảng về kinh tế - chính trị. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới, và khi đã sửa chữa, thay đổi thì lại rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê Nin.
+ Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề. Những sai lầm và sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong một số nước xã hội chủ nghĩa.
+ Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước ( cuộc tấn công hòa bình mà họ thường gọi là cuộc cách mạng nhung ) có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn.
Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì
A. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa
B. Nam Phi chưa giành được độc lập dân tộc
C. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân.
D. Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận
Đáp án C
Chế độ phân biệt chủng tộc cũng là một hình thái của chủ nghĩa thực dân cũ, tồn tại tiêu biểu ở Nam Phi.
=> Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng là đấu tranh chống thực dân cũ để giải phóng dân tộc.
Bằng kiến thức em đã tìm hiểu và sưu tầm hãy trình bày hiểu biết của em về cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc a-pac-thai ở Cộng hòa Nam Phi
Thời gian, do ai,thời gian tồn tại, thời gian bị hủy hoại
Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?
A. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có quan hệ mật thiết với chủ nghĩa thực dân.
B. Chế độ phân biệt chủng tộc do thực dân xây dựng và nuôi dưỡng
C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là con đẻ của chủ nghĩa thực dân.
D. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.