Đề bài: Cảm nhận của em về bài Nam quốc sơn hà
Giúp mình nha chiều kiểm tra rồi
Đề : Viết đoạn văn 6-8 câu nêu cảm nhận của em về tinh thần yêu nước trong bài "Nam quốc sơn hà" và liên hệ về lòng yêu nước ngày nay của bản thân em
[Các bạn giúp mình nhé ! Mình sẽ nộp bài vào thứ 3 tuần sau rồi]
Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Và đó là cũng bài học, là lời thề của thế hệ trẻ như chúng em. Muốn làm những chủ nhân tương lai của đất nước, thì phải học tập thật tốt. Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Em muốn bản thân mình được đóng góp một phần nào đó cho đất nước để phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.
Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.Tính chất chân lí của bài thơ có giá trị vĩnh hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan ý chí xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
- Viết một đoạn văn 6-8 câu theo 2 đề sau :
1/ Nêu cảm nhận của em về tình bạn trong bài "Ban đến nhà chơi" của Nguyễn Khuyến
2/Nêu cảm nhận của em về tình yêu quê hương đất nước trong bài "Nam quốc sơn hà"
[Lưu ý : Không cóp trên mạng !]
Các bạn làm được bài nào thì làm bài nấy giúp mình nhé ~ Cả hai bài càng tốt . Ngày mốt mình phải nộp bài rồi . Cám ơn trước ạ ^^
Bài 1: Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm.Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.
Bài 2:
Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.Câu thơ còn thể hiện thái độ không khoan nhượng, không nhún nhường trước những hành động bạo tàn đó, thể hiện được chí khí,bản lĩnh của một người dân yêu nước. Không chỉ giận dữ trước hành động của lũ giặc, Lí Thường Kiệt còn lên tiếng cảnh báo trước hậu quả của lũ giặc sẽ phải nhận lấy khi xâm lược Việt Nam “chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời” đó chính là kết cục đầy ê chề, thê thảm của lũ cướp nước. Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện được niềm tin bất diệt của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn ấy.Như vậy, bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là một khúc anh hùng ca của dân tộc, nó không chỉ vang lên đầy hào sảng, mạnh mẽ cũng không kém phần tự hào khi chỉ ra ranh giới, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, nó lại réo rắt, đanh thép khi kết tội kẻ thù, vạch ra kết quả bi thảm mà lũ giặc phải đón nhận khi cố tình xâm lăng dân tộc độc lập mà anh hùng ấy. Vượt lên trên tất cả những giá trị nội dung, nghệ thuật thông thường, “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
cảm nhận của em về bài thơ Nam quốc Sơn Hà
Giới thiệu bài thơ Nam quốc sơn hà.
a. Hoàn cảnh sáng tác, tác giả, tác phẩm:
- Ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt.
- Được gọi là bài thơ “thần”.
b. Câu thơ đầu: “Nam quốc sơn hà nam đế cư”:
- “Sông núi”: Chỉ đất nước theo không gian địa lý.
- “Nước nam”: Phân biệt rạch ròi với nước Tống ở phương Bắc.
- “Vua Nam”: Đại diện cho cả dân tộc, đất nước Đại Việt.
=> Khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc.
b. Câu thơ thứ 2: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”:
- Khẳng định mạnh mẽ ranh giới tổ quốc dựa vào lý luận “thiên ý”, do trời định không thể dối lừa hay thay đổi.
- Ngụ ý kẻ nào làm trái đạo trời thì đều là bất nhân, đi ngược lại “thiên ý”.
c. Câu thơ thứ 3: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”:
- Thể hiện sự giận dữ và khinh bỉ tột cùng trước hành động trái ngược với thiên lý, không biết liêm sỉ ngang nhiên xâm lược lãnh thổ nước ta của kẻ thù.
- Đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên, giọng điệu chế giễu trước sự bất nhân, bất nghĩa của một quốc gia tự nhận mình là “thiên triều”.
- Gián tiếp lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước của Đại Việt, thể hiện hào khí dân tộc.
- Dự báo trước sự vùng lên mạnh mẽ, dữ dội của con dân Đại Việt, quyết không chịu để kẻ thù giày xéo làm nhục quốc thể.
d. Câu thơ cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”:
- Lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược
- Niềm tin của nhân dân Đại Việt vào chính nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần.
=> Thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù.
Nêu cảm nhận chung.
https://loigiaihay.com/cam-nhan-khi-doc-bai-tho-nam-quoc-son-ha-c34a1434.html#ixzz6up4sHGhh. bạn vào xem và tham khảo nha!
TK
Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay
Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(núi sông nước Nam vua ở)
Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi "sông núi nước Nam vua Nam ở" sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Chữ "cư" ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vua Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.
"tiệt nhiên nhân định tại thiên thư"
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)
Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.
"Giặc giữ cớ sao phạm đến đây"
(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)
Lời tuyên bố thật đanh thép: Kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là "Trời", phạm vào "sách trời"; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong. Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu bền.
Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ "Nam quốc sơn hà" được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.
Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam
1/ Tại sao Nam Quốc sơn hà lại là bảng tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
2/ So sánh cụm từ "ta với ta" trong trong hai bài thơ "Bạn đến chơi nhà" và "Qua đèo ngang"
3/ Cảm nhận hình ảnh của người phụ nữ trong bài "Bánh trôi nước"
4/ Cảm nhận về tình bạn của tác giả trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà"
Giúp mk với, mai mk kiểm tra rồi
1, Ghi nhớ bài NQSH
2, QĐN: chỉ sự cô đơn tột cùng
BĐCN: được chia sẻ, đc thấu hiểu.
Giờ trả bai kiểm tra giữa kì môn Công dân, Nam bị điểm kém, nhận bài từ tay cô, Nam đã vò nát bài kiểm tra rồi vứt vào ngăn bàn
-Em có nhận xét gì về hành động của Nam?
-Gặp trường hợp đó em sẽ làm gì?
a) Nam không tôn trọng cô giáo của mình
b) em sẽ cố gắng hơn cho bài kiểm tra lần sau
Cảm nhận của em về lòng yêu nước qua 2 bài thơ " Nam quốc sơn hà " và " Phò giáo về kinh "
Giúp mình nhanh vs
hai bài thơ nói về lòng yêu nước, hi sinh vì nước của các tướng lĩnh giỏi
cảm nhận của em về bài thớ nam quốc sơn hà
giúp mik đi mn
Thảo khảo:
Nước Việt Nam ta với hơn 4000 ngàn năm văn hiến, trải qua biết bao cớ sự đổi thay, thế hệ ông cha ta hết lớp này đến lớp khác đều ra sức gây dựng Tổ quốc, bảo vệ quê hương, không ngừng khẳng định chủ quyền của dân tộc, của đất nước bằng cách đánh đuổi giặc ngoại xâm. Sự anh dũng, kiên cường ấy đã nhiều lần đi vào văn chương, trở thành những tác phẩm bất hủ có giá trị muôn đời. Nền văn học trung đại nổi tiếng với nhiều các thể loại thơ ca, trong đó ở thể thơ thất ngôn tứ tuyệt nổi bật và mang vẻ hào khí dân tộc sâu đậm, được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta ấy là Nam quốc sơn hà. Với số câu và số chữ hạn chế, thế nhưng bài thơ vẫn truyền tải được đầy đủ tấm lòng yêu nước và sự hùng tráng của nhân dân ta trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, đồng thời còn là lời khẳng định chủ quyền đất nước một cách mạnh mẽ và sâu sắc.
Nam quốc sơn hà ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt, bởi ông là người đã đọc cho quân sĩ nghe và lan truyền nó trong khắp quân đội Đại Việt, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác về vấn đề này. Ngoài ra còn có một số lời tương truyền rằng bài thơ này được thần linh truyền lại cho Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt năm 1077, nên người ta còn cung kính gọi nó là bài thơ “Thần”. Gọi là “thần” không chỉ bởi xuất phát từ nguồn gốc mà nó cò nằm ở sức mạnh vực dậy sĩ khí, nâng cao sức mạnh chiến đấu trong quân đội như một khúc ca hùng tráng về lòng yêu nước và hào khí dân tộc trong chống giặc ngoại xâm.
Bài thơ có cả thảy 4 câu, 27 chữ, mỗi câu lại truyền tải một nội dung khác nhau mà xâu kết lại thì thành một bản tuyên ngôn khá đầy đủ về mặt nội dung, ý nghĩa.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Ở câu thơ thứ nhất “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, dịch thơ là “Sông núi nước nam vua nam ở” có thể xem là rất sát so với nghĩa gốc. Tác giả lấy “sông núi” để biểu trưng cho các thành phần cơ bản của đất nước về phương diện địa lý, sau đó lại bổ sung thêm từ “nước Nam” ý chỉ nước Đại Việt ta hoàn toàn là một quốc gia tách biệt, có lãnh thổ riêng, phân biệt hoàn toàn với cường quốc phương Bắc. Ý thơ này cũng được Nguyễn Trãi phát triển đầy đủ trong Bình Ngô đại cáo rằng “Núi sông bờ cõi đã chia/Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”. Mục đích chính của tác giả ấy là khẳng định vị thế ngang bằng, không phụ thuộc, bác bỏ thái độ coi thường của quốc gia phương Bắc, khi xem nước ta chỉ là một nước chư hầu nhỏ bé, lệ thuộc, hàng năm phải tiến cống, đồng thời chịu sự chà đạp xâm lược. Tiếp đến hai từ “vua Nam”, chúng ta không chỉ hiểu vua Nam là một người mà nên hiểu theo nghĩa rộng, vua ở đây là người đại diện cho cả một đất nước, một dân tộc, “vua Nam” cũng tức là chỉ dân tộc Đại Việt ta. Cả câu thơ nhằm khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc.
Câu thơ thứ 2 “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, chính là lý lẽ bổ sung và nhấn mạnh cho việc phân định rạch ròi ranh giới lãnh thổ trong ý thơ đầu. Tác giả khéo léo vận dụng niềm tin của con người thuở xưa vào các yếu tố thần linh, đặc biệt là yếu tố “thiên ý” để khẳng định chủ quyền dân tộc một cách mạnh mẽ và dõng dạc. Ranh giới Nam, Bắc đã “tiệt nhiên” được phân định một cách vô cùng rõ ràng trong “thiên thư”, tức là sách trời, đó là điều không phải con người có thể quyết định được. Điều ấy cũng kéo theo một ý thơ khác ấy là phàm là kẻ muốn phá vỡ ranh giới đã được trời định sẵn ấy thì đều là kẻ làm trái với “thiên ý”, là trái với luân thường đạo lý ở đời. Đó là một sai lầm nghiêm trọng và chắc chắn rằng sẽ không có kết quả tốt đẹp. Không chỉ vậy cách nói này của tác giả còn có tác dụng nâng cao giá trị, độ tin cậy cho chân lý về chủ quyền lãnh thổ, gây được tiếng vang lớn và sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong toàn quân, toàn dân.
Sau khi đưa ra vấn đề và khẳng định chủ quyền dân tộc và đất nước một cách hào hùng, trang trọng, tác giả đi vào đề cập đến thực trạng của đất nước, đồng thời lên án một cách gay gắt và mạnh mẽ quân xâm lược trong câu thơ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”. Dịch nghĩa thì đây là một câu hỏi tu từ “Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?”, thể hiện sự giận dữ và khinh bỉ tột cùng trước hành động trái ngược với thiên lý, không biết liêm sỉ ngang nhiên xâm lược lãnh thổ nước ta của kẻ thù. Đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên, giọng điệu chế giễu trước sự bất nhân, bất nghĩa của một quốc gia tự nhận mình là “thiên triều” thế nhưng hành động thì không khác nào một kẻ tiểu nhân bỉ ổi, tàn ác, ỷ đông hiếp yếu đã thành thói quen nghìn năm không đổi. Với giọng thơ đanh thép, đầy phẫn nộ tác giả không chỉ nhằm mục đích lên án hành vi bẩn thỉu của kẻ thù mà còn gián tiếp lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước của Đại Việt, thể hiện hào khí dân tộc. Bên cạnh đó câu thơ chính là ý “chuyển” dự báo trước sự vùng lên mạnh mẽ, dữ dội của con dân Đại Việt, quyết không chịu để kẻ thù giày xéo làm nhục quốc thể. Đây được coi là việc làm vì dân trừ hại, là việc nghĩa, danh chính ngôn thuận, thuận theo “thiên ý” để đòi lại công bằng, khiến cho những kẻ làm trái đạo trời phải nhận lấy quả đắng một cách không khoan nhượng.
Câu thơ cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” - “Chúng mày nhất định phải tan vỡ” là lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược đi ngược lại với “thiên ý” thì chắc chắn không bao giờ có kết cục tốt đẹp, thay vào đó là kết quả phải chịu “thủ bại hư”, đó đã là quy luật tất yếu không thể làm trái. Quan trọng hơn cả là câu thơ còn là niềm tin của nhân dân Đại Việt vào việc “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, niềm tin vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần. Không chỉ vậy câu thơ còn thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù.
Nam quốc sơn hà thực sự là một bài thơ “thần” khi có sức lay động mạnh mẽ, ca ngợi tinh thần yêu nước và cổ vũ tinh thần kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Đồng thời thể hiện được hào khí quân dân trong công cuộc bảo vệ đất nước, giữ gìn biên cương, là lòng tự hào sâu sắc, niềm kiêu hãnh bất tận của nhân dân nước Nam, tuy sông núi có nhỏ, thế người có yếu thế nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục mà luôn ngẩng cao đầu sánh ngang với cường quốc phương Bắc ở mọi phương diện. Điều đó thể hiện ý chí quật cường, tầm vóc to lớn của nhân dân Đại Việt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hàng ngàn đời nay.
Tham khảo
Dàn Ý Cảm Nhận Khi Đọc Bài Thơ Nam Quốc Sơn Hà
1. Mở bài
Giới thiệu bài thơ Nam quốc sơn hà.
2. Thân bài
a. Hoàn cảnh sáng tác, tác giả, tác phẩm:
- Ra đời vào khoảng năm 1077, khi quân Tống tràn vào xâm lược nước ta. Có nhiều giả thiết cho rằng bài thơ là sáng tác của Lý Thường Kiệt.
- Được gọi là bài thơ “thần”.
b. Câu thơ đầu: “Nam quốc sơn hà nam đế cư”:
- “Sông núi”: Chỉ đất nước theo không gian địa lý.
- “Nước nam”: Phân biệt rạch ròi với nước Tống ở phương Bắc.
- “Vua Nam”: Đại diện cho cả dân tộc, đất nước Đại Việt.
=> Khai mở vấn đề “kinh thiên định nghĩa” rằng đất của Đại Việt thì phải do người dân Đại Việt cai quản, sinh sống, đó là lẽ tất nhiên. Ý thơ nhằm khẳng định tư thế hiên ngang, bình đẳng về mặt chính trị, vị thế quốc gia đối với đất nước láng giềng, bằng khẩu khí tự hào, kiêu hãnh, mang đậm lòng tự tôn dân tộc sâu sắc.
b. Câu thơ thứ 2: “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”:
- Khẳng định mạnh mẽ ranh giới tổ quốc dựa vào lý luận “thiên ý”, do trời định không thể dối lừa hay thay đổi.
- Ngụ ý kẻ nào làm trái đạo trời thì đều là bất nhân, đi ngược lại “thiên ý”.
c. Câu thơ thứ 3: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm”:
- Thể hiện sự giận dữ và khinh bỉ tột cùng trước hành động trái ngược với thiên lý, không biết liêm sỉ ngang nhiên xâm lược lãnh thổ nước ta của kẻ thù.
- Đồng thời thể hiện sự ngạc nhiên, giọng điệu chế giễu trước sự bất nhân, bất nghĩa của một quốc gia tự nhận mình là “thiên triều”.
- Gián tiếp lần nữa khẳng định chủ quyền đất nước của Đại Việt, thể hiện hào khí dân tộc.
- Dự báo trước sự vùng lên mạnh mẽ, dữ dội của con dân Đại Việt, quyết không chịu để kẻ thù giày xéo làm nhục quốc thể.
d. Câu thơ cuối “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”:
- Lời khẳng định mạnh mẽ, là ý chí quyết tâm đánh cho giặc không còn một mảnh giáp của dân tộc Đại Việt. Cũng là lời cảnh báo, đe dọa, tiên đoán trước về số phận của kẻ xâm lược
- Niềm tin của nhân dân Đại Việt vào chính nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước bất khuất, ý chí kiên kiên cường trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ ngàn đời nay. Cũng là lòng tin tưởng tuyệt đối về một cái kết có hậu, niềm tin tất thắng trong cuộc kháng chiến đang tới gần.
=> Thể hiện hào khí dân tộc mạnh mẽ, ý chí độc lập, tự cường, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc luôn dâng trào trong huyết quản của mỗi người dân Đại Việt làm thành sức mạnh đánh tan quân thù.
3. Kết bài:
Nêu cảm nhận chung.
tham khảo
Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Mình có 4 đề mong các bạn giải giúp nhanh nha các bạn mình cần gấp vì thứ bảy này mình kiểm tra rồi mong các bạn đừng lấy trên mạng
1. Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu nói về cảm nhận của em chị Dậu (Dựa vào bài Tức nước vỡ bờ)
2. Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu nói về cảm nhận của em cuộc đối đầu của chị Dậu với tên cai lệ (Dựa vào bài Tức nước vỡ bờ)
3. Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu nói về cảm nhận của em về tình của Bé Hồng dành cho mẹ (Dựa vào bài Trong lòng mẹ)
4. Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu nói về cảm nhận của em về tình mẫu tử
Mong các bạn giúp mình vì mình đang cần gấp
ko hiểu gì hết
???
cảm nhận của em về bài ca dao:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn ,cho gầy cò con.
giúp mình nha. chiều mình kiểm tra rồi
Đêm dài nô lệ của dân tộc đã qua. Những kiếp người cơ hàn, những cảnh đời bi kịch khốn cùng vì cướp bóc, áp bức dưới chế độ phong kiến cũng không còn. Nhưng vẫn còn đó, những câu ca dao, bài ca dao phản ánh hiện thực đau lòng của một thời. Ai oán và bi thương, lòng ta không khỏi rưng rưng khi đọc những lời than vãn cho mình, cho người, cho số phận của đồng loại cùng chung chịu kiếp con cò - qua rất nhiều bài ca dao. Một trong số đó là bài ca dao than thân chan chứa đau đớn, xót xa:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?
Bài ca dao là tiếng than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời. Suốt ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà vẫn cơm không đủ ăn áo không đủ mặc.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ngày làm chẳng đủ ăn thi phải kiếm ăn cả đêm. Thật vất vả khổ cực bao nhiêu, đời sống của họ là những khó khăn triền miên.
Con cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Tần tảo sớm hôm nuôi gia đình con cái nhưng ông trời có lẽ không công bằng, bởi nếu công bằng thì trước những lời ai oán đó ông trời sao không xúc động?
Lên thác xuống ghềnh - chỉ sự vất vả gian nan trong cuộc đời, lận đận một mình. Không phải là ngày một, ngày hai mà là bấy nay; kiếp người đằng đẵng bao năm giữa chốn nước non mênh mông này.
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Trong khung cảnh nước non mênh mông bao la ấy, cái cò chỉ có một mình. Cảnh đời nghèo khổ về vật chất và tinh thần khiến cho họ chỉ biết kêu, kêu mà chẳng biết kêu ai. Nghèo vẫn hoàn nghèo, họ cố tìm cách thay đổi cảnh ngộ mà không sao thoát khỏi:
Cây khô xuống nước cũng khô
Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo
Cái vòng luẩn quẩn, bế tắc ấy người nông dân muốn vượt ra ngoài nhưng không thể thoát được. Do vậy mà lời ai oán của thân cò - người mẹ đau khổ cất lên như thấm đẫm nước mắt.
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con
Cảnh đời ngang trái, loạn lạc bể đầy, ao cạn. Ai làm là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị gây ra bao cảnh ngang trái làm cho gầy cò con. Đời mẹ đã gian nan lận đận, đời con càng đói rét đau thương. LỜI thơ như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiến lên án bọn thống trị tham quan. Thân phận họ nhỏ bé như con tằm, con kiến. Mà con tằm, con kiến thì:
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt leo ra leo vào..
Cuộc đời là cái vòng luẩn quẩn, họ hoàn toàn không làm chủ được bản thân, cuộc đời. Ai làm cho họ khổ, thật bỉ đát họ chỉ biết than thân trách phận kêu trời. Niềm cay đắng, bị áp bức bót lột biết bao giờ cho hết nỗi oan khiên. Đời cái cò gian lao điêu đứng lao đao. Trong họ niềm khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc được thoát khỏi nghèo nàn cho chính họ và kiếp sau của họ. Bài ca dao chứa chan tình nhân đạo và giá trị tố cáo phản kháng sâu sắc. Đây cũng chính tiếng nói tập thể của những người dân lao động trong xã hội áp bức bất công. Đọc bài ca dao chúng ta càng đồng cảm hơn với những con người khốn khổ một thời trong xã hội ấy.
Bài ca dao là tiếng than thân tràn lệ. Thân cò và cò con trong bài ca dao này là ẩn dụ nói về người phụ nữ nông dân và con cái của họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi một mình quanh năm côi cút làm ăn toan lo nghèo khó, vất vả giữa cuộc đời.
k cho mk nha
Một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán. Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ. Hai thế hệ, hai kiếp người đau khổ. Người đàn bà nhà quê sống lẻ loi cô đơn “một mình", làm ăn ịận đận” vất vả giữa cuộc đời. Có khác nào “thân cờ", lúc thì “ăn đêm”, lúc thì “đi đón cơn mưa tối tăm mù mịt", lúc thì “lên thác xuống ghềnh”. Thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” chỉ sự khó khăn vất vả. Cuộc đời “lận đận một mình”, “lên thác xuống ghềnh” của “thân cò” đâu chỉ ngày một ngày hai mà đã “bấy nay” trải qua bao năm tháng giữa chốn “nước non” mênh mông:
“Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.
Lời ai oán của “thân cò”, của người mẹ đau khổ cất lên như thấm đầy lệ:
“Ai làm cho bể kia đẩy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cỏ con ?”
“Bể đầy”, “ao cạn” là hai biểu tượng nói về cảnh ngang trái, loạn lạc. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ. “Ai làm” là lời ám chỉ, tố cáo bọn thống trị đã gây ra cảnh ngang trái, loạn lạc, làm cho nhân dân đau khổ điêu linh, “cho gầy cò con”. Đời mẹ đã “lận đận”, đời con càng đói rét, bị bóc lột đau thương.
Chữ “cho” được điệp lại ba lần: “ai làm cho…, cho ao kia, cạn, cho gầy cò con” như tiếng nấc, như lời nguyền đay nghiên lên án tội ác bọn vua quan thống trị. Các tính từ: “đầy”, “cạn”, “gầy” bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau, làm cho giọng điệu tiếng hát thân thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.