Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 4 2017 lúc 5:37

a. Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về đoạn trích.

b. Thân đoạn:

- Giới thiệu tác giả: Phạm Đình Hổ sống vào thời buổi đất nước loạn lạc nên muốn ẩn cư. Đến thời Minh Mạng nhà Nguyễn, vua vời ông ra làm quan. Ông đã mấy lần từ chức rồi lại bị triệu ra.

- Nội dung chính: Tác phẩm viết khoảng đầu đời Nguyễn (đầu thế kỉ IX)

   + Ghi chép về cuộc sống ở phủ chúa thời Thịnh Vương Trịnh Sâm, lúc mới lên ngôi, Thịnh Vương (1742-1782) là con người “cứng rắn, thông minh, quyết đoán, sáng suốt, trí tuệ hơn người” nhưng sau khi đã dẹp yên được các phe phái chống đối, lập lại kỉ cương thì “dần dần sinh bụng kiêu căng, xa xỉ, phi tần, thị nữ kén vào rất nhiều, mặc ý vui chơi thoả thích, chúa say mê Đặng Thị Huệ, đắm chìm trong cuộc sống xa hoa, ăn chơi hưởng lạc...” gây nên nhiều biến động, các vương tử tranh giành quyền lực, đánh giết lẫn nhau. Đó chính là hiện thực đen tối của lịch sử nuớc ta thời đó.

c. Kết đoạn:

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
minh nguyet
22 tháng 7 2021 lúc 16:08

Tham khảo nha em:

''Cổng trường mở ra'' là một sáng tác của Lý Lan. Tác phẩm khắc họa tâm trạng, cảm xúc của một người Mẹ trước một ngày đặc biệt của đứa con thân yêu. Đó là tâm trạng bồi hồi, lo lắng, duy nghĩ và đắn đo một chân trời mới đang đón con mình “ ngày khai trường đầu tiên của con”. Những suy nghĩ của người mẹ được hiện lên rõ nét, suy nghĩ về một nền giáo dục về vai trò của nhà trường với mỗi thế hệ mới.

Bình luận (0)
Lương Thùy Linh
Xem chi tiết
Wind
13 tháng 8 2018 lúc 21:30

                                                                    Bài làm 

Phạm Duy Tốn là một trong những cây bút mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó có tác phẩm “ Sống chết mặc bay”. Tác phẩm đã thể hiện rõ nét nỗi khổ của người dân trong thời kỳ xã hội thối nát, bọn quan lại cường hào thì ăn chơi phè phỡn, không quan tâm tới vận mệnh của người dân.

Tác phẩm đã đem lại sự tò mò của người đọc ở ngay tiêu đề. Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Câu tục ngữ phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những người con người mà mình phải có trách nhiệm. Tác giả chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu bởi ông  muốn tạo ra sự tò mò, hấp dẫn người đọc. Bởi trong câu chuyện này thì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Và như ý kiến nhận xét trên đây đã đề cập, “Sống chết mặc bay” không phải để “tiền thầy bỏ túi” mà để các quan thoái thác trách nhiệm, “tự do” với cuộc ăn chơi của mình. 

Xuyên suốt tác phẩm, tác giả đã lấy bối cảnh là một cuộc hộ đê của dân làng XX… giữa mùa nước dâng cao. Không gian tác phẩm chỉ gồm hai địa điểm: đê và đình. Ngoài đê, dân tình hối hả, cực nhọc hộ đê. Trong đình, quan phụ mẫu và nha lại chơi đánh bài tổ tôm. Không gian truyện quả thực rất hẹp nhưng hai đối tượng xã hội mà tác phẩm dựng lên lại là hai giai cấp tiêu biểu, vốn có những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội đương thời: nông dân và quan lại phong kiến. Và qua công việc hộ đê trong phạm vi một làng nhỏ, tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”. 

Trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, trời tối đen như mực, nước sông Nhị Hà đang dâng lên, thế mà hàng trăm con người đang phải đội đất, vác tre, bì bõm dưới bùn lầy, trong mưa gió để cố giữ lấy đê. Ngược lại hoàn toàn với cảnh đó cách đó vài trăm thước, trong đình đèn điện sáng trưng nhộn nhịp người đi lại, “quan phụ mẫu” uy nghi chễm chệ có lính gãi chân, có lính quạt hầu, thản nhiên đánh bài: “Một người quan phụ mẫu uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên lính lệ đứng bên cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuộc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác”. Nhà văn đã dùng thủ pháp tương phản để đan xen hai hoàn cảnh: sự khốn khổ, điêu đứng của người dân và sự ung dung, an nhàn vô trách nhiệm của tên quan “phụ mẫu”. 

Sự tài tình khéo léo trong ngòi bút của tác giả thể hiện ở chỗ, hai hình ảnh hoàn toàn đối ngược với nhau tạo nên hai nghịch cảnh. Chính điều này càng gây ra nỗi căm phẫn trong lòng người đọc. Trời càng lúc càng mưa to, đê càng lúc càng sụt lở nhiều, dân càng lúc càng đuối sức. Thì ở trong đình, ván bài của quan càng lúc càng hồi hộp, càng gần đến hồi “gay cấn”. Kết hợp với nghệ thuật tương phản là thủ pháp tăng cấp, Phạm Duy Tốn ép không gian truyện đến nghẹt thở. Cao trào của tác phẩm dâng lên khi có người nhà quê chạy vào run rẩy báo: “Đê vỡ mất rồi”, quan phụ mẫu không những không lo lắng mà còn lớn tiếng quát: “Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày” rồi tiếp tục thản nhiên đánh bài! 

Với ngòi bút sắc sảo khi nhà văn miêu tả cảnh dân – quan, ta thấy cuộc sống nhân dân khổ đến cùng cực, sự sống mong manh, bè lũ quan lại tiêu biểu là tên quan phụ mẫu thì vô trách nhiệm và lòng lang dạ thú đến tận cùng. Hiện thực ấy được thu nhỏ qua bức tranh hộ đê vô cùng gian khổ. Nhà văn cảm thông chia sẻ với cuộc sống thê thảm của người dân trong cảnh hộ đê và cảnh điêu linh của dân sau khi đê vỡ. Đó là sự tố cáo phê phán thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của bè lũ quan lại. Thái độ vô trách nhiệm ấy đã trở thành một tội ác đối với dân. Trong xã hội lúc bấy giờ, không phải chỉ có một mình tên quan phụ mẫu sống vô trách nhiệm với dân mà còn rất nhiều tên quan cũng thờ ơ với số phận của nhân dân giống tên quan phụ mẫu này. Xây dựng hình ảnh một tên quan phụ mẫu nhưng tác giả đã thay lời nhân dân tố cáo những tên quan lại vô lại làm hại dân hại nước đang tồn tại trong xã hội mà tác giả đang sống.

“Xung quanh một không gian hẹp nhưng “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn lại đề cập đến những vấn đề xã hội to lớn: đó là sự khốn khổ của người dân quê trong cơn lụt lội; thói vô trách nhiệm của bọn quan lại…”. Ý kiến nhận xét đó đã khái quát được thành công về mặt nội dung tư tưởng của truyện ngắn hiện đại đầu tiên trong nền văn học nước nhà. 

Trong cuộc sống xã hội phong kiến xưa có rất nhiều những kẻ vô lương tâm, lòng lang dạ thú như tên quan phụ mẫu. Trong xã hội nay thì khác, nhà nước đã rất chú trọng đến đời sống nhân dân nhưng vẫn không ít kẻ vì lợi riêng mà mặc cho số phận, sinh mang của nhân dân. Và bởi vậy, có thể khẳng định rằng, giá trị hiện thực của truyện ngắn này vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa tới ngày nay.

Có thể nói tác phẩm Sống chết mặc bay là lời tố cáo của nhân dân với xã hội phong kiến thối nát, tạo điều kiện cho những kẻ mất nhân tính tồn tại và gieo rắc nỗi khổ cho nhân dân. Tác giả đã thương cảm cho số phận của nhân dân phải chịu nhiều áp bức bóc lột.

Bình luận (0)
Wind
13 tháng 8 2018 lúc 21:31

Bài làm

Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong nhà văn đầu tiên đặt nền móng cho thể loại truyện ngắn hiện đại. Dưới ngòi bút của ông, hình ảnh của những người dân lao động và cả chế độ của đất nước ta thời bấy giờ hiện lên một cách vô cùng chân thực. Đó chính là những người nông dân đói nghèo, vất vả nhưng luôn phải lo lắng cho cuộc sống của mình, còn những người làm quan phụ mẫu đáng lẽ phải quan tâm và chăm sóc cho những người dân của mình thì lại không hề quan tâm tới cuộc sống của những con dân phụ thuộc vào mình. Họ thờ ơ, lãnh đạm, chỉ biết hưởng thụ những thứ thuộc về mình mà thôi. Và những hình ảnh ấy đã được miêu tả một cách rõ ràng và sắc nét qua tác phẩm Sống chết mặc bay và nổi bật trong đó là nhân vật tên quan phủ.

Ngay phần mở đầu của tác phẩm, tác giả đã tập trung miêu tả một cảnh tượng hết sức cẩn trương và căng thẳng. Đó là hình ảnh của những người nông dân nhỏ bé đang cố gắng hết sức mình để giữ lấy đê ngăn không cho nước đập vỡ trong một buổi đêm trời mưa to gió lớn. Hàng nghìn những người nông dân chân lấm tay bùn không kể là ai đều phải cùng nhau chống lũ với những phương tiện hết sức thô sơ “ người vác cuốc, người vác tre, kẻ bì bõm ướt như chuột lột cùng nhau gắng sức chống lại thiên tai, lũ lụt”. trong hoàn cảnh như vậy, bất cứ ai cũng đều cảm thấy khẩn trương và lo lắng thì điều đầu tiên mà người đọc cảm thấy tò mò chính là việc không thấy hình ảnh của những người quan phụ mẫu ở đâu cả. Tới lúc ấy, hình ảnh của người quan mới xuất hiện. Thì ra quan phụ mẫu trong khi những người dân sức yếu hèn mọn với những công cụ thô sơ đang ra sức để giữ đê thì người quan, người có chức quyền lại đang cùng nhau chời đánh bài. Trong một khung cảnh tráng lệ, quan cùng những người có chức có quyền đang cùng nhau chơi bài, thậm chí không hề ngó ngàng gì tới những điều đang xảy ra bên ngoài kia đi chăng nữa. Khi một tên nô tài bẩm báo, thậm chí quan còn coi như không có chuyện gì xảy ra, vẫn cố tình chơi tiếp với một thái độ hết sức điềm nhiên. Cả tác phẩm theo một nhịp tăng dần đều. Khi những người nông dân ngoài kia đang cùng nhau gắng sức chống lũ, thế nhưng đó đâu có phải là điều đơn giản. Không có những vật chuyên dụng hay có sự giúp sức của quan phủ thì những cố gắng của biết bao nhiêu con người chỉ là những điều khó khăn, là lấy trứng mà chọi với đá mà thôi. Và điều gì tới đã tới. Theo nhịp tăng dần,, mỗi khi nước dâng lên, đê yếu đi là mỗi lần quan được thắng một ván bài với độ ù tăng dần. Đáng lẽ khi những người dân cần tới quan phụ mẫu nhất thì người đó lại đang thờ ơ với nỗi khổ của mọi thứ. Quan thậm chí còn đang hưởng thụ cuộc sống sung sướng “ bên cạnh ngài, mé tay trái,, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút. Quanh ngài đủ mặt thầy đề, thầy đội, thầy thông nhì, chánh tổng sở tại. Tất cả đang tụ họp để chơi tổ tôm”. Hết ván bài này cho tới ván bài khác, quan chỉ biết ngồi rung đùi mà hưởng thụ. Có nô tài khẽ bòa “ quan, dễ có khi đê vỡ”, nhưng hắn cũng đâu có mảy may suy nghĩ bất cứ điều gì. Hắn như bị say mê bởi những ván bài đen đỏ của mình cùng những kẻ xu nịnh mà thôi. Thế mới thấy hình ảnh của người quan phụ mẫu mới ích kỉ và vô trách nhiệm cho tới mức nào. Khi những âm thanh tang tóc và thảm thiết do đê vỡ gây nên, quan nhận được tin báo, hắn không những không xem xét gì mà còn thoái thác đi trách nhiệm của mình gây nên “ ông sẽ cách cổ, bỏ tù chúng mày” rồi lại tiếp tục ván bài của mình mặc cho bao nhiêu những con người đang bị cuốn đi. Để rồi, khi quan thắng được ván ù to nhất của mình cũng là lúc con dân đang bị những dòng nước lũ cuốn trôi đi hết hoa màu gia súc. Có nỗi khổ mà không thể kêu được với bất cứ người nào. Thậm chí những kẻ được học hành ở bên cạnh quan cũng không hề nhắn nhủ gì với ngài mà cũng chỉ ở bên cạnh hùa theo.

Hình ảnh của những người quan phụ mẫu như vậy chính là những con sâu mọt trong xã hội phong kiến xưa. Đó chính là những kẻ vô lương tâm và ích kỉ nhất. Đáng lẽ ra những người quan phải là những người biết yêu thương con dân của mình, chăm lo cho cuộc sống của con dân thì lại không hề có bất cứ một hành động gì thể hiện được điều đó. Với chúng, điều quan trọng chỉ là cách hưởng thụ cuộc sống sao cho tốt nhất mà thôi. Điều đó khiến cho những người dân lao động thấp cổ bé họng đã phải chịu biết bao những điều khó nhọc và vất vả. Đáng lẽ họ được nhận sự quan tâm và chăm sóc từ những người quan phụ mẫu thì nay những người đó lại càng áp bức và bóc lột họ nhiều hơn ai hết để cuối cùng khi quan có được ván bài ù to nhất cũng là lúc người dân phải chịu cảnh mất mát và đau khổ nhất.

Qua tác phẩm Sống chết mặc bay cùng hình ảnh của người quan phụ mẫu, chúng ta mới thấy được hình ảnh thu nhỏ của xã hội phong kiến xưa cùng những khó khăn mà những người nông dân đã phải chịu đựng. Đồng thời cũng khiến cho người đọc càng thêm căm ghét những người đã khiến cho nhân dân rơi vào cảnh khó khăn như lúc này.

Bình luận (0)
Wind
13 tháng 8 2018 lúc 21:32

Bài làm

Phạm Duy Tốn là một cây bút hiện thực phê phán đầu thế kỉ XX. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm trong đó có sống chết mặc bay một tác phẩm mang đậm tính phê phán sâu sắc. Sự đối nghịch giữa một bên là bè lũ quan lại địa phương cường hào ác bá mang tiếng là cha mẹ của dân nhưng lại thờ ơ vô trách nhiệm trước sinh mạng của dân chúng. Một bên là hình ảnh những người dân thật thà chất phác một nắng hai sương bán mặt cho đất bán lưng cho trời nay lại phải cùng nhau oằn mình chống chọi với sự giận dữ của thiên nhiên khắc nghiệt thật là đau xót.

Mở đầu tác giả đưa người đọc vào một bức tranh mà ở đó những mảng màu tối hiện lên rõ nét, sự tương phản được đẩy lên tới cùng cực, bản chất xấu xa vô lại được phơi bày trước mặt bàn dân thiên hạ trên từng trang giấy: “ gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã nước sông Nhị Hà lên to quá Khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng úng quá, hai ba đoạn để thẩm lậu rồi, không khéo vỡ mất”. Tính mạng con dân cả vùng bị “ đe dọa nghiêm trọng”. Quang cảnh cả hàng trăm con người lao động quần quật không ngại khó khăn vất vả để chống lại lũ thật cảm thương biết mấy, thật đáng để đặt ra câu hỏi trong khi dân đang oằn lưng thì quan phụ mẫu đang ở đâu và đang làm gì. “ Kẻ thì thuổng, người vác cuốc, kẻ đội đất người vác tre, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.

Người dân là vậy nhưng quan phụ mẫu người đáng lẽ phải cùng nhân dân giữ đê làng, giúp đỡ đốc thúc mọi người vá sửa đê,  di tán tài sản của nhân dân thì đang ở những nơi mà chả có ai ngờ tới hoặc có ngờ tới thì họ đã quá quen với những hình ảnh như vậy về người cha phụ mẫu của mình.Hắn ngồi chễm trệ trong đình cách đó “ bốn năm trăm thước”. Đình ấy cũng trong mặt đê làng  nhưng cao ráo và sáng sủa, dẫu có vỡ đê thì cũng chả có hề hấn gì.Giai cấp quan lại và nhân dân có sự đối lập tương phản rõ nét như vậy quang cảnh ở ngoài đê và trong đình còn khác xa nhau mà thật khó lòng mà tưởng tượng ra và chấp nhận được. Trong đình thì “ đèn thắp sáng trưng, nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại nhộn nhịp. Bức tranh đối lập được đẩy lên cao trào, tính chất phê phán được bộc lộ một cách sâu sắc, có chút phẫn uất với sự thờ ơ vô trách nhiệm của bọn ăn trên ngồi trốc, có gì đó thương cảm ngậm ngùi với số kiếp của quần chúng lao khổ dưới sự bóc lột trị vì của cường hào ác bá của chế độ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm. Nếu ngoài kia là thảm cảnh nước lũ dâng vỡ đê nhà cửa tan tác tính mạng tài sản bị đe dọa thì trong đình là thú vui tiêu khiển cờ bạc tệ nạn của xã hội, nếu ngoài kia gấp gáp khẩn trương chạy đua với tử thần để giữ gìn tài sản tính mạng thì trong này là sự thong dong nhà hạ, nước cứ dâng dâng nữa mưa có rơi rơi nữa thì trong đình cao ráo, mưa không tới mặt nắng không tới đầu, đê có vỡ thì thì cũng kệ chúng bay ông đây cũng không hề hấn gì.

Dựng hai cảnh đối lập đó tác giả vạch mặt bọn cường hào ác bá vô trách nhiệm bỏ mặc tính mạng của con dân. Làm quan mà vô trách nhiệm dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng là có tội là đáng bị trừng trị. Nếu vô tình không biết thì đó có thể là một lời bao biện, nhưng biết mười mươi mà vẫn vậy thì thật đáng bị trừng trị một cách nghiêm minh.
Từ xưa tới nay dân ta đã phải chịu biết bao sự áp bức bóc lột và bất công do xã hội phong kiến mà cụ thể là do bọn tham quan ô lại cường hào ác bá đem lại. Ta đã biết đến một anh Chí phèo mà cái thân phận của anh cũng bọt bèo như chính cái âm Phèo trong cái tên của anh. Anh bị xã hội phong kiến và bọn cường hào đẩy tới sát chân tường. Từ một anh nông dân chân chất thật thà chỉ có một ước muốn chính đáng sẽ có một căn nhà chồng cầy thuê cuốc mướn, vợ dệt vải cùng nhau siêng năng làm lụng nếu để tích được chút tiền sẽ mua thêm vài mảnh ruộng. Vậy mà cái ước mơ nhỏ bé cũng tan thành ảo mộng khi anh bị đẩy vào nhà tù thực dân, sau bốn năm năm trở lại đã trở thành tha hóa bị đẩy xuống đáy của xã hội. Để rồi cùng với năm thọ binh chức họ đã kêu lên những tiếng kêu đau xót ai cho tôi làm người. Cũng trong một đêm giông tố như trong sống chết mặc bay, ta gặp một người đàn bà nghèo mà buộc lòng chị phải bán con bán *** để nộp sưu và thuế thân cho chồng, tới người chết rồi nhưng gánh nặng vẫn đặt lên vai chị, em chồng chị chết từ lâu mà tên vẫn còn trong sổ. Chị Dậu, Chí phèo, hay người đàn bà trong “ Một bữa no” đã cùng viết lên tấu lên bản hành trạng về tội của bọn tham quan lòng lang dạ sói mất nhân tính không còn xứng đáng với hai chữ con người.

Để tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm sống chết mặc bay bằng tài năng của mình tác giả Phạm Duy Tốn đã sử dụng khéo léo biện pháp tạo tình huống một cách độc đáo. Đẩy con người vào tình cảnh khó khăn, ảnh hưởng tới sinh mạng để tính cách bộc lộ rõ nét, hai phe hoàn toàn khác nhau, người dân lao động chăm chỉ dốc sức hộ đê, qua tri phủ dã man thờ ơ vô nhân tính. Trong tác phẩm ta thấy thủ pháp tương phản tăng tiến được sử dụng như là một biện pháp nghệ thuật chủ yếu, tương phản sáng tối trong đình và ngoài đê, tương phản gấp gáp khẩn trương với ung dung nhàn nhã, tương phản sự bao bọc cùng nhau vượt qua hoạn nạn với sự phè phỡn xu nịnh của bọn tham quan.Xây dựng nhân vật điển hình cho phe phản diện trong tác phẩm.

Qua tác phẩm tác giả đã bộc lộ niềm cảm thông với những con người lao động đồng thời lên án bọn tham quan ô lại vô trách nhiệm táng tận lương tâm.

Bình luận (0)
Sunn
Xem chi tiết
Lưu Võ Tâm Như
23 tháng 3 2023 lúc 20:16

 

‘’Ngắm trăng’’ là một trong những tác phẩm của Hồ Chủ Tịch, ngài là một nhà văn nhà thơ lỗi lạc. Một chiến sĩ cách mạng một doanh nhân văn hóa thế giới. tác phẩm ngắm trăng  trích Nhật Kí Trong Tù sáng tác vào tháng 8 năm 1942 vào Bác bị bắt giam ở Quảng Tây. bài thơ nói về tinh thần lạc quan của Bác trong cảnh tù đầy,tình yêu mãnh liệt của mình đối với áng trăng.

 

Bình luận (7)
Lưu Võ Tâm Như
23 tháng 3 2023 lúc 20:33

Hồ Chí Minh một người anh hùng vĩ đại vì ham muốn giải phóng đất nước nên đã không ngại tìm đường cứu nước. Sau bao nhiêu năm bôn ba nơi đất người xa lạ Bác đã hết mình cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Năm 1941 tại Pác Pó Bác làm công vụ dịch Sử Đảng ở chiến khu Việt Bắc đã sáng tác ra bài thơ Tức Cảnh Pác Bó. Tác phẩm đã toát lên tinh thần vũng chắc phong thái ung dung của Bác trong hoàn cảnh khó khăn và đầy gian khổ nhưng vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên

Bình luận (1)
chang
Xem chi tiết
Milly BLINK ARMY 97
2 tháng 9 2021 lúc 11:38

Tham khảo:

Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, là cha đẻ của kiệt tác “Truyện Kiều” để đời cho nhân loại. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng truyện thơ, thúc đẩy thể loại này phát triển. Với “Truyện kiều”, Nguyễn Du đã mang một hơi thở mới cho văn học trung đại Việt Nam. Lần đầu tiên, người ta bắt gặp một câu chuyện đời, chuyện người được diễn tả trọn vẹn bằng 3254 câu thơ lục bát, không câu nào trùng với câu nào.Với việc vận dụng thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc Nguyễn Du đã kể cho người đọc nghe câu chuyện về tài nữ Thuý Kiều - một kiếp hồng nhan bạc phận. Kiều là một cô gái con nhà vương giả, có mối nhân duyên trời định với chàng Kim. Do bị hãm hại, gia đình kiều gặp nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha, để rồi từ đó cô rơi vào kiếp lầu xanh đầy tủi nhục, bẽ bàng. Trải qua biết bao thăng trầm, qua tay biết bao nam tử, cuối cùng kiều cũng chẳng tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho chính mình. Cô đành lỡ mất mối duyên với Kim Trọng, để lại cho người đời câu chuyện đầy xót thương cho một kiếp người. Có thể nói, với “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã thực sự thành công và để lại tiếng vang lớn trong lịch sử văn học nước nhà.

Bình luận (0)
Milly BLINK ARMY 97
2 tháng 9 2021 lúc 11:39

Tham khảo:

Nguyễn Du là một trong những cây bút sáng trong văn học Việt Nam , là nhà văn trong truyện hiện đại , đã đóng góp rất lớn cho công cuộc cách mạng Việt Nam và những tác phẩm tiêu biểu của ông như " Truyện Kiều , Đoạn trường Tân thành , Trao duyên .. " Nguyễn du là một nhà thơ dẫn đầu truyện hiện đại , tạo ra những tác phẩm đi vào lòng người , ông còn được khắc họa vào những danh nhân văn hóa Thế giới giúp cho Việt Nam đi lên một tần lớp mới . Ông còn là người có tinh thần nhân đạo sâu sắc, có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật , thất ngôn luật, ca, hành... Đặc biệt Truyện Kiều của ông giúp ta dễ hiểu hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa mỗi tác phẩm, tâm tình hay tình cảm mà tác giả dành vào từng tác phẩm đó . Chính vì thế , Nguyễn Du là một con người suy nghĩ nhiều về cuộc sống đương thời, có thái độ yêu ghét khá rõ trước cái tốt cái xấu, nhưng không sao thoát khỏi buồn phiền vì không giải thích nổi cuộc đời và không biết phải làm thế nào để thay đổi cuộc đời đó . Tóm lại , những gì ông để lại là một gia tài , một kinh nghiệm quí gía để lại cho con cháu sau này . 

Bình luận (0)
Rasmie
Xem chi tiết
Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 10 2019 lúc 8:46

a. Mở đoạn:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

b. Thân đoạn:

- Giới thiệu nhóm tác giả Ngô Thì với hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.

- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

c. Kết đoạn:

- Khẳng định giá trị và nội dung nghệ thuật của tác phẩm.

Bình luận (0)
oOo_Duy Anh Nguyễn_oOo
Xem chi tiết
Sơn Tùng MTP
18 tháng 7 2019 lúc 16:04

nguyễn du là người còn truyện kiều là truyện thơ

Bình luận (0)
Lưu Thanh Vy
19 tháng 7 2019 lúc 14:54

Tui chỉ bt về tác giả thôi

Vài nét về tác giả

- Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh trường trong một gia đình đại quý tộc phong kiến, nhiêu đời làm quan và có truyền thông văn chương.
- Sớm mồ côi cha mẹ nên Nguyễn Du đã phải trả  qua cuộc sống khổ sở, cơ cực như dân thường. Nhiều lúc ông lâm vào cảnh đói không cơm, rốt không áo. ốm không thuốc, thậm chí không chốn nương thân. Nhà thơ đã tiếp xúc với nhiều cảnh đời và số phận khác nhau. Những biến động lớn lao của gia đình và xã hội đã tác động sâu sắc tới con người cùng sự nghiệp sáng tác của ỏng.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn liền với hai sự kiện nổi bật: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Sau khi ra làm quan, ông được cử đi sứ nôn đá có dịp tiếp xúc với nền văn hoá Trung Hoa rực ra, phong phú và đa dạng.
- Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du bằng cả chữ Hán và chữ Nôm đạt tới tầm cỡ của một thiên tài văn học. Về chữ Hán, có ba tập thơ: Thanh Hiên thì tập, Bấc hành tạp lục, Nam trung tập ngâm, với tổng số 243 bài. về chữ Nôm: nhiêu bài văn tế, thơ, nổi tiếng nhất là Truyện Kiều bất hủ.


 

Bình luận (0)